LTCGVN (23.09.2014)
Ở vào một thời điểm khá nhạy cảm, khi Việt Nam đang tìm kiếm một thỏa hiệp với Mỹ để mua vũ khí, thì Human Rights Watch (HRW), trụ sở ở New York, tung ra một bản phúc trình rất thấu đáo về sự độc ác của công an và sự lộng hành của nền tư pháp Việt Nam.
Bản phúc trình đã nêu: Có ít nhất là 24 nạn nhân chết tại đồn công an từ năm 2010 đến 2014 và vô số những nạn nhân khác bị đánh trọng thương.
Trong số 24 nạn nhân chết tại đồn, cơ quan quyền lực chỉ công nhận 14 nạn nhân tử vong do công an, còn lại 10 nạn nhân khác chết là do bệnh hoặc do tự tử.
HRW nói rằng đây mới chỉ là một cuộc khảo sát đầu tiên thông qua những tổ chức, mà không thể tiếp xúc trực tiếp với gia đình các nạn nhân vì sợ bị liên lụy và trả thù.
Vào Tháng Tám vừa qua, Thượng nghị sỹ John McCain và Sheldon Whitehouse vận động Quốc hội Mỹ hủy bỏ lệnh cấn bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Những nhà hoạt động nhân quyền ráo riết vận động cả hai phía Mỹ và Việt Nam phải gây áp lực lên chính quyền Hà Nội đối xử tử tế với những công dân của họ.
Thông tin từ giới truyền thông của chính quyền thừa nhận phóng viên là đối tượng luôn phải đối mặt với những tình huống bị quy là nhạy cảm.
Chính quyền Hà Nội thường bị lên án vì chính sách vô nhân đạo của họ. Từ khi Myanmar tiến hành cải cách chính trị, nhiều nhà bình luận quốc tế cho rằng Việt Nam bây giờ trở thành một quốc gia tồi tệ nhất về nhân quyền trong vùng.
Nhân quyền đã trở thành đề tài chính được mang ra thảo luận mỗi khi quan chức Mỹ đến thăm Việt Nam, tâm điểm là tự do ngôn luận, tự do thông tin và việc bắt bớ, sách nhiễu những nhà bất đồng chứng kiến, hay công an không được phép lạm quyền.
Công an lạm quyền đến mức đã gây ra chết người mà nguyên nhân chỉ là những lỗi rất nhỏ như việc không đội mũ bảo hiểm. Công an tham nhũng, độc ác, và vô trách nhiệm đã gây ra những hậu quả nặng nề, thậm chí phải đổ máu là sự kiện thường xẩy ra với công dân Việt Nam.
Vào năm 2013, Ủy ban Nhân quyền Mỹ đã nhận được tường trình về “Sách nhiễu, lạm quyền, đặc biệt vi phạm quyền con người, theo dõi, đeo bám, cản trở, dùng vũ lực, vây ráp, cô lập, đe dọa, khủng bố tinh thần những công dân bị nghi ngờ. Công an sử dụng ảnh hưởng chính trị, nạn dịch tham nhũng tràn lan, cộng với sự vô trách nhiệm để bóp méo hoặc làm tê liệt toàn bộ hệ thống pháp lý.
Những bloggers và những nhà bất đồng chứng kiến thường nêu ra những vấn đề này. Tuy nhiên, những nỗi quan tâm của họ đã trở thành nguyên cớ để họ phải vào tù.
Cựu đảng viên Đảng Cộng sản Vi Đức Hồi, từ Lạng Sơn đã bị bắt chỉ vì viết về cái chết tại đồn công an của nạn nhân Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, ở Bắc Giang vào năm 2010.
Đây không phải là hành động vội vàng của ông Hồi. Báo chí địa phương đã tường thuật tường tận cái chết và cuộc phản đối rộng lớn nhân đám tang của anh. Thế mà Hồi vẫn phải nhận một bản án đến 8 năm tù.Khương không phải là người duy nhất chết tại đồn công an.
Báo chí Việt Nam đăng tải, vào năm 2011, Trịnh Xuân Tùng, 53 tuổi, tại Hà Nội cũng bị đánh chết tại đồn chỉ vì ông đứng ra bênh vực cho một người lái xe ôm đã để cho khách không đội mũ bảo hiểm.
Cuộc ẩu đả đã trở nên nghiêm trọng. Hãng thống tấn Pháp AFP đưa tin. Con gái của ông Tùng là Trịnh Kim Tiến vào đồn công an thăm cha đã phàn nàn rằng cha cô đã bại liệt toàn thân, mà không nhận được sự chăm sóc y tế, để rồi ông đã tử vong vài ngày sau đó. Cô Tiến phản đối công an gây ra cái chết cho cha cô bằng cách căng một băng rôn bên ngoài cửa tiệm và sau đó cô tiếp tục phản đối trên mạng.
Ủy ban Nhân quyền Mỹ tường thuật có 9 người đã chết tại đồn công an vào năm ngoái. Nếu có mang ra xét xử, thì công an cũng không mắc tội giết người, có chăng chỉ là hình phạt rất nhẹ, và chỉ xử cho qua chuyện.
Ở một góc độ khác của vấn đề chính trị là những quan chức đã dùng quyền lực để cướp đất đai. Đầu năm 2012, Đoàn Văn Vươn đã chống cự lại cả một đoàn công an xâm phạm vào đất đai tài sản riêng của ông, nhưng rồi sau đó ông và gia đình lại bị cột vào tội sử dụng vũ khí tự tạo.
Đông đảo công chúng ủng hộ Vươn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đành phải cho mở một cuộc điều tra. Cuối cùng khám phá ra là một cuộc tranh giành đất đai trái pháp luật của cán bộ địa phương. Một vài cán bộ bị kỷ luật, nhưng Vươn vẫn không được bồi thường cho những thiệt hại về hoa màu, tài sản mà công an gây ra.
Một cuộc phản đối về đất đai ở ngoại thành Hà Nội, cả 1000 dân làng tay không đối diện với trên 3000 cảnh sát cơ động, đồng phục tối màu, mũ sắt, lá chắn, lựu đạn cay, súng AK47s. Những hành vi của công an đã được tường thuật bằng hình ảnh và đưa lên YouTube một cách nhanh chóng thổi bùng lên một ngọn lửa phản đối chính quyền giống như trường hợp của Vươn.
Thế nhưng chính phủ Hà Nội lại cho rằng đây là âm mưu của “thế lực thù địch” bởi vì cách đưa tin rất chuyên nghiệp vượt xa những người làm phim quốc doanh.
Có nhiều tình huống người ta còn nhận ra những người đàn ông, không mặc đồng phục nhưng làm việc cho công an. Đó là những người đàn ông trẻ, thường không phải là nhân viên nhà nước nhưng dưới dạng dân phòng dùng để đe dọa những nông dân không chịu từ bỏ đất đai, hoặc phá vỡ và đàn áp những cuộc biểu tình của nông dân đòi đất hay công nhân đòi tăng lương.
Tháng Tám năm nay chính quyền có thay đổi đôi chút. HRW và nhiều tổ chức nhân quyền khác đã dè dặt đón nhận Thông tư 28:
“Quy Định Về Công tác Điều Tra Hình Sự Trong Công An Nhân Dân” của Bộ Công an.
Nó được nhìn nhận như là sự tiến bộ. Nó cấm việc ép cung, mớm cung, hay dùng nhục hình. Nhưng nó cũng chứa đựng nhiều lỗ hổng bất thường như việc không phân biệt rạch ròi giữa “nghi ngờ” và “tội phạm”.
Một chuyên gia nói với tờ Asia Sentinel trong điều kiện phải dấu tên tuyệt đối rằng:
“Khi một người bị bắt vì một nghi tội nào đó thì tra tấn là tiêu chuẩn hiển nhiên. Công an làm nhụt chí đối phương bằng đánh đập. Ở mọi đồn cảnh sát đều có vũ khí điện tử, khủng bố đối phương và bắt họ phải nhận tội ngay cả những trường hợp không mắc tội”.
Hệ thống chính trị Việt Nam khá nhiêu khê. Lệnh phát đi từ trung ương xuống đến cơ sở đặc biệt ở những tỉnh lẻ rất chậm. HRW thường nhắc nhở rằng công an địa phương là thủ phạm chính, và cần sự huấn luyện kỹ lưỡng hơn.
Công dân Việt Nam rất ác cảm với công an. Những nhà bất đồng chứng kiến luôn ở vào vị trí nguy hiểm. Tất nhiên, bất cứ ai bước ra khỏi hàng đều trở thành đối tượng bị theo dõi. Những câu chuyện về công an tống tiền và độc ác lan truyền rộng rãi trong cả hai hệ thống truyền thông của Đảng cũng như ngoài đảng.
Không có gì ngạc nhiên khi một bản phúc trình của Phái viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo, và chính bản thân ông cũng nhận được sự đối sử như vậy.
Trương Trọng Nghĩa, phó chủ tịch Đoàn Luật sư Việt Nam đã nói với Ủy ban Tư pháp Quốc hội :
“Tra tấn vẫn tồn tại, điều tra viên ngược đãi nghi can, không có sự bình đẳng, những phán quyết nhầm lẫn, đe dọa, tra tấn đang thực sự đe dọa lên sự tồn vong của chế độ. Con cháu của những nạn nhân đang đòi hỏi trách nhiệm của chúng ta”.
Bản phúc trình của HRW có mang lại sự thay đổi không? Mọi người đều trông đợi. Chính phủ sẽ chẳng mặn mà gì với bản phúc trình này, nhưng ít nhất thì họ cũng phải để ý tới.
Helen Clark
(Helen Clark là nhà báo tự do người Úc. Bà đã dành rất nhiều thời gian tìm hiểu tình hình nhân quyền ở Việt Nam.)
Trần Hồng Tâm Lược dịch từ: Police Brutality in Vietnam, Asia Sentinel, September 20, 2014
0 nhận xét:
Đăng nhận xét