LTCGVN (17.08.2012)
Sài Gòn – Chết là quy luật muôn thuở. Sinh ký, tử quy. Không ai trường sinh, bất tử. Chúng ta không thể tạo được sự sống vậy tại sao lại dám cướp sự sống của người khác?
Cố triết gia Russell Kirk (đã gia nhập Công giáo) có thể là một trong các triết gia chính trị được yêu mến nhất. Không phải cái gì ông viết cũng đều hay, nhưng đa số những gì ông viết đều tuyệt vời. Nhưng ngay trong các tác phẩm lớn của ông tôi thấy là tiểu luận đặc biệt khiến tôi khâm phục. Ông viết về án tử (death penalty), chương “Tính chất Tội phạm và Lòng thương hại” (trong cuốn Redeeming the Time) là tác phẩm như vậy.
Trong bài này, Tiến sĩ Kirk giới thiệu trường hợp của ông về hình phạt thể lý dựa vào 3 điểm lớn:
1. Vì thương nên làm cho ai đó chết êm dịu còn hơn để họ sống khổ sở.
2. Tử hình là cách ngăn chặn các trọng tội tệ hại nhất.
3. Cần tử hình để bảo vệ những người vô tội khỏi bị người ác hại, vì có thể sau khi trốn thoát hoặc mãn hạn tù thì họ lại khủng bố nạn nhân khác.
Điểm 2 và 3 thì tôi không bàn ở đây. Nếu những điều đó đúng, họ có lý để ủng hộ án tử, vì đó là mục đích riêng của họ (ví dụ: bảo vệ người vô tội).
Điểm 1, tôi thấy rất rắc rối: Giết những người phạm trọng tội là cách đối xử yêu thương với họ. Cách lý luận coi hình phạt thể lý tương đương lòng thương hại đối với các tội nhân hoàn toàn khác bởi sự hiện hữu của tội khác với cách lý luận về việc làm cho các bệnh nhân bệnh nặng chết êm ái, gọi là an tử. Thật vậy, có thể “bệnh ở giai đoạn cuối” thì thường bất tiện đối với người chăm sóc.
Chiếc ghế điện được làm ra để “giúp” người ta chết êm ái hơn!
Về phần ông, TS Kirk cung cấp rõ ràng 3 ví dụ trên lá cách người ta coi tử hình là “thương” tử tội. Tác giả Stefan Andres, người Đức, viết truyện ngắn We Are God’s Utopia (Chúng Ta là Điều Không Tưởng của Thượng Đế), nói về cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Trong đó, một phe bắt giữ hằng trăm tù binh của đối phương ở một tu viện bị bỏ hoang; cuối cùng các tù binh bị giết tập thể theo lệnh của viên chỉ huy là Don Pedro. Pedro đã phạm vài tội ác, quá khứ luôn dày vò ông ta khiến ông ta mất ăn mất ngủ; ông ta thấy mình “như sống trong địa ngục”. Sau đó, Don Pedro tìm gặp một linh mục trong số các tù binh để xưng tội. Linh mục đó khuyên ông ta cầu chết, đó là cách làm cho ông ta thấy lòng thanh thản và bình an.
TS Kirk viết: “Đối với Don Pedro, chết là giải thoát khỏi nỗi buồn khủng khiếp và nỗi cô đơn mà ông ta đã chịu đựng từ nhỏ; giải thoát khỏi ký ức dằn vặt về những tội ác của ông ta; giải thoát khỏi bản tính trụy lạc của ông ta. Giống như đa số những tên sát nhân, Pedro hoàn toàn không đồi bại: Ông ta có thể làm những việc tử tế và biết ơn. Nhưng không còn cách để ông ta có thể thoát khỏi sự dằn vặt về chính mình – ngoại trừ cái chết. Với một người như vậy, tử hình là giải thoát”.
Don Pedro là một quái vật đội lốt người, chỉ có Tử thần giải thoát được ông ta: Hầu như điều này nghe khác với tư tưởng của người Công giáo chính thống (hoặc thậm chí là người Kitô giáo). Cuối cùng, chúng ta sẽ có ngày được tái kết hợp với thân xác của chúng ta trong sự phục sinh, nếu thân xác làm chúng ta thành gian ác, cái chết của Don Pedro sẽ không cứu ông ta dù tình trạng linh hồn ông ta thế nào, nhưng nó sẽ cho ông ta trì hoãn tạm thời, cho rằng ông ta không ở trong số những người bị kết án. Tuy nhiên, nó sẽ tước mất bất cứ cơ hội nào khác để sám hối và sửa đổi (dù ông ta đã xưng tội); ông ta có thể đền tội trong khi ăn năn, nhưng đó chỉ là bắt đầu đền tội và hoàn toàn hoán cải. Nhiều tội nhân không bao giờ sám hối thì không thể bào chữa để bảo đảm không gì xảy ra, bằng cách “giảm bớt” sự sống của họ nhân danh lòng thương xót.
Phần của Don Pedro chỉ là hư cấu chứ không là thật, TS Kirk cho chúng ta những trải nghiệm của hai trong những cách hiểu thực tế, cả hai đều hèn hạ khi đưa ra sự xác thực đối với chuyện hư cấu. Hai người này –Eddie và Clinton Wallace – đều bị tù vì tội tương đối nhẹ (phạm tội cướp có vũ khí vì ảnh hưởng người thân và có thể có cả ma túy đối với Eddie, khinh tội đối với Clinton). Hai người liên can quan ngại về sự an toàn của mình khi đứng trước vành móng ngựa với những người có tính hung bạo hơn. Clintonnói với TS Kirk rằng phương diện tệ hại nhất của cuộc đời sau cánh cửa sắt “không có gì buồn tẻ, dù mất tự do, ngoại trừ những lời nói tục tĩu”. Đây là khởi đầu cho những lời sau đó mà ông ta nói với vợ của TS Kirk, khi bà hỏi ông ta cách phạm tội nào là vô tội: “Hoàn toàn vô tội… Người ta phải hỏi họ… Họ hoàn toàn có tội, thực sự có tội. Nhiều người trong số họ là thú vật, không đáng thương”. Hầu như không có tình cảm nào nhận thấy nhân phẩm của con người.
Thật vậy, họ đã phạm trọng tội (thậm chí là tội ác) bất xứng với nhân phẩm con người. Nhưng chúng ta có thể cho rằng mọi tội lỗi đều là trọng tội đối với Chúa và đối nghịch nhân phẩm chăng? Có thể chúng ta không nhớ rằng sự tàn ác không quá khủng khiếp vì chúng ta không thể vi phạm, nhưng vì chúng ta có thể có dịp hành động chăng? Cuối cùng, tất cả chúng ta đều là tội nhân, thậm chí là những tội nhân chai cứng. Khi nhận biết tội mình khi xưng thú, Thánh Augustinô đã cầu nguyện với Chúa: “Xin làm cho con sạch tội, dù con chưa công chính”. Với hồng ân Thiên Chúa, tất cả đều có thể!
Lòng thương thực sự nhận biết chúng ta đều là tội nhân, chúng ta cần phương thức canh tân và hoán cải nào đó thực tế trong đời sống để hy vọng vào kiếp sau. Dĩ nhiên, đây không có nghĩa là nhân danh lòng thương mà chúng ta để cho các tù nhân (nhất là các tử tù) tự do và tiếp tục phạm tội, cũng không vì thế mà xử tử hoặc an tử. Tuy nhiên, xử tử không là hành động yêu thương dành cho tội nhân (hoặc chúng ta), an tử cũng không là yêu thương người bệnh. Cứ cho rằng đó là việc “rút ngắn” đau khổ cho tử tù (hoặc bệnh nhân) có ý nghĩa nào đó thì việc chịu đau khổ vẫn có ý nghĩa nào đó.
An tử (euthanasia, mercy killing) là “làm chết êm ái”, nghe có vẻ “nhân đạo” quá! Nhưng đó là động thái khủng khiếp và dã man. Lịch sử nhân loại đầy những ví dụ điển hình do con người “đạo diễn”. Trung tâm Giáo dục Công giáo (Catholic Education Resource Center) định nghĩa: “An tử là việc sát nhân cố ý bằng cách hành động hoặc bỏ qua một con người độc lập về ích lợi của họ”.
Cuộc tàn sát người Do Thái (Holocaust, thời Hitler) và cuộc Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution) ở Trung quốc cho thấy rõ, rồi còn bao cuộc chiến khắp nơi trên thế giới, những vụ phá thai và hệ thống chiếm hữu nô lệ (chattel slavery system). Đó là những điều trái ngược nhân đạo hoặc “đạo làm người” của nhân loại, chứ chưa nói là trái ngược Luật Yêu Thương của Thiên Chúa. An tử là cách loại bỏ giá trị sự sống của con người.
Án tử đã là cách tiêu cực rồi, an tử còn tệ hại hơn. Đừng nhân danh lòng thương xót mà biện hộ cho động thái ích kỷ ngông cuồng của mình!
TRẦM THIÊN THU
Nguồn: VRNs
0 nhận xét:
Đăng nhận xét