ĐẠI LỄ CHÚA THĂNG THIÊN
TÔNG ĐỒ CÔNG VỤ 1,1-11 ; Ê-PHÊ-SÔ 1,17-23 ; MÁT-THÊU 28,16-28
Một Thế Giới Tin Mừng Hóa
Kể từ ngày Chúa Giê-su sống lại, Ngài đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ mình. Còn các môn đệ, thì biết Thầy mình đang sống. Ðề rồi các ông đón nhận các lời ký thác của Ngài. Và ngay bây giờ Chúa Giê-su cho các ông hiểu rằng sứ mạng trần thế của Ngài đã hoàn tất. Chúa Giê-su phải trở về lại với Chúa Cha. Từ đó các ông sẽ không bao giờ thấy Ngài nữa, các ông sẽ không nghe được tiếng Chúa Giê-su giảng dạy, cũng như các ông sẽ không còn được ở kề cận Ngài như lúc trước, và như trường hợp giây phút hệ trọng này đây.
Qủa thật các tông đồ đang ở đây và mắt hướng nhìn lên trời cao... Các ông thấy tâm hồn mình xâm chiếm một nổi buồn chia ly, họ không nỡ rời bỏ chỗ này – mà bỏ làm sao đành với bao nhiêu kỷ niệm êm đềm, với những ngọt bùi, cay đắng, chua chat cung gian lao với Thầy, với những ngày sống thân tình Thầy-Trò. Vi thế, các tông đồ cứ mơ mơ, màng màng như thế với những hoài niệm và cảnh tự cất mình bay lên cao của Thầy. Trong lúc đó một thiên thần xuất hiện đến bên các ông, chào các ông và dẫn các ông về lại với thực tại : các ông ơi đây không không phải là thời gian khóc lóc và ta thán u sầu như các nhi nữ, cũng không phải là rúc mình vào vỏ ốc để hồi nhớ những kỷ niệm êm đềm, hãy quay về với thực tế và nhớ lại những gì Chúa Giê-su dạy và mong chờ ở các ông.
Thế đó, vì trải dài thời gian Chúa Giê-su đã sống với các tông đồ, Ngài đã cố gắng tỏ cho biết ý thức những việc Ngài chờ mong nơi các ông. Vào khoảnh khắc Chúa Giê-su phải ra đi, thì sứ mạng của các tông đồ thật rõ ràng. Đó là làm chứng những điều các ông đã thấy, các ông đã nghe và các ông đả sống với Chúa Giê-su. Các tông đồ phải làm chứng về Chúa Ki-tô một cách công khai, làm chứng cho Ngài khắp hang cùng ngỏ hẻm, khắp mọi miền trên thế gian này. Thực các tông đồ không có gia tài gì hơn ngoài việc loan báo Tin Mừng phổ quát cho thế giới, cho bàng dân thiên hạ : anh em sẽ là nhân chúng của Thầy từ Giê-ru-sa-lem cho đến Giu-đa và Sa-ma-ri củng cho đến tận mút cùng trái đất, để rao giảng Tin Mùng cứu độ. Chúng ta xem đây như là một chiến lược để thích ứng, truớc hết, họ bắt đấu rao giảng nơi nhà mình, xóm làng, khu phố nơi mình ở, tiếp đến loan báo Tin Mừng trong những miển lân cận, cuối cùng là đi chinh phục cả thế giới.
Đẹp thay những việc loan báo Tin Mừng mà các thánh tông đồ đã khai mào, thì Giáo Hội hằng dỏi theo và tiếp tục công việc đó. Kể từ hơn hai ngàn năm qua, Giáo Hội luôn cố gắng chu toàn sứ mạng được Chúa Ki-tô ủy thác. Tuy nhiên sứ mạng rao giảng Tin Mừng không là một việc dễ dáng như trở bàn tay. Quả thực có lúc có những bước tiến, có lúc có những bước lùi. Vì rao giảng Tin Mừng là một sự chiến đầu. Thế đó, làm chứng cho Chúa Ki-tô phục sinh qủa một đôi khi là một sứ mạng nguy hiểm.
Nhất là, trên quê hương của chúng ta hoặc những nơi bài tôn giáo, kỳ thị màu da chủng tộc. Tuy vậy, sứ mạng Chúa giao phó và tin tưởng ở chúng ta, điều ấy phải được nghiêm túc thực thi, đòi hỏi chúng ta càng ngày càng cần thiết sống Tin Mừng và rao giảng Tin Mừng bằng hành động hơn – Cho dẫu có trải qua bao năm tháng khó khăn, mỗi một người chúng ta cần cố gắng thêm để đáp ứng lời mơì gọi của Chúa Giê-su. Ðó chính là cố gắng và cố gắng lên đường…
Nhìn chung thì sự tiến tiển của Giáo Hội có phần đi lùi về nhiều mặt, nhất là các nước Âu Mỹ. Tại sao vậy ? Có lẽ họ và chúng ta chưa sống đức tin cho đủ, chúng ta chưa trao lại niềm tin sắt đá cho con cháu mình. Đâư là niềm tin vững chắc như bàn thạch của các thánh tử đạo năm xưa trao lại cho chúng ta ? Thực thế chúng ta là nhnữg người sợ hải, vụng về, nhát gan, vì biết bao nhiêu cơ hội để cho chúng ta làm nhân chứng, để ta giới thiệu, nói về Chúa Ki-tô, về Giáo Hội Ngài, về niềm tin và các mầu nhiệm của người ki-tô hữu. Thế mà những lời nói, những ngôn từ để ta nói những điều chúng ta tin, thì ta làm cho no thiếu đi, rồi đổ lỗi rằng chúng tôi không biết nói thế nào, biết giảng ra sao cùng bắt đầu từ đâu. Chúng ta đã quên Chúa Thánh Thần, và không chịu hợp tác với Ngài. Lời chúng ta nói, việc chúng ta làm, đều do Ngài chỉ dạy cùng phù trợ cho. Chúng ta ai sinh ra đời đã học được công việc rao giảng này. Lý thực, người ta đã không chỉ vẻ cho chúng ta.
Giống như các tông đồ tiên khởi, chắc chắn cũng có những cảm nghĩ như chúng ta. Cũng giống như chúng ta hôm nay, các tông đồ tự hỏi rằng làm thế nào để cho thiên hạ có thể tin vào việc rao giảng Chúa Ki-tô sống lại, làm thế nào có thể diễn tiến cho xứng hợp việc bày tỏ này ? Làm thế nào để cho muôn dân nước trở nên môn đệ và con cái Chúa? Qủa thực là một trách nhiệm nặng nề! Đúng là trách nhiệm này hầu như vượt trên khả năng và sức mạnh của các tông đồ.
Tuy nhiên, dần dần với thời gian rồi các ông hiểu rằng họ không chỉ có một mình để thực hiện công việc mà Chúa đã yêu cầu các ông làm. Các ông có thể tin tưởng và cậy dựa vào chính Chúa Ki-tô, và trông nhờ vào các ơn của Chúa Thánh Thần giúp sức. Đó cũng chính là việc chúng ta hôm nay, hoàn toàn cần trông cậy vào ơn Chúa thôi.
Giờ đây chúng ta kiểm lại các lời thánh Phao-lô khuyên nhủ các kitô hữu thành Ê-phê-sô. Những ki-tô hũu này cảm thấy khó khăn bày tỏ và làm nhân chứng về đức tin của mình. Thực họ là những người không có được niềm tin cao cả như những gì mà thiên hạ hy vọng ở họ. Thế nên, thánh nhân đã nhắc nhở lại cho họ : đâu là quyền lực lớn lao Chúa đã thì thố cho chúng ta là những tín hữu. Đó chính là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực mà Thiên Chúa đã biểu dương nơi Chúa Ki-tô, khi làm cho Chúa Ki-tô sống lại từ cỏi chết, và đặt Người ngồi bên hữu Chúa Cha trong Nước Trời. Thế đó, trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần, khi chúng ta làm chứng cho Chúa Ki-tô thì trở nên có thể. Song không có sức mạnh này của Ngài, thì sứ mạng của chúng ta là không thể thực hiện được.
Do thế chúng ta luôn tâm niệm và ý thức rằng Thánh Thần của Chúa Ki-tô rất hệ trọng. Và cũng chính Thánh Thần này đã ở trong con tim của các môn đệ đầu tiên của Chúa Ki-tô - Thực vậy ngày nay Thánh Thần cũng ở trong con tim của chúng ta. Chúa Thánh Thần không có dành riêng cho một ai. Ngài được ban cho mỗi người, bất phân họ là ai : là nam nữ, lão ấu, Chúa Thánh Thần đều ban cho tất cả mọi người. Mỗi người chúng ta đều được nhận ơn của Ngài để trở thành người rao giảng Tin Mừng. Qủa ai đó sẽ được Chúa mời gọi sống Tin Mừng và rao giảng Tin Mùng trong mái ấm gia đình hay giòng họ của mình, người khác dược Ngài mời gọi đem Tin Mừng đến nơi công sở, xí nghiệp hoặc chốn làm ăn thương trường của mình. Và người khác nữa, có thể thực hiện việc rao giảng Tin Mừng trong khu xóm, làng mạc nơi xứ đạo của mình ngụ, rồi người tiếp đến và cứ thế, thì Chúa mời gọi họ dấn thân vào môi trường xã hội rộng lớn hơn : chẳng hạn cho tù nhân, cho người bệnh tật, cho người già, cho người nghèo đói vv. Từ đó, mỗi một người chúng ta đây sẽ khám phá ra nhờ ơn Chúa Thánh Thần cùng với nhũng anh chi em của chúng ta, cùng chung nhau làm công việc loan báo Tin Mừng, thì có thể hoàn thành để trả lời cho lời mời gọi của Chúa Ki-tô « Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân nước trở thành các mộn đệ của Thầy ».
Chúng ta có thể nói thêm ở đây lời của Chúa Giê-su nói trong bài Tin Mừng cùng với chúng ta : « và đây Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế. Lời Chúa xác định thật minh bạch, trực tiếp nâng đỡ và khích lệ chúng ta biết dường nào. Lời nói qủa quyết này của Chúa Giê-su cho phép ta có được tất cả nguồn hy vọng. Cũng lời nói đó có thể giúp chúng ta tăng thêm lòng gan dạ can trường. Thực thế sự phục sinh của Chúa Ki-tô hộ tống chúng ta như Ngài đã hộ tống, nâng đỡ các môn đệ tiên khởi của mình. Ngài tỏ lộ với chúng ta sự cam go và thách đố của việc loan báo Nước Trời cho các dân tộc. Chúa Giê-su tỏ lộ giúp chúng ta trong các cuộc chiến đấu để tin mừng hóa mọi gia đình chúng ta, cộng đoàn chúng ta và nơi khu xóm làng mạc chúng ta ở. Thế nên trường hợp và lý do của chúng ta cũng là lý do và trường hợp của Ngài. Vả nữa, sứ mạng của của Chúa Giê-su cũng chính là sứ mạng của chúng ta. Tuyệt thay với Chúa Ki-tô, thì không bao giờ chúng ta ngại rằng xảy ra chuyện không thể làm được. Amen!
Lm. Phêrô Lê Quang Dũng,
0 nhận xét:
Đăng nhận xét