Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

SN CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN: 'Tình Yêu Chúa Trời Trả Lương'


CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN

I-SA-I-A 55,6-9 ; PHI-LÍP-PHÊ 1,20. 24-27 ; MÁT-THÊU 20,1-16

Tình Yêu Chúa Trời Trả Lương



Khi nghe bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, quả là vô ích lúc chúng ta nguyện xin rằng chớ gì bài dụ ngôn này có thể cho ta một vài điều hữu ích vào thới đại ta, để tốt cho các tổ chức công sở, xí nghiệp việc làm, và đề các ông chù có được một sự trả lương công bằng cùng công minh cho các thợ thuyền thời nay . Vì lời ước nguyện đó khó xảy ra. Hơn nữa là con người, là chủ nhân ông, thì làm gì có đưọc tâm tình như Chúa Trời.

Thực chúng ta phải chấp nhận đi vào trong nhãn quan cao thượng của tư tưởng và con tim Chúa Trời, để lúc đó ta mới thấu hiểu các liên hệ, các tương quan mà Chúa Trời duy trì với các thụ tạo của Ngài. Nhờ vậy chúng ta mới không ngạc nhiên và hiểu được những lời của Ngôn Sứ I-sa-i-a nói « Trời cao hơn đất chừng nào, thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các người, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các người chừng ấy » (Isa-i-a 55,9). Bởi các con đường đó là của Thiên Chúa, cách cư xử và thái độ của Chúa Trời, thì hoàn toàn khác biệt với đuờng lối suy nghĩ và thái độ cử chỉ hành xử của ta đối với anh chị em ta. Vì thế mà ta không thể nói rằng cách hành động và đường lối của Chúa Trời không công bình, hay không đúng tình người. Từ ý này chúng ta tự hỏi làm thế nào Chúá Trời tỏ thái độ của mình đối với các thụ tạo của Ngài ? Chính từ câu hỏi này, thì bài dụ ngôn Ông Chủ vườn nho trả lương cho các thợ làm vườn nho của minh, là câu trả lòi và cách xử thế qúa tuyệt với với tôi tớ của mình. Chỉ có Chúa Tròi mới có cách hành xử tuyệt thế như vây.

Tiên khởi bài dụ ngôn này mặc khải, đó là ý muốn của Thiên Chúa muốn cứu độ hết tất cả những ai chạy đến với Chúa Trời, và khấn xin Ngài giúp đỡ. Họ là những người hiện diện từ sáng sớm, từ buổi trưa hay buổi chiều, họ là những người đầu tiên hay là người đến làm việc sau cùng, cánh cửa vuờn nho của Ngài sẽ không đóng cửa với những người chạy đến xin Ngài làm việc. Chúa Trời đón nhận tất cả những ai đến với Ngài bất cứ giờ nào, bất cứ lúc nào, và Chúa Trời cũng đến với họ trong một khoảnh khắc thật ý họ muốn đến với Ngài. Lý do cho hành động của Thiên Chúa thật là đơn giản : Chúa Trời muốn không một người nào mất đi (Mát thêu 18,14).

Thứ hài bài dụ ngôn này mặc khải là, ở đây chúng ta là tâm điểm của bài dụ ngôn mà Chúa Giêsu vừa kể cho ta nghe. Đó chính là Thiên Chúa đánh giá con người bằng việc yêu thương của họ, chớ không phải Chúa Trời tính bằng giờ làm việc và sự phục vụ của họ. Vì tinh yêu, nhất là, Ngài là Thiên Chúa, thì lòng Ngài quảng đại và rộng lượng vô cùng. Hơn nữa, Chúa Trời biết được mọi sự, thấu suốt tận đáy tâm hốn của mọi nguời. Thiên Chúa thấu hiểu được họ làm việc vì lòng muốn hay vì đồng tiền trả lương. 

Do đó khi chúng ta suy niệm dụ ngôn này, tất chúng ta sẽ nghĩ rằng tình yêu Thiên Chúa, tất cả đều là quảng đại vô cùng. Chúa Trời có lòng quảng đại với những người kính yêu Ngài chân thực. Và cũng từ bài dụ ngôn hôm nay, chúng ta nhớ lại bài dụ ngôn Chúa Giê-su kể cho chúng ta nghe về đứa con hoang đàng phung phí, qua dụ ngôn đó Chúa cho chúng ta thấy được bộ mặt của người con cả ghen tị với em mình, khi thấy người em út trở về nhà cha sau một chuổi ngày dài ăn chơi đàng điếm ở xứ người ; nay về thì cha lại cho mở tiệc ăn mừng ca hát đinh đám lên. Anh giận qúa độ, run người lên không thèm vào nhà. Đợi Cha ra gọi và kêu mời anh vào chung vui với mình và với em, thế mà anh còn nói lời giận hờn và trách cứ cha mình đối xử tệ bạc với mình. Nhưng cha anh đối lại bằng một cử chỉ rất nhân từ cùng yêu thương anh ta « con à, lúc nào con cũng ở với cha, thì tất cả những gì của cha là của con. Song chúng ta phải ăn mừng cùng hoan hỷ, vì em con đây đã chết, nay lại sống, đã mất, nay lại tìm thấy » (Lu ca 15,31-32). 

Thông thường thì chúng ta hay có lòng ghen tương với một ai đó khi người ấy được người ta yêu thương họ hơn mình. Thế đó, khi chúng ta thấy làm thế nào Chúa Trời yêu thương, tha thứ, trả tiền thù lao hay trả công cho người Chúa yêu, thì lúc ấy chúng ta có cảm nghĩ ghen tương như anh chàng trai cả này đi ghen tị với đứa em mình. Cũng lúc đó chúng ta vẫn chưa hiểu rằng mình thật kém yêu, bởi vì người khác yêu Thiên Chúa nhiều hơn ta. Hơn nữa chúng ta vẫn chưa am hiểu những lo lắng, những quan tâm của Chúa Trời , vì trong tình yêu, Chúa Trời không hướng đến những kẻ công chính, nhưng Chúa đi đến với những người bệnh tật, tội lỗi cần thầy thuốc chữa lành (Mát-thêu 12-13).

Thêm nữa, qua bài dụ ngôn này ắt chúng ta rút tỉa được bài dạy cách xử thế rất qúy giá cho đời mình. Quả ta không thể sử dụng sự chiếm đoạt những gì thuợc về Chúa Trời. Vì đây không là cách chúng ta lèo lái Chúa Trời theo ý chúng ta. Lý hơn, trong lúc đó chúng ta cần phải cố gắng để nhận thức, thấu hiểu và đón nhận Thánh Ý và Lời Chúa. Con nguời không bao giờ được phép có thể có cái cung cách khiếm nhã, sỗ sàng khi đứng trước tôn nhan Chúa Trời, với cái cung cách đòi hỏi, yêu sách với Chúa Trời về các quyền lợi của mình. Quyền lời nào của chúng ta có mà đòi Chúa ? Chúa Trời mắc nợ chúng ta như thế nào để đòi Ngài trả cho chúng ta ? Tình yêu Thiên Chúa là tự do như gió thổi. Bổn phận chúng ta là hằng hân hoan và biết tạ ân cùng làm nhân chứng cho Tình Yêu Chúa Trời đã ban xuyên suốt cuộc đời cùa chúng ta. Đẹp thay một tình yêu vô cùng và bất diệt mà Chúa Trời yêu thương trong Chúa Ki-tô và qua Chúa Ki-tô trên thập giá.

Để kết luận ở đây, chúng ta có thể xác định có hai loại công bằng, đó là của loài người và của Chúa Trời chăng ? Đúng thế! Công bằng của con người phân chia cho con người theo luật định sẵn cùng tính toán của con người, để hoàn thành sự công bằng. Còn công bằng của Chúa Trời, thì tắm gội trong tinh yêu. Đó chính sự công bằng mà chúng ta cùng nhau cử hành Nhiệm Tích Thánh Thể. Amen!

Linh Mục Phê-rô Lê Quang Dũng 


0 nhận xét:

Đăng nhận xét