Từ năm 2011 đến nay, người được gọi là Bầu Kiên đã chính thức lộ ra từ vùng tối khi đặt cả hai chân vào chính giới Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên, cùng với sự chi phối và hỗ trợ của Ngân hàng Bản Việt – nơi Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giữ vai trò chủ chốt. Gắn bó đầy hữu cơ với Bầu Kiên là Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, người từng có thời là trợ lý đắc lực cho Nguyễn Tấn Dũng, giờ đây đang phủ sóng toàn bộ khu vực tín dụng quốc gia và siết chặt yết hầu tài chính đất nước. Nhân vật “bố già” Nguyễn Đức Kiên đã bằng nhiều cách, từ vận động hành lang đến tác động trực tiếp vào khâu tổ chức cán bộ, để Nguyễn Văn Bình có được vị trí ủy viên Trung ương Đảng cùng chức vụ Thống đốc Ngân hàng nhà nước... (theo Thường Sơn - Phạm Chí Dũng)
*
Chân dung ông "Trùm" Nguyễn Đức Kiên
Lệ Chi - Song Linh (VnExpress) - Con nhà giáo, học quân sự, khởi nghiệp với nghề dệt may nhưng ông Nguyễn Đức Kiên thành danh với nghiệp ngân hàng và càng trở nên nổi tiếng khi liên tục phát ngôn gây sốc về bóng đá.
Hơn 10 năm trước khi người hâm mộ thể thao trong nước biết tới một ông bầu bóng đá bạo ngôn, giới tài chính ngân hàng đã nhắc đến cái tên "Kiên đầu bạc" với sự kiềng nể. Những lời đồn đại về uy lực của nhân vật này trong lĩnh vực ngân hàng tăng lên cùng với độ nóng của quá trình mua bán, sáp nhập và tái cơ cấu ngân hàng.
Mới bước qua tuổi 48 nhưng từ lâu ông Nguyễn Đức Kiên đã sở hữu mái đầu bạc trắng, nên trông vẻ ngoài già hơn tuổi. Sinh năm 1964 trong một gia đình nhà giáo mẫu mực, cậu thanh niên 16 tuổi Nguyễn Đức Kiên lại chọn thi vào Đại học Kỹ thuật Quân sự (Bộ Quốc phòng), sau đó đi tu nghiệp Trường Kỹ thuật Quân sự Zalkamatê ở Hunggary (1981-1985).
Thế nhưng về nước, ông không hoạt động trong quân ngũ mà vào làm việc tại Tổng công ty Dệt may. 8 năm trong ngành dệt may không mấy tiếng tăm, Nguyễn Đức Kiên dấn thân sang lĩnh vực ngân hàng với bước ngoặt đầu tiên là trở thành Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB khi vừa tròn 30 tuổi.
Người ta không có nhiều thông tin về bầu Kiên từ lúc ACB phôi thai thành lập (năm 1993), chỉ biết rằng ông có chân trong Hội đồng quản trị từ 1994 và đến 17/10/2006 đã nắm giữ hơn 4,1 triệu cổ phiếu ACB trong tổng khối lượng lưu hành hơn 110 triệu đơn vị (tương đương hơn 1.100 tỷ đồng vốn điều lệ). Bà vợ Đặng Ngọc Lan còn nắm giữ nhiều cổ phiếu ACB hơn chồng (hơn 4,5 triệu) và nếu tính cả 3 người em, gia đình ông Kiên sở hữu hơn 10,7 triệu cổ phiếu ACB. Nếu tính theo giá đóng cửa phiên giao dịch cuối năm 2006, số cổ phiếu này tương đương hơn 1.600 tỷ đồng, khiến gia đình ông Kiên lọt vào diện giàu nhất nhì trên thị trường chứng khoán.
So sánh tương quan với các thành viên khác trong Hội đồng Quản trị ACB, số cổ phiếu của bầu Kiên và gia đình thời điểm cuối 2006 cũng rất đáng nể. Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Mộng Hùng và 5 thành viên khác trong gia đình nắm giữ hơn 12 triệu cổ phiếu. Phó chủ tịch Phạm Trung Cang (cũng là thành viên sáng lập ACB như ông Hùng) và gia đình nắm giữ chưa đầy 3 triệu cổ phiếu.
Mặc dù là người đến sau (không có tên trong danh sách sáng lập ngân hàng), nhưng hễ nhắc tới Nguyễn Đức Kiên là người ta nghĩ ngay tới Kiên ACB.
ACB lúc thành lập chỉ có vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Một năm sau, trùng thời gian ông Nguyễn Đức Kiên lên làm Phó chủ tịch, vốn của ngân hàng tăng gấp 3,5 lần và lên đến hơn 1.100 tỷ đồng vào năm 2006, khi ACB bắt đầu niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ngày nay, vốn điều lệ của ACB đã trên 9.000 tỷ đồng, chỉ kém ngân hàng tư nhân lớn nhất - Sacombank vài trăm tỷ.
Suốt 14 năm đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB, đến năm 2008, ông Nguyễn Đức Kiên rút khỏi vai trò quản trị để làm Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập. Tuy nhiên, đến năm 2010 thì Hội đồng này bị giải tán vì không được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Theo thông tin của giới ngân hàng, cho tới trước khi từ bỏ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị ACB vào năm 2008, ông Kiên và vợ là bà Đặng Ngọc Lan đã cùng các thành viên gia đình nắm giữ khoảng 10% cổ phần của ACB. Trong đó, riêng ông được cho là sở hữu 3,75% cổ phần.
Đến thời điểm hiện tại, lãnh đạo ACB xác nhận ông Kiên đã bán gần hết số cổ phiếu và gần như không còn vai trò gì tại ngân hàng.
Theo thông tin lan truyền trên thị trường, sau khi rời khỏi ACB, bóng dáng Nguyễn Đức Kiên bắt đầu thấp thoáng đằng sau nhiều ngân hàng khác như Kiên Long, Đại Á, Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)... Bản thân bầu Kiên khi giới thiệu mình với giới hâm mộ thể thao cũng xác nhận có cổ phần ở Kiên Long, là cổ đông chính ở Eximbank. Và cứ những trận đấu bóng nào có đội của bầu Kiên tài trợ, thì trên sân cỏ đều xuất hiện quảng cáo của một số ngân hàng nói trên.
Sáng 21/8, khi tin bắt giữ được lan truyền, những ngân hàng này đồng loạt lên tiếng phủ nhận sự liên quan cũng như vai trò của bầu Kiên. Và trên thực tế, từ cáo bạch, báo cáo tài chính cho tới các công bố thông tin của những ngân hàng này, không nơi nào ghi nhận Nguyễn Đức Kiên là cổ đông lớn.
Trước đó, vụ Sacombank bị thâu tóm từng là tâm điểm của thị trường và bầu Kiên cũng là một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên. Nhưng khi mọi việc đã kết thúc, giới tài chính không thấy tên bầu Kiên xuất hiện trong hội đồng quản trị hay ban điều hành Sacombank.
Trong cáo bạch năm 2006 của ACB, Nguyễn Đức Kiên tham gia vào nhiều lĩnh vực khác ngoài ngành ngân hàng, như Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT; Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam; Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex; Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB; Phó Chủ tịch/Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư những năm qua cho thấy Nguyễn Đức Kiên thiên về việc sở hữu ngân hàng và doanh nghiệp hơn là ngồi ghế lãnh đạo.
Không chỉ chen chân vào lĩnh vực ngân hàng, du lịch... bầu Kiên còn tham gia vào lĩnh vực thể thao và gắn tên tuổi với câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB. Tuy nhiên, CLB này chưa gặt hái được nhiều thành tích đáng kể dưới thời bầu Kiên và 2 lần rớt hạng trong những mùa gần đây. Sau đó, bầu Kiên bất ngờ mua lại Hòa Phát Hà Nội, sát nhập hai đội lại để cho ra đời câu lạc bộ bóng đá Hà Nội.
Suốt một năm qua, cái tên Nguyễn Đức Kiên được nhắc tới nhiều hơn với chiến dịch làm sạch bóng đá chuyên nghiệp và cho ra đời Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF.
Nổi tiếng là một tay đầu tư tài chính cỡ bự, một ông bầu bạo ngôn và bạo chi, nhưng Nguyễn Đức Kiên lại là mẫu đàn ông vị gia đình. Thỉnh thoảng người ta vẫn thấy "gã đầu bạc" tay trong tay với vợ đến Nhà hát lớn (Hà Nội) nghe nhạc. Cưỡi xe máy ăn đồ trên phố cùng vợ cũng là sở thích bình dị của ông trùm. Vài ngày trước khi bị bắt, bầu Kiên còn được nhìn thấy trên sân cỏ với cậu con trai bé bỏng của mình.
"Muốn viết gì về tôi thì viết, nhưng đừng động chạm tới vợ con tôi", bầu Kiên từng lớn tiếng khi báo chí đăng tin liên quan tới gia đình mình.
Tuy nhiên, mọi chuyện có thể đã rẽ sang một trang khác khi ông bị Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) bắt giam tối 20/8 để điều tra về hành vi "cố ý làm trái" liên quan đến các hoạt động kinh tế.
Trong văn bản phát đi trưa 21/8, Cơ quan Cảnh sát Điều tra cho biết Nguyễn Đức Kiên có liên quan tới sai phạm của 3 công ty con do ông này làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, và trước mắt chưa liên quan tới hoạt động ngân hàng.
*
"Trùm" và những quan hệ chính trị
Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964, ngay từ đầu với sự định hướng của bà mẹ mà y thừa hưởng được chính đôi mắt tối tăm, không bao giờ nhìn thẳng vào mặt ai và luôn làm người ta liên tưởng đến cặp mắt của loài rắn độc Nam Phi, đã biết tính toán chọn cho con trai con đường ngắn nhất để tạo dựng sự nghiệp.
Mọi người ngạc nhiên khi nghe Kiên tiết lộ đã vào ‘lính’. Nhưng đó chính là con đường ngắn nhất để Kiên được đi học nước ngoài.
Những năm đầu và giữa thập niên 80, việc đi du học chỉ là viển vông nếu không phải là quan chức cha mẹ rất ‘to’. Với một gốc gác bình thường của một gia đình ‘’gõ đầu trẻ’ thì không thể mơ đến việc được đi du học. Do vậy, vào lính rồi vào trường của Quân đội đều là bước đi đã được tính toán kỹ từ trước cho thằng con trai lỳ lợm của mình. Với khả năng bén nhạy thời cuộc và vận dụng sức mạnh của đồng tiền, bà mẹ Kiên đã chạy chọt cho Kiên được đi du học tại Hungary. Thuở đó, ai được du học ở Liên Xô phải là nhà có gốc rễ, nhưng ai mà được sang Hung, sang Tiệp thì vừa có thế vừa phải có tiền…
Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn tại Hungari, Kiên đã bộc lộ bản chất ăn chơi, hắn đã làm cho một cô gái trẻ Hungari có thai và sinh hạ cho hắn một cô con gái ngoài giá thú và hậu quả hắn bị đuổi về nước. Rõ ràng con đường vào quân đội không phải là mục đích tiến thân của Kiên.
Trở về nước, nhờ các mối quan hệ từ trong trường của Quân đội và sự năng động không giống tính cách của một cô giáo, mẹ của Kiên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ bước đường của con trai. Kiên ‘xông’ thẳng vào lĩnh vực xuất khẩu hàng trả nợ cho Hungary và Đông Âu. Đây chính là bước đường đầu tiên đã giúp Kiên tạo dựng mối quan hệ với Bộ trưởng Tài chánh Nguyễn Sinh Hùng (NSH), Thủ Tướng Phan Văn Khải (PVK) và nhiều quan chức khi đó. Có thể nói chính NSH và PVK đã mang đến sự giàu có cho Kiên và bản thân họ. Hàng hoá xuất khẩu trả nợ giá cả đất gấp 2-3 lần thị trường Việt Nam mà chất lượng không ai kiểm soát do các khoản nợ viện trợ của các nước cho Việt Nam ngầm như cho không trong thời chiến tranh, Việt Nam trả nợ lại bằng hàng hoá bao nhiêu tốt bấy nhiêu! Do vậy Kiên đã phất lên rất nhanh từ đây.
Khi đã có mối quan hệ với PVK đã sâu đậm, Kiên mở rộng ‘thị trường’ kinh doanh sang môi giới đầu tư và tham gia vào các cuộc đấu thầu nhà máy điện. Kiên đã cùng Nguyễn Văn Hưởngkhi đó mới chỉ là Tổng cục Trưởng của A17 – Phụ trách an ninh kinh tế trở thành một ê-kíp làm ăn. Hưởng đã sử dụng lực lượng an ninh của mình để phục vụ cho Kiên dắt mối chạy thầu và bẻ cong các kết quả đấu thầu để cho các nhà thầu nước ngoài mà Kiên môi giới thắng thầu. Nhiệt điện Phả Lại với kết quả trúng thầu 524 triệu USD với cam kết hoàn tất trong 04 năm, nhưng mất 12 năm vẫn không đưa nhà máy vào vận hành được và giá cả tiêu tốn ngân sách nhà nước trên 1 tỷ đô la, tuy vận thậm trí ngày khánh thành, khi các quan chức Chính Phủ có mặt đông đủ, nhà máy cũng không thể chạy được và họ đã phải lấy vỏ bánh xe cau su đốt trong lò để cho thấy khói toả lên!!! Đó chính là sản phẩm của Kiên và Hưởng.
Hiện nay Kiên đang nắm giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu; Chủ tịch HĐQT Công ty may thời trang MTT; Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam; chủ tịch HĐQT công ty Liên doanh nhựa đường Caltex; Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB; Phó chủ tịch kiên Chủ tịch công ty liên doanh KFC Việt Nam; Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty cổ phần du lịch Thiên Minh….
Thực chất dự án KFC và liên doanh nhựa đường Caltex đều là dự án Kiên hưởng lợi từ việc do Chính Phủ Việt Nam gây khó khăn về giấy phép đầu tư và Kiên đã thay mặt PVK ‘bán’ giấy phép cho hai công ty để lấy cổ phần.
Riêng tại Ngân Hàng Á Châu (ACB), người sáng lập và linh hồn của ACB là Trần Mộng Hùng, Kiên được mời ăn theo và đóng góp 2 tỷ đồng Việt Nam tương đương khoảng 200.000 USD năm 1994 để nắm giữ 10% cổ phần. Vai trò của Kiên hoàn toàn mờ nhạt và không có một đóng góp gì cho sự phát triển của ACB. Đến năm 1998, với bản năng của một kẻ lưu manh, nhìn thấy sự lớn mạnh của ACB, Kiên đã làm cuộc đảo chính bằng thủ đoạn bẩn thỉu. Bằng các mối quan hệ của mình với Thủ Tướng PVK và nhiều quan chức Chính Phủ qua quan hệ Tiền & Lợi ích, Kiên đã tạo nhiều scandal, thậm trí cho đăng báo tung tin đồn Tổng giám đốc ACB trốn ra nước ngoài …. Sự việc gây trấn động và người dân ào ào rút tiền, Ngân hàng Nhà nước đã phải đổ tiền để cứu nguy,…. Đây là lúc Kiên bắt đầu lật tẩy con bài của mình, bằng thủ đoạn nắm được một số điểm yếu trong làm ăn của Trần Mộng Hùng đã sử dụng ACB để cho các công ty của mình vay, Kiên đã buộc Nhà sáng lập Trần Mộng Hùng phải rút khỏi ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) ngân hang ACB. Qua giằng co, dành giật cuối cùng ACB đã thuê Nguyên Bộ trưởng Trần Xuân Giá – Người đã có quan hệ mật thiết với Kiên qua các thương vụ đấu thầu các nhà máy điện và các dự án đầu tư– về giữ chức Chủ tịch HĐQT. Thực chất là chức vụ bù nhìn hợp thức hoá cho Kiên làm mưa làm gió.
Cũng bằng các thủ đoạn và mối quan hệ, không rõ từ lúc nào Kiên đã nắm trong tay cả Kiên Long Bank, Eximbank mà thực chất Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng chỉ là con rối trong tay Kiên.
Thời Thủ Tướng Phan Văn Khải còn trị vì, Kiên là cánh tay đắc lực cùng quý tử Hoàn Ty làm mưa, làm gió. Thậm trí Kiên còn ngang ngược vỗ vai Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (NTD) “anh chỉ làm đến chức Phó Thủ tướng là cùng thôi…”, cũng chính Kiên đã làm đơn tố cáo Phó thủ tướng NTD lên Bộ chính trị phục vụ theo sai khiến của phan Văn Khải (6 Khải). Chính vì vậy khi 6 Khải phải ra về và Nguyễn Tấn Dũng lên, Kiên đã phải nằm yên.
Tuy nhiên bản chất gian trá, xảo quyệt , y không chịu nằm yên, mà thực chất chỉ là dấu mình cho kỹ. Cũng như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Kiên thuê Thượng Tướng Cựu Thứ trưởng Bộ công An Nguyễn Văn Hưởng làm cố vấn cho mình! Bản chất của Kiên và Hưởng đều có một điểm rất giống nhau, đó là: Ném đá dấu tay và đưa bàn tay nhung ra để cứu độ bắt con mồi vào chuồng của mình! Họ rất hợp nhau bởi thủ đoạn này.
Một điển hình của trò đóng giả ân nhân của Kiên là vụ thâu tóm Ngân hàng Samcombank. Chính Kiên và Nguyễn Thanh Phượng đạo diễn toàn bộ kế hoạch, song không lộ mặt mà để cho những kẻ đầy tớ làm thuê Nguyễn Hữu Dũng và Phạm Văn Cang là Chủ tịch và Phó Tổng giám đốc làm thuê của Eximbank đứng ra. Sau đó, chính Kiên với sự cò mồi của đám đàn em lại được Đặng văn Thành mời ra làm trung gian hoà giải với mấy con tốt Trầm Bê, Dũng và Cang. Uốn ba tấc lưỡi, cuối cùng Kiên từ kẻ chủ mưu đâm thọc đòn hiểm khiến ông chủ Samcombank hết đường chống đỡ, nay lại bỗng trở thành ân nhân vì ‘uy tín của anh Kiên nên chúng tôi đồng ý để anh Thành tiếp tục ở lại làm chủ tịch HĐQT Samcombank’ – cả đám tôi tớ đều cùng một luận điệu làm cho Đặng Văn Thành cảm động ứa nước mắt và mời Kiên trở thành PHÓ CHỦ TỊCH SÁNG LẬP!
Những năm qua nhóm bố già Nguyễn Đức Kiên luôn có kẻ bưng bê điếu đóm là Tướng Nguyễn Văn Hưởng với danh nghĩa cố vấn mách nước chỉ đường, mang nghiệp vụ an ninh được đào tạo bài bản của Nga Xô trộn với thói tàn bạo, bẩn thỉu, man rợ của Mafia Nga - Một loại Mafia được ví như thời trung cổ đã làm lên sự thành công của các bố già Nguyễn Đức Kiên - Nguyễn Đăng Quang & Hồ Hùng Anh đến ngày hôm nay. Chỉ mới hai tháng trước thôi Kiên còn huyênh hoang khoác loác "... Nằm im bao nhiêu năm, nay đã ra quân là chỉ có chiến thắng...". Quả thật y đã thực hiện được những thành tích huy hoàng chỉ trong mấy tháng tổng tài sản các bố già đã thâu tóm và điều khiển trong tay lên tới 20 tỷ đô la, có thể kể ra một vài vụ:
1. Kiếm được 1.750 tỷ từ thương vụ thu xếp 5.000 tỷ đồng mà Thống đốc Nguyễn Văn Bìnhchuyển cho BIDV với chỉ đạo phải chuyển cho NH Phương Nam vay. Trầm Bê đã chuyển vào tài khoản cho Kiên đầy đủ với Memo # Chuyển tiền mua cổ phiếu mà chẳng có cổ phiếu nào được mua bán.
2. Hoàn thành thâu tóm Ngân hàng Samcombank trị giá 7 tỷ đô la. Từ kẻ chủ mưu đầu trò ăn cướp Samcombank dấu mặt, lại đóng vai kẻ lương thiện dàn xếp để Đặng Văn Thành sụt sùi cảm động mời vào giữ chức PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SANG LẬP STB! Cũng cái bài Hội đồng sáng lập như ngân hàng ACB là một loại ăn ốc cho người khác đổ vỏ cho mình!!!
3. Lập trên 50 công ty con rút tiền của Eximbank, Vietbank, Kiên Long Bank, ACB, Phương Nam Bank lên tới 70.000 tỷ đồng trong hàng chục năm qua trá hình dưới dạng đầu tư vào công ty con, vào dự án, vào chứng khoán để không phải trả lãi.
4. Từ chỗ không một xu chỉ bằng tiền rút từ Ngân hàng Nhà Nước từ thời Lê Đức Thuý còn làm thống đốc đã thâu tóm được: Vietbank, Kiên Long Bank, ACB. Việc thâu tóm ACB cách đây mười bảy năm về trước cũng là một thủ đoạn dựa vào thế lực của NH nhà nước và báo chí phối hợp đánh hội đồng, tung tin vịt làm cho dân rút tiền, sau đó ra tối hậu thư buộc Trần Mộng Hùng phải rút chuyển giao ngân hàng cho y bằng cách lập lên Hội đồng sáng lập và từ đó lợi dụng ACB để vay tiền thao túng hệ thống tài chính trong suốt nhiều năm qua. Phó Tổng giám đốc Trần Minh Tuấn đã ấm ức công bố “Nếu để cho tôi thanh tra thì ông Kiên chết ngay”, nhưng Thống đốc Nguyễn Văn Bình bao che đã gạt đi không cho thanh tra.
5. Là kẻ chủ mưu cùng với Nguyễn Văn Hưởng Tham gia vào kế hoạch ám sát Chủ tịch nước và Bộ trưởng Trần Đại Quang.
6. Nguyễn Đức Kiên đang chắp cánh cho các thế lực của giặc Tàu thông qua Trầm Bê để thâu tóm tài chính Việt Nam. Đây là một thủ đoạn vô cùng nguy hiểm của Trung Quốc cần phải chặn đứng sớm kẻo hậu họa sẽ khó lường.
Nếu kể xa hơn thì phải nói đến vụ môi giới mua bán chiếc Airbus của Pháp, rồi những thương vụ môi giới mua bán vũ khí với Nga, rồi vụ thủ tiêu một đại tá Quân đội Việt Nam.
Tội của y tày trời và giờ này y đã cao chạy xa bay và tiếp tục điều khiển đường dây Mafia từ Nga về để thực hiện kế hoạch Tử thần Radium. Thông tin chúng tôi nhận được: Kiên và Hưởng đang cho thủ tiêu những tay chân ‘biết quá nhiều’- những người đã đứng ra rút tiền ngân hang chuyển cho y để xoá dấu vết. Mong rằng những người vì miếng cơm manh áo lỡ sa vào vòng kềm toả của y hãy nhanh chóng hợp tác với chúng tôi để vạch mặt kẻ tội phạm – Đó cũng chính là để tự bảo vệ mình trước khi quá muộn.
*
- Thông tin chúng tôi nhận được: Kiên và Hưởng đang cho thủ tiêu những tay chân ‘biết quá nhiều’- những người đã đứng ra rút tiền ngân hang chuyển cho y để xoá dấu vết. Mong rằng những người vì miếng cơm manh áo lỡ sa vào vòng kềm toả của y hãy nhanh chóng hợp tác với chúng tôi để vạch mặt kẻ tội phạm – Đó cũng chính là để tự bảo vệ mình trước khi quá muộn...
*
*
theo Thường Sơn - Phạm Chí Dũng:
Vào cuối năm 2011, toàn bộ giới đầu tư và các ngân hàng đều xôn xao về vụ việc thâu tóm này, theo một kịch bản mà người ta chỉ có thể hình dung xảy ra ở Phố Wall. Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên, cùng với sự chi phối và hỗ trợ của Ngân hàng Bản Việt – nơi Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giữ vai trò chủ chốt.
...
Những nhân vật được coi là cận kề như Nguyễn Văn Hưởng – nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, phụ trách về an ninh; Bầu Kiên, tức Nguyễn Đức Kiên, một nhân vật đã không còn giữ vẻ thầm lặng trong những lời dị nghị của giới đầu tư và tài chính Hà Nội, người đã mau chóng biến thành một “bố già” trên gương mặt đương đại quốc gia. Gắn bó đầy hữu cơ với Bầu Kiên lại làNguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, người từng có thời là trợ lý đắc lực cho Nguyễn Tấn Dũng, giờ đây đang phủ sóng toàn bộ khu vực tín dụng quốc gia và siết chặt yết hầu tài chính đất nước…
...
Với những ảnh hưởng về tầm hoạt động và xu thế chuyên sâu hóa như thế, không ngạc nhiên khi bên cạnh người con gái của Thủ tướng luôn có mặt những nhân vật bộ trưởng và mang hàm bộ trưởng, mà điển hình là Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hoặc những nhân vật chưa từng là bộ trưởng nhưng vẫn có thể sắp xếp cả chức vụ bộ trưởng như Nguyễn Đức Kiên.
...
Từ năm 2011 đến nay, người được gọi là Bầu Kiên đã chính thức lộ ra từ vùng tối khi đặt cả hai chân vào chính giới Việt Nam. Cũng cho đến lúc đó, ít ai biết được việc Nguyễn Văn Bình chính là một mắt xích quan yếu nhất mà theo những tin tức tin cậy, nhân vật “bố già” Nguyễn Đức Kiên đã bằng nhiều cách, từ vận động hành lang đến tác động trực tiếp vào khâu tổ chức cán bộ, để kết quả là Bình đã tiếp cận được vị trí ủy viên Trung ương Đảng cùng chức vụ Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
*
Bầu Kiên và những thương vụ đầu tư đa ngành bí ẩn
Thanh Thanh Lan (VnExpress) - Không phải ai cũng biết Nguyễn Đức Kiên từng là Chủ tịch liên doanh KFC Việt Nam hay nhựa đường Caltex. Không ghi danh cổ đông lớn ở ngân hàng nào, nhưng ông tuyên bố có thể trảm tướng bất cứ lúc nào nếu muốn.
Cho tới khi ông Kiên bị bắt giữ để điều tra sai phạm kinh tế, người ta mới biết rõ hơn "khẩu vị" của nhà đầu tư cỡ bự này. Ngoài 2 lĩnh vực chủ chốt là ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn tham gia vào ngành du lịch, dệt may, dịch vụ... Nhưng tại các doanh nghiệp này, hầu như không bao giờ ông ra mặt chính thức.
Tài chính – ngân hàng là lĩnh vực đặt nền móng cho sự nghiệp của ông Nguyễn Đức Kiên. Năm 1994, Nguyễn Đức Kiên tham gia góp vốn và nhanh chóng trở thành Phó chủ tịch Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB). Tỷ lệ góp vốn của cá nhân ông Kiên vượt xa sở hữu của 2 sáng lập viên Trần Mộng Hùng và Phạm Trung Cang. Còn nếu tính cả gia đình, nhà ông Kiên tuy vào sau nhưng cũng chỉ kém gia đình ông Hùng đôi chút. Trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, ông Nguyễn Đức Kiên cùng vợ và 3 người em nắm giữ 9,7% cổ phần của ACB.
Trước khi bị bắt, ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị của 3 công ty con của ACB là Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B; Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.
Ngân hàng ACB có đầu tư vào nhiều ngân hàng khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á… Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, các nhân vật chủ chốt của ACB như ông Kiên có thể nắm cổ phần tại các ngân hàng này. Đến sáng 21/8 (sau khi có thông tin ông Kiên bị bắt), các ngân hàng trên đã đồng loạt phủ nhận sự ảnh hưởng của ông Nguyễn Đức Kiên.
Về phần mình, Eximbank cho biết, ông Kiên chỉ là cổ đông thường tham gia mua cổ phiếu và nắm trên dưới 1% cổ phần tại Eximbank. Báo cáo thường niên năm 2011 của Eximbank cũng không hề nhắc đến ông Nguyễn Đức Kiên như một cổ đông lớn và chủ chốt. Thế nhưng, tại buổi lễ tổng kết mùa giải năm 2011 của VFF, chính bầu Kiên đã khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng của mình tại ngân hàng này. Ông Kiên phát biểu: “Tôi đề nghị Eximbank yêu cầu Liên đoàn bóng đá Việt Nam xem xét, chấn chỉnh giải bóng đá vô địch quốc gia”. Eximbank khi đó là nhà tài trợ chính cho mùa giải của V-League.
Trong lĩnh vực bóng đá, ông Kiên để lại nhiều dấu ấn và đặc biệt gây sốc với bài phát biểu công kích VFF năm ngoái. Ảnh: MH.
Nguyễn Đức Kiên được biết đến như doanh nhân đầu tiên nhảy vào làm bóng đá. Đây cũng là lĩnh vực mà ông Kiên rót tiền đầu tư mạnh tay và để lại nhiều dấu ấn nhất. Thậm chí, đây là lĩnh vực thấy rõ nhất sự tham gia của ông Kiên một cách danh chính ngôn thuận. Ông Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội ACB và là Phó chủ tịch Công ty cổ phần bóng đá VPF. Trong làng bóng đá, ông Kiên được biết đến như một ông bầu dám nói, dám làm. Điển hình là màn công kích Liên đoàn Bóng đá Việt Nam trong buổi lễ tổng kết mùa giải năm 2011 của ông đã gây sốc trong dư luận.
Dưới thời ông Kiên, Hà Nội ACB đã ký được một trong những bản hợp đồng được xem là đắt giá nhất thị trường thời điểm với ngôi sao Lê Công Vinh. Có những thông tin cho rằng bầu Kiên đã bỏ ra khoảng chục tỷ đồng để có được chữ ký của cầu thủ xứ Nghệ.
Trong khi các ông bầu trên sân cỏ khác đều sở hữu danh chính ngôn thuận một doanh nghiệp – tập đoàn lớn (Bầu Đức làm Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai; bầu Hiển làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB; Bầu Thụy làm Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thành) thì ông Kiên không thực sự đứng tên điều hành một doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, vị tỷ phú đầu bạc này được cho là đang nắm nhiều cổ phiếu ngân hàng.
Mặc dù hầu hết các ngân hàng phủ nhận vai trò của ông Kiên, nhưng giới bóng đá đều thấy rõ sự có mặt của những cái tên ngân hàng có dính dáng tới bầu Kiên ngay trên sân cỏ. Tại những trận CLB Hòa Phát Hà Nội thi đấu trên sân nhà, hình ảnh quen thuộc được nhìn thấy vẫn là những băng rôn mang tên các nhà tài trợ ngân hàng như: ACB, Eximbank, Techcombank, DaiA Bank và VietBank. Hay chính ông Kiên đã khẳng định là “cổ đông chính” của Eximbank trong buổi lễ tổng kết của VFF năm 2011.
Ngoài tài chính – ngân hàng và bóng đá, ông Kiên còn đầu tư vào các lĩnh vực rất khác xa nhau như du lịch, may mặc, dầu khí, dịch vụ… Ông Kiên là Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Du lịch Dịch vụ Chợ Lớn và được cho là cũng có ghế trong HĐQT Công ty cổ phần Du lịch Thiên Minh. Chưa hết, ông Kiên từng là Chủ tịch của Liên doanh nhựa đường Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.
Bầu Kiên đứng ở vị trí trung tâm trong buổi lễ ký kết hợp tác mặc dù "chỉ nắm trên 1% cổ phần Eximbank". Ông Kiên đứng giữa Tổng giám đốc Eximbank và Chủ tịch Air Mekong hồi tháng 6 năm nay. Ảnh: P.V.
Với giả định ông Kiên là “cổ đông chính của Eximbank” như bản thân đã thừa nhận, vị tỷ phú tóc bạc này còn đang nhảy sang lĩnh vực hàng không. Trao đổi với VnExpress.net, một nguồn tin từ Air Mekong cho hay, dù không biết ông Kiên có nắm cổ phần của hãng hàng không trên hay không nhưng vị này khẳng định Eximbank góp 11% vốn điều lệ của Air Mekong.
Vai trò của ông Kiên ở Eximbank lại được thấy rõ trong buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược của ngân hàng này và Air Mekong. Trong bức ảnh chụp tại buổi lễ, ông Nguyễn Đức Kiên đứng ở chính giữa, hai bên là Tổng giám đốc Eximbank cùng Chủ tịch HĐQT Air Mekong.
Bức ảnh này đã cho thấy, tại Eximbank nói chung và trong phi vụ của lĩnh vực hàng không nói riêng, ông Nguyễn Đức Kiên có vai trò không hề nhỏ bởi nếu chỉ nắm chưa đến 1% cổ phần như Eximbank nói, ông Kiên không cần thiết xuất hiện với vai trò “dày đặc” như thế. Trước đó, Eximbank vừa ký hợp đồng tín dụng cho Vietnam Airlines vay 100 triệu USD mua 4 máy bay Airbus A321.
Một thương vụ không ít người biết nhưng cũng khá bất ngờ, đó là đầu tư vào Liên doanh KFC Việt Nam - thương hiệu đồ ăn nhanh đến từ Mỹ và được giới trẻ Việt Nam ưa chuộng. Theo cáo bạch Ngân hàng ACB, trong giai đoạn 1994-8/2006, ông Kiên lần lượt là Phó chủ tịch, rồi lên làm Chủ tịch liên doanh này. Tuy nhiên, sau 2006, nhiều nhân viên công ty vẫn được nghe nói Chủ tịch của mình là Nguyễn Đức Kiên. Đến nay, ông Kiên không còn là Chủ tịch KFC nữa, nhưng nhân viên công ty chưa biết Chủ tịch mới là ai.
Thông tin chi tiết
0 nhận xét:
Đăng nhận xét