LTCGVN (06.09.2014)
Sự tranh luận công khai trong xã hội Việt nam vốn không được khuyến khích từ trước đến nay. Với sự phát triển của các nhóm dân sự độc lập, sự tranh luận khi làm việc với nhau giữa các nhóm này đã nảy sinh. Điều này được nhiều nhà hoạt động xã hội, dân sự cho là một tiến triển tốt của một xã hội Việt nam đa dạng hơn.
Tranh luận về nguyên tắc làm việc của Hội nhà báo Việt nam độc lập.
Ngày 4/7/2014 một tổ chức dân sự ra đời mang tên Hội nhà báo Việt nam độc lập. Cũng như các hội đoàn, tổ chức, độc lập với đảng cộng sản Việt nam trước đó, Hội nhà báo Việt nam độc lập cũng sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử để hoạt động. Cộng đồng những người Việt trên toàn thế giới tiếp xúc với internet có thể theo dõi sự hoạt động của các tổ chức này, sự thành công của họ trong việc phản biện xã hội, chống sự lạm quyền, sự đàn áp của cơ quan công quyền đối với họ,…
Và công chúng cũng chứng kiến những tranh cãi giữa họ với nhau.
Điều đầu tiên xin nói rằng đây không phải là xung đột giữa hai cá nhân, giữa ông Phạm Chí Dũng, và tôi Ngô Nhật Đăng. Có luồng dư luận xoáy vào việc mâu thuẫn cá nhân trong Hội nhà báo độc lập VN, xin khẳng định là không phải như vậy. Câu chuyện là do quan điểm về cái cách làm báo như thế nàoÔng Ngô Nhật Đăng
Hai tháng sau khi ra đời, có hai nhóm bên trong Hội nhà báo Việt nam độc lập viết bài tranh luận nhau. Ông Ngô Nhật Đăng, một thành viên của Hội nói về chuyện này như sau
“Điều đầu tiên xin nói rằng đây không phải là xung đột giữa hai cá nhân, giữa ông Phạm Chí Dũng, và tôi Ngô Nhật Đăng. Có luồng dư luận xoáy vào việc mâu thuẫn cá nhân trong Hội nhà báo độc lập Việt nam, xin khẳng định là không phải như vậy. Câu chuyện là do quan điểm về cái cách làm báo như thế nào.”
Ông Phạm Chí Dũng, người hiện là Chủ tịch Hội nhà báo Việt nam độc lập nói
“Thực ra tất cả mọi chuyện đều không có liên quan đến việc tranh giành quyền lực hay quyền lợi. Không có quyền lực lại càng không có quyền lợi. Tất cả chỉ xoay quanh vấn đề nguyên tắc làm việc. Hội nhà báo độc lập Việt nam không liên quan đến bất cứ tranh giành quyền lực hay quyền lợi, tiền bạc như các dư luận viên tung tin.”
Cả hai ông đều có nói đến sự mới mẽ trong hoạt động của các tổ chức dân sự Việt nam.
Ông Phạm Chí Dũng:
“Một trong những nhược điểm của xã hội dân sự còn rất là mỏng manh ở Việt nam là chưa xây dựng được thiết chế khung để làm việc. Chưa có tổ chức chặt chẽ và như vậy chưa phát huy được hiệu quả cũng như tiếng nói của xã hội dân sự.”
Một trong những nhược điểm của xã hội dân sự còn rất là mỏng manh ở Việt nam là chưa xây dựng được thiết chế khung để làm việc. Chưa có tổ chức chặt chẽ và như vậy chưa phát huy được hiệu quả cũng như tiếng nói của xã hội dân sựÔng Phạm Chí Dũng
Ông Ngô Nhật Đăng:
“Việt nam chúng ta chưa có một định nghĩa rõ ràng thế nào là một tổ chức xã hội dân sự. Và cái xã hội dân sự ấy vận hành theo nguyên tắc nào. Cái đó nó cũng có nguyên nhân lịch sử rất lâu dài là những cái hội được thành lập rất là nhiều như là Hội phụ nữ, Hội nông dân, rồi các công đoàn công nhân, thực chất bên trong chỉ là một do đảng cộng sản lãnh đạo.”
Xã hội Việt nam không phải chỉ là một của đảng cộng sản
Hiện nay đảng cộng sản Việt nam vẫn không đồng ý về sự tồn tại của những tổ chức dân sự mà họ không kiểm soát. Như ông Ngô Nhật Đăng phát biểu bên trên, các tổ chức xã hội ở Việt nam từ trước đến nay thực chất chỉ là một, và như thế sự tranh luận hầu như hoàn toàn vắng mặt.
Nhưng cùng với sự mở cửa kinh tế, xã hội Việt nam trở nên đa dạng hơn, cộng với sự bùng nổ của phương tiện truyền thông, những ý kiến khác với ý của đảng cộng sản xuất hiện ngày càng nhiều. Vào năm 2013, một nhóm phản bác điều luật 258 bộ luật hình sự Việt nam đã tranh cãi với một nhóm ủng hộ điều luật này trên truyền thông internet.
Vào tháng năm năm nay, khi nổ ra cuộc biểu tình chống Trung quốc trên toàn quốc nhân vụ giàn khoan Hải dương 981, một vài nhóm biểu tình mang theo cờ đỏ búa liềm của đảng cộng sản, trong khi có những nhóm khác lại không đồng ý về chuyện đó. Anh Nguyễn Anh Tuấn thành viên tổ chức dân sự Voice nói về việc này sau cuộc biểu tình:
Tôi cho rằng một cuộc biểu tình mà trưng ra được một khuôn mặt đa nguyên, có nhiều quan điểm, chiều hướng, thì nó không phải là điều tệ hại, nếu không muốn nói là tốt để tập dần những luật chơi dân chủ, luật chơi đa nguyên của một xã hội văn minh. Tôi thấy những biểu ngữ đòi trả tự do cho người yêu nước đứng bên cạnh những biểu ngữ ủng hộ chính phủ, đồng lòng với chính phủ để giải quyết vấn đề biển Đông, nó tạo ra một sự đa dạng trong không khí chính trị Việt nam hiện nay
Chúng ta có thể nhìn sự chia rẽ theo nhiều hướng. Chia rẽ, tan rã, mất đoàn kết, không hoạt động được, hoặc là nó chia theo những thành viên có ý kiến riêng, và họ trưởng thành, họ tách ra để thành lập các hội nhóm khác. Hình thức có vẻ là sự chia rẽ, nhưng thực ra đó là sự phát triểnông Ngô Nhật Đăng
Sự phát triển đa dạng và tính công khai
Trở lại với câu chuyện tranh luận về nguyên tắc làm việc của Hội nhà báo Việt nam độc lập, ông Ngô Nhật Đăng nói
“Chúng ta có thể nhìn sự chia rẽ theo nhiều hướng. Chia rẽ, tan rã, mất đoàn kết, không hoạt động được, hoặc là nó chia theo những thành viên có ý kiến riêng, và họ trưởng thành, họ tách ra để thành lập các hội nhóm khác. Hình thức có vẻ là sự chia rẽ, nhưng thực ra đó là sự phát triển.
Khi có sự bất đồng quan điểm thì những người trong các nhóm xã hội dân sự ban đầu thường có tâm lý là những việc nội bộ đó thì đóng cửa trong nhà bảo nhau, chứ không thì bên ngoài nhìn vào sẽ nói là hội lục đục, chưa làm gì mà đã đấu đá tranh giành nội bộ.
Theo quan điểm của tôi thì chúng ta cần công khai minh bạch tất cả những ý kiến.”
Ông Phạm Chí Dũng cũng nói về tính công khai của xã hội Việt nam hiện nay cần được cải thiện hơn
“Tôi chỉ nêu ra sự so sánh là nếu như Hội nhà báo Việt nam là ở nước ngoài, không phải ở Việt nam, thì vấn đề vừa rồi sẽ công khai, thậm chí công khai hoàn toàn. Và chúng tôi phải chịu áp lực trong suốt hai tháng vừa rồi đến từng hội viên, và áp lực đó chủ yếu gây ra từ phía chính quyền.”
Qua câu chuyện tranh luận với nhau về nguyên tắc làm việc ở Hội nhà báo Việt nam độc lập, nhiều người cho rằng một môi trường tranh luận minh bạch là rất cần thiết cho Việt nam hiện nay. Theo những người cổ vũ cho xã hội dân sự ở Việt nam thì sự công khai, minh bạch mà nhiều người mong ước đó chính là sự phát triển của một xã hội dân sự với những nhóm độc lập, có những ý kiến khác biệt và có khả năng tranh luận nghiêm chỉnh với nhau.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét