1

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

2

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

3

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

4

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

5

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Y án 11 năm cho mục sư Nguyễn Công Chính



Tòa án tỉnh Gia Lai hôm nay mở phiên phúc thẩm xét xử mức án của mục sư Nguyễn Công Chính, bị bắt vì tội vi phạm điều 78 Bộ Luật Hình Sự, và đã y án mười một năm tù mà tòa sơ thẩm phán quyết hồi tháng Ba năm nay.
(ảnh báo cand)
Mục sư Nguyễn Công Chính bị kết án 11 năm tù tại phiên toà ngày 26 tháng 3, 2012
Phiên tòa phúc thẩm hôm nay, 31 tháng Bảy, xét lại phán quyết mười một năm tù của tòa dưới đối với mục sư Nguyễn Công Chính,  khởi sự lúc 7 giờ 30 sáng và kết thúc lúc 10 giờ kém 20 phút sáng.
Có luật sư bào chữa cũng như không
Từ thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, vợ mục sư Nguyễn Công Chính, bà Trấn Thị Hồng, cho biết:
Khoảng 8 giờ họ đưa mục sư chính đến, gia đình tôi gồm năm mẹ con với  mẹ ông mục sư Chính và người em trai ông mục sư chính nữa.

[Video] RFA: Mẹ blogger Tạ Phong Tần tự thiêu

HRW: Mẹ blogger Tạ Phong Tần tự thiêu là bi kịch của cả nước




Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của Human rights Watch (HRW) hôm nay bình luận: “Đây không chỉ là bi kịch của riêng gia đình, mà còn của cả nước”. Ông tố cáo chính quyền Việt Nam “xô đẩy con người vào tình cảnh tuyệt vọng”, và kêu gọi các nhà tài trợ cho Việt Nam gây áp lực để trả tự do cho ba blogger trên...

*

(AFP) - Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Tạ Phong Tần - một blogger nổi tiếng ở Việt Nam sẽ ra tòa vào tuần tới vì “tuyên truyền chống Nhà nước” - đã qua đời vì tự thiêu. Linh mục Đinh Hữu Thoại, một người thân của gia đình hôm nay 30/07/2012 cho AFP biết, bà Liêng bị phỏng rất nặng và đã mất trên đường đến bệnh viện. 

Blogger Tạ Phong Tần, 43 tuổi, trước đây là công an, đã bị giam từ tháng 9/2011. Bà Tần sẽ ra tòa ngày 7/8 tới cùng với hai blogger khác, bị kết tội là đã “bóp méo sự thật, nói xấu Đảng và Nhà nước” khi đưa hàng trăm bài viết lên trang web “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, được thành lập từ tháng 9/2007. 

Theo lời kể của các nhà hoạt động công giáo và các luật sư với AFP, cũng như các tin tức khác trên mạng, thì bà Đặng Thị Kim Liêng, 64 tuổi, đã tự thiêu sáng nay trước trụ sở ủy ban tỉnh Bạc Liêu, quê quán của bà Tần. Luật sư Lê Quốc Quân đồng thời là nhà tranh đấu công giáo cho biết: “Bà Liêng rất lo lắng cho con gái (…), rất lo về phiên tòa xử con bà (…), sợ rằng sẽ không còn được gặp lại con”. 

AFP không liên lạc được với gia đình, còn chính quyền chưa xác nhận tin trên. 

Liệu chị Tạ Phong Tần có được về đưa tang Mẹ?



VRNs (31.07.2012) - Sài Gòn Trong vòng chưa đầy 24 tiếng, đã có các hãng thông tấn lớn quốc tế AFP, RSF, BBC, RFA đồng lạot đưa tin về cái chết tự thiêu của Bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu nhà báo tự do Tạ Phong Tần.
AFP với bài: Vietnam blogger’s mother ‘dies in self-immolation – Mẹ blogger của Việt Nam chết trong vụ tự thiêu. RSF có bài Harsher crackdown on dissidents prompts act of despair – Gay gắt đàn áp bất đồng chính kiến tạo ra hành động tuyệt vọng. BBC có bài Có tin mẹ bà Tạ Phong Tần ‘tự thiêu’. RFA có bài Những chi tiết liên quan đến vụ tự thiêu của Mẹ blogger Tạ Phong Tần. Các hãng tin Việt ngữ hải ngoại và độc lập trong nước cũng đưa tin: Radio Đáp lới sông núi, hãng truyền hình SBTN, báo Calitoday, VRNs, Danlambao …
Chính vì sự kiện khủng bố, đàn áp đẩy người dân đến tự thiêu đã làm cho các hãng tin không còn nhìn việc đưa tin về dân oan, về bất công xã hội, về tự do tôn giáo và tự do thông tin như là sự kiện thời sự thuần tuý, mà chính là sự kiện có tính cách mốc lịch sử của sự phản kháng của người dân đối với nhà cầm quyền cộng sản sau 37 năm im lặng cịu đựng. Khởi đầu từ vụ tự tạo thuốc nổ chống lại cưỡng chế bất công của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở hải Phòng, đến vụ dân phản kháng chiếm đất xây dựng thành phố Ecopark ở Văn Giang, rồi đến vụ hai mẹ con bà Lài ở Cần Thơ phải khoả thân giữ đất. Bây giờ là vụ tự thiêu để bảo vệ chính nghĩa cho con mình, phản đối sự bất công về phân xử tranh chấp đất đai và lên án sự khủng bố, đe doạ lâu ngày tháng.
Khi nhận được tin Bà Liêng qua đời, cha Phan Văn Lợi ở Huế viết: “Tưởng nhớ thân mẫu chị Maria Tạ Phong Tần. Nguyện cầu cho hương linh bà cụ sớm được giải oan và siêu thoát. Chỉ trong chế độ Cộng sản, mới có thảm nạn nhân dân chết oan ức hàng loạt (xin nhớ lại vụ Cải cách ruộng đất, Thảm sát Mậu Thân và dân oan tự vẫn sau 1975) vì bị chà đạp nhân quyền bởi một chế độ bất công, một đảng phái bất chính và một bộ máy cai trị bất nhân bất nghĩa. Chúng ta không thể để cho cái chết oan ức của thân mẫu chị Tạ Phong Tần và cảnh tù đày bất công của Chị ấy ra vô ích”.
“Khi được hỏi về vụ tự thiêu này, ông Phil Robertson, giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức Human Rights Watch nói với VOA rằng đây là một bi kịch nhưng vấn đề lớn hơn nữa là nguyên do dẫn tới việc này. Ông cho rằng chính quyền Việt Nam đang đưa dân chúng vào tình trạng tuyệt vọng qua việc gia tăng đàn áp nhân quyền. Ông nói thêm rằng đây không phải là một bi kịch cho một gia đình mà là bi kịch của cả một nước”.
Từ Bạc Liêu, phóng viên VRNs cho biết: “Nhà cầm quyền thông báo sẽ bỏ ra mọi chi phí cho tang lễ, ngay việc mua đất nghĩa trang cũng do tỉnh Bạc Liêu trực tiếp chi trả”.
Một thông tin cần xác định lại cho chính xác là Bà Đặng Thị Kim Liêng không phải tự thiêu ở khu hành chánh tỉnh Bạc Liêu, mà là tự thiêu ngay sau trụ sở Tỉnh Uỷ của đảng bộ tình Bạc Liêu, cách hẻm vào nhà bà Liêng khoang trên dưới 300 met.
Như vậy sau một năm, 17 thanh niên Công giáo bị bắt, đã có hai bà mẹ của những người bị giam giữ này từ trần. Người đầu tiên là bà Đỗ Thị Tân, mẹ của blogger Paulus Lê Sơn (Thanh Hoá), còn hôm qua là bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của nhà báo tự do Tạ Phong Tần.
Trước đây khi Mẹ của Paulus Lê Sơn qua đời, công an đã không cho phép anh về chịu tang Mẹ. Đây là việc làm tuỳ tiện cướp quyền công dân của anh Lê Sơn. Nay không biết công an có tiếp tục cướp quyền công dân của chị Tạ Phong Tần, không cho chị về chịu tang Mẹ không?
Từ vài năm nay, hình ảnh công an trong mắt người dân đã xấu đi rất nhiều với bạo lực chết người, bắt người tuỳ tiện, sắm vai côn đồ hành hung công dân ngay giữa đường … Liệu có nhân cơ hội này, cho chị Tạ Phong Tần về chịu tang Mẹ, để hình ảnh của ngành công an được cải thiện phần nào?
Luật sư của chị Tạ Phong Tần cho biết đã nộp đơn yêu cầu Toà án ra lệnh cho trại giam đưa chị Tạ Phong Tần về nhà chịu tang Mẹ. Chúng ta đợi xem.
Được biết, tang lễ của bà Đặng Thị Kim Liêng sẽ được cử hành tại tư gia số 38/9 đường Hậu Hoà Bình, khóm 8, phường 1, thành phố Bạc Liêu, lúc 7:00, ngày 02.08.2012, nhằm 15 tháng 6 Âm Lịch.
PV.VRNs

Diễn tiến tối 30.07.2012 tại nhà bà Đặng Thị Kim Liêng



Bạc Liêu – Sau khi bà Đặng Thị Kim Liêng chết trên đường đi sài Gòn, xe đã quay về Bạc Liêu. Trên đường đi, cô Tạ Khởi Phụng đã yêu cầu xe phải chở xác của bà Liêng về cho gia đình, không được mang đi đâu hết, nhưng công an ép phải đưa vào bệnh viện, bất chấp yêu cầu chính đáng của thân nhân người quá cố (nghe âm thanh ở đây).
Sau khi đưa xác bà vào nhà xác bệnh viện tỉnh Bạc Liêu, họ ép gia đình phải ký giấy cam kết không khiếu nại thì mới cho đưa xác về. Vấn đề đặt ra là tại sao phải cam kết không khiếu nại? Và nếu đã cam kết, nhưng sau này thấy việc làm của nhà cầm quyền, bệnh viện sai, cố tình gây ra cái chết cho bà Liêng thì có luật nào cấm khiếu nại không?
Khi xác mang về nhà, thân thể bà Liêng bị bó kín, không ai được phép mở, chỉ được mở mặt ra cho con cháu nhìn. Khuôn mặt chưa bị cháy hết, chỉ bị nám đen nhiều chỗ, tóc còn nguyên.
Bà Đặng Thị Kim Liêng (1949 - 2012)
Hai anh em là Tạ Hoà Phú và Tạ Khởi Phụng đã ký để đưa xác về nhà khoảng 21g. Mặc dù gia đình không mời sư nhưng đã có sư xuất hiện ở bệnh viện và theo gia đình về nhà làm lễ tẩn liệm cho bà. Có thể chính nhà cầm quyền đã chủ động làm việc này nhằm giảm nhẹ tình trạng uất ức của thân nhân bà Liêng.

Tin về cái chết của bà Đặng Thị Kim Liêng trên truyền thông quốc tế




Thông tin về bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu đã được đăng tải khắp nơi trên các trang blog lề Dân. Truyền thông báo chí của nhà nước vẫn chưa có động tĩnh.

Đểu đến thế là cùng: Vào nhà có người treo cổ khen sợi dây thừng


Đểu đến thế là cùng: Vào nhà có người treo cổ khen sợi dây thừng
Mới mấy hôm trước, nghe tin Khối ASEAN không thể ra được tuyên bố chung sau cuộc họp cấp Bộ trưởng. Đây là sự kiện không có tiền lệ trong lịch sử 45 năm của khối này mà nguyên nhân là đàn em Campuchia đã bỏ rơi đàn anh nhỏ bé yếu ớt Việt Nam để ôm chân anh bạn vàng lắm của nhiều tiền Trung Quốc. Giữa hai ông anh có tranh chấp ở Biển Đông thì Campuchia đã chọn anh bạn nhiều tiền hơn, súng to hơn dù anh bạn Việt Nam có nhiều ân nghĩa hơn.
Cú này làm đàn anh Trung Quốc hớn hở, vui mừng nhưng Việt Nam choáng váng và thất vọng trước đàn em sớm trở mặt.
Lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng ASEAN không ra được thông cáo chung vì “Trung Quốc đã mua được Campuchia”
Dư luận Việt Nam bức xúc, phẫn nộ trước thái độ “tham vàng bỏ ngãi” của đàn em Campuchia. Nhiều người theo truyền thống, lại tiếp tục kể lể tao đã giúp mày cái này, giúp mày cái kia, nhờ tao mà mày còn sống… y hệt như anh Tàu thường kể lể những sự đầu tư của mình vào cuộc chiến Nam – Bắc giữa ý thức hệ Cộng sản và không cộng sản những năm nào trên đất nước Việt Nam.

Tại sao Mẹ chị Tạ Phong Tần tự thiêu?




Bình Dương – Thật sửng sốt khi tôi đọc tin ‘Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ chị Tạ Phong Tần đã qua đời lúc 15:35 pm’ trên trangwww.chuacuuthe.com chiều ngày 30.07.2012. Tôi không tin vào những gì mình đã đọc. Và tôi đã khóc cho mẹ của một người chị không cùng huyết thống.
Trước đây không lâu, ngày 12.01.2012, từ Sài Gòn nhóm truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam cùng hai cha Antôn Lê Ngọc Thanh và Giuse Đinh Hữu Thọai, chị Lữ Thị Thu Trang (thành viên khối 8406) và vợ cũ của bloger Điếu Cày là chị Dương Thị Tân đã lên đường đi Bạc Liêu thăm gia đình chị Maria Tạ Phong Tần vì chúng tôi muốn là hình ảnh của chị Tần an ủi phần nào sự trống vắng, cô quạnh của mẹ chị Tần – bà Đặng Thị Kim Liêng trong lúc chị Tần mang thân tù tội vì đấu tranh cho công lý & hòa bình, vì yêu nước Việt Nam.
Mẹ chị Tần là người vui vẻ, cởi mở. Bà có dáng người cao to, giọng nói khỏe nhưng cũng rất tình cảm. Bà không ngại kể chúng tôi tất cả khó khăn chính quyền sở tại là công an và an ninh địa phương hằng ngày bám sát theo bà mỗi lần đi ra ngòai như: đi chợ, đi siêu thị, đưa cháu đi học, đi uống cà phê, … thậm chí vô chùa họ cũng không tha. Hành vi theo dõi của những người thay mặt nhà nước CSVN là hành vi khủng bố tinh thần vì họ cố tình làm ra mặt, khủng bố tinh thần của mẹ chị Tần do biết bà khó lòng vượt qua các “chiêu”, thủ đọan của họ gài bẫy.

Ý kiến giáo dân về tình hình biển đảo Việt Nam



Sài Gòn - Đây là cuộc phỏng vấn với năm giáo dân sau thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình, tối 29.07.2012, đặc biệt là cho vấn đề biển đảo của Việt Nam đang bị Trung Quốc xâm chiếm.
Đầu tiên một giáo dân trung niên cho ý kiến: “Tôi thì bức xúc lắm, nếu cho tôi cầm súng bắn Trung Quốc, tối sẵn sàng bắn chết liền. Giờ tôi vẫn còn sức, người ta nói “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, tôi hơi lớn tuổi chút những sẵn sàng đánh Trung Quốc. Dân Việt phải tranh đấu bảo vệ biển đảo của mình, nhà nước thì khiếp nhược quá rồi! Dân Việt phải đi cầu nguyện như buổi lễ này. Cầu nguyện cho Chúa giúp mình lấy lại biển đảo vậy thôi.” 
Một giáo dân khác cũng là một trong những biểu tình viên đã từng tham gia biểu tình yêu nước, chống sự xăm lăng từ Trung Quốc anh cho ý kiến: “Tôi thường xuyên tham dự các thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình. Không riêng gì quê hương đất nước đang bị xâm chiếm bởi Trung Cộng, cả cho dân oan và những người lên tiếng bảo vệ công lý và hòa bình cũng đang bị chà đạp, chèn ép với cả gia đình họ. Làm cho họ (những người yêu nước) phải điêu đứng trong những năm tháng bị giam cầm. Sắp tới đây ba nhà bất đồng chứng kiến bị đưa ra xét xử…. Tôi cũng mong chờ các bạn trẻ hãy đứng lên cùng chung tay góp sức với nhà dòng Chúa Cứu Thế cũng như những người yêu chuộng hòa bình trên toàn Việt Nam. Hiện tại thì tôi chỉ có thể dùng tiếng nói của mình đến những cộng đồng hay đất nước tự do chân chính, và tham gia các cuộc biểu tình phản đối sự xâm lăng từ Trung Quốc.” 
Một cặp vợ chồng trẻ từ giáo xứ Mong Triệu, Quận 8: “Theo cảm nghĩ của riêng tôi, lòng tự trọng và tình yêu quê hương đất nước, việc để một đất nước khác đến ranh giới, giới phận của Việt Nam mà còn dựng lên một tên khác đó là điều hoàn toàn không đúng đắn. Vã lại chân lý, công lý và sự thật thì thời gian sẽ minh chứng. Hy vọng những người Công Giáo yêu nước, và tất cả những người yêu nước luôn luôn có thiện chí hướng về tự do và độc lập dân tộc. Buổi cầu nguyện hôm nay với ơn Chúa và sự giúp sức một phần nào đó tiếng trình về gìn giữ quê hương đất nước Việt Nam ngày một thăng tiến hơn. Bất kỳ người dân nào cũng có thể dùng Internet, sử dụng ngôn ngữ và hành động để đấu tranh. Cụ thể hơn là sẽ có những cuộc biểu tình lớn để đánh động dự luận. Nếu có lệnh tổng động viên thì tôi sẽ tham gia vì tôi là một người Việt yêu nước.” 
Cuối cùng là một giáo dân đến từ một giáo xứ mà theo anh vì linh mục chánh xứ qua nhút nhát: “Trung Quốc từ nhiều ngàn năm nay luôn luôn coi Việt Nam là một thuộc địa, hiện tại Trung Quốc đã lộ rõ ý đồ xâm chiếm, Việt Nam cần có thái độ mạnh mẽ hơn. Trong khi chờ đợi nhà nước lên tiếng thì các cha dòng Chúa Cứu Thế đã lên tiếng, tôi cũng mong rằng phải chi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có ý kiến, đừng vô cảm, đừng coi giáo dân như một con cừu. Chúng tôi cũng mong rằng qua các bài giảng là cầu nguyện cho các Giám Mục biết noi gương Đức cha Kiệt hay Đức cha Oanh.”
Chúc bình an

Thomas Việt

Nguồn: VRNs

[Audio] Lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình lúc 20:00, ngày 29.07.2012, tại DCCT Sài Gòn



- Các ý hiệp thông cầu nguyện: Lm. Đinh Hữu Thoại CSsR & chia sẻ đầu lễ: Lm. Nguyễn Thể Hiện CSsR

Cha Giuse Đinh Hữu Thoại hướng dẫn ý cầu nguyện đầu giờ lễ
- Bài giảng: Lm. Đỗ Xuân Quế (dòng Đa Minh)

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ chị Tạ Phong Tần đã qua đời lúc 15:35 pm


Bạc Liêu – Truyền thông Chúa Cứu Thế xin báo tin Bà Đặng Thị kim Liêng đã qua đời trên xe, từ Bạc Liêu về Sài Gòn. Hiện nay xe cứu thương chở bà đã quay trở về Bạc Liêu. Xin quý vị hiệp ý cầu siêu cho Bà.
12:00 - Tin VRNs vừa nhận từ Bạc Liêu cho biết, lúc hơn 11 giờ trưa nay, bà Đặng Thị Kim Liêng đã được đưa ra khỏi bệnh viện tỉnh Bạc Liêu đi về hướng Sài Gòn. Hiện nay, người nhà đang bám theo xe. Xe chở bà Liêng đã qua thành phố Cần Thơ. Nếu dự đoán không nhầm, thì bà Liêng sẽ được đưa vào cấp cứu ở khoa phỏng của bệnh viện Chợ Rẫy, quận 5, Sài Gòn. Như vậy tạm thời trong lúc này bà Liêng tuy rất nguy kịch, nhưng chưa chết.
10:00 - Bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu chị Tạ Phong Tần, đã tự thiêu ngay sau khu hành chánh thành phố Bạc Liêu, gần nhà của bà. Đây là tin do con gái bà Đặng Thị Kim Liêng, em chị Tạ Phong Tần vừa cho VRNs biết qua điện thoại.
Sự việc được tường trình như sau:

Khoảng hơn 9 giờ sáng nay, 30.07.2012, công an xã đến báo cho các con của bà Đặng Thị Kim Liêng hiện đang cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Bạc Liêu. Khi các con của bà đến bệnh viện thì bị nhiều công an ngăn cản không cho vào, chỉ cho một người con trai của bà tên Tạ  Hoà Phú được vào. Khi trở ra gặp người nhà, anh con trai này nói “cháy đen thui”. Tức khắc công an bắt anh này mang đi, và không còn ai khác là thân nhân của bà Đặng Thị Kim Liêng được vào trong bệnh viện với bà.
 
Những người dân ở đây cho biết đây là một tình trạng nguy hiểm, nhưng không cho biết rõ nguy hiểm như thế nào.
Hiện chúng tôi chưa biết chắc bà đang còn sống hay đã qua đời.
Chúng tôi kính xin anh chị em, tuỳ theo tôn giáo của mình, cầu nguyện và chúc lành đặc biệt cho bà Đặng Thị Kim Liêng trong những giấy phút đặc biệt này.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tin tức này, ngay sau có tin mới.
PV.VRNs

Công an ngăn chận biểu tình chống TQ ngày 29/7



Tuy không có lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc trên mạng cuối tuần này, thế nhưng từ thứ Sáu ngày 27 thì công an Hà Nội đã đến tận nơi ở của những người hay đi biểu tình để ngăn cản họ.
Photo courtesy of Aquilaria Vy Tong's facebook
Công an đứng ở công viên 30/4 tại Sài Gòn sáng 29/04/2012 để ngăn chận biểu tình chống Trung Quốc.
Thanh Trúc hỏi chuyện một vài người bị công an đến nhà làm việc từ hôm thứ Sáu.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A là người thường tham gia biểu tình chống Trung Quốc và tuần trước ông cũng đã có mặt tại cuộc biểu tình với khoảng hai trăm người trước vườn hoa cạnh đại sứ quán Trung Quốc:
“Tuần này trên mạng không thấy nói gì có biểu tình cả. Thì ngày thứ Sáu người ta hai lần, một lần buổi chiều bốn người danh nghĩa là đến thăm ông bố vợ tôi nhưng lại muốn gặp tôi. Lúc đấy tôi đang ở bên ngoài.

Triết lí chính trị nào cho chúng ta?


Bỏ mặc vận mệnh của quốc gia để chăm chút cho bộ lông của mình thêm sặc sỡ, cho cái hang thêm đẹp đẽ – dù có lương thiện cũng là cái lương thiện của người hèn nhát. Đó là cái lương thiện của những người Plato muốn ám chỉ trong lời sau: cái giá phải trả của những người lương thiện mặc kệ chuyện quốc gia đại sự, là nó sẽ bị một bọn gian ác thống trị…
Những bích họa của Ambrogio Lorenzetti
ambrogio_lorenzetti2.jpg
Họa sĩ Ý Ambrogio Lorenzetti vào thế kỉ 14 có vẽ lên tường của công đường Palazzo Pubblico ở thành phố Siena một số bích họa mà người đời sau gọi là Phúng Họa Chính Trị Tốt và Chính Trị Xấu. Trên những bích họa ấy, tượng trưng cho chính trị tốt là một người thống trị quang minh chính đại ngồi trên ngai cao, xung quanh là những hình tượng biểu thị những đức lành như dũng khí, công chính, đại độ, hòa bình, nghiêm cẩn, và tiết chế. Đứng trước ngai vàng là một nhóm công dân, liên kết với người thống trị bằng một sợi dây, biểu tượng cho sự hòa hợp giữa nhà cầm quyền và công dân. Hoa trái của sự cai trị tốt đẹp này vẽ trên bức bích họa kế tiếp: ở thành thị trật tự và sung túc nghệ nhân trau chuốt tác phẩm, thương nhân buôn bán qua lại, người giàu có cưỡi ngựa hoa đi dạo, và thanh niên xúm nhau lại nhảy múa. Có người đang ra ngoài thành đi săn, lại có người mang lợn vào phố bán. Ở thôn quê nông dân làm đất và gặt lúa. Ở trên cao bức họa có một người tượng trưng cho sự An Ninh cầm dải băng viết những dòng này:
Chừng nào xứ sở này còn được nữ thần này thống trị thì mọi người đi về tự do mà lòng không mảy may lo sợ, ai cũng cày bừa và thu hoạch, vì bà đã tước hết quyền lực khỏi tay kẻ gian ác.
ambrogio_lorenzetti.jpg
Bức bích họa ở tường đối diện tượng trưng cho chính quyền tà ác. Một kẻ cai trị hung ác được bao quanh là những hình tượng biểu thị thói tham lam, tàn bạo, và ngạo mạn. Thành phố bị binh lính kiểm soát, còn nông thôn thì tiêu điều và thảo khấu hoành hành. Đối với hình tượng An Ninh bên kia thì bên này là hình tượng Sợ Hãi trương dải băng viết những dòng sau:
Vì ai cũng tranh lợi cho mình nên trong thành phố này Công Lí bị hạ bệ trước bạo quyền; người qua lại trên con đường này không ai là không lo mất mạng, vì cổng thành nào cũng có trộm cướp rình rập.” (i)
Những bức tranh này vẽ cách đây 700 năm, nhưng nói lên cái bản chất và tác dụng của chính trị hoàn toàn chính xác. Chính trị lành mạnh thì dân chúng được tự do, đời sống phong phú, an ninh hơn. Chính trị tàn bạo thì dân chúng bị áp bức đủ mọi bề, đời sống khốn cùng, công lí bị mất, nhường chỗ cho bạo lực, bất công; và nhà cầm quyền muốn duy trì quyền lực của mình trên sự đau khổ của đại chúng thì không còn cách nào khác hơn là dùng sức mạnh và quân đội để trấn áp người dân. Người Phương Đông chúng ta nói, hà chính mãnh ư hổ, là để chỉ sự khốc hại của những nền chính trị hà khắc ấy.
Cần chính trị để bảo đảm nhân quyền
Triết gia chính trị John Locke nói mỗi con người sinh ra đều bình đẳng về ba quyền: quyền bảo đảm mạng sống, quyền tích trữ của cải riêng, và quyền tự do. Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc quy định những quyền tối thiếu ai cũng được hưởng, và tùy theo tiêu chuẩn của từng xứ sở mà cư dân hưởng được thêm nhiều hay ít quyền khác, nhưng ba quyền trên là trọng yếu mà nếu thiếu nó, thì không ai sống xứng với nhân phẩm.
Người công dân làm sao bảo đảm được những quyền ấy cho mình?
Thử tước đi mọi định chế của xã hội văn minh, trở về tình trạng cạnh tranh sinh tồn tự nhiên, thì mạng sống của mỗi người không có gì bảo đảm, của cải họ tích trữ được sẽ là cái đích cho kẻ khác rình rập. Mỗi người chỉ có thể dựa vào sức mạnh và trí khôn của mình để sinh tồn, và nếu họ có cộng đồng thì cộng đồng đó phải mạnh hơn những cộng đồng khác để khỏi bị tiêu diệt. Mọi người trong xứ sở gọi là quốc gia đó cần một sức mạnh để ngăn những người cạnh tranh khác xâm phạm thân thể, mạng sống, và của cải của họ.
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta làm giao kèo với nhau, và ai dám tin đối phương sẽ tuân thủ giao kèo trọn vẹn? Khi họ phá giao kèo thì cứ gì để phạt họ, bắt họ đền bù thiệt hại? Quốc gia cần những công trình lớn để việc mưu sinh hóa ra thuận tiện mà sức một nhà, một làng không kham nổi. Cho những công trình chung ấy, ai bảo đảm mọi người trong quốc gia sẽ đóng góp một cách tương xứng? Và khi đóng góp rồi thì ai sẽ điều hành việc xây dựng để nó khỏi bị đình trệ hoặc bòn rút? Ai đứng ra bảo vệ sự công bằng trong giao thiệp hàng ngày của chúng ta? Ai sẽ bảo đảm sự công bằng trong phân chia tài nguyên quốc gia mà tổ tiên và tự nhiên trao cho, vì chúng ta không thể để mặc một nhóm người có sức mạnh và phương tiện độc chiếm tài sản ấy để làm lợi cho họ và tàn phá môi sinh, di hại đến con cháu chúng ta? Và nếu có ngoại xâm thì chúng ta lấy gì chống đỡ và ai đứng ra điều hành sự kháng chiến để dân tộc khỏi bị diệt vong?
Rõ ràng là theo chủ trương vô chính phủ thì xã hội con người có nguy cơ trở lại lối sống tàn khốc và hỗn loạn của cầm thú. Kiểu quản lí làng xã cũng không thích hợp vì có những quốc sự lớn lao mà sức một làng không kham nổi.
Công dân cần một lực lượng đại diện cho ý chí của họ, bảo đảm cho họ nhu yếu sinh tồn và những quyền trọng yếu. Lực lượng đó là nhà nước và những định chế chính trị: hiến pháp, pháp luật, chính phủ, cảnh sát, quân đội, và tòa án.
Nhưng chính trị kiểu gì mới thích hợp cho mục đích tối thượng là bảo vệ và làm thăng hoa con người?
Khế ước xã hội
Công dân chỉ chấp nhận trao quyền lực chính trị cho một nhà nước đại diện cho ý chí của họ. Họ cần một nền chính trị tạo được nhiều hạnh phúc nhất cho nhiều người nhất. Không ai trao quyền lực cho một nhóm người để họ có phương tiện áp bức mình.
Xét nhu cầu tối thượng của mỗi người và mục đích thành lập nhà nước như vậy, thì hình thức hợp lí nhất của nhà nước là một khế ước xã hội. Trong khế ước đó, người dân ủy thác quyền lực chính trị cho nhà nước, và những người cầm quyền sẽ dùng quyền lực ấy phục vụ quốc dân theo những nguyên tắc được quốc dân chấp nhận.
