Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

SN CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN: Những Tiếng Vâng Và Tiếng Không


CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN

Ê-DÊ-KI-EN 18,25-28 ; PHI-LÍP-PHÊ 2,1-11 ; MÁT-THÊU 21,28-32

Những Tiếng Vâng Và Tiếng Không



Chúa Giê-su qủa có biệt tài, và khôn khéo dùng mọi phương thức để làm cho quần chúng suy nghĩ về chính sự hiện hữu của họ. Chúa Giê-su thường mời gọi họ suy nghĩ về các dụ ngôn đầy khôn ngoan của Ngài giảng dạy, đôi khi Chúa có một chút ngôn ngữ khôi hài, để rồi giúp họ tự vấn chính cuộc sống hằng ngày của minh bằng những suy tư cùng câu hỏi mà Ngài đưa ra cho họ đó. Chẳng hạn như bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, thì thánh sử Mát-thêu đưa ra một hinh ảnh cụ thể cho chúng ta thấy về hai ngưòi con được mời gọi làm vườn cho cho Cha mình, mà Chúa Giêsu dùng phương thức dụ ngôn để giảng dạy dân chúng.

Tuy nhiên để hiểu rỏ về ý của bài Tin Mừng ngắn hôm nay, thì tiên khởi chúng ta tự hỏi để nhận ra ai là hạng người mà Chúa Giê-su nhắm đến : là các hạng chức sắc tư tế là các bậc kỳ mục già nua ? Bởi các chức sắc vị vọng ăn trên ngồi giữa chỗ cao trong lãnh vực tôn giáo này, mà khối dân chúng Do Thái tin tưởng cùng trọng vọng các ông. Hơn nữa, các ông là những người đóng vai trò quan trọng và có tầm ảnh hưởng rất nhiều trên khối dân đen này. Cũng như lời nói của các ông có tầm mức hệ trọng đối với quần chúng phổ thông. Người dân thuờng chạy đến với các ông để bàn hỏi nhiều sự : như có nên làm việc này, hay không nên làm việc nọ chăng ?

Do lẽ này, Chúa Giê-su hiểu được thái độ của quần chúng cũng như thấu hiểu cách giảng dạy của các vị tư tế cùng các kỳ mục Do Thái xưa kia. Do đó Chúa đưa ra dị ngôn này hầu đánh động tâm hồn họ. Chúng ta thấy các ông thường phát ngôn một cách dễ dàng, nhưng khi bắt tay vào việc làm thì trái ngược những gí các ông phát ngôn. Vì vậy mà Chúa đặt hình ảnh của người con đầu thưa với Cha minh, có dấu ám chỉ vào hạng tư tế và những kỳ mục này, hoặc là những ai tự vỗ ngực cho mình là sống đạo, tin đạo, thánh thiện hơn người khác, hơn hẳn anh chị em mình, nói một cách khẳng quyết rằng « vâng, vâng, con sẽ đi làm vườn nho cho Cha ». Thế nhưng anh lại không chịu đi thực hiện những gì lời anh hứa đó. Ở đây Chúa Giê-su muốm mời gọi họ, mời gọi mọi người chúng ta nên suy nghĩ lại thái độ sống đạo kênh kiệu của mình : cứ mở miệng tới là đạo giòng, đạo gốc chính tông, cháu ông cha nọ, em chị phước kia, hoặc như ngưòi Do Thái vênh vênh cái bản mặt tự hào là con riêng của Chúa Trời , con tổ phụ Abraham. Theế nhưng cung cách sống đạo, hành đạo của họ chẳng có bác ái, thương người như Chúa dạy chút nào. Đã ghét ai thì ghét cay ghét đắng, đã thù ai thì thù dai cho đến chết : sống thì giữ trong lòng, thác thì mang xuống mồ, tau thề không đội trời chung với ông A, chị B vv.. Thế đó chúng ta quả là không có một chút lòng vị tha, khoan dung và quàng đại với anh chị em mình. 

Anh chị em thân mến,

Lời mời gọi của Chúa Giê-su xưa kia cho hàng tư tế và kỳ mục tôn giáo Do Thái, là vẫn còn hiện thực cho người thời nay. Lòi mời gọi đó Chúa cũng nhắm vào các hàng chức sắc trong Giáo Hội chúng ta thời nay, là những người đã chọn đòi sống thánh hiến, và có những trách vụ lớn hay nhỏ trong Giáo Hội Ngài : nhu giám mục, linh mục, tu sĩ, đan sĩ, ẩn sĩ vv..Cũng thế, lời mời gọi của Chúa Giê-su đó cùng chung mơì gọi đến các Ki-tô hữu : là chúng ta đã làm được gì cho cánh đống của Giáo Hội, cho con ngưòi ? Chúng ta cũng nên đặt lại vị trí của mình trong quan niệm thực tiễn, và xét lại lòng mình mhững điếu mà chúng ta tin vào Thiên Chúa, vào Chúa Ki-tô như thế nào ?

Thế đó, bài Tin Mừng của Chúa Giê-su hôm nay đã làm đảo lộn cái nhin tự mãn, tự kiêu của chúng ta đối với các ngưòi tội lỗi, với các anh chị em lầm lỡ trong cuộc sống. Vì qua bài dụ ngôn hôm nay, thì Chúa đặt trọng hinh ảnh người con thứ hai hơn, hầu cho chúng ta một bài học vè cách nhìn người cùng sự phán đoán và việc suy xét của ta đối với anh chị em mình. Chúng ta thấy đó, chính y, người con thứ hai từ chối một cách dứt khoát không thèm đi làm vườn nho cho Cha mình. Vả qủa qua anh ta là hinh ảnh của các người thu thế, các cô gái điếm và các người tội lỗi, mà Chúa Giê-su muốn nhấn mạnh đến.

Bởi Chúa Giê-su báo cho quần chúng và các tư tế biết rằng, rất nhiều người tội lỗi này đã đón nhận thông điệp của Ngài, và họ đã hoán cải đời sống mình. Chúng ta thấy sau lời nói không của họ, thì giờ họ đã nói vâng với cả tâm hồn mình cùng Chúa Trời. Do thế, họ mới chính la hạng người tốt lành hơn hạng người tiên khởi. Vả nữa, chúng ta liên tưởng đến trong đời sống của mình : bao lần chúng ta đã từ chối, bao lần lần lẫm, dại khờ, yếu đuối cùng vấp phạm đối với Thiên Chúa. Các tội lỗi đã làm cho chúng ta ăn năn, hối tiếc và bối rối. Thế nhưng chúng ta chớ chán nản, thất vọng, vì Chúa Trời tình yêu hằng luôn tạo cho chúng ta có cơ hội để quay vể với Ngài, để thay đổi trạng thái sống của ta.

Đẹp thay qua bài dụ ngôn ngắn này, Chúa đưa ra cho chúng ta một bài học và một câu kết luận độc đáo : đó là người ta chờ đợi những gì mà Chúa Giê-su kết án nghiêm khắc hàng tư tế cùng kỳ mục già nua, và những lời Ngài ngợi khen những người biết hoán cải. Bài Dụ Ngôn cho chúng ta thấy lòi phán xét của Chúa thực là khác lạ và làm họ kinh ngạc. Qủa vậy, Chúa Giê-su tuyên bố rằng trong Nước Trời thì các cô gái điếm, các ngưòi thu thuế vào trước các ông chức sắc vị vọng tư tế và kỳ mục lão thành. Chúng ta hiểu là con người phàm, thì không có quyền kết án ai, không có quyền khinh khi cùng phán xét về một ai đó theo lối chủ quan của mình. Con người cũng không có quyên gì cho mình hơn người khác rồi loại bỏ họ. Song chỉ có Ánh Sáng Chúa soi sáng cho họ để họ hành động, và để rồi chính sự công chính sẽ được Chúa Trời trao ban cho họ. Bài Tin Mung Chúa Giê-su dạy hôm nay làm chúng ta nghĩ đến một đoạn Tin Mừng khác Chúa nói « những người trước hết sẽ trở nên sau cùng, và những người sau cùng sẽ trở nên trước hết ».

Thực thế qua bài dụ ngôn Chúa đã đưa ra cho chúng ta hai hạng người trong đời, là người trước thưa vâng với Chúa nhưng lại không chịu thực thi lời mình nói. Còn người sau thì khởi đầu nói không, nhưng sau đó thì anh đi thực thì Lời Chúa dạy. Do đó, sự khả nghi cho lời nói thưa vâng và thưa không, thì không hẳn chỉ áp dụng cho hai loại người Chúa Giê-su nói đây, nhưng cho chính cả chúng ta ngày nay nữa. Qủa vậy, mỗi người trong chúng ta đã có cái xung khắc trong nội tâm mình về tiếng thưa vâng và thưa không này đối với Chúa Trời, và đó là đời sống thực của chúng ta hằng ngày.

Thế đó, chúng ta không phải là các vị thánh. Chúng ta chưa hẳn là các người toàn hảo. Thế nên, điều quan trọng là chúng ta biết mình : biết mình để luôn có thái độ khiêm hạ, chớ có tự mãn cho mình hơn người, cho mình là nhất. Vì đối với Chúa các sự thất bại, các yếu đuối vấp phạm của ta chưa hẳn là tội lỗi trầm trọng làm Ngài phẫn nộ. Nhưng điều làm cho Chúa phàn nàn có thể phẫn nộ, đó là chúng ta cứ sống một cách tự mãn như mình vô tội, rồi tự kiêu, ngoan cố, sống cái vẻ bề ngoài như kẻ thông luật và pha-ri-siêu, lên mặt dạy luân lý, đạo đức, bắt bẻ anh chị em đủ mọi lỗi lầm, thì « ai trong các người vô tội hãy ném đá chị đàn bà này trước đi ».

Cũng thế, điều làm Chúa Trời buồn lòng hơn, đó là chúng ta thiếu lòng tin tưởng vào lòng thương xót cũng như sự tha thứ vô biên của Ngài. Chúng ta nên nhớ rằng trước mắt Chúa Trời, thì chúng ta chỉ là những đứa trẻ con. Và càng muốn làm kiểu người lớn và ta đây trước mặt Chúa Trời bao nhiêu, tất càng sinh ra bao kiêu ngạo cùng làm Chúa thêm phẫn nộ bởi các hành vi kênh kiệu của chúng ta thôi. Hãy là đứa trẻ, để khi chúng ta có vấp phạm, sai trái, ta xin Chúa tha thứ ắt càng động lòng trắc ẩn của Ngài tha lỗi cho chúng ta bấy nhiêu. Cúi xin Chúa Trời mặc cho chúng ta một tâm hồn khiêm nhường, bác ái, luôn có một một tâm lòng độ lượng và khoan nhân với hết mọi người. Amen!

Linh Mục Phê-rô Lê Quang Dũng



0 nhận xét:

Đăng nhận xét