Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Hiến pháp đòi buộc các tu sĩ DCCT chọn lựa người bị bỏ rơi

LTCGVN (22.08.2014)

Sài Gòn – Tỉnh DCCT VN vừa kết thúc bốn ngày thường huấn với chủ đề Hiến pháp DCCT, từ 18 – 21.08 vừa qua tại Nhà mục vụ DCCT ở Sài Gòn, số 38 đường Kỳ Đồng. Trong những ngày này, các tu sĩ DCCT cùng nhau học hỏi và chia sẻ đời sống phưng vụ với nhau.

Ngày thứ ba trong kỳ Thường huấn, cha Giám đốc Học viện chủ tế
Ngày thứ ba trong kỳ Thường huấn, cha Giám đốc Học viện chủ tế
Cha Giám Tỉnh cùng quý cha đồng tế
Cha Giám Tỉnh cùng quý cha đồng tế

Khái quát việc hình thành Hiến pháp DCCT
Ngày đầu tiên, cha Mác-cô Bùi Quan Đức trình bày Tóm tắt Lịch sử Hiến Pháp DCCT hiện hành. Cha Đức đã dựa trên tài liệu của cha S. Rabuni, CSsR, một người tham gia trong nhóm biên soạn Hiến pháp hiện hành, để làm khung chính trình bày.
Theo đó, thời thánh An Phong gọi là Luật Dòng hay Tu Luật, nhưng đến sau Công dồng Vatican II, Tòa thánh yêu cầu dùng từ Hiến pháp để chỉ Bộ luật Gốc của mỗi Nhà Dòng. Do đó DCCT phải tiến hành soạn lại luật dòng theo tiêu chuẩn của Hiến pháp, do Tòa thánh hướng dẫn.

Thật ra, Hiến pháp DCCT đã được bắt tay vào soạn thảo lại theo nhu cầu và thách thức của thế kỷ XX, từ năm 1947. Cha Bề trên tổng quyền thời đó đã nhấn mạnh đến việc DCCT cùng suy nghĩ và cùng cảm nhận với Giáo hội. Từ đó hình thành trường Thần học luân lý, Viện linh đạo và Viện nghiên cứu lịch sử.
Đến Tổng công hội năm 1954, khi thế giới thay đổi mạnh sau hai cuộc thế chiến, các nghị phụ đã quyết định thay đổi Hiến pháp để giúp đời tu vượt qua những thử thách của thời đại. Đến Tổng công hội 1963, nguyên tắc biên soạn Hiến pháp được nhấn mạnh như sau: chỉ sửa những điểm thật cần thiết, loại bỏ những gì không phù hợp với thời đại, và thêm vào những cái mới cho phù hợp với xu hướng toàn cầu. Các nghị phụ lưu ý, bản Hiến pháp mới phải mang đặc tính loan báo Tin Mừng cho những người bị xã hội và giáo hội loại trừ; Có thể dùng mọi phương thế để tiếp cận người nghèo tốt hơn; Chân thành và tin tưởng người nghèo hơn.
Sau khi Công đồng Vatican II, Tòa thánh thúc đẩy các Dòng Tu phải thay đổi Hiến pháp cho phù hợp với giáo huấn của Công đồng, năm 1967, DCCT chính thức lập Ban biên tập Hiến pháp.
Ngày 02.02.1982, Hiếp pháp DCCT được Tòa thánh phê chuẩn, sau đó 23 ngày, 25.02, cha Josef G. Pfab, C.Ss.R. Bề trên tổng quyền đã chính thức công bố với toàn Dòng. Ngày 15.08, năm 1986, cha Juan M. Lasso de la Vega, C.Ss.R. Bề trên tổng quyền công bô bản Hiến pháp hoàn thiện vừa được Tòa thánh điều chỉnh một vài tiểu tiết.
Buổi chiều,  cha Giu-se Nguyễn Ngọc Bích trình bày Tổng quan Hiến Pháp DCCT theo tinh thần Công Đồng Vatican II.
Các tham dự viên lắng nghe thuyết trình
Các tham dự viên lắng nghe thuyết trình
Đây là dịp thầy trò, già trẻ cùng học chung một đề tài để hiểu nhau, để san sẻ kinh nghiệm khác biệt
Đây là dịp thầy trò, già trẻ cùng học chung một đề tài để hiểu nhau, để san sẻ kinh nghiệm khác biệt

Linh hồn của Hiến pháp
Sáng ngày thứ hai, cha GB. Nguyễn Thanh Bích trình bày Những điểm nhấn quan trọng trong Hiến Pháp DCCT. Cha Thanh Bích dùng văn bản tiếng Anh để chú giải, vì Nhà Dòng đã xác nhận bản tiếng Anh có giá trị pháp lý như bản gốc tiếng La Tinh trong mọi trích dẫn và toàn bộ văn bản.
Mở đầu, cha Thanh Bích lưu ý câu đầu tiên, ngay trên trang bìa của Hiến pháp là The Apostolic Life of Redemptorists – Đời sống tông đồ của anh em DCCT. Điều này cho thấy bản Hiến pháp này nhắm đến sứ vụ hơn là nhắm đến đời tu của tu sĩ DCCT. Đời tu của anh em DCCT phải thay đổi cho phù hợp với sứ vụ. Lịch sử hình thành DCCT là như vậy. Sau khi thánh An Phong từ bỏ nghề luật sư, ngài đã trở thành linh mục (nôm na là đã đi tu), nhưng chỉ bấy nhiêu như các linh mục triều và các hoạt vụ thừa sai phúc chuyến thôi không đủ. Thiên Chúa muốn thánh An Phong gặp những người bị xã hội và giáo hội bỏ quên, loại trừ. Từ đó, ngài được mời gọi lập ra DCCT chuyên lo cho những người bị gạt ra bên lề xã hội này.
Lời mở đầu của Hiến pháp viết: “Thánh An Phong nhiệt tình mong ước giảng Tin Mừng cho các dân ngoại Á, Phi như nhiều lần nói trong thư của ngài, hoặc cho những anh chị em Kitô hữu ly khai với Hôi thánh Công giáo, và cho các giáo phái …”
Hiến pháp số 1 mời gọi anh em DCCT “noi gươngChúa Giê-su cứu thế bằng cách rao giảng Lời Chúa cho người nghèo khó như chính Ngài tuyên bố: ‘Người đã sai tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó’ (Lc 4, 18). Để làm rõ tình thần của khoản luật này, cha Bích đề nghị xem Hiến pháp số 4: “Trong những nhóm người cần trợ giúp thiêng liêng hơn cả, thì những người nghèo khó, hèn hạ, và bị áp bức phải được chăm sóc đặc biệt, vì rao giảng cho những nhóm người đó là dấu chỉ Thiên Sai (x Lc 4, 18).
Hỏi DCCT tồn tại vì lý do gì? Câu trả lời trong Hiến pháp số 5 là “ưu tiên cho những hoàn cảnh cấp bách mục vụ, hoặc là việc rao giảng trực tiếp Tin Mừng, cũng như ưu tiên dành cho người nghèo là chính lý do sinh tồn trong Hội thánh”. Như vậy, nếu trong Hội thánh có lúc nào không ưu tiên chọn người nghèo, thì DCCT vẫn phải chọn người nghèo, vì đó là phần Hội thánh giao và DCCT đã nhận lãnh trách nhiệm.
Tuy thế, Hiến pháp DCCT dành cho tu sĩ một khoảng trống rất lớn gọi là “năng động thừa sai” ngõ hầu giúp anh em có thể thi hành sứ vụ và thích nghi với mỗi hoàn cảnh riêng biệt mà vẫn đạt được mục tiêu là oan báo Tin Mừng cho người nghèo bị bỏ rơi hơn cả.
Tất cả, từ các hoạt vụ tông đồ đến đời sống cộng đoàn, đời sống thánh hiến, đào tạo và quản trị trong DCCT phải quy chiếu theo các chỉ dẫn này để làm nên sự duy nhất của DCCT trong Hội thánh và thế giới.

Cha GB. Nguyễn Thanh Bích trình bày về Hiến pháp DCCT
Cha GB. Nguyễn Thanh Bích trình bày về Hiến pháp DCCT

Các nội dung về kế hoạch đời sống cộng đoàn và các hội thảo khoa học thánh
Hai ngày cuối của kỳ thường huấn năm 2014, DCCT tập trung tìm hiểu về kế hoạch đời sống cộng đoàn cùng với năm hội thảo khoa học thánh vừa tổ chức từ đầu năm đến nay tại Việt Nam và trên thế giới.
Cha Mác-cô Bùi Quan Đức trình bày về Kế Hoạch Đời Sống Cộng Đoàn dựa theo phương pháp lập chiến lược và bản chỉ dẫn bề trên do Trung ương DCCT phát hành.
Cha Lâm Đức Hùng báo cáo về Hội nghị Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nhằm chuẩn bị kỷ niệm 150 năm DCCT nhận trách nhiệm phổ biến lòng súng kính bức linh ảnh tình yêu này. Ở hội nghị các tham dự viên đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm tổ chức kính viếng Đức Mẹ hằng Cứu Giúp với những kết quả sinh ơn ích lớn lao cho cộng đồng dân Chúa và cho cả lương dân. Đồng thời bàn với nhau về kế hoạch chi tiết cho năm thánh 2015 sắp tới.
Về Hội nghị Thần học Luân lý được tổ chức ở Brazil, do cha GB Lê Đình Phương và cha Matthêu Nguyễn Hữu Quang trình bày. Hai cha cho biết trong thế giới vừa đa cực và cực đoan mới hôm nay, các thần học gia nhìn nhận quan điểm luân lý chung dung của thánh An Phong cần phải được phục hồi và tái phổ biến để giúp chữa lành cho những tâm hồn tan vở và giúp khôi phục lại niềm hy vọng.
Về khóa bồi dưỡng cho các nhà đào tạo DCCT vùng Á – Úc tại Cebu do cha Đức tiếp tục trình bày. Khóa này nhấn nhiều đến các chiều kích luân lý, tâm lý và linh đạo nhằm giúp các ứng sinh linh mục có thể đạt được yêu cầu đào tạo ban đầu. kế đến cha Giuse Phạm Cao Thanh Sơn trình bày về đề tài Tục hóa trong quá trình đào tạo linh mục, như là chủ đề chính của khóa đào tạo thứ tư do Hội đồng giám mục Việt Nam tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội thừa sai paris (MEP).
Phần trình bày cuối cùng là báo cáo kết quả Hội thảo Đào tạo Linh mục cho các sắc tộc thiểu số do cha Antôn Lê Ngọc Thanh trình bày. Có hai câu hỏi lớn đặt ra là DCCT đào tạo các giáo sĩ sắc thuộc tộc thiểu số cho ai? Nhằm mục tiêu gì?
Câu trả lời chung sẽ là đào tạo linh mục cho Chúa Kitô, cho Giáo hội và cho Nhà Dòng. Nhưng nếu xem lại những ưu tiên mục vụ của Tỉnh Dòng đã được xác nhận từ năm 2000 cho đến này thì việc đào tạo linh mục người sắc tộc thiểu số nhằm phục vụ người sắc tộc thiểu số.
Do vậy, khi đào tạo, phải lấy chân dung của thính giả, người nghe loan báo Tin Mừng là người sắc tộc thiểu số để xây dựng chương trình, phương pháp giảng dạy sao cho các ứng sinh của chúng ta khi thi hành sứ vụ thì có thể đảm nhận được trách nhiệm đó.
Việc các linh mục người sắc tộc thiểu số trong tương lai có thể rao giảng và làm cho những người bản địa, đồng bào của các vị ấy tin và đón nhận Đức Giê-su là Chúa mới quan trọng chứ không phải giảng được cho người Việt, thuyết phục người Mỹ tin Chúa là quan trọng. Cần phải điều chỉnh lại tiêu chuẩn tuyển chọn và dánh giá ơn gọi từ khởi đầu cho đến khi kết thúc quá trình đào tạo ban đầu.
Điều này đòi Ban lãnh đạo của Tỉnh DCCT phải can đảm như Phêrô dám rời thuyền để đi trên mặt nước đến với Chúa Giê-su, còn nếu không thì cũng chỉ cầu may, rằng cứ làm như những gì đã đang làm cho người Kinh, em nào đậu được thì mừng, em nào rớt hay bị loại thì đành chịu.
Vấn đề thứ hai là tại sao các tu sĩ DCCT người Kinh không thể làm như các tu sĩ người Canada đã làm cho Việt Nam là mang Học Viện đến vùng bản địa?
Việc di chuyển Học viện từ Đà Lạt về Sài Gòn trước kia là chọn lựa của các tu sĩ người Kinh, không phải của người Canada với mục tiêu giúp các ứng viên tiếp cận nhanh hơn với nguồn trí thức rất dồi dào phong phú tại đô thành. Chọn lựa này đáp ứng rất tốt cho chiều kích đào tạo tri thức, nhưng vô tình tách các sinh viên thần học ra khỏi nhóm đối tượng giúp khai sinh ra DCCT là người nghèo ở miền núi và nông thôn. Việc lượng giá lại những được và mất cho sự phát triển sứ vụ và đời tu DCCT từ thời chuyển Học viện từ Tùng Lâm về Thủ Đức và Sài Gòn là việc nên làm của một hội thảo khoa học về định hướng đào tạo của toàn Tỉnh Dòng trong tương lai.
Trong những ngày Thường huấn, cả Tỉnh Dòng cũng đã cùng nhau hồi tâm bên Chúa Giê-su Thánh Thể. Cha bề trên giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành nhắc với anh em về giá trị hiệp nhất và những bàn tay sự dữ đang gây chia rẽ và lo lắng cho một vài anh em trong Tỉnh Dòng. Đây là dấu hiệu DCCT VN đang đi đúng đường, nên thế gian đã tìm cách đánh phá.
Kỳ thường huấn năm nay kết thúc bằng thánh lễ truyền chức Phó Tế cho 14 thầy học viện, sáng thứ sáu, ngày 22.08.2014, do Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hóa chủ sự.
140822010
PV. VRNs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét