LTCGVN (22.08.2014)
Sài Gòn – Cộng sản đã tuyên bố cướp chính quyền năm 1945. Điều đó có nghĩa là Việt nam khi đó có một chính quyền thực sự rồi bị cộng sản cướp. Chứ không có tình trạng vô Chính phủ. Để có tiếng chính danh, cộng sản không ngừng bôi nhọ Chính phủ Trần Trọng Kim, nào là bù nhìn của Nhật, nào là không làm gì cho dân cho nước.
Ngày nay, thế hệ trẻ cũng bị nhồi sọ mà cho rằng Chính phủ Trần Trọng Kim hoặc không tồn tại, hoặc không đáng tồn tại mà phải để chỗ cho cộng sản.
Nhưng, lịch sử thì không thể bị bóp méo. Một trong những bằng chứng về những gì Chính phủ Trần Trọng Kim đã làm lại từ chính tờ báo của chính quyền cộng sản đăng lên. Đó là tờ Văn hóa Nghệ An: http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-quanh-ta46/hue-nam-1945-va-chinh-phu-tran-trong-kim*
…Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong một hoàn cảnh rất tình cờ của lịch sử, không do kết quả tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một đảng phái hay một phong trào chính trị nào. Sau gần một thế kỉ bị Pháp đô hộ, lần đầu tiên nước Việt Nam được độc lập(dù mới chỉ một phần) mà không phải hi sinh xương máu.
Việt Nam được độc lập (dù mới chỉ một phần) mà không phải hi sinh xương máu. Đó là một tình thế lý tưởng, còn hơn cả Ấn Độ tuy cũng không hi sinh sương máu nhưng phải 2 năm sau đó, 1947.
Cộng sản đã thí bao nhiêu dân để có được một cái “độc lập” trong vòng tay của quốc tế cộng sản?
Chính phủ Nhật giữ Bảo Đại nhưng không muốn giữ Phạm Quỳnh vì ông là người bị coi là thân Pháp. Thật ra, Phạm Quỳnh là một học giả yêu nước nhưng cũng là một nhà chính trị ôn hoà, chủ trương rằng Việt Nam thời đó không thể chống nổi Pháp nên cần phải học hỏi văn minh Tây phương qua văn hoá Pháp để dần dần đòi lại quyền tự chủ.
Chính vì là “một học giả, yêu nước nhưng cũng là một nhà chính trị ôn hoà, chủ trương … dần dần đòi lại quyền tự chủ”, mà Phạm Quỳnh đã bị Hồ giết. Đó cũng là số phận của bất cứ ai giỏi hơn Hồ, cho dù yêu nước, thương dân.
… sau ngày Nhật đầu hàng đồng minh, Đại sứ Yokohama thuật lại buổi yết kiến vua Bảo Đại để báo tin việc chính phủ Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và trao trả độc lập cho Việt Nam. Phạm Quỳnh hiện diện trong buổi tiếp kiến này yêu cầu Nhật Bản thừa nhận nền độc lập của Việt Nam một cách chính thức vì Pháp đã bị tước quyền bảo hộ. Ông nhấn mạnh rằng: “Để chúng tôi có thể hợp tác hữu hiệu với Nhật Bản, chúng tôi cần phải có được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân, và để đạt được điều đó, uy tín của chính phủ chúng tôi cần phải được tăng cường bằng một hành động long trọng tuyên cáo độc lập”. Yokohama trả lời rằng việc tuyên cáo độc lập để chứng tỏ chủ quyền là hành động nội bộ mà “Ngài có tự do tuyệt đối để hành động theo sự phán xét của chính phủ ngài”.
Phạm Quỳnh mong muốn có một Việt Nam độc lập và Nhật đã đồng ý. Như vậy không ai có thể lên án Phạm Quỳnh về vấn đề độc lập. Ngoại trừ, cộng sản tìm mọi cớ giết ông ta.
Đoạn dưới đây gói gọn những gì mà cộng sản đã làm để bôi nhọ Chính phủ Trần Trọng Kim:
Chính phủ Trần Trọng Kim thường không được nhắc nhở đến trong lịch sử tranh đấu giành độc lập cho dân tộc, hoặc nếu có thì cũng chỉ được coi như một chính phủ chuyển tiếp trong một thời gian ngắn ngủi không có thành tích gì đáng kể. Việt Minh thì dứt khoát lên án chính phủ Kim là “bù nhìn” do Nhật tạo ra và chỉ đem lại cho Việt Nam một nền “độc lập bánh vẽ”. Nhiều nhà lãnh đạo chính trị và tác giả ngoại quốc cũng đồng ý một cách thiếu thận trọng như thế. Đến nay, hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, giai đoạn lịch sử này cần được xem xét lại một cách khách quan về tính chất chính đáng của chính phủ ấy.
Nhật đảo chính Pháp ngày 09/03/1945. Chỉ 2 ngày sau, 11/03/1945, vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập và Hiệp ước Việt – Pháp năm 1884 không còn hiệu lực vì Pháp không còn bảo hộ được cho Việt Nam.
Những lý do mà Việt Nam có thể độc lập mà không tốn xương máu đã thuyết phục Trần Trọng Kim nhận thành lập Chính phủ:
Luật sư Trịnh Đình Thảo, sau này là Chủ tịch của Liên minh Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình (LMDTDCHB) trong hệ thống Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (MTDTGPMN) cho biết Trần Trọng Kim “không tin ở sự thành thật của nhà cầm quyền người Nhật và lo ngại bị lôi cuốn vào những biến cố có hại cho tương lai của xứ sở” nhưng ông Thảo đã thuyết phục được ông Kim nhận lời yêu cầu của Bảo Đại với lý do “phải gấp rút thành lập chính phủ Việt Nam độc lập để đặt các lực lượng đồng minh, nhất là Pháp, trước một tình trạng pháp lý không thể đảo ngược bằng lời tuyên cáo hủy bỏ những hiệp ước Bảo hộ năm 1862 và 1874, tuyên cáo nước Việt Nam độc lập và thống nhất”.
Cộng sản đã làm gì so với Chính phủ Trần Trọng Kim?
1 – gây đổ máu, gây chiến tranh, tiêu diệt những người Việt yêu nước : Quốc dân đảng (vụ Ôn Như Hầu), Tạ Thu Thâu, … Tội lỗi đều do Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp gây nên.
2 – tạo điều kiện cho quân Pháp-Anh và Tưởng vào Việt Nam. Vì nếu Chính phủ Trần Trọng Kim còn tồn tại, thì nối tiếp của Bảo Đại có danh chính ngôn thuận và các Hiệp ước với Pháp cũng bị vô hiệu hóa.
3 – chia cắt đất nước, rồi rước Pháp từ Nam ra Bắc và lại xin vào Liên hiệp Pháp theo Hiệp ước sơ bộ Fontainebleau 06/03/1946.
Hãy coi Chính phủ Trần Trọng Kim mà cộng sản gọi là Chính phủ bù nhìn đã làm những gì:
Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong những điều kiện khó khăn về chính trị, an ninh và kinh tế như vậy. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Nội các, bên cạnh công tác khẩn cấp cứu trợ nạn đói ở miền Bắc đã làm ngót hai triệu người thiệt mạng, chính phủ Trần Trọng Kim đã ấn định một chương trình sáu điểm:
1. Chuyển giao tất cả các cơ sở hành chính cho các viên chức Việt Nam.
2. Thâu hồi đất Nam Kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp.
3. Ân xá toàn thể các phạm nhân chính trị.
4. Cho phép thành lập các đảng phái chính trị.
5. Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo.
6. Thiết lập các Uỷ ban tư vấn quốc gia để soạn thảo Hiến pháp và nghiên cứu cải tổ chính trị, hành chính và giáo dục.
Chỉ trong thời gian bốn tháng (từ 17 – 4 đến 16 – 8), chính phủ Kim đã thực hiện được gần hết chương trình này.
Chính phủ cũng cứu trợ nạn đói mà khẩn cấp nữa, đâu cần gì đến cộng sản.
Theo 2 điều đầu, thì đến 16/08/1945 Việt Nam đã gần như độc lập với đầy đủ các cơ quan hành chánh. Không tốn một viên đạn. Mà từ Móng Cái đến Cà Mau, chứ không chỉ một miền.
Những điều 3 đến 6 mà Chính phủ Trần Trọng Kim làm được khi đó, thì chỉ là mơ ước của người dân Việt hiện nay, tức là 68 năm sau với hàng triệu sinh mạng.
Bước tiến hay thụt lùi? cách mạng hay phản động? Có khó trả lời không?
Những thành quả của Chính phủ Trần Trọng Kim được tóm tắt:
“- Cứu đói: Bộ Tiếp tế do bác sĩ Nguyễn Hữu Thi cầm đầu nỗ lực điều động việc vận tải thóc từ Nam ra Bắc. … nhờ sự thành lập Tổng hội Cứu tế nạn đói để phối hợp hoạt động với những hội chẩn tế và những đoàn thanh niên cứu đói trên toàn quốc … số người chết vì nạn đói … (giảm rất nhiều)”
Vận động toàn quốc cứu đói. Cộng sản làm gì được hơn?
- Chủ quyền: Để biểu hiệu cho sự thống nhất ba miền lãnh thổ, quốc hiệu “Việt Nam” chính thức thay thế cho quốc hiệu “An Nam” đang được sử dụng…. Ngày 1 – 8, Thủ tướng Kim phải đích thân từ kinh đô Huế ra Hà Nội gặp Tổng tư lệnh Tsuchihashi Yuitsu, không những yêu cầu trả ngay phần còn lại của lãnh thổ mà còn đòi luôn các công sở thuộc về phủ toàn quyền Pháp khi trước. Tất cả những đòi hỏi này đều được Tsuchihashi chấp thuận, và hai bên ấn định ngày trao trả Nam Bộ là 8 – 8 và ngày trao trả các công sở là một tuần sau đó. Cũng trong dịp gặp Tsuchihashi, Trần Trọng Kim đã được Nhật đồng ý chuyển giao lại các binh sĩ Việt Nam, cung cấp 4.000 khẩu súng mới và đạn dược để tổ chức đội quân bảo an.
Lấy lại toàn bộ chủ quyền trên cả nước. Mọi công sở đều thuộc về người Việt. Có tiềm năng quân đội mà Nhật chịu cung cấp vũ khí.Cũng xin nói ở đây. Nhiều người trẻ cho rằng An Nam là tên nước cho đến thời Pháp thuộc và HCM và đảng CSVN mới là kẻ khai sinh ra nước Việt Nam. Thì ở đây, chính Văn hóa Nghệ An của đảng CSVN công nhận, Chính phủ Trần Trọng Kim đã khai sinh ra tên nước Việt Nam.
- Cải tổ: Vốn là một nhà giáo dục, Trần Trọng Kim rất chú trọng đến việc cải tổ hệ thống giáo dục, bắt đầu bằng việc sử dụng tiếng Việt làm ngôn ngữ giảng dạy. Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục, không những là một nhà khoa học mà còn là một học giả uyên bác, đã hoạch định xây dựng một nền quốc học trên cơ sở dân tộc và tiến bộ, nhưng chưa kịp thi hành trong một nhiệm kỳ quá ngắn ngủi. Hệ thống và chương trình Trung học do ông soạn thảo đã được các chính phủ quốc gia tiếp tục áp dụng với đôi chút sửa đổi trong nhiều năm về sau.
Phổ cập tiếng Việt. Các chương trình giáo dục mà các Chính quyền sau này còn phải làm kim chỉ nam. Chính cộng sản cũng phải công nhận tài năng của Hoàng Xuân Hãn. So với chương trình của mấy người bẻ ghi xe lửa, y tá, hoạn lợn, …, thì một trời một vực.
- Về tư pháp, do đề nghị của Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Đình Thảo, Thủ tướng Kim ký nghị định ân xá ngày 2/5 với lệnh “Thả ngay tất cả các tù nhân chính trị” và ngày 8/5 thành lập Uỷ ban soạn thảo Hiến pháp trên căn bản thống nhất xứ sở, các quyền tự do chính trị, tôn giáo và nghiệp đoàn. Ngoài ra, miễn hay giảm 13 hạng thuế được thi hành dưới thời Pháp và Nhật.
Không có tù chính trị, tự do tôn giáo, nghiệp đoàn, Hiến pháp dân chủ … Đâu cần phải dân trí cao, cũng làm được cả đó. Tại sao bây giờ lại cấm dân vì cho rằng dân không đủ trình độ tự do tôn giáo, nghiệp đoàn, …?
- Chính trị: Với chủ trương “hợp nhất tất cả các phần tử quốc dân để củng cố độc lập của quốc gia và gây mạnh cái tinh thần yêu nước trong mọi giai tầng xã hội,” …vinh danh các anh hùng dân tộc đã chiến thắng quân xâm lược và những nhà cách mạng đã hi sinh cho Tổ quốc, thay đổi tên đường phố và phá hủy những tượng đài biểu thị nền đô hộ của Pháp…khuyến khích thanh niên sinh viên tham gia các sinh hoạt chính trị, văn hoá, xã hội… Ngoài ra, chính phủ Kim cũng thực hiện tinh thần hoà giải và đoàn kết dân tộc, không phân biệt đảng phái, không chỉ bằng việc thả hết các chính trị phạm và kêu gọi họ hợp tác, mà còn can thiệp với Nhật để các thanh niên bị bắt về tội theo Việt Minh chống Nhật cũng được phóng thích.
Những kết quả trên đây cho thấy nội các Trần Trọng Kim, dù không phải là những chính trị gia có thành tích và kinh nghiệm, song đều là những nhà trí thức nhiệt tình với đất nước, hết lòng phục vụ cho quyền lợi chung của dân tộc, không tham nhũng, không chia rẽ bè phái, không tham quyền cố vị. Trước tình thế rối ren của Cách mạng Tháng Tám, Thủ tướng Kim được quân đội Nhật cho biết họ “còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân đội đồng minh đến thay,” nhưng ông đã từ chối yêu cầu Nhật bảo vệ chính phủ và muốn duy trì trật tự vì muốn tránh đổ máu và rối loạn.
Chính phủ Trần Trọng Kim có những phẩm chất gì? “trí thức nhiệt tình với đất nước, hết lòng phục vụ cho quyền lợi chung của dân tộc, không tham nhũng, không chia rẽ bè phái, không tham quyền cố vị”. Ai trong chính quyền hiện nay có một chút xíu của một trong các phẩm chất đó?
Chính phủ Trần Trọng Kim khuyến khích thanh niên tham gia chính trị, thì ngày nay chính trị là điều cấm kỵ chẳng những với thanh niên mà với mọi người dân. Thay vào đó là những trò nhảm nhí là ru ngủ thanh niên điều mà cộng sản lên án chế độ thuộc địa Pháp.
Chỉ vì lòng nhân ái, tránh đổ máu, mà Chính phủ Trần Trọng Kim đã không nhờ Nhật can thiệp diệt cỏ dại là cộng sản mà để lại hậu quả không thể lường là một Việt Nam rơi vào cảnh nồi da nấu thịt, một xã hội là một nhà tù lớn, một xã hội mà quyền con người chỉ còn là số không. Tóm lại, là một sự thụt lùi hàng trăm năm. Xã hội dưới thời Trần Trọng Kim là một thiên đường của người dân hiện nay.
Kết luận của bài viết trên báo Văn hóa Nghệ An phần nào trả lại cho Trần Trọng Kim những gì thuộc về Trần Trọng Kim và cũng qua đó gián tiếp những gì mà cộng sản đã phá qua kết quả cướp của họ:
Trong thời gian quá ngắn phục vụ đất nước, chính phủ Trần Trọng Kim không mắc phải sai lầm nào đáng bị chỉ trích, trái lại, đã thực hiện được nhiều thành tích đáng kể nhất là việc lấy lại được miền Nam và ba nhượng địa quan trọng ở miền Bắc, hoàn thành được việc thống nhất đất nước như đã nói trên. Tất cả những điều đó cho thấy Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim không phải là “bù nhìn” của Nhật và nền độc lập của Việt Nam, dù chưa hoàn toàn, vẫn là một thực tại chứ không phải “bánh vẽ”, nhất là so với những điều kiện của một “quốc gia tự do” và viễn tưởng thống nhất mơ hồ như trong Hiệp định sơ bộ 6 – 3 năm 1946 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh phải ký kết với Cao uỷ Bollaert.
Từ Trần Trọng Kim đến Hồ Chí Minh mới chỉ trong khoảng 1 năm 1945-1946 đã là một sự thụt lùi rõ ràng về chủ quyền và độc lập. Việt nam đã phải trả giá với hàng triệu sinh mạng do các cuộc chiến mà Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, …, gây ra để thây tóm quyền lực và phục vụ quốc tế cộng sản. Gây thù oán với nhiều quốc gia. Sau mấy chục năm, đến nay, sự thụt lùi là toàn diện cho đến bị phá hoàn toàn, từ chính trị, văn hóa, tính dân tộc, đạo đức, giáo dục và đặc biệt là nhân quyền với các tự do chính trị, tôn giáo, ngôn luận, …
Du Minh
Nguồn: VRNs
0 nhận xét:
Đăng nhận xét