Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Mục vụ thi rớt?



Tôi có một số suy nghĩ sau khi đọc bài “Giới thiệu Chúa Giêsu trong Mục Vụ Bảo Vệ Sự Sống” ( xin xem: http://hanhtrinhdanchua.net/hvdhdc/baovesusong/4893.html )
Nhiều đấng bậc trong Giáo Hội vì còn phải lo cho các đại sự như truyền chức cho các chủng sinh, chủ sự các lễ khấn dòng, xây cất lên các thánh đường mới, tổ chức các cuộc hành hương phương xa tại Đất Thánh hoặc các đại hội linh đình tại La Vang. Những việc này xem ra vô cùng chính đáng vì hướng tới tốt đạo đẹp đời, nhắm tới đối tượng phục vụ là đa số giáo dân, do đó dễ dàng thu được nhiều bổng lộc nhất. Đề xuất ra Mục Vụ BVSS rất khó thuyết phục được mấy ai vì dễ gặp lôi thôi rắc rối với chính quyền, chẳng có lợi lộc gì về mặt tài chánh cả.
Có vẻ như cha Lê Quang Uy lại rơi vào những khuyết điểm mà Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã nói về Chúa Giêsu như:
Không biết toán học. Một người mục tử có 100 con chiên. Một con chiên bị lạc, và không chần chờ gì, ông ta đi tìm con chiên ấy, bỏ 99 con chiên khác nơi hoang địa. Khi tìm được chiên lạc, ông vác chiên lên vai ( x. Lc 15, 4 – 7 ). Ðối với Chúa Giêsu, 1 có giá trị bằng 99... và có lẽ còn hơn thế nữa !
Không biết luận lý học. Một người đàn bà có 10 đồng bạc. Bà bị mất một đồng, liền đốt đèn lên để tìm kiếm. Khi tìm thấy, bà gọi những bà láng giềng đến và nói với họ: "Các bà hãy vui mừng với tôi, vì tôi tìm được đồng bạc bị mất" ( x. Lc 15, 8 – 10 ). Thật không hợp lý tí nào khi làm phiền các bà bạn chỉ vì một đồng bạc như vậy ! Cũng chẳng hợp lý chút nào cả khi mở tiệc giữa đêm khuya để ăn mừng vì tìm lại được đồng bạc đánh mất. Và cuối cùng lại càng không hợp lý khi mời bạn bè đến ăn tiệc, tốn phí còn nhiều hơn đồng bạc tìm thấy. Cho dù có tiêu cả 10 đồng cũng không đủ cho phí tổn...
Không biết tài chánh và kinh tế. "Nước Trời giống như một chủ nhà từ sáng sớm ra ngoài mướn người làm vườn nho cho ông. Rồi vào lúc 9 giờ, giữa trưa, 3 giờ chiều, và cả lúc 5 giờ ông tiếp tục mướn người về làm..." Chiều đến, ông bắt đầu trả lương cho những người đến làm trễ nhất, rồi lần lượt tới những người làm từ sáng sớm, tất cả mỗi người đều được ông trả một đồng ( x. Mt 20, 1 – 16 ). Giả sử Chúa Giêsu được đặt làm quản lý cộng đoàn hoặc giám đốc một xí nghiệp, tổ chức ấy chắc sớm bị phá sản. ( http://www.dunglac.org/index.php ?m=module2&v=chapter&id=49&ib=396&ict=4446 )
Mục Vụ Bảo Vệ Sự Sống chẳng có lợi gì về tài chánh, dễ bị người ta chửi bới và bị gán cho là Mục Vụ… Gàn !
Trong những ngày này mỗi khi đọc báo tôi còn thấy có một loại Mục Vụ Gàn khác chưa được mấy ai quan tâm đó là Mục Vụ… Thi Rớt !
Cả nước có hơn 1,4 triệu lượt thí sinh dự thi Đại Học, Cao Đẳng, trong đó có hơn 1,1 triệu lượt thí sinh thi đại học, hơn 260.000 em thi cao đẳng. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 là gần 600.000 sinh viên. Với mức điểm sàn đưa ra, hơn nửa triệu thí sinh đã trượt đại học và chỉ có khoảng 218.000 thí sinh trúng tuyển NV1.
Tâm trạng thi rớt của Tú Xương ( 1870 – 1907 ) vẫn còn đúng cho thời chúng ta ở 100 năm sau: Thi không ăn ớt thế mà cay. Đệ nhứt buồn là cái hỏng thi.
Nhiều bạn trẻ thi rớt đâu chỉ có cay hay buồn mà thôi đâu. Trong mùa thi năm 2011, ngay tại điểm thi, một thí sinh đã có hành vi nhảy lan can tự tử vì bị đình chỉ thi tại điểm thi Trường THPT Dân lập Lô-mô-lô-xôp ( Hà Nội ) của Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Ngay sau khi các trường đại học, cao đẳng công bố điểm thi tuyển sinh 2012, nhiều thí sinh vui mừng với điểm số cao, nhưng cũng không hiếm sĩ tử bị... hoảng loạn, thậm chí muốn tự tử chỉ vì thi trượt. Bị trầm cảm và mắc chứng rối loạn tâm thần do áp lực học hành, thi cử đang trở thành vấn đề đáng báo động đối với học sinh, sinh viên. Nếu không có cái nhìn đúng đắn và tích cực, teen rất dễ hành động sai lầm.
Một học sinh trường chuyên, mười hai năm là học sinh giỏi, lại đã từng đi thi Học Sinh Giỏi Quốc Gia, tưởng rằng việc đỗ Đại Học với bạn ấy là điều chẳng cần bàn cãi nhưng không ngờ khi báo điểm, bạn lại thiếu hẳn 2 điểm. Quá tuyệt vọng, giữa đêm khuya cô bạn ấy đã mở cửa phòng và nhảy từ tầng ba xuống. Gia đình kịp thời đưa đi bệnh viện, cô bạn may mắn thoát chết. Nhưng sau gần một năm, cô bạn vẫn phải ngồi trên xe lăn và chấn thương sọ não. Bố mẹ cô luôn phải cố gắng giấu nỗi đau xót để vừa kiếm sống vừa lo chữa bệnh cho cô con gái độc nhất.

Rạch tay tự sát vì điểm thi quá thấp. Đó là câu chuyện buồn về cô nữ sinh xuất sắc của trường Trung Học Phổ Thông chuyên Hùng Vương. N.T.H. học rất giỏi, cuối năm lớp 12, H. lại đoạt giải Ba thành phố môn Văn. H. tự tin lựa chọn một trường Đại Học danh tiếng. Ai cũng chắc chắn 100% H. sẽ đỗ đại học. Nhưng đến khi biết điểm thi quá thấp, thậm chí không đủ điểm sàn xét tuyển vào trường, H. xấu hổ với bạn bè, gia đình, làng xóm và thất vọng với chính mình, đóng cửa phòng khóc suốt mấy ngày liền. Không ăn, không ngủ, không gặp gỡ bất cứ ai. Tình trạng đó kéo dài hơn một tuần liền đến khi gia đình phát hiện H. rạch tay tự tử. Rất may, H. được cứu sống kịp thời. Nhưng những ngày nằm dưới bệnh viện đa khoa tỉnh vẫn không giúp sức khỏe và tinh thần của H. khá lên.
Theo thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, mỗi năm số thí sinh trúng tuyển vào các trường Đại Học, Cao Đẳng chỉ chiếm chưa đến 30%, còn lại gần 70% thí sinh phải chấp nhận rời xa cánh cửa Đại Học, Cao Đẳng.
Mong rằng có vị nào đó hăng say lao đầu vào loại Mục Vụ Gàn này và qua đó gặt hái được một số kinh nghiệm để có thể mạnh dạn giống như cha Lê Quang Uy, chia sẻ về Mục Vụ Thi Rớt như:
Đây là một đúc kết từ các kinh nghiệm thực tế trong Mục Vụ Thi Rớt, đồng thời cũng là một phần nào phác họa Mục Vụ Giáo Lý cho những người có hoàn cảnh đặc biệt là chính các em thi rớt phải vào đời sớm... bất đắc dĩ !

NGUYỄN TRUNG

Theo EPHATA số 523

0 nhận xét:

Đăng nhận xét