Trong khế ước đó giữa quốc dân và nhà nước, hiển nhiên quốc dân là người làm chủ – quốc dân góp thuế để trả lương cho lực lượng công quyền, mọi công trình và định chế của quốc gia đứng được là đều nhờ đóng góp của quốc dân. Nhà cầm quyền muốn chính danh phải đại diện được cho quốc dân, và phải kham nổi nhiệm vụ bảo đảm tính mạng, của cải, tự do, và công lí cho công dân. Công dân là chủ khế ước, thì có quyền kiểm soát sự thực thi quyền lực chính trị. Họ có quyền chất vấn nhà cầm quyền đã sử dụng những định chế và quyền lực chính trị vào mục đích gì? Có phục vụ nhu yếu của công dân không không? Của cải quốc gia dùng vào việc gì, làm lợi cho ai? Nếu nhà nước làm không đúng, hay có những mối ưu tiên khác, thì như mọi giao kèo khác trong đời sống hàng ngày bị phá vỡ, công dân có quyền ngưng khế ước, để lập một nhà nước khác hữu hiệu hơn.
Quyền lực chính trị mà lệch ra ngoài cái mục đích tối thượng ban đầu, thì mọi phục sức bằng ngôn ngữ, học thuyết đều không bảo đảm được tính chính danh của nhà cầm quyền. Không có tính chính danh ấy thì khế ước đã bị xé bỏ, quyền lực chính trị chỉ còn lại là sự áp đặt bằng sức mạnh ý chí và tham vọng của một nhóm người lên toàn quốc dân.
Đức trị và uy quyền thần thánh của quốc vương
Ngày xưa, Lorenzetti cho rằng nhà cầm quyền tốt phải là một bậc quân vương anh minh hội tụ đủ những đức nhân bản. Plato cách đó hơn ngàn rưỡi năm trong cuốn Republic cho rằng chính thể lí tưởng nhất sẽ do thánh vương cai trị, vì quốc dân sẽ hưởng ơn mưa móc từ đức độ và tài năng của quốc vương kiêm triết nhân. Cậy vào tài trí và đức công chính của nhà lãnh đạo để mang lại công lí và hạnh phúc cho xứ sở, đó là đức trị. Những oan trái trên công đường của Bao Công có thể kì vọng ở một kết thúc có hậu, vì cầm cân công lí là một người vô vị lợi, dũng cảm, và nhân hậu. Trong đức trị, công lí không cần sự bảo đảm của luật pháp, mà tùy thuộc vào tập tục, ý thức luân lí, và tài trí của người thống trị. Chẳng may quan tòa là một tham quan như Hòa Thân thì công lí phải hạ bệ cho cái ác lên ngôi.
Ngày nay, chúng ta biết rằng đức trị là cả một rủi ro. Giao phó quyền lực vào tay một lãnh tụ là liều lĩnh, vì tư cách của lãnh tụ rất dễ suy bại trong cái tháp quyền lực. Như Lord John Acton nói, quyền lực dễ làm cho người ta hư, và quyền lực tập trung tuyệt đối vào tay một người hay một nhóm người nhất định sẽ suy bại.
Nhưng chính thể chuyên quyền nào cũng có lí do biện minh cho quyền lực của nó. Ở châu Âu thế kỉ 16, đối phó với quần chúng thách thức quyền lực của hoàng tộc, phái quân chủ lập nên thuyết uy quyền thần thánh của quốc vương. Thuyết này cho rằng quân vương, như vua Louis XIV của Pháp, có uy quyền thần thánh riêng, nhận từ tay Thượng Đế, vì vậy mà không có người, luật, hay hiến pháp nào giới hạn được họ. Chống lại quân vương tức là cũng chống lại Thượng Đế. Thế quyền gắn với thần quyền tạo nên những chế độ quân chủ chuyên chế khắc nghiệt. Vì thế mà có những phong trào phục hưng tôn giáo ở châu Âu tìm cách tách thế quyền đó ra khỏi thần quyền, và những cuộc cách mạng chống quân chủ ở châu Âu cũng đả kích giáo lí Công Giáo. Ở những chế độ phong kiến phương Đông, nhà vua có những quyền bất khả xâm phạm, họ thường xưng là thiên tử, thế thiên hành đạo, cho rằng ý vua tức ý trời.
Những chính thể độc tài ngày nay cũng cho rằng uy quyền của nó là tuyệt đối. Nhà cầm quyền thường biến chính trị thành một lãnh địa riêng của họ, và trong cái lãnh địa đó, họ mặc sức thao túng quyền lực để thỏa tham vọng của họ. Họ hành xử theo kiểu ý vua tức ý trời: nghị quyết của đảng là tối thượng mà quốc hội không thể không phê chuẩn, và họ ngang nhiên viết vào hiến pháp rằng đảng là lực lượng duy nhất có đủ tư cách lãnh đạo nhà nước.
Vắng bóng pháp luật, hoặc pháp luật hóa bất lực, quyền lực không có đối trọng, không có kiểm soát, nên cái mà ban đầu người ta trông mong là đức trị nhường chỗ cho bạo quyền. Bên ngoài lãnh địa hắc ám đó, người dân bị che lấp mà tin rằng quốc gia đại sự phải phó thác hết cho chính quyền, tệ hơn nữa là họ tin rằng bước chân vào lãnh địa chính trị đó là tội ác ghê gớm, có thể trả giá bằng tự do hay cả mạng sống của mình.
Đức trị đã hóa ra lỗi thời. Nhân loại đã tìm ra được một triết lí chính trị sáng sủa, dẫn đạo cho nhiều quốc gia hình thành một nền chính trị minh bạch, xứng hợp với con người và làm cho đời sống của con người bình đẳng và tự do hơn. Đó là pháp trị.
Pháp trị
Pháp trị là thực thi chính trị bằng luật lệ và nguyên tắc thành văn. Khái niệm pháp trị đã được loài người bàn luận từ thời Hi Lạp và La Mã cổ. Aristotle bác lí tưởng đức trị của Plato, lập luận rằng thánh vương vẫn là con người và dễ bị cảm xúc, tham vọng và phiến hoặc chi phối. Aristotle cho cai trị bằng luật pháp an toàn hơn, vì luật được làm ra trong các hội lập pháp khi các nhà lập pháp tỉnh táo nhất. Qua thời La Mã thì Đế Quốc La Mã đã đưa vào áp dụng trên toàn cõi bộ Luật La Mã, là bộ luật mà triết gia kiêm nghị sĩ Cicero khen là đã tụ hội đủ lí trí và minh triết của thánh hiền. Lối pháp trị đó lưu truyền ở phương Tây qua Giáo Luật của Công Giáo, phổ thông luật pháp (common law) của Anh, và kết tinh trong luật hiến pháp của Mĩ. (ii)
Theo pháp trị, thì pháp luật là quyền lực tối cao, những người nắm quyền lực chính trị cao nhất đều phải chịu phán xét của pháp luật. Pháp trị khiến cho nhà cầm quyền khó lạm dụng quyền lực, giúp công dân kiểm soát được quyền lực chính trị và cấm chỉ được nạn chuyên chế.
Một lợi thế khác của pháp trị là công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bất luận địa vị, danh tiếng, hay tài sản. Tổng thống hay đại phú gia phạm luật cũng bị trừng phạt như thường dân, và ta thường thấy nhiều bằng chứng cho nguyên tắc này của pháp trị tại các nước có pháp trị vững như Anh, Mĩ, Nhật. Không có pháp trị thì cũng không có công lí, và bằng chứng của hệ lụy này thường có đầy rẫy ở những xứ bị nạn độc tài hoành hành.
Pháp trị có thể bảo đảm công lí, nên nhà nước pháp trị không nhất thiết phải có nhiều lãnh đạo xuất chúng. Ưu điểm này khiến cho pháp trị trở thành yếu tố nền tảng của chính thể dân chủ và cộng hòa hiện đại.
Một triết lí chính trị nhân bản
Khế ước xã hội, pháp trị, cùng những định chế kiểm soát quyền lực, là tinh hoa trong triết lí chính trị của nhân loại. Nó được thử nhiệm, điều chỉnh và ứng dụng trước hết ở Mĩ, Tây Âu, rồi sau nhờ mang lại hoa trái là thịnh vượng và tự do cho những quốc gia lựa chọn nó nó mới được chấp nhận rộng rãi trên thế giới.
Có lẽ trong giai đoạn hắc ám này của đất nước, chúng ta phải:
* Dẹp bỏ thói tự mãn về 4000 năm văn minh của chúng ta, và nhìn thẳng vào thực trạng xã hội và chấp nhận chúng ta là một nước nhược tiểu lạc hậu trong thế giới hiện đại,
* Gác hết mọi ân oán và vinh quang hão trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn do xung đột ý thức hệ gây ra, và tỉnh táo trước những hiểm họa ngoại xâm nó đưa chúng ta tới chỗ nô lệ hoặc diệt vong, và
* Thoát li những ảo tưởng về cái gọi là chủ nghĩa xã hội, cùng những thành kiến hẹp hòi về chủ nghĩa tư bản, về thị trường cạnh tranh tự do, và nhận rằng chính thể cộng hòa dân chủ và tự do là nền chính trị phổ quát, nó linh hoạt và giúp quốc gia tiến tới chỗ hưng thịnh mau nhất.
Nền chính trị dân chủ đó đơn giản chỉ là phương tiện giúp chúng ta thăng hoa được những giá trị nhân bản, xây dựng một quốc gia tự do, và hưởng một cuộc sống an ninh và sung túc. Nó không phải là chính thể lí tưởng nhất, nhưng chúng ta dễ tránh được nạn lạm dụng quyền lực của nhà cầm quyền, và khi nhà cầm quyền lạm dụng quyền lực làm phương hại đến quốc gia thì quốc dân còn có phép mà truất phế họ.
Cái tinh hoa của triết lí chính trị đó là kết tinh của những bộ óc siêu quần sáng lập ra nền chính trị dân chủ hiện đại. John Locke, Jean Jacques Rousseau, John Stuart Mill, Thomas Jefferson, Alexander Hamilton – những tổ sư của triết lí chính trị dân chủ hiện đại đó khi cống hiến tư tưởng cho nhân loại thì cũng không ngoài mục đích cải thiện cách quản trị quốc gia và làm cho đời sống xã hội của nhân loại có trật tự và dễ chịu hơn. Họ cống hiến để làm cho xã hội loài người khác sự hợp quần của súc sinh, chứ không để làm của riêng cho phương Tây. Bàn về nhân phẩm thì người châu Á, người châu Âu, người châu Phi cũng đều bình đẳng như nhau, và hạnh phúc thì Đông, Tây hay Phi cũng đều chịu những luật tâm lí và sinh lí chi phối như nhau. Chỉ có khác biệt về những chỉ số kinh tế-xã hội giữa các quốc gia mà thôi, nhưng các chỉ số đó cao hay thấp lại do nền chính trị tại mỗi nước chi phối. Người Việt, người Hàn Quốc, người Nhật, người Trung Hoa, hay Mĩ, hay người Anh ai cũng mong có giáo dục tốt, có việc làm, có nhà ở, có chăm sóc y tế, có xe và đường sá đi lại an toàn, có sách đọc, có hòa nhạc, hí kịch, thể thao để tiêu khiển, có giáo đường và tu viện để thực hành tâm linh. Cho rằng nền chính trị dân chủ mà phương Tây làm kiểu mẫu đó không thích hợp người Á Đông để khước từ nó, tìm cách tiêu diệt mầm mống của nó nơi thế hệ trẻ, thì thật là vô lí.
Chúng ta chọn dân chủ vì nó hợp thời, hứa hẹn nhiều hạnh phúc nhất cho nhiều người nhất. Nó linh hoạt, và bền vững, quan trọng hơn hết nó có chỗ cho chúng ta dùng quyền quyết định kẻ thống trị mình. Quốc gia thịnh vượng hay bần cùng, tự do hay tù túng đều ở chính trị mà ra, nhưng chính trị đồi bại hay lành mạnh thì dân tộc nào cũng có thể quyết định.
Những người lương thiện hèn nhát
Chính trị không phải là đặc quyền của một quốc vương hay của một đảng phái nào. Mỗi công dân đều có quyền tham chính, cũng như nhà cầm quyền có trách nhiệm sử dụng quyền lực và của cải của quốc gia theo bản ý của khế ước giữa quốc dân và nhà nước. Chỉ ở trong những chính thể độc tài người công dân mới bị ma chước của nhà cầm quyền che lấp, đến mức cho rằng quan tâm chính trị là một việc nguy hiểm. Họ quên rằng chính trị nói theo ngôn ngữ bình thường là cách quản lí quốc gia cho tốt đẹp. Bước tới lãnh địa chính trị, nghe người ta dọa “Về nhà đi, mọi sự đã có đảng lo”, người công dân bắt đầu sợ hãi và đánh mất cả địa vị chủ nhân trên lãnh địa đó. Nếu người công dân ý thức được địa vị của mình trong khế ước với nhà nước, thì quyền lực càng áp bức, họ cần phải dấn thân vào chính trị, không chỉ để thực thi quyền chính trị thôi, mà còn để khai phóng cho những quyền làm người và quyền làm công dân khác.
Tại sao người công dân cam chịu cho nhà cầm quyền tùy tiện diễn giải những nhân quyền và dân quyền tối thiểu mình được hưởng? Chính họ làm chủ khế ước ủy thác quyền lực cho nhà cầm quyền, chính họ đóng góp để nuôi quân đội và cảnh sát để đổi lại nhà cầm quyền bảo vệ họ và tài sản của họ. Nhưng nhà cầm quyền đi ngược lại khế ước, dùng quân đội để cưỡng đoạt đất đai và của cải của họ, coi cảnh sát là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ, và gieo rắc cho họ sự sợ hãi. Thiếu một nền pháp trị hiệu quả, nên công lí – đáng lẽ ra phải là trách nhiệm nhà cầm quyền cần tôn trọng – lắm lúc lại trở thành món quà có điều kiện của kẻ cầm quyền lực trong tay. Người công dân từ địa vị chủ nhân trở thành những người ăn xin, lần hồi trước cửa công quyền để được bố thí cho những quyền tự do: đi lại, lập hội, lập báo, phát biểu chính kiến, viết lách, viết lách mà không phải theo chỉ thị hay theo tuyên huấn của nhà cầm quyền. Chỉ chừng nào lấy lại được những quyền tự do cơ bản ấy, người công dân mới mong bảo vệ được nền tự chủ của quốc gia trong thời tao loạn, không bị bá quyền lân bang ức hiếp, mới mong dân tộc thoát khỏi thứ hạng chót bẹt trên những bậc thang chỉ số thịnh vượng và văn minh của nhân loại.
Chính trị không những là quyền, mà còn là trách nhiệm của công dân. Chính trị lành hay dữ không phải là chuyện gác ngoài tai. Không thể quay lưng với chính trị, rút vào trong cái hang của mình, rồi cho rằng mình không liên quan gì tới sự điều hành quốc gia. Có lẽ sự bỏ mặc chính trị chấp nhận được là của những ẩn sĩ quyết không dính bén gì với mọi thịnh suy, hưng vong của thế tục. Còn thì bỏ mặc vận mệnh của quốc gia để chăm chút cho bộ lông của mình thêm sặc sỡ, cho cái hang thêm đẹp đẽ – dù có lương thiện cũng là cái lương thiện của người hèn nhát. Đó là cái lương thiện của những người Plato muốn ám chỉ trong lời sau: cái giá phải trả của những người lương thiện mặc kệ chuyện quốc gia đại sự, là nó sẽ bị một bọn gian ác thống trị.
Thái Phục Nhĩ

Khối 8406 tuyên bố về hiện tình đất nước: Tổ quốc lâm nguy!

LTCGVN (30.07.2012)


Khối 8406
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006

Tuyên bố về hiện tình đất nước:
Tổ quốc lâm nguy!
         Kính gửi:

- Toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tiến bộ.
            Tổ Quốc Việt Nam đang lâm nguy vì dã tâm xâm lược của Nhà cầm quyền Trung Quốc và vì thái độ “hèn với giặc, ác với dân” của Nhà cầm quyền Việt Nam! Điều đó thấy rõ qua vô số sự kiện dồn dập gần đây liên can tới quan hệ Trung-Việt.
            Hiện tình quan hệ Việt Nam – Trung Quốc:
            Ngày 21-06-2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật biển Việt Nam khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền nước Việt. Cùng ngày, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị tuyên bố: “Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới”. Việc này đã kéo theo một chuỗi phản ứng như sau:

Trịnh Kim Tiến: Chúa trong tôi

LTCGVN (30.07.2012)

Sài Gòn - Trước đây tôi không hề tin có Chúa.
Với những hiểu biết ít ỏi và nông cạn của mình, thậm chí cách đây 2 năm tôi không hề biết đến Đạo Thiên Chúa. Một phần do tôi không để ý và một phần do gia đình tôi chỉ thờ tổ tiên ông bà. Tôi rất mê mẩn với những chuyện tâm linh và cũng là một người khá mê tín nhưng tôi không tin có Chúa. Tôi nhớ là lần đâu tiên tôi biết về Người là thông qua một người bạn học cao đẳng cùng tôi. Bạn đó có Đạo và gia đình bạn là Đạo Công giáo gốc.
Tôi cảm thấy thật phiền phức và rắc rối nếu mỗi tuần phải đến nhà thờ. Trước những lời xuyên tạc mà tôi nghe người ta nói về Đạo công giáo, tôi cảm thấy không thích những người Công giáo. Họ không được thờ lậy cha mẹ, không được cúng giỗ tổ tiên mà chỉ thờ lạy Chúa. Tôi cảm thấy như vậy thì thật không nên. Họ có cái nước bùa gì đó mà khi uống vào, ăn vào con người ta bị thôi miên, mê mẩn và tôn sùng Đạo mà quên mất chính thân mình… Đó là những điều mà tôi nghe được trước khi tôi biết về Chúa.
Sau khi biến cố gia đình xảy đến, tôi hụt hẫng và hoang mang. Cùng lúc đó, trong số đông những người quan tâm đến hoàn cảnh của gia đình tôi có các Cha và nhiều giáo dân Công giáo. Tôi thấy thật là lạ, tôi đã nghe rất nhiều điều không tốt về những người này, về Đạo này, nhưng khi tiếp xúc với họ tôi thấy họ đâu có xấu. Tôi thấy họ cũng như tôi, như mọi người, từ một số người tôi biết còn cảm nhận được sự chân thành, tốt bụng và thân thiện.

Thông cáo báo chí: Yêu cầu nhà cầm quyền thả ngay 17 thanh niên Công giáo và Tin lành

LTCGVN (30.07.2012)


VRNs (30.07.2012) - Sài Gòn – Ngày 30.07.2012 tới đây là tròn một năm người đầu tiên trong số 17 thanh niên Công giáo và Tin lành bị bắt, trong số họ, nhiều người là phóng viên, cộng tác viên và học viên các lớp kỹ năng truyền thông trực thuộc Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam (VRNs). Nhân dịp này VRNs vừa phát hành Thông cáo báo chí số 02/2012, trong đó đưa ra năm lời kêu gọi.
Lời kêu gọi khẳng định 17 thanh niên này là những người tốt, hết lòng phụng sự xã hội và tôn giáo. Công an đã vi phạm nghiêm trọng Bô luật tố tụng hình sự khi bắt 17 người này. Lời kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội thả ngay những công dân này. Thông cáo cũng ngỏ lời cám ơn đến giáo sư Allen Weiner – thuộc Phân Khoa Luật của Đại Học Stanford đã đại diện cho 17 thanh niên bị bắt nêu trên đệ đơn lên Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Người Tuỳ Tiện, và kêu gọi mọi cá nhân, tổ chức yêu chuộng công lý và sự thật cầu nguyện, lên tiếng và hành động yêu cầu nhà cầm quyền thả 17 thanh niên Công giáo và Tin lành này. 
Sau đây là toàn văn Thông cáo báo chí.