Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Suy niệm CHÚA NHẬT HAI MƯƠI THƯỜNG NIÊN: "Ðức Tin Của Một Phụ Nữ Ngoại Giáo"


CHÚA NHẬT HAI MƯƠI THƯỜNG NIÊN

I-SAI-A 56,1.6-7 ; RÔ-MA 11,13-15.29-32 ; MÁT-THÊU 15, 21-28

Ðức Tin Của Một Phụ Nữ Ngoại Giáo



Người phụ nữ ngoại giáo đến với Chúa Giê-su hôm nay mà bài Tin mừng tường thuật là người Phụ Nữ xứ Ca-na-an. Bà không phải là người Do Thái, nhưng là người ngoại giáo. Những gì Chúa Giêsu bày tỏ thái độ của mình quan tâm đến bà, thì bà biết rằng sứ mạng loan báo về Ðấng Cứu Ðộ đến trần gian này, không phải đến với người ngoại giáo, song là cho con cái người Do Thái, đó chính là cách nghĩ của người Do Thái đối với bà như thế.

Nhưng đúng hơn cùng lý thực hơn, rằng các bài thuyết giảng của Chúa Giê-su về Nước Trời không chỉ ưu tiên dành cho người Do Thái thôi, song Thiên Chúa phổ độ chung thể cho hết mọi dân nước, cho mọi người thiện tâm, thiện chí tìm Ngài, lắng nghe Ngài và tìm kiếm đạo lý Ngài. Do đó, nguời Phụ Nữ Ca-na-an ngoại giáo này đã nhận thức được điều này, và bà ta nghĩ ra rằng những người Do Thái được Chúa ưu đãi trước. Thế nên với ý nghĩ này không thể ngăn cản việc làm của Bà tiến sát lại gần Chúa Giê-su. Bà cảm nghĩ tại sao bà cùng những ngoại giáo sẽ không thể nhận đựơc cái tối thiểu của những mảnh bánh vụn, cùng hạt cơm thừa thải bắn ra và rớt xuống dưới bàn ăn của người Do Thái ? Các con cái người Do Thái đã không thiếu thốn gì – Lý nào đói rách, đau khổ như bà đang gặp, không nhận được một chút tình thương của Thiên Chúa hay sao ?

Thế đó lòng trắc ẩn và con tim nhân ái của Chúa Giê-su « đã thua » trước đức tin mãnh liệt của bà, cùng hồn trong sáng đơn sơ và khiêm nhường của người phụ nữ xứ Ca-na-an này. Dể rồi từ đó qua bài Tin Mừng này, chúng ta có thể rút ra nhiều lời học hỏi sau đây :

a) Quả khi đứng trước một xác tín của niềm tin sống động, khiêm nhường, thánh thiện và tự nhiên, Chúa Giê-su thấy xiêu lòng. Chúa không thể nào đóng kín con tim mà không ban cho người đã tỏ lòng khẩn thiết xin Ngài với một đức tin nhiệt thành như thế.

b) Ðoạn Tin Mừng này là dấu chỉ mời gọi tất cả người ngoại giáo đến với Chúa Giê-su, đến với Ngài hầu nhận lãnh ơn cứu độ. Trước tiên mời gọi những người Do Thái, sau là những người ngoại giáo cũng được Chúa mời gọi, và họ cũng có quyền nhận hưởng được những bánh trái ngon lành hơn là các mảnh vụn, hay hạt cơm thừa thải tung tóe rờt xuống từ bàn ăn.

Cho dù bất cứ ai được mạc khải và có ơn thánh của Thiên Chúa ban nhưng không, thế nhưng đức tin không triển nở trong mảnh đất chính thức, và tự hào mình là tín hữu đời ông tổ ông cố đã có đạo, là con cái Chúa rồi. Thực vậy đức tin Chúa ban đó có thể tươi nở hay có thể tự diệt vì tính tự mãn, tự ngạo của ta. Cũng đức tin đó thì lại có thể tươi nở trong mảnh đất dân ngoại vì lòng khiêm hạ của họ. Thế đó lòng nhân từ của Chúa Trời hằng mở rộng cho toàn thể nhân loại, để họ đều nhận được ơn cứu độ của Ngài.

Sau khi chúng ta đã lắng nghe bài Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay tường thuật, từ đó chúng ta có thể tự đặt một vài câu hỏi cho chính mình. Có bao giờ chúng ta khấn xin Thiên Chúa một cách trong sáng ban cho dân ngoại cũng được thừa hưởng Nước Trời như chúng ta chăng ? Thực câu hỏi này đã từ xa xưa người ta đã nghĩ đến. Một cách chính thức được khai mào trong ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Từ ngày đó việc loan giảng Tin Mừng cứu độ phải được Giáo Hội và chúng ta tiếp tục rao giảng cho đến ngày thế mạt. Qủa thế câu hỏi đực đặt ra để biết rằng xưa kia quả các môn đệ Chúa Giê-su cùng các cộng đoàn ki-tô hữu được thiếp lập, đã sống và lo lắng cho việc loan giảng Tin Mừng đến các miền xa xôi, cho các dân nước chưa biết đạo Chúa. Và tất cả mọi công viộc loan giảng Tin Mừng đó, mang đến cho muôn dân ơn bình an và cứu độ.

Thực tế hằng ngày chúng ta thấy những cộng đoàn ki-tô hữu, những giáo xứ chúng ta sống đã không hằng quan tâm cho đủ hầu bảo giữ, duy trì một tinh thần sinh động cho việc truyền giáo bên cạnh những anh chị em lương dân sống với chúng ta - Quả thế chúng ta không ra khỏi được những bức tường của giáo xứ hoặc khu phố, làng xóm ta ở để làm nhân chứng cho Chúa Ki-tô, và để trao ban những dấu chỉ về sự hoạt động cùng sự hiện diện của Chúa, cũng như việc cứu độ của Ngài chăng ? Bởi một đức tin đích thực không tự giới hạn bên trong các tường thành của Ngôi Giáo Ðường hay các lũy tre xanh của làng mạc. Lý hơn và đẹp hơn, đức tin Chúa ban cho chúng ta đó, phải đi đến những nơi chợ búa, phố xá, khu dân cư đông đúc, nơi khu xóm lao động khó nghèo. Nơi đông người qua lại để rao giảng Tin Mừng, nhất là không ngại ngùng, không sợ hãi đến những vùng đất xa xôi của người ngoại giáo, đến những vùng núi rừng mà làm chứng Tin Mừng cho Chúa Ki-tô phục sinh, đền để thể hiện tình yêu của Chúa Trời cho họ.

Còn một câu hỏi khác được đặt ra từ câu chuyện của người phụ nữ xứ Ca-na-an : Phải chăng chúng ta là người có lòng tin mạnh hơn những người khác, và có niềm xác tín lớn hơn, là bởi chúng ta là con cái của Giáo Hội – Và nữa vì Giáo Hội Công Giáo dạy chúng ta có thể tuyên xưng niềm tin cùng tất cả sự hiểu biết của ta vào Thiên Chúa, là Cha, Con và Thánh Thần chăng ? Thực tế câu chuyện giữa Chúa Giê-su và người phụ nữ xứ Ca-na-an, mời gọi mỗi người chúng ta rất nhiều về thái độ khiêm hạ và khiêm tốn. Quả thế có biết bao nhiêu người sống ngoài Giáo Hội Công Giáo, song họ có một đức tin nồng cháy, trong sáng, sinh động cùng biểu hiện hơn chúng ta, hơn những người ki-tô hữu tự cho mình chính thức là phần tử của Giáo Hội. Ở đây chúng ta không nói đến sự ghen tị, nhưng đúng hơn chúng ta nhìn nhận sự kỳ diệu những việc làm của Chúa Thánh Thần tạo nên đức tin cho hết mọi người. Ðẹp thay đây là mầu nhiệm và sự kỳdiệu của những việc phi thường cùng lòng nhân từ của Thiên Chúa. Từ đó, chúng ta phải chấp nhận và tự vấn lại lòng mình về niềm tin của ta, qua đó chúng ta hay họ : ai là người ở bên ngoài Giáo Hội Thiên Chúa ?

Cũng câu hỏi này được mở rộng thêm rằng, chúng ta tự hỏi mình : phải chăng ta chấp nhận và có cái nhìn tốt với hết mọi người anh chị em khác, dù họ không cùng « một tôn giáo » như chúng ta ? Vả nữa chúng ta sinh trưởng cùng lớn lên ở đây hơn những anh chị em đến từ nơi khác, sống với ta họ không thể chia sẻ đức tin với ta và thường không đến Giáo Ðường của ta – Tuy nhiên họ có một nền văn hóa nhân bản, cùng một gia sản văn hóa và phong tục, tôn giáo khác chúng ta. Từ đó chúng ta có biết nhận ra các giá trị cùng sự phong phú gia sản văn hóa và tôn giáo của các anh chị em khác đạo chúng ta chăng ?

Thế đó chúng ta có thường tìm kiếm các giá trị tốt đó để nhận ra các đạo giáo khác có những điều sống lương thiện hơn ta chăng ? Phải chăng chúng ta là những người tiên khởi đưa tay mình ra cho các anh chị em ngoại giáo này, hay phải chờ đời họ đến với ta đã ? Chúng ta co thường các mối giây liên hệ với các anh chị em Phật Giáo, Khổng Giáo, Cao Ðài Giáo, Ấn Ðộ Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo, người Phi Châu, Á Châu, Mỹ Châu hay Âu Châu và Úc Châu chăng ? Chúng ta trao đổi gì với các anh chị em này về niềm tin, và học hỏi được gì ở họ hầu làm phong phú thên niềm tin của ta ? 

Ðời sống, thực tế biết bao câu hỏi xứng hợp và liên đời cần phải được đề ra, sau khi chúng ta đã thấy Chúa Giê-su mở rộng con tim Ngài cho một người phụ nữ ngoại giáo. Và Ngài tán thưởng niềm tin của bà mà Chúa Giê-su không gặp được trong dân Do Thái của Ngài.

Ðẹp thay Chúa Giê-su biết để cho bà ấy lại với mình. Ngài đã cảm động cùng kinh ngạc bởi một đức tin đơn sơ và mãnh liệt của người phụ nữ xứ Ca-na-an. Chớ gi được nhiều người xứ Ca-na-an sống bôn cạnh và chung quanh chúng ta, để ta nhận ra đức tin của họ, và để họ giúp chúng ta làm giàu có thêm niềm tin của mình. Vậy chúng ta nên học hỏi phong cách của Chúa Giê-su. Ta học hỏi ở Chúa Giê-su biết lắng nghe, học hỏi ở Ngài biết mở rộng con tim, mở rộng cỏi lòng mình yêu thương hết tất cả mọi người, và chớ khinh thị một ai không cùng một tôn giáo với chúng ta. Amen ! 


Lm. Phêrô Lê Quang Dũng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét