Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

SUY NIỆM CHÚA NHẬT HAI MƯƠI MỐT THƯỜNG NIÊN: Ơn Gọi Cùng Sứ Mạng Của Thánh Phê-rô


CHÚA NHẬT HAI MƯƠI MỐT THƯỜNG NIÊN

I-SAI-A 22,19-23 ; RÔ-MA 11,33-36 ; MÁT-THÊU 16,13-20




Quả là không dễ gì nói cho đúng Chúa Giê-su là ai ? Bởi thiên hạ, nhiều người thấy ở Chúa Giê-su là thánh Gio-an Tẩy Giả, Ngôn Sứ Ê-li-a, Giê-ri-mi-a hoặc một Ngôn Sứ nào đó. Họ chẳng phải là những người phản đối Chúa. Bởi tối thiểu không ai trong họ nhận được sự mạc khải đặc biệt, để có thể nhận ra rằng Chúa Giê-su là « Ðấng Cứu Ðộ, là Con Chúa Trời hằng sống ».

Do thế, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy biết bao người chung quanh ta hay khắp cả trong thế giới này, họ có nhiều ý nghĩ khác nhau liên quan đến căn tính của Chúa Giê-su … Quả thế thiên hạ không nhận ra ở Chúa Giê-su là Ðấng cứư thế, là Con Thiên Chúa. Bởi tất cả đơn giản thôi, họ không nhận lãnh được ơn trên như thánh Phê-rô : « này anh Si-mông, con ông Gio-na, anh thật có phúc, vi không phải xác thịt và máu huyết của phàm nhân mạc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy Ðấng ngự trên trời ». Có nghĩa là không chính sức mạnh của anh mà anh nhận ra Thầy là Chúa Giê-su.

Tin là một Hồng Ân Thiên Chúa. Quả chúng ta hoàn tòan không đủ bàn năng do chính mình để nhận ra con người của Chúa Giê-su, là Con của Thiên Chúa hằng sống. Nếu như chúng ta có thể nhận ra và giống như thánh Phê-rô, xác tín một cách hùng hồn rằng Chúa Giê-su là Ðấng Cứu Thế, đó chính là do Thiên Chúa tác động trong ta nhờ Thánh Thần Ngài. Như thế chúng ta cần ý thức rằng hồng ân này là do Chúa Trời tạo nên cho ta trờ thành người có đức tin. Chúng ta tạ ơn Chúa cùng biết bảo giữ đức tin đó.

Chúng ta thấy Tin Mừng nhấn mạnh nhiều về con người của thánh Phê-rô : Chính thánh Phê-rô, và chỉ thánh nhân là người đã tuyên xưng một cách xác tín rằng Chúa Giê-su là Ðấng cứư thế, cứu nhân trần và là Con Thiên Chúa hằng sống. Cũng chính Thánh Phê-rô và duy thánh Phê-rô, Chúa Giê-su ban cho một tên gọi mới « anh là Ðá ». Thế đó, vẫn chính thánh Phê-rô, và duy chính thánh nhân, Chúa Giê-su đặt tin tưởng cúng trao ban chìa khóa Nước Trời cho thánh nhân.

Chìa Khóa Nước Trời này, là dành cho Thánh Phê-rô sự trói buộc và tháo cởi tội thế nhân. Có nghĩa Chìa Khòa Nước Trời đó, trao ban cho thánh Phê-rô cái quyền được phép đưa vào một người trong cộng đoàn các môn đệ Chúa Ki-tô cùng dân Chúa, hay là trục xuất một ai đó ra khỏi cộng đoàn môn đệ và dân Chúa. Vả nữa còn có nghĩa là cái quyền cho phép thánh Phê-rô quyết định những gì tương hợp hay không tưng hợp lời giáo huấn cùng đạo lý của Chúa Ki-tô. Trong chìa khóa và quyền Chúa Giê-su ban cho thánh Phê-rô đó có nền tảng vững chắc. Do thế, Giáo Hội phải hoàn toàn dựa vào cùng đối chiếu vào niềm tin của thánh Phê-rô.

Trải qua bao thời gian, nhiều tín hữu tự hỏi về những lời ban bố của Chúa Giê-su nói với thánh Phê-rô : Phải chăng Chúa Giê-su đặt trọn tin tưởng thánh nhân và ban cho cái quyền đặc thù cá nhân này, hầu thiết yếu để xây dựng Giáo Hội Ngài, nhưng không có thể truyền lại cho người thừa kế mình ? Rất nhiều chú giải Thánh Kinh của anh em Tin Lành nghĩ đến vai trò của thánh Phê-rô. Còn trong Giáo Hội Chính Thống, các vị nghĩ rằng tất cả các Giám Mục đều là người thừa kế thánh Phê-rô cùng các thánh Tông Ðồ khác. Phần Giáo Hội Công Giáo, các đấng nghĩ rằng quyền Chúa Giê-su đặc biệt trao ban cho Thánh Tông Ðồ Phê-rô xưa kia, thì ngày nay được trao lại cho Giám Mục thành Rô-ma. Có nghĩa là vị Giáo Hoàng cai quản trông nom Giáo Hội Hoàn Vũ, cũng là vị Giám Mục cai quản, trông nom địa phận Rô-ma.

Từ đó chúng ta thấy có nhiều cách người ta giải nghĩa đoạn Tin Mừng của thánh sử Mát-thêu. Chúng ta có thể chấp nhận rằng Thiên Chúa ban cho Giáo Hội Ngài các vị mục tử, để giúp đỡ việc tuyên xưng niềm tin mình, và để bảo đảm sự hợp lý và hiếp nhất. Với danh xưng là Công Giáo, chúng ta có lời cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội thánh Phê-rô, để qua thánh nhân là người có sứ mạng bảo đảm sự hiệp nhất giữa các Giáo Hội địa phương, cùng để củng cố các anh chị mình trong đức tin vào Thiên Chúa. Như lời Chúa Giê-su nói với thánh Phê-rô vào buổi chiều Tiệc Ly : « Thấy đã cầu nguyện cho anh, để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh khi anh đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh » (Lu-ca 22,32).

Giám Mục Rô-ma hôm nay thường đi loan giảng Tin Mừng không những ở trong lãnh địa của minh, song ngài còn đi khắp mọi miền trên trái đất đất để làm sứ vụ tông đố và mục tử chăn dắt hết đoàn chiên Chúa giao phó cho ngài. Thực tế nhiều người yêu thích cách mục vụ của ngài, kẻ khác thì không có thiện cảm, hay nhiều người nữa không thích cách mục vụ của Giám Mục Rô-ma. Thế gian tất lắm nhận định về Giáo Hòang : kẻ thì cho Giáo Hoàng quá nghiêng bên tả, kẻ khác thì nói Giáo Hoàng quá nghiêng về bên hữu. Người cho Giáo Hoàng quá bảo thủ, người khác thi nhìn Giáo Hoàng quá cấp tiến, cởi mở vv..

Và người ta có thể nghĩ rằng trải qua giòng lịch sử, vị Giáo Hoàng này minh mẫn, trong sáng hơn vị tiền nhiệm, hay là năng động hơn hẳn vị kia. Vị Giáo Hòang này mền dẽo hay Vị nọ cứng rắn hơn Vị trước. Chúng ta nên nghĩ đến cái quyền Chúa ban cho thánh Phê-rô và các vị Giáo Hoàng, dù sao các ngài thiết thực vẫn là con người. Các Giáo Hoàng không là Chúa Ki-tô và không thay thế Ngài được. Tuy nhiên đây là cái đẹp cùng chân thật cho các vị Giáo Hoàng, là người được truyền lại lời hứa xưa kia của Chúa Giê-su thực hiện cho Tông Ðồ Si-môn, con của ông Gio-na rằng « Anh là Ðá, và trên Tảng Ðá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy » Là Ki-tô hữu hay Công Giáo, chúng ta không thể phủ nhận Lời Chúa phán với thánh Phê-rô, và ban cho Ngài cái Chìa Khóa Nước Trời, cùng ký thác cho thánh nhân trông nom và củng cố anh chị em của Chúa Giê-su trong đức tin. Amen !

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng, 
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét