Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân: Công cụ cướp đất của dân

LTCGVN (22.09.2014)

 Sài Gòn – “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, cá nhân đòi lại sao được”, thì cán bộ là nô bộc của dân giải quyết cái gì?
140922003Một Thế Giới cho biết, theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, có đến 68,2% tổng số khiếu nại tố cáo là liên quan đến đất đai, trong đó có 60% tố cáo trong lĩnh vực hành chính mà chủ yếu là cán bộ công chức vi phạm pháp luật trong quản lý sử dụng đất đai, tài chính, ngân sách; tố cáo tham nhũng cũng chiếm hơn 5,2%.
Thông tin trên được đại diện Thanh tra Chính phủ trình bày tại Hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TƯ của Bộ Chính trị, Luật Tiếp công dân và Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19.9.
Dẫn nguồn báo Tuổi Trẻ, trong hội nghị này, ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét: “…cán bộ có chịu gặp dân đâu, cứ giao việc cho cấp dưới thế thôi. Một số cán bộ còn quan liêu, xa dân lắm. Tôi đề nghị từ chủ tịch xã, chủ tịch huyện, chủ tịch tỉnh, giám đốc các sở ban ngành ở địa phương phải làm tốt công tác tiếp dân, trực tiếp đối thoại với dân và ở trung ương cũng như vậy”.

Phó thủ tướng yêu cầu mỗi cán bộ tiếp dân phải đặt vị trí của mình vào người dân, tích cực, chủ động để tìm các biện pháp xử lý dứt điểm, phải mạnh dạn sửa sai, không đùn đẩy trách nhiệm, “một trong những phẩm chất của cán bộ tiếp dân là phải tôn trọng dân, dân chưa nói gì mà ông đã nói sa sả rồi là không được”.
Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh người đứng đầu chính quyền các cấp ở địa phương phải trực tiếp đối thoại với dân để kiên trì giải thích, thuyết phục, “dân ta vốn trọng cả lý cả tình, do vậy phải đối thoại, đối thoại và đối thoại”.
Trong thời gian gần đây, ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được xem là người có những phát biểu mạnh mẽ, tuy nhiên, động cơ mạnh miệng của Ông Phúc có thể được xem là những lời “hứa hẹn nhằm vận động cho ông được giữ chức Thủ tướng khóa tới.” Đó là lời nhận định của ông Lê Xuân Tiến, cán bộ nghỉ hưu, hiện đang sinh sống tại phường An Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong lá “Thư phản ánh về đồng chí Bảy Phúc” được đăng trên trang web Thông tấn xã vàng anh.
Trong lá thư, ông Lê Xuân Tiến viết như sau: “Đồng chí Bảy Phúc (tức là ông Nguyễn Văn Phúc) liên tục đi công tác các tỉnh, thành gây tốn kém, phiền hà cho các địa phương. Đồng chí Bảy Phúc đi lần nào cũng 30-40 xe ô tô nối đuôi nhau, rồi ăn nghỉ, tiếp đón cho mấy chục người, toàn ở khách sạn 4-5 sao. Phát biểu chỉ đạo thì chung chung, giống nhau, không tham gia, góp ý, gợi ý điều gì cho địa phương, mà chủ yếu sử dụng những mỹ từ mỵ dân để đưa lên báo chí nhằm đánh bóng hình ảnh. Đến đâu cũng thấy đồng chí Bảy Phúc nói “Chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm”, “phải cách chức”, “phải kỷ luật”, “phải thay đổi”…
Đương nhiên chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm mọi việc xảy ra trong tỉnh, có cần thiết phải nhấn mạnh nhiều lần đến thế không? Còn kỷ luật cán bộ đã có đầy đủ quy định của Đảng, Nhà nước rồi, có phải đồng chí Bảy Phúc thích làm gì là làm được đâu mà liên tục nói “cách chức”, “kỷ luật”. Những chuyển công tác, kiểm tra địa phương vô bổ như thế này vừa mất thời gian, vừa gây tốn kém tiền của nhà nước, nhân dân, nhưng mục đích chính là để đồng chí Bảy Phúc đi hứa hẹn, vận động để được giữ chức Thủ tướng khóa tới. Mỗi lần xem bản tin thời sự trên truyền hình đưa tin đồng chí Bảy Phúc đi kiểm tra địa phương, hiểu rõ ý đồ của đồng chí Phúc, anh em cán bộ nghỉ hưu chúng tôi cảm thấy phản cảm, bất bình.”
Điều này hoàn toàn có thể hiểu khi ông Nguyễn Xuân Phúc kết luận trong hội nghị vào ngày 19.09 vừa qua như sau: “Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ quan điểm là không thể đòi lại đất cũ, tuy nhiên trong quá trình giải quyết, chính quyền cần quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội cho người dân. “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, cá nhân đòi lại sao được”. Ông Nguyễn Xuân Phúc kết luận rất hay nhưng Dân oan đi khiếu kiện với mục đích là đòi lại đất đã bị cướp, bị mất mà ông Phúc lại khẳng khái nói “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, cá nhân đòi lại sao được”. Cá nhân là Dân oan đi khiếu kiện không đòi lại được đất của họ thì “cán bộ là nô bộc của dân” giải quyết cái gì?
Dẫn nguồn Người Lao Động, cũng trong hội nghị này, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Nguyễn Bá Thuyền, khẳng định, càng ngày càng có nhiều đoàn có hàng trăm người đi khiếu nại, tố cáo. Họ biểu tình với các khẩu hiệu, biểu ngữ trước các cơ quan trung ương, trên đường phố, hoặc tại nhà riêng của lãnh đạo Đảng.
Ông Thuyền nói rằng, nguyên nhân một phần do kẻ xấu lợi dụng, kích động nhưng phần lớn là một người đi khiếu nại chẳng có ý nghĩa gì, khiếu nại miết mà chính quyền không giải quyết nên buộc phải liên kết để đòi quyền lợi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ hết sức nguy hiểm.”
Theo Báo cáo của Thanh tra Chính phủ khẳng định, trong tổng số khiếu nại về đất thì có 60% người dân tố cáo cán bộ công chức vi phạm pháp luật trong quản lý sử dụng đất đai, tài chính, ngân sách và người dân tố cáo tham nhũng cũng chiếm hơn 5,2%. Nếu như nhà cầm quyền làm đúng pháp luật và không tham nhũng, thì đâu có nhiều dân oan như hiện nay và những người Dân oan cũng không phải sống vất vưởng ở công viên, ở các cơ quan công quyền suốt ngày, suốt tháng, suốt năm với những nỗi oan khuất không được giải tỏa thì họ buộc phải giơ các khẩu hiệu, các biểu ngữ để thay cho tiếng nói vô vọng suốt bao nhiêu năm qua.
Gốc rễ vấn đề chính là đất không thuộc sở hữu toàn dân thì càng ngày người dân oan sẽ trải dài trên khắp đất nước VN và kẻ cướp lại chính là những người đang cầm quyền.
PV. VRNs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét