Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Thế Chiến Tranh (Kỳ 10)


Thế Chiến Tranh (Kỳ 10)



XII. Tranh chấp Biển Đông Nam Á. 

Đường lưỡi bò của Trung Quốc đòi liếm trọn Biển Đông

Bắc kinh ngang nhiên tuyên bố với quốc tế, là chủ quyền của họ là 80% vùng biển Đông Nam Á, mà Bắc Kinh gọi là vùng biển này là lưỡi bò không thể tranh luận. Vùng biển Đông Này, phải được xem là bưóc tiến và tấn công xuống huớng Nam trên biển nhắm vào Viêt Nam. Để rồi tư đó đuợc phối hợp với bưóc tiến nữa, là hướng tấn công xuống hưóng Nam qua ngả Miến Điện, để mở đường đi vào Ấn Độ Dương. Thế đó là hai bưóc tiến và hướng tấn công chính của Bắc Kinh hiện nay. Để bảo vệ cạnh sườn cho hai bưóc tiến cùng hưóng tấn công này, Bắc Kinh mở mặt trận phía Pakistan để đe dọa Ấn Độ, tung hải quân đe dọa lực lượng Nhật Bản, Úc cũng như Đại Hàn.

Việc Bắc Kinh xuất quân bằng đoàn chiến hạm nổi gồm 11 chiếc, lại thêm một số tàu ngầm tấn công loại Tống không rõ bao nhiêu (ước khoảng 10 chiếc thuộc hạm đội tàu ngầm của Bắc Kinh đi kèm hạm đội này). Việc Bắc Kinh điều động bài binh bô trận chiến, lý thực để thực tập cho hải quân Hán thực hiện các chiến dịch từ xa, hầu bảo vệ quân Hán trên vùng Biển Đông nếu đụng độ có xảy ra. Trong cuộc chiến hải quân nếu xảy ra, thì tầu ngầm sẽ là lực lượng chính ỳếu trọng lực do Hán Hoa tung ra nhắm đánh lực lượng quân địch trong vùng (như Đức trước đây với loại U Boat vậy). 

Còn Mỹ, phản ứng một cách dữ dội khi Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên vùng biển Đông Nam Á trong hai năm qua, coi Mỷ và Quốc tế không ra gì. Bắc Kinh tất hiểu rõ là khi dám tuyên bố chủ quyền trên vùng biển Đông Nam Á, ắt sẽ gây bất đồng và bất mãn lớn đối với Mỹ cũng như các Nước trong vùng. Do thế, Bắc kinh dùng sách lược và chủ trương nhượng bộ quyền lợi với Mỹ, kèm theo với việc gia tăng áp lực quân sự, chính trị và kinh tế đối với các Nước trực tiếp liên hệ đén vùng biẻn Đống Nam Á, để đẩy các Nước này đến chỗ phải nói chuyện tay đôi với Bắc Kinh, hầu vô hiệu hóa chủ trương can thiệp bằng ngoại giao có kết hợp với hợp tác quân sự của Mỹ. Trong bàn cờ này, thì Việt Nam là con bài chính yếu. Một khi Bắc Kinh « bóp cổ » được Việt Nam, tất các nước khác trong vùng sẽ mất phương hướng chống đối, dễ dàng khuất phục chính sách xâm thực của Hán. 

Chúng ta thấy trong những năm qua, áp lực của Bắc kinh đè nặng đối với Việt Nam ngày càng gia tăng. Sau khi Bắc Kinh ép Viẹt Nam ký hiệp ước biên giới và trên bộ cũng như trên vịnh Bắc Việt - Bây giờ là lúc Bắc Kinh ép Việt Nam hơn, là phải nhượng bộ thêm để tiến tới việc ký kết hiệp ước trên biển, nơi được đánh giá là đầy tài nguyên dầu khí. Đây chính là vấn đề sinh tử đối với thế giới cũng như đối với Việt Nam ta. Do thế sự tranh chấp Biển Đông, biến nhanh trở thành sự tranh chấp quốc tế. Muốn giải quyết khôn dễ chút nào. Để so sánh nồng độ chiến tranh gia tăng thế nào trong mấy năm qua. Chúng ta có thể ước tính từ năm 2009 chỉ khoảng 10/100 năm 2010 tăng lên 20/100, năm 2011 tăng lên 4o/100, năm 2012 hơn 50/100. Như thế chiến tranh chưa thể xảy ra trong năm 2012 nay được vì các bên chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến lớn co tầm cở toàn thế giới. 

Mỹ mở Hội Thảo về an ninh hàng hải trên vùng Biển Đông, với sự tham dự của nhiều học giả quốc tế, và các quan chức chánh phủ của các Nước liên quan trong vùng. Đại Diện Bắc Kinh đã đưa các dẫn chứng lịch sử không liên tục về vùng biển này, để tự khẳng định là Bắc Kinh có chủ quyền không thể bàn luận. Quan điểm của Bắc Kinh bị phản đối kịch liệt, cứ y như là các vị tham dự đến đây, chỉ để tố cáo Bắc Kinh đã gây bất ổn trong vùng biển này. Ông John Mc. Cain Thượng Nghị Sỹ Mỹ, đề cập đến xa lộ 8 làn xe được Bắc Kinh xây dựng tại Miến Điện, song chẳng có xe nào chạy, ngoài chiếc xe duy nhất của ông chạy trên xa lộ đó. Ông gián tiếp tố cáo Bắc Kinh xâm lăng bằng phương sách di dân, cùng chiếm đoạt tài nguyên các Nước lân bang, đồng thời dự trử vũ khí và chuẩn bị chiến tranh. 

Xin quý vị lưu ý, là các bên không thể tự ý muốn phát động chiến tranh tùy tiện theo ý nghĩ chủ quan của mình được. Trước khi khởi chiến, các bên liên can còn phải được sự can thiệp của quốc tế, lại nữa với việc gia tăng áp lực của mỗi bên này lên bên kia. Theo sách lược lý thuyết chiến tranh hiện đại cùng kết hợp với chính sách chính trị, cách nay hơn 40 năm đã được các học giả Mỹ, tham cứu tỷ mỷ và đưa ra kết luận sau : Khi nảy sinh chiến tranh, thường gồm trên 30 step (tiếng chuyên môn gọi là Rungs, tức là bậc thang) khác nhau, kể từ khi những bất đồng nảy sinh cho đến khi hai bên lâm chiến. Vi thế, sư tranh chấp thế giới hiện nay, không đơn giản là tranh chấp song phương, nhưng là trên phưong diện toàn cầu. Do đó, thế giới vẫn tìm cách giải quyết các xung đột bằng biện pháp đối thoại và ngoại giao trước đã. 

Bắc Kinh lẫn Hà Nội mới hôm qua đều ngỏ ý muốn giải quyết trong ôn hòa. Thế nhưng, hành động này tức thì đặt ra vấn đề liên quan đến Hội Nghi Quốc Tế về vùng biển Đông Nam Á, hầu tìm cách phân chia quyền lợi cách hài hòa cho các bên liên qua đến Bìẻn Dông. Tạp chí Time số 27. June, trích dẫn các cuộc xuống đường của người dân Việt Nam trong Nước nổi lên chống Hán Hoa. Vả nữa, với lập trường có vẻ cứng rắn hơn của nhà cầm quyền Hà Nội đối với Bắc Kinh, khi thực tập bắn đạn thật trên vùng biển tranh chấp này. Nhất là, Hà Nội đã trưng dẫn một bản đồ được cho biết là đề nghị của Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi khi theo dõi thòi sự Biển Dống, dưọc biết đó là theo nguồn tin của CIA cung cấp, theo đó Việt Nam được hưởng phần hướng Dông Trường Sa (Quần Đảo) đến hưóng Nam Hoàng Sa, ước lượng khoảng 35/100 lãnh thổ trên biển. Phi Luật Tân, hưởng phần hưóng Tây Trường Sa đến huơng Tây Nam Hoàng Sa (Quần Đảo), khoảng 25% lãnh thổ biển, còn Bắc kinh và Đài Loan được hưởng phần lãnh hải hướng Bắc Hoàng Sa, Bắc Kinh hưởng phần hưóng Tây Bắc Hoàng Sa đến một phần vịnh Bắc Bộ, Đài Loan phần hướng Đông Bắc Hoàng Sa. Theo đề nghị phân chia vùng này, Mã Lai Á, Indonesia, Brunei đều có phần lãnh hải trong vùng biển Đông Nam Á. 

Việc Liên Hiệp Quốc phân chia lãnh hải ở vùng Biẻn Đông Nam Á này, giải thích lý do tại sao Bắc Kinh lồng lộn như con thú trong việc đòi chủ quyền đến 80% vùng biển Đông Nam Nam Á. Sau khi hùng hổ tưởng như muốn ăn tươi nuốt sống Việt Nam ta cùng các nước khác trong vùng Dông Nam Á. Bắc Kinh nay thấy mình quá hố, quá lỗ mãng như tên du côn vô học, nên tạm lui binh để vớt vát thể diện. Các diễn tiến và biến động trong nhũng năm tháng qua cho ta thấy, Bắc Kinh hầu như chẳng thống nhất chủ trương gì cả, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh. 

Điều thiếu sự thống nhất chủ trương này, cho chúng ta thấy thực trạng sức mạnh của Đảng Công Sản Bắc Kinh đang bị hao tổn như thế nào. Xem ra Hồ Cẩm Đào đang buông lỏng quyền lãnh đạo trong lúc chờ cho Tập Cẩm Bình lên thay thế trong vai trò Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Tàu trong vài tháng tới. Sau việc bẽ bàng đó, Bắc Kinh chủ trương tiếp tục chính sách bẻ đũa từng chiếc một, bằng cách nói chuyện hòa hoãn, bằng đường lối ngoại giao với Việt Nam. Hà Nội tất nhiên phải đáp ứng. Hai ben đã đồng ý thảo luận, hầu tìm cách giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông Nam Á. 

Một số người không am hiểu tình hình chính trị thế giới, nên vội lên tiếng kết án Hà Nội là nhu nhược khi nói chuyện với Bắc Kinh. Thực ra Hà Nội đã hành động đúng theo quy tắc hành sử trong quan hệ quốc tế. Vấn đề quan trọng không nằm trong quyết định nói chuyện song phương. Nhưng chính là nội dung các vấn đề Hà Nội phải đặt ra với đối phương, cũng như lập trường trưóc sau như một của Việt Nam, đứng trước các vấn đề nền tảng bất khả tranh luận đó. Đánh giá Hà Nội, ta phải dựa trên nội dung cùng cách thức Hà Nội tiến hành thương thuyết với Bắc Kinh ra sao. Việt Nam cần nắm vững những điều sau đây: “cho dù ai cũng biết là cuộc thương thuyết sẽ chẳng đi đến đâu, nhưng thương thuyết vẫn là sự chọn lựa khôn ngoan, một sách kế chờ thời cơ, trong khi chờ cho tình hình có thể chuyển biến trong tương lai”.

(còn tiếp)
NLB
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét