Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Suy niệm CHÚA NHẬT HAI MƯƠI HAI THƯỜNG NIÊN: "Ði Vào Trong Nhãn Quan Thiên Chúa"


CHÚA NHẬT HAI MƯƠI HAI THƯỜNG NIÊN

GIÊ-RÊ-MI-A 20, 7-9 ; RÔ-MA 12, 1-2 ; MÁT-THÊU 16, 21-27

Ði Vào Trong Nhãn Quan Thiên Chúa



Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay là được nối tiếp của đọan Tin Mừng chương 16 của thánh sử Mát-thêu. Chính thánh nhân muốn đề cập đến bản thể của Chúa Giê-su cùng sứ mạng trọng đại của Ngài. Quả thực Chúa Giê-su đã hỏi thánh Phê-rô cùng các môn đệ mình về căn cước của Ngài sau khi đã bôn ba loan truyền Tin Mừng. Ðể từ đó, vọng trong dân gian có những tiếng đồn về Ngài không chính xác. Do thế Chúa Giê-su muốn hỏi các ông nghĩ gì về Ngài : « còn anh em, anh em nói Thầy là ai ?» Chính thánh Phê-rô đại diện anh em trả lời rằng : « Thầy là Ðấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống » (Mát-thêu 16, 15-16). Câu trả lời quả đúng và tuyệt thay về căn cước cùng căn tính của Chúa Giê-su ! Ðấng Ki-tô có nghĩa là « Ðấng Cứu Ðộ », và tiếng cứu độ nêu rõ một người được Thiên Chúa chọn cùng xức dầu, để trở nên người cứu độ cho dân chúng. Chính thực Chúa Giê-su là Ðấng Cứư độ này. Tuy nhiên thánh Phê-rô quả quyết Chúa Giê-su là Ðấng Cứu Ðộ, phải chăng thánh nhân xác thực đúng trong suy nghĩ cùng niềm tin của mình ? Và Ðấng Cứu Ðộ, theo thánh Phê-rô nghĩ đó như thế nào, phải chăng đúng khái niệm về Ðấng Cứu Ðộ Chúa Giê-su sẽ thực hiện cho muôn dân ?

Chúng ta nghĩ có lẽ không phải vậy. Vi thánh Phê-rô lúc đó đang ôm mộng nghĩ đến một Ðấng Cứư Ðộ phủ đầy vinh quang, oai phong lẫm liệt ngồi trên lưng ngựa rong ruỗi xuôi ngược mọi miền Ðất Nước, hầu đánh đông dẹp tây, và báo phục đánh tan lũ quân xâm lược, đánh tan mọi quân thù xâm lăng, để khôi phục lại một nước Do Thái phồn vinh, hùng cường , làm cho ngoại bang phải nể mặt và khiếp sợ. Thế nhưng Chúa Giê-su nói cho Thánh Phê-rô cùng các môn đệ mình hiểu rằng : những gì các ông nghĩ vế Ðấng Cứu Ðộ như thế, qủa không đúng như Ðấng Cứu Ðộ mà Ngài sẹ thực thi cho họ cùng nhân loại. Ðể rồi từ đó Chúa Giê-su tỏ cho các ông biết : « Ðấng Ki-tô phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế cùng kinh sư gây ra, rồi bị giết và ngày thứ ba Ngài sống lại » (Mát-thêu 16,21-22).

Ờ đây chúng ta thấy rằng qủa tất cả là trái ngược về Ðấng CứuÐộ theo nhãn quan của các tông đồ cùng môn độ Ngài chờ mong nơi Ðấng Ki-tô. Vì Ðấng Ki-tô này không phải là Ðấng Cứu Ðộ quyền năng, song là Ðếng Cứu Ðộ yếu đuối. Cũng thế, Ngài không phải là Ðấng Cứu Ðộ thống trị, nhưng là một Ðấng Cứu Ðộ bị người ta bắt dễ dàng cùng giết chết. Thêm nữa chẳng phải Ðấng Cứu Ðộ thiên hạ cùng quần chúng xu nịnh và tung hô như một Ðại Hoàng Ðế nổi danh, nhưng là Ðấng Cứu Ðộ bị con ngiười nhạo báng, khinh khi cùng đóng đinh trên cây thập giá. Do đó, từ đây chúng ta mới hiểu được phản ứng rất người của thánh Phê-rô : « xin Thiên Chúa, đừng để Thầy gặp chuyện đó ». Song Chúa Giê-su nói với thánh Phê-rô rằng : « Sa-tan, lùi lại đàng sau Thầy ! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người » (Mát-thêu 16,22-23).

Thế nên cần có một thời gian cho thánh Phê-rô cũng như các tông đồ và các môn đệ Chúa Giê-su, hầu các vị mới hiểu được sự cứu độ do Chúa Ki-tô mang đến phải được tạo thành trong sự đau khổ, bị thiên hạ loại bỏ cùng giết chết. Sự việc này thánh Phê-rô, các tông đồ và môn đệ sẽ thông hiểu sau đó vài ngày khi Chúa phục sinh, nhất là Ngài hiện ra với các ông. Ðể từ đó các ông cảm nghiệm cùng chân nhận ra rằng các sự đau khổ cũng như cái chết đau thương nhục nhã của Ðấng mà các ông yêu mến không phải là uổng công, vô ích… Và cái chết của Chúa Ki-tô đây đã tạo thành một con đường cứu độ cùng tình yêu, qua con đường đó các tông đồ và môn đệ có sứ mạng là người trở nên mang sự sống của Thiên Chúa đến cho thế gian và các anh chị em mình.

Qua bài Tin Mừng cùng những Lời Chúa chúng ta vừa nghe, tuy có một vài khó khăn cho các tông đồ và môn đệ Ngài hiểu cùng chân nhận. Ngay cả thời đại chúng ta, rất nhiều người cũng có một tư tưởng giống như các môn độ Chúa xưa kia, là không chấp nhận một Thiên Chúa chịu chết đau thương, nhuc nhã trên thập tự như thế. Thế nhưng Chúa Giê-su đã phải trải qua đau khổ cùng chịu chết để tạo được sự cứư rỗi cho ta cùng chúng sinh. Tại sao vậy ? Vì đây chính là lòng thể hiện cùng chứng minh tình yêu của Ngài, cùng sự minh bạch cho việc trung thành về chương trình cứu độ của Thiên Chúa đối với con người chúng ta. Quả sự thể hiện này mời gọi chúng ta qy hướng về Chúa Giê-su Ki-tô, để tỏ lòng tri ân cùng cảm tạ Ngài những việc Ngài đã hoàn tất cho chúng ta.

Chúng ta không những chỉ có tâm tình cảm tạ, tri ân thôi, nhưng còn phải dỏi bước theo Chúa Giê-su như những lời Ngài nhắn nhủ chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay, liên quan đến vận mạng đời sống của chúng ta, là « ai muốn đi theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Thầy … Quả vậy , ai muốn cứu mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ mất ; còn ai mất mạng sống mình ví Thầy, thì sẽ tỉm được mạng sống ấy » (Mát-thêu 16, 24-25). Do đó chúng ta không chỉ đón nhận cùng kính phục những gì mà Chúa Ki-tô đã sống cùng thực hiện cho chúng ta, song Ngài còn muốn chúng ta cùng dấn thân với Ngài trên một con đường giống như Ngài đã đi qua, và để lại dấu tích cho ta. Vì thế Tin Mừng và đời sống Chúa Ki-tô không chỉ để ta chiêm ngưỡng, nhưng còn là để chúng ta bắt chước cùng nối gót noi theo.

Như vậy đúng rằng chính Chúa Ki-tô và chỉ có Ngài đã cứu độ chúng ta cùng toàn thể chúng sinh. Ðể rồi con người có thể nhận được ơn phổ độ của Ngài bằng lý do của lòng thiện tâm, ngay lành, cùng các hành động chính trực của mình. Cũng thế, sự cứu độ của Chúa tạo thành cho chúng ta đó, là có tính cách lịch sử đón nhận, bởi cho những ai biết tiếp nhận Ðấng Cứu Ðộ của mình, tất được trở thành các mộn đệ của Ngài. Và Khi trở nên môn đệ, thi chính là ta đang đi theo con đường được vị Thầy yêu thương đã tạo nên cùng mở lối cho chúng ta bước. Bởi thế, khi chúng ta vui lòng đón nhận thập giá, là lúc ta có thể giúp tha nhân cùng nhân loại thoát được mọi gông cùm, xích xiềng của sự dữ, sự ác, sự tồi tệ của thế gian này. Ðể ngay tự bây giờ chúng ta ý thức việc đón nhận thập giá của chính mình, là làm cho đời ta được trở thành người tham dự vào sự chiến thắng của Chúa Ki-tô trên tội lỗi, trên thù hận, báo oán, chiến thằng các hành vi tàn ác, các sự bất công và sự chết.

Do đó, Chúa Nhật hay mỗi Thánh Lễ khi chúng ta cử hành mỗi ngày, lúc qua phần Phụng Vụ Thánh Thể, thì chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Thánh Gia cứu độ mình, lúc ấy ta ca lên rằng : « lạy Chúa, chúng con loan truyồn Chúa đã chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa đã sống lại cho tới khi Chúa lại đến ». Rồi từ đó, ngày qua ngày chúng ta vui sống với mầu nhiệm cao cả này trong xác tín và hiệp thông với Chúa Ki-tô, là Ðấng cứư độ ta và nhân trần. Amen. 


0 nhận xét:

Đăng nhận xét