LTCGVN (27.08.2014)
Do Thái giáo có trước Kitô giáo và Hồi giáo, chúng ta không thể xác
định nước Hồi giáo nào có số tín đồ nhiều nhất thế giới. Đây là 10 điểm tương
đồng giữa Do Thái giáo và Hồi giáo:
1. TÔN THỜ CÙNG MỘT THIÊN CHÚA
Các khoảng trống như vậy trong kiến
thức phổ thông (hoặc căn bản) về tôn giáo chỉ là dấu hiệu của sự xa lạ sâu xa
và thông thường, với một số đặc điểm căn bản nhất giữa Do Thái giáo và Hồi giáo
(nghĩa là không có gì là không quen với các điều căn bản của các tôn giáo lớn
nổi trội trên thế giới, như Ấn giáo hoặc Phật giáo). Nhiều người có thể
rất ngạc nhiên khi biết rằng Do Thái giáo và Hồi giáo thực sự có nền tảng chung.
Chắc chắn rất nhiều sinh viên học các khóa về tôn giáo cộng đồng mỗi học kỳ cảm
thấy ngạc nhiên khi biết có nhiều điều giống nhau và song song với nhau giữa các
tín đồ Do Thái giáo và Hồi giáo.
Cả Do Thái giáo và Hồi giáo đều là
độc thần giáo, đạo chỉ thờ một thần, đó là Thiên Chúa. Nhiều người hiểu rằng các
tín đồ Do Thái giáo và các Kitô hữu cùng tôn thờ một Chúa. Tuy nhiên, có thể họ
không biết rằng các tín đồ Hồi giáo cũng tôn thờ một Chúa như họ.
Đức Allah không là tên riêng như
một số thần linh khác (Odin, Thor, Zeus, Apollo, Vishnu, hoặc Shiva). Tên Allah
không xác định riêng biệt, xa lạ, hoặc vị thần Ả Rập duy nhất. Theo nghĩa đen, Allah
chỉ là từ ngữ Ả Rập có nghĩa là “Chúa”. Các Kitô hữu Ả Rập diễn tả Thiên Chúa
là “Allah”, họ không có từ ngữ nào khác để diễn tả Thiên Chúa. Kinh Koran
(Quran, Qu’ran) là sách thánh của Hồi giáo nói về Ađam, Nô-ê, Áp-ra-ham, Mô-sê,
Đa-vít, Sa-lô-môn, Chúa Giêsu, và các nhân vật khác. Khi làm vậy, chính Kinh
Thánh Hồi giáo xác định Chúa của Muhammad, Chúa của Đức Giêsu, và Chúa của Ít-ra-en
đều là MỘT Thiên Chúa. Thiên Chúa của Hồi giáo cũng là Thiên Chúa của Do Thái
Giáo và Kitô giáo, Allah cũng chính là Thiên Chúa của Áp-ra-ham, I-sa-ác, và
Gia-cóp.
Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo
được coi là các tôn giáo truyền thống Áp-ra-ham, thế nên cả ba tôn giáo có
chung nguồn gốc, bắt nguồn từ Tổ phụ Áp-ra-ham. Hồi giáo được Muhammad thiết
lập tại Ả Rập hồi thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, cả người Do Thái và Ả Rập đều được
gọi là “người Sê-mít” (Semitic), là dòng dõi của Shem, con trai ông Nô-ê.
2. KHÔNG TIN CHÚA GIÊSU NHƯ KITÔ GIÁO
Kitô giáo là tôn giáo độc thần theo
truyền thống Áp-ra-ham, cùng tin một Thiên Chúa tối cao và là anh em với nhau. Tuy
nhiên, niềm tin Kitô giáo cũng duy trì đặc tính tôn giáo duy nhất về Đức Giêsu
Kitô, điều này đưa ra một điểm tương đồng khác giữa Do Thái giáo và Hồi giáo: Không
chấp nhận niềm tin Kitô giáo về Chúa Giêsu. Niềm tin Kitô giáo như vậy tin
thần tính của Chúa Giêsu, sự sống lại của Chúa Giêsu, vai trò duy nhất và cương
vị của Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ, các tín đồ Do Thái giáo và
Hồi giáo không chỉ coi đó là sai lầm mà còn là phỉ báng. Kitô giáo tin
rằng chính Ngôi Hai Thiên Chúa (Đức Giêsu Kitô) hóa thân làm người. Do Thái
giáo và Hồi giáo coi đó là vô lý (họ cho rằng Thiên Chúa không mặc xác phàm), là
tôn sùng ngẫu tượng (vì đặt con người ngang hàng với Thiên Chúa, giống như
Thiên Chúa).
Từ viễn cảnh của Do Thái giáo và
Hồi giáo, việc tin Chúa Giêsu như vậy là mâu thuẫn với thuyết độc thần mà cả Do
Thái giáo và Hồi giáo đều cương quyết không nhượng bộ về đức tin. Đối với Do
Thái giáo và Hồi giáo, Thiên Chúa là Một Ngôi duy nhất, chứ không là Ba Ngôi. Họ
cho rằng Kitô giáo tin Chúa Ba Ngôi (Tam Vị Nhất Thể, Trinity) là không thể
chấp nhận. Hồi giáo coi Chúa Giêsu chỉ là một ngôn sứ vĩ đại chứ không là
gì hơn. Do Thái giáo có cái nhìn mơ hồ hơn về vấn đề này, họ coi Chúa Giêsu là
vị cứu tinh thất bại, hoặc là một tiên tri giả. Đối với Do Thái giáo và
Hồi giáo, Chúa Giêsu không là Đấng cứu độ, không là thần linh, không sống lại, không
là Thiên Chúa nhập thể hoặc là Con Thiên Chúa theo bất kỳ nghĩa nào. Cả Do Thái
giáo và Hồi giáo đều đồng ý như vậy.
3. TIN CÓ CÁC THIÊN THẦN
Nhãn quan tôn giáo của Do Thái giáo
và Hồi giáo đều có vị trí cho những vị không là phàm nhân, thường được đề cập
là các “thiên thần”, các thụ tạo siêu nhiên được Thiên Chúa dựng nên để làm sứ
giả của Ngài.
Cả sách Tanakh (Kinh Thánh Do Thái)
và sách Talmud (văn chương giáo sĩ Do Thái) đầy các vấn đề liên quan cá hoạt
động của các thiên thần, kể cả các Tổng lãnh Thiên thần Gáp-ri-en, Mi-ca-e, và
các thiên thần vô danh khác. Cũng vậy, Kinh Koran nói về các thiên thần là các
sứ giả của Thiên Chúa, kể cả Mikail (Mi-ca-e), Israfil (Ra-pha-e), và các thiên
thần khác. Thật vậy, chính thiên thần Jibril (Gáp-ri-en) đã mặc khải kinh Koran
cho Muhammad. Có điểm tương tự khác giữa Do Thái giáo và Hồi giáo là sự cảnh
báo nghiêm túc về việc coi các thiên thần là các đối tượng để tôn thờ, hoặc coi
các thiên thần là Thiên Chúa. Làm vậy là phạm tội thờ ngẫu tượng.
4. TIN LỜI CÁC TIÊN TRI VÀ SỰ MẶC KHẢI
Do Thái giáo và Hồi giáo đều tin
rằng Thiên Chúa giao tiếp trực tiếp với loài người qua các ngôn sứ, hoặc những
người được Thiên Chúa tuyển chọn làm “phát ngôn viên” để làm “nhịp cầu” giữa
Thiên Chúa với cộng đồng. Ngược với cách dùng thông thường, thuật ngữ “ngôn sứ”
không nói tới người dự đoán tương lai, mà chỉ có nghĩa là “người nói thay Thiên
Chúa”.
Đối với Do Thái giáo, Mô-sê là ngôn
sứ “cao cấp”, vì qua Mô-sê mà Thiên Chúa mặc khải các điều răn và giáo huấn, nền
tảng của giao ước được Thiên Chúa thiết lập với dân Ít-ra-en trên Núi Sinai. Năm
cuốn sách đầu tiên của Cựu ước gồm điều này, gọi là “Ngũ Kinh” (năm sách của
Mô-sê, Torah). Phần thứ hai (hoặc phần giữa) gọi là Nevi’im (ngôn sứ), gồm các
sách của các ngôn sứ trong lịch sử sau đó của dân Ít-ra-en như Ê-li-a, Ê-li-sa,
Ê-dê-ki-en, I-sai-a, và các ngôn sứ khác.
Đối với Hồi giáo, Muhammad là ngôn
sứ được Thiên Chúa mặc khải kinh Koran (đọc, kể), sách thánh mà các tín đồ Hồi
giáo tôn kính là Lời Chúa và là mặc khải cuối cùng truyền lại cho nhân loại. Do
đó, ngôn sứ Muhammad được người Hồi giáo coi là tiên tri cuối cùng làm phát
ngôn viên của Chúa nói với nhân loại. Hồi giáo chân nhận tính thực tế và giá
trị của các mặc khải trước mà Thiên Chúa nói với các dân tộc ngày xưa. Kinh Koran
chân nhận Ađam, Nô-ê, Áp-ra-ham, I-sa-ác, Gia-cóp, Mô-sê, Đa-vít, Sa-lô-môn, Ê-li-a,
Ê-li-sa, Ê-dê-ki-en, Đức Giêsu, và các nhân vật khác (kể cả các nhân vật không
có trong Kinh Thánh) là các ngôn sứ đích thực mà Thiên Chúa nói với họ, ngay cả
với Muhammad là người cuối cùng được thêm vào danh sách này, sau khi các lời
tiên tri và mặc khải được khép lại.
Dĩ nhiên, họ có những điểm chung về
mặc khải và tiên tri, nhưng vẫn có các điểm dị biệt quan trọng giữa ba tôn giáo
theo truyền thống Áp-ra-ham. Hồi giáo chấp nhận tính hợp pháp của các mặc khải
trước như vậy vì có cả trong Kinh Thánh của Do Thái giáo và Kitô giáo, các Kinh
Thánh này bị “biến dạng” theo thời gian, cả Ngũ Kinh và Phúc Âm, cho tới chúng
ta ngày nay, không còn phản ánh chính xác bản văn gốc của các mặc khải. Điều
này nghĩa là Kinh Thánh của Do Thái giáo và Kitô giáo không còn nguyên bản, Do
Thái giáo và Kitô giáo dựa trên Kinh Thánh đó, các tôn giáo bối rối với các sai
lỗi. Theo quan điểm Hồi giáo, việc mặc khải kinh Koran là để sửa các sai lỗi đó
và sự sai lệch có trong Kinh Thánh cổ – chẳng hạn, không công nhận Chúa Giêsu
là Thiên Chúa nhập thể, Con Thiên Chúa, hoặc Đấng cứu độ phục sinh. Hồi giáo
tin Đức Giêsu là một ngôn sứ vĩ đại hoặc sứ giả của Thiên Chúa, chứ không là
Thiên Chúa hoặc thần linh.
Dĩ nhiên, Do Thái giáo hoàn toàn
đồng ý với Hồi giáo rằng Đức Giêsu không là Đấng cứu độ hoặc Thiên Chúa nhập
thể. Mặt khác, Do Thái giáo không đồng ý với Hồi giáo về việc tin Muhammad là
ngôn sứ thật, hoặc kinh Koran là mặc khải thật. Do Thái giáo không đồng ý khi
Hồi giáo nói rằng kinh Koran không thể sai lầm và để “sửa” các lỗi có trong
Kinh Thánh của Do Thái giáo. Vì thế, chắc chắn vẫn có vấn đề quan trọng, ngay
cả các vấn đề thần học không thể tranh luận mà người Do Thái giáo và Hồi giáo “không
thống nhất”. Về nền tảng, cả Do Thái giáo và Hồi giáo đều tin một Thiên Chúa
(cùng một Thiên Chúa), Đấng mặc khải chính Ngài cho nhân loại bằng cách nói với
họ qua các ngôn sứ. Được Thiên Chúa chọn làm “phát ngôn viên” của Ngài, các
ngôn sứ đã nói nhiều sứ điệp của Thiên Chúa đối với cộng đồng.
5. TIN CÓ SỰ SỐNG LẠI, NGÀY PHÁN XÉT, THIÊN ĐÀNG VÀ HỎA NGỤC
Các Kitô hữu cũng tin như vậy, và có
sự tương đồng với cả ba tôn giáo theo truyền thống Áp-ra-ham. Các chi tiết đặc
biệt có thể khác nhau trong mỗi tôn giáo hoặc giáo phái. Do Thái giáo, Kitô
giáo, và Hồi giáo tin khác nhau một chút về những điều liên quan tư tưởng tôn
giáo về sự sống đời sau và thận thế. Các tư tưởng được chấp nhận mới đầu
được phát triển trong Do Thái giáo, rồi cả Kitô giáo và Hồi giáo đều thừa hưởng,
tin rằng sẽ có ngày Thiên Chúa cho kẻ chết sống lại, và có cuộc phán xét các
linh hồn. Những người công chính sẽ được hưởng phúc trường sinh trên Thiên
đàng, còn những người không công chính sẽ bị phạt đời đời trong Hỏa ngục.
Có những cách hiểu khác nhau trong
ba tôn giáo chính của người Sê-mít (không kể các nhóm phân chia của họ). Nhưng
phần cốt lõi giữ vai trò quan trọng trong các dạng thần học riêng. Niềm
tin về “những điều cuối cùng” cũng làm cho ba tôn giáo theo truyền thống
Áp-ra-ham khác với các tôn giáo lớn trên thế giới, có thể duy trì niềm tin nền
tảng và khác nhau về sự sống đời đời, hoặc số phận cuối cùng của con người (chẳng
hạn, Ấn giáo, Phật giáo, và đạo Sikh tin có sự tái sinh).
6. COI GIÊRUSALEM LÀ THÀNH THÁNH
Dĩ nhiên Kitô giáo cũng coi
Giêrusalem là thành thánh. Khó có thể nói tầm quan trọng chính đối với Do Thái
giáo về thánh thánh Giêrusalem. Thủ đô của Ít-ra-en ngày nay, một trong các
thành phố cổ xưa nhất thế giới, là Giêrusalem. Thành phố này đã được vua Đa-vít
xây dựng gần 3000 năm trước (khoảng năm 1000 trước công nguyên). Vua Sa-lô-môn,
con vua Đa-vít, đã xây dựng đền thờ đầu tiên tại đó, làm cho Giêrusalem là
trung tâm tôn giáo của Do Thái, mặc dù Đền thờ này đã bị phá hủy hai lần (lần
đầu bị người Babylon phá vào năm 586 trước công nguyên, được tái xạy dựng rồi
lại bị người Rôma phá hủy vào năm 70 sau công nguyên). Ngày nay, Đền thờ Giêrusalem
vẫn là nơi lịch sử tôn giáo có ý nghĩa đối với Do Thái giáo. Đền thờ Núi (nơi
nguyên thủy của cả hai Đền thờ), với bức tường phía Tây nổi tiếng, gọi là “Bức
tường Khóc than” (di tích cũ), hàng năm có hàng ngàn du khách đến cầu nguyện,
người Do Thái coi đây là nơi thánh nhất thế gian này.
Thành phố Mecca ở Ả Rập Saudi là nơi
sinh của ngôn sứ Muhammad, cũng là nơi nổi tiếng gọi là Hajj (chạy trốn, di trú)
để hành hương tới Mecca (một trong năm “cột trụ” của Hồi giáo, mọi tín đồ Hồi
giáo đều phải hành hương tới Mecca ít nhất một lần trong đời). Đối với các tín
đồ Hồi giáo, Mecca là thành thánh. Gần đó có thành phố Medina, nơi có mộ
của Muhammad và nơi trú ẩn mà Muhammad cùng các bạn đã trốn khi bị bách hại ở
Mecca. Do đó, Medina được coi là thánh địa thứ nhì của Hồi giáo.
Đối với Hồi giáo, thành Giêrusalem là
nơi thánh. Thật vậy, đó là nơi thánh thứ ba của Hồi giáo, sau Mecca và
Medina. Hồi giáo chấp nhận sự mặc khải của Thiên Chúa đối với các ngôn sứ
trong lịch sử, kể cả lịch sử theo Kinh Thánh, và Giêrusalem được coi là thành
thánh đối với các ngôn sứ thời kỳ đầu.
Thành Giêrusalem cũng nổi bật trong
câu chuyện về cuộc hành trình đêm và việc bay lên của Muhammad, Tổng lãnh Thiên
thần Jibril (Gáp-ri-en) đã đưa Muhammad từ Mecca tới Giêrusalem (để cầu nguyện),
rồi lại đưa ông từ Giêrusalem lên trời (để gặp gỡ và đối thoại với các tiên tri
thời trước), chuyện xảy ra chỉ trong một đêm. Giêrusalem cũng là qibla (phương
hướng) đầu tiên mà các tín đồ Hồi giáo được dạy trong khi cầu nguyện, tới mặc
khải sau đó được Muhammad thuật lại cách đổi hướng để người Hồi giáo từ Giêrusalem
tới Mecca. Ngày nay, Đền thờ Núi tại Giêrusalem là nơi thánh có Bức tường
Than khóc phía Tây – di tích còn lại duy nhất của Đền thờ thứ nhì cùa Do Thái
giáo – nhưng cũng là Đền thờ al-Aqsa của Hồi giáo, kể cả Mái vòm của Đền thờ Đá.
Đá này là Đá Tảng của Đền thờ mà
người Do Thái tin là nơi thánh của Đền thờ, nơi cực thánh của Do Thái giáo. Hồi
giáo tin Mái Vòm Đá tại Giêrusalem là nơi Muhammad đã được “di chuyển” trong
đêm kỳ diệu. Đền thờ al-Aqsa gần đó là nơi cực thánh thứ ba để người Hồi
giáo cầu nguyện, sau Đền thờ Vĩ đại tại Mecca (nơi hành hương) và Đền thờ Tiên
tri tại Medina (có mộ Muhammad).
7. NAM GIỚI PHẢI CẮT BÌ
Trong Kinh Thánh, Áp-ra-ham được
Thiên Chúa truyền lệnh cắt bì, dấu chỉ giao ước thánh được thiết lập. Yêu cầu
này được truyền cho con cháu nam giới của Áp-ra-ham. Nam giới Hồi giáo cũng giữ
luật này một thời gian dài. Theo “Ngũ Kinh” (năm cuốn dầu của Cựu ước), các trẻ
nam Do Thái được cắt bì vào ngày thứ tám kể từ lúc sinh. Dịp này gọi là bris (tức
là “giao ước cắt bì”), có cử hành nghi lễ tôn giáo. Việc này được làm bởi một
chuyên gia Do Thái, gọi là mohel (người cắt bì), sau đó có một bữa ăn. Kinh Koran
không đòi buộc cắt bì, nhưng việc cắt bì cho nam giới vẫn được kể đến trong bộ
sựu tập hadith (do Muhammad biên soạn, các tín đồ Hồi giáo coi đó là bản hướng
dẫn đáng tin cậy để hiểu và xử sự). Chính Muhammad cũng được cắt bì, kể cả các
tiên tri trước cho tới Áp-ra-ham. Cắt bì nam giới (gọi là khitan hoặc tahara) là
tiêu chuẩn trong Hồi giáo từ những ngày đầu. Đa số các tín đồ Hồi giáo coi đó
là nghi thức bắt buộc, ngay cả những người không áp dụng cũng coi đó là việc
xứng đáng và rất nên giữ.
8. CẦU NGUYỆN NHIỀU LẦN TRONG NGÀY
Dĩ nhiên, người ta có thể cầu
nguyện bất cứ lúc nào, bao nhiêu lần cũng được. Nhưng trong Do Thái giáo và Hồi
giáo, số lần cầu nguyện chính thức được ấn định mỗi ngày: Năm lần – sáng sớm,
trưa, chiều, tối, và đêm. Việc cầu nguyện là một trong Năm Cột Trụ của Hồi
giáo, bắt buộc đối với mọi tín đồ Hồi giáo. Khi cầu nguyện, họ phải tìm nơi
thích hợp (nếu có nhà thờ thì tốt nhất, nhưng không cần thiết). Năm lần cầu
nguyện trong ngày là việc bắt buộc, nếu ai bỏ vì lý do gì thì phải cầu nguyện
bù vào. Khi cầu nguyện, các tín đồ Hồi giáo phải quay mặt hướng về thánh địa
Mecca (ở Ả Rập Saudi), và cầu nguyện theo nghi thức. Ngôn ngữ chính là tiếng Ả
Rập, ngôn ngữ của kinh Koran.
Cũng vậy, người Do Thái cũng ấn
định số lần cầu nguyện trong ngày – sáng, chiều, và tối. Cả Do Thái giáo chính
thống và Do Thái giáo bảo thủ đều bắt buộc cầu nguyện mỗi ngày ba lần, còn Do
Thái giáo cải cách và Do Thái giáo kiến thiết lại không bắt buộc, cho phép tùy
ý mỗi cá nhân.
9. GIỮ LUẬT ĂN UỐNG
Người ta đa số đều không biết rằng các
tín đồ Do Thái giáo giữ “luật kosher”, nghĩa là họ chỉ ăn thực phẩm “kosher”. Chẳng
hạn, phải tránh thịt hèo vì thịt heo không là “thực phẩm kosher”. Tương tự, các
tín đồ Hồi giáo cũng chỉ ăn các thực phẩm “halal” (được phép), và tránh các
thực phẩm “haram” (cấm). Tại Hoa Kỳ, những nơi có nhiều người theo Do Thái giáo
và Hồi giáo, người ta thường ghi ở các cửa hàng: Thịt kosher hoặc tạp hóa halal.
Chữ kosher nghĩa là “đúng luật”. Luật Do Thái giáo rút ra từ “Ngũ Kinh”, cho
biết loại thực phẩm nào là “đúng luật”. Trong thực tế, điều này có thể khá phức
tạp, nhưng những người giữ luật Do Thái giáo phải giữ – gọi là luật kashrut (đúng,
riêng) – được liệt kê trong “Ngũ Kinh”. Các thực phẩm cấm như thịt heo và hải
sản (cua, tôm, sò, ốc,…) vì chúng “không tinh sạch”. Các loại thực phẩm khác phải
được chuẩn bị theo “đúng nghi thức”. Chẳng hạn, các loại máu phải rút ra khỏi
thịt trước khi nấu hoặc ăn (loại thịt “kosher” bảo đảm quá trình này), thịt và
sữa không được trộn hoặc ăn chung với nhau (loại hamburger thì không sao, nhưng
thịt băm có phô-mai thì không là thực phẩm “kosher”). Nhiều gia đình Do Thái có
các loại dụng cụ riêng (dao, bình, hũ, nồi, soong, chảo,…), đôi khi dành riêng
biệt cả bồn rửa và tử lạnh, làm vậy để bảo đảm không phạm luật. Tuy nhiên, những
người theo Do Thái giáo chính thống không giữ nghiêm ngặt như vậy, nhiều người
theo Do Thái giáo cải cách vẫn giữ đúng nghiêm luật.
Hồi giáo cũng có một số luật về ăn
uốgn. Kinh Koran cấm ăn thịt heo và uống rượu (kể cả các chất có men). Luật Hồi
giáo rút ra các hướng dẫn từ kinh Koran, phân biệt các dạng thực phẩm “halal” và
“haram”. Rượu, thịt heo, máu, động vật giết mổ không đúng cách, và một số thực
phẩm được phân loại là “haram” hoặc không được phép. Có những điểm tương đồng
và dị biệt giữa các thực phẩm “kosher” và “halal”. Chẳng hạn, cả những người Do
Thái giáo và Hồi giáo đều không được ăn thịt heo. Mặt khác, người Do Thái giáo
không được ăn hải sản, nhưng đa số người Hồi giáo lại được ăn (tùy giáo phái). Ngược
lại, người Hồi giáo không được uống rượu, nhưng người Do Thái giáo lại có thể
uống rượu.
10. TÁCH RIÊNG NAM VỚI NỮ KHI THỜ PHƯỢNG
Trong Do Thái giáo, việc ngồi riêng
như vậy còn tùy giáo phái. Tại các nhà thờ Do Thái giáo chính thống, nam giới
và nữ giới Do Thái có chỗ riêng biệt (phụ nữ thường ở trên lầu), tại các nhà
thờ Do Thái giáo cải cách thí không phân biệt nam nữ.
Trong Hồi giáo, luôn có sự phân
biệt giới tính trong khi cầu nguyện, nhưng tục lệ đặc biệt này thay đổi tùy văn
hóa và tùy nơi. Thường chỉ có nam giới cầu nguyện tại các đền thờ, còn phụ nữ
cầu nguyện ở nhà. Có nơi phụ nữ có thể cầu nguyện ở đền thờ, nhưng thường ở
phòng cầu nguyện phía sau (khác chỗ với nam giới) hoặc ở một nơi riêng khác, đôi
khi là nơi khuất, hoặc ở trên lầu.
Dĩ nhiên có những điểm tương đồng giữa
Do Thái giáo và Hồi giáo có thể ngoài danh sách này. Đối với cả hai tôn giáo, một
ngày bắt đầu từ lúc mặt trời lặn, chứ không là nửa đêm hoặc rạng đông. Mỗi tôn
giáo có âm lịch riêng, khác hẳn với dương lịch tiêu chuẩn theo Tây phương hoặc
lịch Grê-gô-ri-an. Để tỏ lòng sùng đạo, đàn ông Do Thái giáo và Hồi giáo thường
đội mũ chỏm, gọi là “yarmulkes” (tiếng Yiddish) hoặc “kippahs” (tiếng Do Thái),
còn đàn ông Hồi giáo thường dùng “mũ cầu nguyện”, gọi là “kufi” hoặc “taqiyah”.
Có thể hai tôn giáo này không khác nhau về những điểm cơ bản.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét