Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Suy niệm ĐẠI LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KI-TÔ: "Bánh Thử Thách Bánh Kết Hiệp Và Bánh Sự Sống"


ĐẠI LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KI-TÔ

ĐA-NI-EL 8, 2-3.14b-16a ; 1CÔ-RIN-TÔ 10,16-17 ; GIO-AN 6,51-58

Bánh Thử Thách Bánh Kết Hiệp Và Bánh Sự Sống



Thường cứ mỗi năm, năm này hay qua năm khác, việc cử hành nghi lễ Mình và Máu Thánh Chúa Ki-tô cho phép chúng ta luôn nói lại một vài sự thật quan trọng về Bí Tích Thánh Thể, mà chúng ta cử hành mỗi một ngày hay mỗi một Chúa Nhật. Qủa mầu nhiệm cao cả này thât là phong phú mà Giáo Hội giới thiệu về Minh Và Máu Chúa Ki-tô như là nguồn suối, là tâm điểm và chóp đỉnh của sự sống cùng sự hiện hữu của người ki-tô hữu. Nhất là, duới ánh sáng của ba bài đọc Thánh Kinh chúng ta vừa nghe và tung hô tuyên xưng Lời Chúa, để qua đó ngày hôm nay chúng ta lưu ý đến ba trạng huống căn bản của Bí Tích Thánh Thể.

Tiên Khởi Bánh Thử Thách

Khi đọc đoạn sách Đệ Nhị Luật hôm nay làm chúng ta kinh ngạc. Thực vậy Sách tường tả và giới thiệu một loại bánh có tên là Man-na. Ðây là hình bóng của Thánh Thể. Tuy nhiên bánh man-na này không là loại bánh làm cho con người no nê và thỏa mãn, bằng cách đem lại niềm an ủi, niềm vui cùng sự êm ả, song như một của ăn nuôi dưỡng thân xác được Chúa Trời ban cho với sự tằn tiện đủ ăn cho mỗi ngày. Thiên Chúa muôn thử lòng dân Do Thái có tin phục Ngài chăng. Qủa Thiên Chúa làm cho dân Do Thái hiểu được sự cùng khốn, để họ cảm nhận sự đói khổ, từ đó Thiên Chúa ban cho họ bánh ma-na để ăn. Thứ bánh này dân Do Thái và cha ông họ chưa từng biết đến, ngỏ hầu cho họ khám phá ra rằng : người ta không chỉ nhờ cơm bánh mà sống, nhưng sống được là nhờ mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra.

Ma-na là một thứ bánh được Chúa Trời ban cho dân chúng trong một số lượng giới hạn, có nghĩa đủ dùng cho khỏi chết đói. Bánh ấy là một của ăn không thể bảo giữ được lâu cùng kéo dài trong nhiều ngày. Cứ vào mỗi sáng sớm, dân chúng ra khỏi trại và đi tìm nhặt man-na về dùng ăn cho cả ngày. Man-na là thứ bánh cho người Do Thái hiểu rằng, họ cần đến Thiên Chúa để sống và tồn tại.Bánh này cho phép kiểm chứng lòng tin của một người biết đặt sự tín thác vào Chúa Trời hay chính mình. Giống như Man- na, thì Thánh Thể hằng nuôi sống chúng ta mỗi ngày, mời gọi chúng ta kiểm điểm lại bản thân mình, và hãy nhận ra chính Thiên Chúa tạo cho chúng ta sự sống. Sự sống ở trong Ngài là nguồn suối, chính là nguồn suối sự sống thể lý và tâm linh của ta.

Tiếp Đên Là Bánh Hiệp Nhất

Trong thư gửi cho Giáo Đoàn Cô-rin-tô, thánh Phao-lô nhắc lại một giáo huấn chính yếu, nhưng giáo hữu lại thường hay quên. Thánh nhân nhắc rằng : « duy chỉ có một tấm bánh, và dẫu chúng ta có nhiều người, nhưng chỉ có một thân thể, bởi chúng ta chỉ chia sẻ một tấm bánh đó thôi ».

Thánh Thể hiện hữu để cho chúng ta đến gần người này và kẻ khác, để cho chúng ta kết hợp kẻ này với người kia, hầu tạo cho chúng ta một thân thể : đó chính là thân thể Chúa Ki-tô. Sự hiệp nhất này giữa chúng ta và Thánh Thể, ta không ngừng được mời gọi là phải xây đắp trên nền tảng thông hiệp với Chúa Ki-tô. Chính Chúa Ki-tô hiệp nhất chúng ta lại với Ngài. Chính nhờ Chúa Ki-tô và nhờ Chúa Thánh Thần mà chúng ta có thể nên một và ở lại trong Ngài. Chính sự sống của Chúa Ki-tô ban cho mỗi một người chúng ta cùng tạo nên sự hiệp nhất của chúng ta.

Sự hiệp nhất này, ở đây là câu hỏi, trước hết là có tính cách tâm linh, song sự hiệp nhất này không chỉ ẩn náu trong tâm linh. Lý hơn sự hiệp nhất đó phải nhập thể, hiển lộ ra bên ngoài mộtcách cụ thể. Vì khi chúng ta nói mình là người hiệp nhất « trong Chúa Ki-tô », thế nhưng chúng ta lại không có cái nhìn trìu mến, chẳng bao giờ có lời chào hỏi thân tình, cũng như không bao giờ có lời nói êm ái, cũng chẳng bao giờ hổ tương giúp anh chị em chúng ta lúc gặp khốn khó. Đây chính là cái mâu thuẫn , phản lý cho sự kêu gọi sự hiệp nhất của chúng ta, và qủa là một sự tai tiếng.

Còn Thánh Thể đòi hỏi chúng ta nhiều hơn một việc hiệp nhất. Chính là sự hiệp nhất tâm linh mà chúng ta hay nói sự hiệp nhất trong Chúa Ki-tô. Lý hơn Thánh Thể yêu cầu những ích kỷ, cô đơn, cầu an, thủ lợi của chúng ta phải nên đập vỡ, xóa tan, để rồi mỗi một người chúng ta cố gắng mở rộng con tim mình, cố gắng bước đi gặp gỡ anh em mình, gặp gỡ chị em mình trong tình yêu thương.

Thánh Thể cũng dị nghị và từ khước sự tự đắc và cao vọng của chúng ta, khi ta nói rằng mình kính yêu Thiên Chúa, song không có yêu cụ thể người anh em của chúng ta, không quan tâm giúp đỡ những người cùng khốn. Do thế, qủa thực chúng ta không ăn đúng ý Bánh Thánh Thể như ý Chúa muốn. Bởi chúng ta ăn Bánh này trong trạng thái tâm hồn dửng dưng, vô cảm đối với ngưòi đồng loại và các anh chị em mình cùng chung bàn dự Tiệc Thánh Thể với chúng ta.

Bánh Của Sự Sống Vĩnh Cửu

Bài đọc thư 3 sách Thánh chúng ta vửa lắng nghe, được trích lại Tin Mừng của Chúa Giê-su theo thánh Gio-an. Đoạn Tin Mừng này xác định minh bạch và nói cho chúng ta biết Thánh Thể là Nguồn Suối Sự Sống của ta. Hạnh phúc thay Thánh Thể là Sự Sống Vĩnh Cửu. Sự Sống đó Chúa cho chúng ta ngày từ bây giờ.

Các thánh Giáo Phụ và những tín hữu của thế kỷ đầu tiên đã qủa quyết một cách xác tín rằng : Bánh Thánh Thể khi chúng ta nhận lãnh thì đã cấy vào trong hồn ta hạt giống của sự sống vĩnh cửu. Sự qủa quyết và xác tín này cũng dễ hiểu thôi, bởi khi người ta tin rằng đó chính là Chúa Ki-tô sống lại. Chính Ngài, la Đấng chiến thắng sự chết và là Đấng cứu độ trần gian, cũng như tạo nên Bánh Hằng Sống cho chúng ta. Tuyệt thay qua sự gián tiếp của Tấm Bánh, mà xác thịt hay chết của chúng ta cảm nhận được, cùng cảm thấy được sự đụng chạm và tiếp xúc với xác thịt bất tử của Con Thiên Chúa.

Là loài người nên ngôn ngữ của chúng ta chắc rằng rất là hạn hẹp, để giải thích cùng nói lên một cách sâu sắc thích đáng của Mầu Nhiệm Thánh Thể. Thế nhưng chỉ có một việc chúng ta đón nhận Mầu Nhiệm này trong đức tin, với tất cả những lời đơn thuần xác thực của Tin Mừng : « Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời », và : « Ai ăn Bánh này sẽ được sự sống muôn đời ». Do đó hanh phúc thay, khi chúng ta ăn Thịt và uống Máu Chúa Ki-tô, thì tất chúng ta sẽ có được sự sống đời đời từ Ngài thông ban. Còn gì sung sướng bằng, còn gì hạnh phúc hơn nữa, chúng ta được sống đời đời với Chúa Trời Ba Ngôi mà lòng ta kính yêu. Tạ ân Chúa vô vàn ! Amen.

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng, 
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét