CHÚA NHẬT HAI MƯƠI BA THƯỜNG NIÊN
Ê-DÊ-KI-EN 33,7-9 ; RÔ-MA 13, 8-10, MÁT-THÊU 18, 15-20
Nâng Ðỡ Anh Chị Em
Sau khi chúng ta nghe nghe xong bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, chúng ta có thể hoài nghi : Chúng ta nói rằng : « quả là tốt lành những điếu Chúa Giê-su dạy đó đưa vào thực thi trong đời sống hằng ngày, thì tuyệt đẹp dường nào ! Tuy nhiên việc thực hành nói này có thể áp dụng cho thời đại chúng ta ngày này được chăng ? Phải chăng việc ấy là thực tế ? hoặc phải chăng Lời Chúa khuyên đó quá đòi hỏi ta ? Thế đó chúng ta nghĩ rằng việc Chúa dạy đó chỉ thực hiện vào những ngày tiên khởi của Giáo Hội trong những cộng đoàn rất sinh động, rất huynh đệ và chị em thân tình. Thế nhưng hôm nay, trong một thế giới xô bồ, hỗn loạn, trong một thế giới sống theo chủ nghĩa cá nhân hơn thời trước, trong một thế giới lấy tiền tài, danh vọng, quyền lực làm lý tưởng, một thế giới phi luân thường mất đạo lý, và trở nên vô cảm : cướp của, giết người như nghóe vv.. Do đó, người ta có thể nghiêm túc đưa ra đề nghị một lý tưởng sống lành mạnh và tốt lành như Chúa thuyết giáo đó có thực tế chăng ?
Từ những băn khoăn cùng suy tư và câu hỏi chúng ta đưa ra đây không thể loại bỏ trong tâm trí ta. Quả thế, cho dù thời và thế đã thay đổi, và lòng người cũng thay đổi theo - Tuy nhiên Lời của Chúa Giê-su giáo pháp đó không thể nào thay đổi, mà chỉ có cách phải đón nhận . Lời Ngài dạy bảo đó cần được đưa vào đời sống ta thực hiện, tùy theo lúc và áp dụng một cách dung ứng với tình cảnh mới của thời nay cho phù hợp. Nếu người ta theo sát từng lời một, từng nghĩa đen của mặt chữ Tin Mừng, ắt có thể người ta sai lầm trầm trọng. Chính tâm linh mới khám phá được Lời Chúa dạy. Qủa tâm linh này để tặng cho những người đến sau như chúng ta. Co nghĩa Chúa Ki-tô đã không đóng kín trong các chữ đó. Lời Chúa hằng siêu việt, vượt thời gian cùng không gian! Ðây chính là đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, cũng giống như nhiều đoạn Tin mừng khác trong Tin Mừng Chúa Giê-su. Những Lời Chúa vừa nó đó, nóii gi với chúng ta là những con người của thế kỷ 21 này, trong lúc đó đoạn Tin Mừng này được công bố cho những người ki-tô hữu của thế kỷ đầu tiên ?
Trước hết, bài Tin Mừng đó nhắc nhở chúng ta rằng, con người sống ở giữa chúng ta không là một hòn đảo. Thiên hạ không thể nói : tôi luôn cứ nhìn thẳng trước mắt mình mà bước đi, không thèm nhìn bên trái hay bên phải của mình, không bận tâm nghĩ đến người trước mặt hoặc sau lưng tôi. Những người khác, đó không phải là việc của tôi ! Họ có nguy khốn, họ cần cứu trợ, họ đang đi trên con đường lầm lạc hay họ đang bước đi trong ánh sáng : các chuyện đó không liên quan đến tôi. Tôi chỉ trách nhiệm về tôi, chớ không là ai khác.
Những gì chúng ta vừa kể qua đó, là loại ngôn ngữ ta vừa bàn luận của bài Tin Mừng hôm nay trong xác thực việc đó hiện hữu giữa con người với nhau, một cách đặc biệt giữa các tín hữu. Thế nên, sự liên đời không thể nói rằng không có, không thực, hoặc từ chối. Những sự liên đời này được tạo nhiều cách thế, những dạng kiểu khác nhau. Chúng ta lẽ nào không biết, không hay, hay lý nào tôi cứ bo bo sống cái kiểu mình vô trách nhiệm cùng liên đới với những người đến từ đâu đâu ở trong khu xóm hay xứ đạo của tôi. Hoặc nữa, tôi không có trách nhiệm với những người ngoại quốc này đến sống trong Ðất Nước tôi, thành phố tôi ở, nơi công sở tôi làm hoặc xóm làng tôi sống vv..
Những quan niệm cùng ý nghĩ của chúng ta đó, ta cho là khôn ngoan, thực tiễn để sống với xã hội quá phức tạp của thời đại tân tiến và @ này. Thế nhưng, mong chúng ta nên nghĩ lại khi đứng trước một anh chị em mình bị tai nạn hay một mất mát lờn lao, bị tai tiếng, phạm một lỗi trọng : lúc ấy ta không thể khép kín đôi mắt, đóng cửa lòng lại làm như không thấy, không nghe, không hay gi cả? Lý hơn mỗi người trong chúng ta nghĩ đến lời thỉnh cầu tự đáy lòng mình : « tôi có thể làm hay giúp được gì chăng cho các anh chị em đang hoạn nạn cùng mất mát đó ? ». Ðẹp hơn, cũng lúc ấy tôi phải là người mau mắn can thiệp giúp đỡ, an ủi anh chị em mình đó trước tiên. Tôi phải nhanh chân đến với họ, nơi họ ở, để thấy tận mắt người anh em, người chị em cần tôi giúp gì không. Sự can thiệp của tôi, chắc chắn không phải là lời chê bai buộc tội, song là phủ che các sự lỗi phạm xấu xa đó – Và cố gắng giúp người anh em và chị em đó vào lại đời sống giáo đoàn. Những việc can thiệp ấy phải trong sáng, hiền dịu, êm ái. Nhất là, những lời khuyên của chúng ta cần mang lại sự sống cho anh chị em mình một sự ấm áp, một niềm hy vọng và vui mừng.
Do đó, cung cách ngôn ngữ, thái độ xử thế khôn khéo, tế nhị cùng lịch lãm là phương cách giúp anh chị em mình rất là hệ trọng và cần thiết. Tất cả là do thái độ, lời ăn tiếng nói của chúng ta. Quả khi chúng ta biết cách xử dụng nó thì hữu dụng cho người anh em, cho người chị em. Còn không biết cách xử dụng phương cách nói trên, thì tốt lành đâu không thấy mà chỉ đem lại đổ vỡ. Ðó chính là nguyên nhân gây nên nhiều chuyện chẳng lành, đem lại xáo trộn cùng đỗ vỡ cho cộng đoàn, cho giáo họ.
Chúng ta thường có cái thói xấu rình xem hay chờ mong các sơ hở hoặc lỗi lầm, yếu đuối và sa ngã của anh chị em. Ðể khi ta thấy và biết được các lỗi lầm hay sa ngã yếu đuối đó của anh chị em, tức thì ta liền vội vã rỉ tai hay nói lời chê bai, bêu xấu những anh chị em lẫm lỗi, sa ngã đáng thương đó cho người khác hay quần chúng hay biết. Cái tệ hơn nữa, một đôi khi ta tung hỏa mù nói xấu, tung đại những lá thư nặc danh, hay bằng cách vụng trộm hoặc kín đáo đứng trong bóng tối tung tin thất thiệt… Trong khi đó anh chị em ta đau khổ vì bị thiên hạ hiểu lấm, rồi có cái nhìn méo mó về họ.
Vì thế Tin Mừng Chúa dạy chúng ta cách thức sau : « nếu người anh em anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sữa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. Còn nếu nó không chịu nghe anh, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết » (Mát-thêu 18, 15-16). Tuyệt thay đây chính là phương pháp tốt cho chúng ta xúc tiến. Quả như chúng ta thiếu can đảm để hoàn thánh việc xử trí bước tiên khởi mặt đối mặt : ta và người anh em để khuyên can, thì chúng ta dùng đến cách thức thứ hai để giải quyết vấn đề này.
Sự đào luyện khôn ngoan, đây là việc làm Chúa Giê-su đề nghị, đòi hỏi đến sức mạnh nội tâm ta. Việc làm khuyên nhủ này chỉ thực hiện tốt trong yêu thương chân tình. Việc làm này cũng đòi hỏi phải có sự tôn trọng anh chị em ta, và hoàn toàn không cầu lợi cho bản thân. Vì dù sao các anh chị em ta đó, có hình ảnh Thiên Chúa trong họ. Nhất là khi làm công việc khuyên can anh chị em ta đây, chúng ta cần đến sự trợ lực, giúp đỡ của Chúa Thánh Thần. Chính vì lý do quan trọng này mà Tin Mừng nhằc nhở ta lúc sữa sai những sai lầm của anh chị em, phải trong tình huynh đệ, tình chị em, cùng khuyên chúng ta sự hệ trọng của lời cầu nguyện trước khi bắt tay vào công việc. Bởi lời cầu nguyện của ta, được Thiên Chúa ban cho Thánh Thần. Chúa Thành Thần được ban cho đó, để đánh động con tim ta thành con tim hiền dịu và thông cảm, khiêm hạ cùng yêu mến. Và đây mới chính là con tim của Chúa Giê-su, mà ta phải hành động như Ngài, mời gọi là ta bắt chước Ngài thực hiện.
Do đó, chúng ta tịnh tâm mình lại, cần thinh lặng đôi phút . Chúng ta khấn xin Chúa Thánh Thần đang ở trong ta. Xin Ngài cho chúng ta biết lắng nghe Ngài thầm thì với ta. Chúng ta cũng van xin Chúa Thánh Thấn ban cho ta tâm tình ý thức tình liên đới anh chị em hiện diện ở giữa chúng ta. Nhất là chúng ta kêu xin Chúa Thánh Thần trợ lực, giúp ta, để ta luôn hành động theo tinh thần Phúc Âm của Chúa Giê-su. Amen !
Lm. Phêrô Lê Quang Dũng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét