LTCGVN (16.09.2014)
Kontum – “Tôi thấy việc này nhà nước đã xen vào nội bộ Công giáo chúng tôi hơi nhiều, qua những quy định trong các ngày Đại lễ Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen”. Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông, Tổng đại diện Giáo phận Kontum cho VRNs biết như trên.
Công văn số 1633/SNV-TG của Sở Nội Vụ gửi cho Tòa Giám Mục Kontum, do ông Phạm Văn Long, Phó Giám đốc ký ngày 09.09.2014, trong mục 1.3 có nội dung như sau: “1.3 Tòa Giám mục Kontum có trách nhiệm – Tổ chức đúng với nội dung chương trình đã đăng ký, bảo đảm an ninh, vệ sinh môi trường tại khu vực tổ chức lễ trong thời gian trước, trong và sau tổ chức lễ, thực hiện việc đăng ký tạm trú đối với các chức sắc từ nơi khác đến đúng quy định. Trong những ngày diễn ra cuộc lễ, không đặt “hòm công đức” để quyên góp tiền. không để xảy ra tình trạng một số đối tượng ăn xin lợi dụng người đến dự lễ để xin tiền và không đề chữ “Hành Hương” về với Đức Mẹ trên bang rôn, khẩu hiệu; thu dọn lễ đài, dù vải, nhà vòm tiền chế ngay sau khi kết thúc cuộc lễ (Hoàn thành trong ngày 17/9/2014)” (Nguồn -http://gpkontum.wordpress.com).
Xét thấy công văn có một số điểm quy định kỳ lạ, phóng viên VRNs đã có cuộc phỏng vấn nhanh cha Phêrô Nguyễn Vân Đông, Tổng Đại Diện Giáo Phận Kontum. Cha Phêrô Đông cũng là một trong những thành viên của Ban tổ chức đại lễ “Hành Hương về với Mẹ Măng đen 2014” diễn ra từ ngày 15-16/9.2014
PV: Kính thưa Cha, để có thể tổ chức được ngày Đại lễ Hành hương về với Mẹ Măng Đen 2014 Giáo phận phải chuẩn bị từ khi nào?
Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông:Với chúng tôi thì luôn sẵn sàng vì chúng tôi biết rằng hằng năm trong khoảng 15 tháng 9 là sẽ có ngày Đại lễ này nên chúng tôi luôn sẵn sàng, nhưng riêng năm nay chúng tôi gửi công văn báo cho nhà nước về việc tổ chức lễ từ ngày 11.08.2014 nhưng cho đến 14giờ00 ngày 09.09.2014, chúng tôi mới nhận được công văn phúc đáp, nhưng riêng phía Huyện Kon Plong cũng tạo điều kiện cho chúng tôi phát quang cỏ, dọn bãi đất trống trước khi có công văn và khi có công văn chúng tôi cho người lên cụ thể như làm lều trại dành cho anh chi em giáo dân đến tham dự ngày Đại lễ. Việc này thì nhà nước họ cũng đồng ý cho làm nhưng phải tháo dỡ, thu dọn ngay sau khi kết thúc ngày Đại lễ là ngày 17/9/2014 và chúng tôi cũng đồng ý như thế. Nhưng mà họ không cho dùng từ “Hành Hương” riêng tôi cũng không biết sao Tỉnh Kontum họ lại kỵ không cho dùng từ “Hành Hương” mà thay vào Đi Lễ Đức Mẹ Măng Đen hay Về với Mẹ Măng Đen thì được. Nhưng tôi nói với giáo dân Họ không cho “Hành Hương” nhưng trong tinh thần thì chúng ta vẫn Hành Hương.
PV: Thưa Cha việc Nhà nước có công văn phúc đáp chậm như thế có ảnh hưởng gì đến khâu tổ chức không?
Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông: : Chúng tôi biết trước sau gì cũng có công văn đồng ý thôi, nhưng mà cho chậm ngày như thế chúng tôi không thông báo rộng rãi cho anh em giáo dân trong Giáo phận cũng như ngoài Giáo phận biết đích xác ngày diễn ra Đại lễ Kính Mẹ Măng Đen để anh chi em tham dự, việc này giáo dân cũng thắc mắc và luôn hỏi tôi “ Có giấy phép chưa Cha” và tôi trả lời là hiện nay chưa có nhưng sẽ có,cốt là để trấn an giáo dân.
PV: Thưa Cha nếu phía chính quyền họ không đồng ý cho việc tổ chức ngày Đại lễ này thì theo Cha Giáo phận sẽ có hướng nào thay thế không thưa Cha?
Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông: Nếu không có công văn đồng ý chúng tôi sẽ tổ chức lễ tại nhà thờ Chánh Tòa để hướng vể Mẹ Măng Đen, vì sân nhà thờ Chánh Tòa cũng có sức chứa 15.000 đến 20.000 người đến tham dự, nhưng có tổ chức lễ tại Măng Đen thì chúng ta mới minh chứng được sự hy sinh và lòng tin của anh chi em giáo dân nhất là những người dân tộc vì họ phải có niềm tin cộng với sự hy sinh thì mới đến được nơi xa xôi vượt đèo để đến với Mẹ Maria.
PV: Thưa Cha theo dự kiến của Ban tổ chức và với cá nhân Cha năm nay sẽ có khoảng bao nhiêu ngưởi vể tham dự ngày Đại lễ này?
Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông: Tôi nghĩ hôm nay là ngày 15/9/2014 thì chưa đông, ngày chính lễ là 16/9/2014 thì mới đông có lẽ sẽ vào khoảng 20.000 người sẽ đến tham dự ngày lễ này, năm 2013 thì đông hơn, năm nay thì những ngày tháng trước anh chị em giáo dân cũng đẽ đến với Mẹ rồi, vì họ nghĩ ngày chánh lễ sẽ đông nên họ tranh thủ đi trước.
PV: Thưa Cha trong công văn phúc đáp của Sở Nội Vụ có phần không cho để hòm công đức xin khấn hay có ý chỉ dùng vào việc đóng góp chia sẻ cho người nghèo, ngay cả thùng đã đặt trước tượng đài Đức Mẹ từ mấy năm nay thì nay ho bắt dẹp đi, như thế việc này có gì khác thường không thưa Cha?
Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông: Tôi thấy việc này nhà nước đã xen vào nội bộ Công giáo chúng tôi hơi nhiều, tôi nghĩ nhiều khi họ không công bằng, ý công bằng ở đây là làm như Công giáo chúng tôi tổ chức việc này để lấy tiền của anh chị em giáo dân, tôi thấy nhiều người làm trong khâu của nhà nước người ta xây nhà to cửa rộng vây thì nguồn tiền họ lấy ở đâu? Nhưng với chúng tôi là những người Công giáo, chúng tôi dâng cúng để xây dựng và chia sẻ, dâng cúng để xây dựng Hội Thánh, chia sẻ để giúp người nghèo, trong các ngày lể Chúa nhật nào trong Thánh Lễ chúng tôi cũng có việc nhận tiền chia sẻ từ anh chị em giáo dân tham dự, việc đó là ngày Chúa Nhật bình thường thì đã có rồi huống chi ngày Đại lễ này thì lại càng phải có việc này, nhưng họ không cho để thùng công đức thì anh chị em giáo dân cũng có cách khác để đóng góp xây dựng và chia sẻ cho người nghèo thôi, tôi nghĩ việc này đâu có gây thiệt hại gì cho nhà nước đâu? Nhà nước họ không hiểu việc làm này là bổn phận của người tín hữu Công giáo, mỗi người tín hữu phải có trách nhiệm trong việc xây dựng Hội Thánh và chia sẻ cho người nghèo khó, người bất hạnh, người bị xã hội bỏ rơi. Tôi thấy trong Hội Thánh Công Giáo việc sử dụng tiền anh chi em giáo dân đóng góp là đúng nhất vì nếu chúng tôi sử dụng sai mục đích là chúng tôi có lỗi bổn phận và sẽ bị xét đoán trước mặt Đức Chúa Trời.
PV: Con xin cảm ơn Cha đã dành thời gian trả lời những câu hỏi phỏng vấn của con.
Măng Đen 15/9/2014
Nhóm PV.VRNs tại Kontum
0 nhận xét:
Đăng nhận xét