LTCGVN (28.08.2012)
Ngày 27 tháng 8 năm 2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Số 1, Bách Thảo
Hà Nội – Việt Nam
Về việc: Yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho 17 nhà hoạt động xã hội và là blogger, cũng như hủy bỏ mọi cáo buộc
Kính thưa ngài Nguyễn Tấn Dũng,
Khi bức thư này đến ngài thì 17 nhà hoạt động xã hội, gồm các blogger và các nhà báo công dân, đã bị giam giữ gần một năm. Hầu hết những người này chưa từng được đưa ra xét xử. Mười bảy cá nhân này đã bị giam giữ một cách tuỳ tiện vì các việc làm của họ như là các nhà báo công dân, bảo vệ môi trường, chống tham nhũng và bảo vệ quyền con người.
Năm qua, cộng đồng bảo vệ nhân quyền thế giới đã biết đến tên họ: Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hoà, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, Nguyễn Văn Oai, Chu Mạnh Sơn, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Tạ Phong Tần, Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Đình Cương và Hoàng Phong.
Những người này đơn giản chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, lập hội, các quyền này được luật pháp quốc tế bảo đảm. Các điểm chung mà họ chia sẻ là khát vọng cho công bằng xã hội, tự do tôn giáo và cùng tham gia sinh hoạt trong Dòng Chúa Cứu Thế.
Tiếc thay, họ đã bị giam giữ vì những luật lệ không rõ ràng, mơ hồ, trong Bộ luật Hình sự Việt Nam: Điều 79 rõ ràng là giới hạn quyền tự do lập hội, và điều 88 hạn chế quyền tự do ngôn luận. Gần đây, Giáo sư Allen Weiner thuộc Trường Luật, Đại học Stanford đã kiến nghịn Ủy ban Điều Tra về việc Giam cầm Tùy tiện đã lập luận rõ ràng rằng, việc tiếp tục giam giữ những người này là vi phạm luật pháp quốc tế.
Ngày 12 tháng 3 năm 2012, chín tổ chức phi chính phủ (ACAT France, Access, ARTICLE 19, Electronic Frontier Foundation, Front Line Defenders, Index On Censorship, Media Defence South East Asia, Media Legal Defence Initiative, Southwest Asian Press Aliance) đã gửi ngài một bức thư, yêu cầu trả tự do cho họ ngay lập tức và cho họ được quyền tiếp xúc với luật sư. Nhưng từ đó đến nay, tình trạng của họ chẳng những không được cải tiến, mà còn tồi tệ hơn: 4 người trong số họ đã bị kết án, với những bản án tù bất công và những người còn lại tiếp tục bị giam giữ mà không được quyền gặp luật sư. Blogger Paulus Lê Sơn đã bị chuyển sang nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội, nơi nổi tiếng với điều kiện giam giữ khắc nghiệt. Một nhà dân báo khác là ông Đặng Xuân Diệu chưa từng được người thân thăm viếng trong suốt năm qua.
Chúng tôi xin nhắc nhở ngài về nghĩa vụ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực thi luật pháp quốc tế để bảo vệ quyền của công dân, khi đã phê chuẩn Công ước Quốc Tế về quyền Dân sự và Chính trị.
Các quyền này cũng đã được Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Quyền bảo vệ. Do vậy, quyền tự do lập hội, quyền tự do bày tỏ ý kiến và quyền được xét xử công bằng là những quyền căn bản, phải được luật pháp Việt Nam bảo vệ và không thể bị tước đoạt.
Chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ có lợi nếu các quyền tự do dân sự được tôn trọng hơn và xã hội Việt Nam sẽ giàu mạnh hơn với sự đóng góp của toàn dân. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi chính phủ của ngài hủy bỏ ngay lập tức tất cả các cáo buộc chống lại những người đang bị giam giữ chờ ngày ra tòa và những người đã bị kết án phải được thả vô điều kiện.
Trân trọng,
Christine Laroque, phụ trách phân ban châu Á, Tổ chức Công Giáo Hành động Chống sự Hành hạ (ACAT France)
Brett Solomon, Giám đốc Điều hành Tổ chức Nhân quyền Quốc tế (Access Now)
Nguyễn Ngọc, Hội Nhà Văn Lưu Vong Việt Nam (Associated Vietnamese Writers in Exile Centre)
Jillian York, Giám đốc phụ trách quyền tự do diễn đạt quốc tế, Quỹ Biên giới Điện tử (Electronic Frontier Foundation)
Kamila Shamsie, Đồng Chủ tịch Ủy ban Rủi ro vì Viết lách (Writers at Risk Committee, English PEN).
Mary Lawlor, Giám đốc Tổ chức người Bảo vệ ở Tiền tuyến (Front Line Defenders)
Phil Robertson, Phó Giám đốc, phụ trách khu vực châu Á, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch)
Rohan Jayasekera, Phó Chủ tịch tổ chức Chỉ số Kiểm duyệt (Index on Censorship)
H.R. Dipendra, Giám đốc Điều hành, Bảo vệ Truyền thông – Đông Nam Á (Media Defence – Southeast Asia)
Peter Noorlander, Giám đốc Điều Hành tổ chức Media Legal Defence Initiative
Gayathry Venkiteswaran, Giám đốc Điều hành Liên minh Báo chí Đông Nam Á (Southeast Asian Press Alliance)
Nguyen Le Nhan Quyen, Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam (Vietnamese League for Human Rights)
Đồng kính gởi:
ASEAN Chair, the Kingdom of Cambodia
Attn.: H.E. Samdech Hun Sen
Australian Embassy, Hanoi
Attn.: HE Mr. Hugh Borrowman
British Embassy, Hanoi
Attn.: Dr Antony Stokes
Embassy of Canada, Hanoi
Attn.: Her Excellency Deborah Chatsis
Embassy of France, Hanoi
Attn.: H.E Jean-François Girault
Royal Norwegian Embassy, Hanoi
Attn.: H.E. Ståle Torstein Risa
Embassy of Switzerland, Hanoi
Attn.: H.E Andrej Motyl
Embassy of the United States, Hanoi
Attn.: Ambassador David Shear
General Secretariat of the Council of the European Union
Attn.: High Representative of the European Union for Foreign Affairs and Security Policy Catherine Ashton
United States Department of State, Bureau of Democracy, Human Rights and Labor
Attn.: Assistant Secretary Michael Posner
Nguồn: Human Rights Watch
Người dịch: Dương Lệ Chi
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
—————
Mời xem thêm: ‘Hoa Kỳ không nên đổi chác nhân quyền tại Việt Nam’ (VOA). “Những gì mà chính quyền Việt Nam đang làm cho thấy chỉ vì không thích các quan điểm chỉ trích các chính sách của nhà nước, và thay vì giải quyết vấn đề thì nhà nước lại dùng quyền lực để bắt bớ họ. Luật quốc tế không cho phép làm như thế…”. – The U.S. shouldn’t sell out human rights in Vietnam (Washington Post). Bản dịch: Hoa Kỳ không nên bán đứng nhân quyền tại Việt Nam (WP/ Phinx).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét