LTCGVN (19.06.2014)
Gần đây báo chí lề dân phản
ứng nhiều về lời phát biểu của ông tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Bộ Quốc
Phòng CSVN trong phiên họp tại hội nghị Shangri-La ở Singapore ngày 31/05/2014. Ông
Thanh cho rằng quan hệ Việt-Trung vẫn tốt đẹp. Ông ví những sự xung đột giữa
hai nước trong vụ giàn khoan HD 981 như “mâu
thuẫn bất đồng trong gia đình… va chạm là điều khó tránh khỏi”.
Bất đồng gia đình và báo cáo bắc triều.
Ông Thanh nói: “Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết
song phương… Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là
các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ,
hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”. “Quan
hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn
đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014”.
Phùng Quang Thanh còn gào thét: "Không để các lực lượng xấu sử dụng vấn đề Biển
Đông để kích động, chia rẽ quan hệ Việt Nam-Trung Quốc..."
Trên Dân Luận ngày 10/6/2014,
người ta đọc thấy bài viết của Nguyễn Thanh Giang dưới tiêu đề “Bộ Trưởng Quốc Phòng chống lại
Thủ Tướng” mạnh mẽ phản bác những lời lẽ của viên tướng cộng sản phản quốc
trắng trợn này. Tuy nhiên, xét cho cùng, cung giọng và lời lẽ phản quốc và thái
độ hèn hạ của Phùng Quang Thanh không là điều mới lạ.
Cách đây hơn một năm, trong bài
tường thuật chuyến đi thăm Trung Cộng của Phùng Quang Thanh trong tư cách là Bộ
trưởng Quốc phòng CSVN, báo Quân Đội Nhân Dân đã hớn hở khoe: “Đại tướng Phùng
Quang Thanh đã báo cáo
với Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu kết quả bước đầu của chuyến
thăm, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa Đoàn đại biểu Quân sự
cấp cao nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao nước CHND
Trung Hoa.”
Ông Thanh là người của quân đội từ trung đội trưởng bò lên cấp
tướng, dĩ nhiên phải hiểu thế nào là hệ thống quân giai: Cấp nhỏ (thuộc cấp)
mới phải báo cáo lên cấp cao hơn (thượng cấp) và thường chỉ báo cáo trong đơn
vị nội bộ.
Nào ngờ, đường đường là một đại tướng bộ trưởng quốc phòng của một
nước đồng thời là ủy viên bộ chính trị của đảng CSVN, Phùng Quang Thanh hèn hạ
đến nỗi cúi đầu báo cáo trước một Phó chủ tịch Quân ủy của nước khác? Mặt khác,
về “kết quả bước đầu của chuyến thăm” và “kết quả cuộc hội đàm giữa hai đoàn đại
biểu” của hai nước/đảng, thì trưởng đoàn đại biểu của nước/đảng nào
chịu trách nhiệm báo cáo với nước/đảng mình, tại sao Thanh lại báo cáo cho phía
TC, mà lại báo cáo cho một kẻ chỉ ở cấp Phó chủ tịch Quân ủy CSTH?
Lệ thuộc! Lệ thuộc và mãi mãi lệ thuộc!
Cả hai
thái độ trên của Phùng Quang Thanh ở vào hai thời điểm khác nhau ấy thật ra chỉ
là lập lại cái cung cách cố hữu mà đám lãnh đạo đảng CSVN từng hành xử đối với
TC suốt gần một thế kỷ qua, từ thời Hồ
Chí Minh tới Trường Chinh, Lê Duẩn, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Nông Đức Mạnh,
Nguyễn Phú Trọng… Việc đảng, việc nước, gì gì đều cũng tâu trình và nhận chỉ
thị từ bắc triều!
Trong tình
trạng lệ thuộc ấy, Hồ Chí Minh cùng bè đảng đã rơi hẳn vào chỗ nô lệ TC, nghe
lời TC xúi xiểm, sát hại hàng vạn sinh linh người Việt vô tội trong CCRĐ mà nạn
nhân đầu tiên bị lôi ra bắn chết là một người đàn bà – bà NguyễnThị Năm Cát
Hanh Long, đại ân nhân đã cứu sống Hồ cùng đồ đệ và cả cái đảng do Hồ cầm đầu!
Hồ sơ Cải Cách Ruộng Đất còn đó là bằng chứng cụ thể CSVN không thể chối cãi.
Cũng vậy,
chính vì lệ thuộc TC mà nhóm chóp bu Đảng CSVN đã làm một cuộc thanh trừng gay
gắt và tàn nhẫn ngay trong lòng nội bộ của họ, coi những đảng viên có tư tưởng chống
Mao (TC) theo Khrushchov (LiênXô) là “bọn theo chủ nghĩa
xét lại chống đảng”.
Chế Lan
Viên diễn tả chính xác tư cách phò Mao của Hồ Chí Minh qua câu thơ sau đây:
Bác Mao chẳng ở đâu xa,
Bác Hồ ta đó chính là bác Mao!
Câu
thơ ấy cho thấy rõ tâm địa bán nước của Hồ Chí Minh và bè đảng của Hồ đối với
Trung Cộng. “Mao nào ở đâu xa!” Hắn
đang thống trị Việt Nam ,
qua Hồ Chí Minh đấy!
Còn
nữa! Cuộc chiến biên giới Hoa-Việt năm 1979! Đám chóp bu CSVN và CSTH vẫn ung
dung hưởng thụ và tàn nhẫn đẩy hàng vạn sinh linh của hai nước vào chỗ bắn giết
nhau dã man! Nhưng bọn CSVN nào thiết gì tới mạng dân! Chết! Chết nữa! Chết nữa
đi… dưới ngọn cờ đảng vinh quang! Nhưng rồi người chết không được được dâng một
nén hương! Không ai được phép tổ chức tưởng niệm, ghi công, cầu siêu hay vinh
danh gì sốt!
Rồi thì
điều gì đã xảy ra sau cuộc chiến “anh em đồng chí” ấy?
Năm 1990,
CSVN bắt đầu van xin CSTH chấp nhận cho lãnh đạo cấp cao phía VN sang hầu TC! Đó
là thời điểm Liên Xô đang đi vào tan rã. Dĩ nhiên đây là cơ hội bằng vàng cho
TC ép Việt Nam .
Một đoàn “đại biểu cấp cao của Đảng và
Nhà nước CSVN” được phép sang Tầu, nhưng không được đến thủ đô Bắc Kinh mà
phải dừng lại ở Thành Đô (Tứ Xuyên). Ở đó, vào ngày 03/9/1990, phía Việt Nam gồm Tổng
bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng được Tổng Bí
Thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng của TC tiếp kiến. Phái đoàn CSVN chấp
nhận thua thiệt nhục nhã đủ điều từ Hội nghị này.
Chứng cớ từ bên trong.
Nguyên
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Quang
Cơ, người trực tiếp có mặt trong Hội nghị Thành Đô đã có một thiên hồi ký về
“hậu trường” Hội Nghị Thành Đô. (Bấm vào Google tìm xem Hồi ức và Suy nghĩ của Trần
Quang Cơ). Mở đầu
chương 16, Trần Quang Cơ viết: “Từ tháng 9/90, Trung Quốc luôn coi ta mắc nợ họ về thoả thuận
Thành Đô, đòi ta thực hiện thoả thuận đó.” Sau Hội nghị Thành Đô, “Theo thoả thuận giữa hai bên, ngày 5/11/91,
Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc đi thăm chính thức nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đánh dấu sự bình thường hoá quan hệ giữa hai nước”
với nhiều điều kiện bất lợi hoàn toàn cho phía
Việt Nam.
Trần Quag Cơ thú nhận: “Sở
dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc
cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm hoạ ‘diễn
biễn hoà bình’ của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai
lầm Thành Đô” [cùng những sai lầm lầm kế tiếp khác].
Trong chương 10 Hồi ức
và Suy Nghĩ, dưới tựa đề “Thuốc đắng [dã tật] nhưng
không dã được tật”. Trần Quang
Cơ kể lại: “Ngày 5.6.90, vài ngày trước
khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã mời đại sứ Trương Đức
Duy (vừa từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội) đến Nhà khách Trung ương Đảng nói chuyện
thân mật để tỏ lòng trọng thị đối với Bắc
Kinh.
Trong cuộc gặp, như để chấp
nhận lời phê bình của Đặng [Đặng Tiểu Bình] (nói qua Kayson), Nguyễn Văn Linh nói “Trong quan hệ hai nước, 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như
việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp, có cái sai đang sửa”.
Theo Trần Quang Cơ, TBT Nguyễn Văn Linh “sốt sắng ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để ‘bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội’”. Nguyễn
Văn Linh kể lể: ‘Đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội... chúng âm mưu diễn biến
hoà bình, mỗi đảng phải tự lực chống lại. Liên Xô là thành trì Xã hội chủ
nghĩa, nhưng lại đang có nhiều vấn đề. Chúng
tôi muốn cùng các người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã
hội... Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc
gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi
phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng
chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay... Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ
nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin”.
Bài học giáo điều.
Chuyện gì diễn ra cho Việt
Nam
sau cái nhục Thành Đô? Đó là thảm họa mất đất, mất đảo, mất biển! Đau lòng lắm!
Và nhiều chuyện đau lòng khác sẽ tiếp tục xảy đến cho Tổ Quốc Việt Nam ! Uất hận
trào dâng!
Ấy mới rõ lời phát biểu
của Phùng Quang Thanh chỉ là sự lặp lại cái ý đồ muôn thuở của đảng bán nước mà
thôi. Cùng với Phùng Quang Thanh, ngày 02/6/2014, tên vô lại Nguyễn Bắc Việt, nhân danh ĐBQH Ninh Thuận lớn
tiếng vung vít giữa nghị trường kỳ họp thứ 7 của cái gọi là Quốc hội Khóa 13
CSVN: “Phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản,
công nhân quốc tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai
có lợi…”
Bằng
giọng điệu kẻ cả lên lớp về “lòng yêu nước”, tên Bắc Việt không ngại mắng
mỏ và dạy khôn các “đồng chí đại biểu” của y: “Còn một vế theo tôi là chúng ta chưa thực sự quan tâm, đó là yêu chế độ và lo cho con tàu Cộng sản và công
dân quốc tế.”
Thì ra cũng mùi “mácxít,
stalinít và maoít” giống như Phùng Quang Thanh: Nhai lại vụng về mấy cái bài học
“đấu tranh tư tưởng vì một chủ nghĩa cộng sản quốc tế” mà Hồ Chí Minh đã lãnh từ
Stalin và Mao Trạch Đông mang về truyền bá trong nước.
Nhưng với thành phần
lãnh đạo CSVN, vấn đề Biển Đông là vấn đề “nhạy cảm”. Thảng hoặc Nguyễn Phú Trọng
có lên tiếng thì cũng bập bẹ mấy câu vơ vẩn, mấy chữ nghĩa mập mờ, nói lấy được.
Thế nên Từ Linh trên blog “pro & contra” của mình, đã đưa ra nhận xét: “Nhục! Trên thế giới, có lãnh tụ cao cấp nào
khi kẻ xâm lược đã vào đến tận nhà mà vẫn cứ thản nhiên đứng trước quần thần
nói chuyện văn hóa lai tạp, không một lần dám gọi tên kẻ xâm lược, chỉ nhắc
chuyện ngoại xâm cho có lệ…”
Những Phùng Quang Thanh,
Nguyễn Bắc Việt… cũng chỉ là những học trò giáo điều, đang trả bài trước Đảng,
không đáng để tâm tới!
Lời “sấm sét” của Nguyễn Tấn Dũng.
Phải chăng lời phát biểu
của những lãnh đạo cỡ bự như cỡ Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mới có trọng
lượng?
Có lẽ do khao khát một lời tuyên bố mạnh miệng
từ những lãnh đạo cấp cao mà “nhà tranh
đấu dân chủ” Nguyễn Thanh Giang chợp lấy lời “sấm sét” của Nguyễn Tấn Dũng để ca tụng ngài Thủ tướng có “tinh thần sáng suốt và sự dũng cảm”, “hoàn toàn xứng đáng được tung hô vạn tuế”.
Chúng ta hãy nghe Nguyễn
Thanh Giang trần tình: “Chỉ riêng câu nói
sau đây [của Nguyễn Tấn Dũng] hoàn toàn xứng đáng được tung hô vạn tuế”. Giang
dẫn lời Dũng: “Tôi [Nguyễn Tấn
Dũng] muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và
lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là
thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ
sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định
không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu
nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
Với Nguyễn Thanh Giang, câu
nói của Nguyễn Tấn Dũng “thật là hào sảng,
thật là oanh liệt, thật là chí lý”. Giang lại đóng vai luật sư bào chữa cho
Dũng: “Một số người chê trách Thủ tướng nói một đàng, làm một nẻo
hoặc nói mà không làm. Thực tế cho thấy ông
đã muốn thật, đã nói thật nhưng chưa thể làm nổi. Còn đường lối ‘kinh tế
thị trường định hướng XHCN’, Đảng
còn đứng trên luật pháp, báo chí còn bị ngáng miệng … thì có mời Lý Quang
Diệu sang làm thủ tướng cũng không thể chống được tham nhũng. Tội của Vinashin,
Vinaline … chủ yếu là do chủ trương “Kinh
tế quốc doanh làm chủ đạo’. Đưa
Trung Quốc vào Tây Nguyên là do cái hớ hênh của Nông Đức Mạnh, Thủ tướng không thể
làm trái quyết định của Tổng Bí thư. Bắt ai, thả ai không hoàn toàn do Thủ
tướng…”
Trên cương vị lãnh đạo, nếu Nguyễn Tấn Dũng cảm thấy điều gì
vượt quá khả năng hay phạm vi hành xử thì hà cớ gì ông ta lại boa hoa nói nhăng
nói cuội vô trách nhiệm? Nói được mà không làm được nhiều lần trong nhiều
trường hợp thì còn xứng đáng nắm giữ vai trò lãnh đạo nữa hay không? Ấy thế mà
ông Giang lại đi tán tụng ông Dũng, rằng lời nói của Dũng “thật là hào sảng, thật là oanh liệt, thật là chí lý”.
Vài vụ việc trong
quá khứ.
Trước tiên là vụ bốcxít Tây Nguyên mà chính Nguyễn Thanh
Giang gợi nhắc đến để bênh vực Dũng. Ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp dự
án bốcxít? Nếu không phải là Dũng thì việc Cù Huy Hà Vũ đâm đơn kiện Dũng cũng
chỉ là trò hề hay là việc vớ vẩn của một kẻ mắc bệnh tâm thần mà thôi. Đàng
này, vì cái đơn kiện ấy mà Cù Huy Hà Vũ bị bắt bỏ tù!
Vả lại, lẽ nào ông Giang quên đi chuyện ông tướng Võ Nguyên
Giáp tới hai lần gửi thư cho chính Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngưng dự án bốcxit.
Nguyễn Tấn Dũng có hứa “làm theo ý đại
tướng” đấy! Nhưng rồi dự án bốcxít vẫn tiến hành! Chó sủa mặc chó sủa!
Nguyễn
Tấn Dũng đã từng nói mà không làm, ngay trong những điều thuộc vi quyền hạn của
ông ta, ông dư sức giải quyết.
Chẳng
hạn, trong vụ Đảng và Nhà Nước CSVN cướp đoạt đất đai Tòa Khâm sứ cũ của Giáo
Hội Công Giáo hồi đầu năm 2008. Hồi đó ngài Thủ tướng thân hành tới Tòa Tổng
Giám mục Hà Nội gặp gỡ trò chuyện thân mật với Đức TGM Ngô Quang Kiệt và hứa
hẹn ngon lành! Ông cùng Đức TGM Ngô Quang Kiệt thị sát hiện trường khu đất bị
cướp đoạt và sử dụng bừa bãi. Ông Thủ tướng cười cười nói nói vui vẻ với Đức
TGM! Người Công giáo hân hoan tin vào thiện chí của Thủ tướng. Nhưng cuối cùng,
giáo dân bị bắt và bị truy tố! Đất đai Tòa Khâm sứ không hoàn trả cho chính
chủ. Bản thân Đức TGM Ngô Quang Kiệt bị bầm giập trước khi mất quyền mục vụ để
sống thầm lặng trong đan viện Châu Sơn, xa Tổng Giáo phận ngài đã từng coi sóc!
Năm
2011, khi mà Trung Cộng gia tăng sức mạnh quân sự của họ hòng biến Hoàng Sa
thành cứ điểm kinh tế-chính trị-quân sự của họ với ý đồ chế ngự Biển Đông, lòng
dân Việt Nam sôi sục. Phong trào biểu tình chống Trung Cộng xâm lược nổi lên,
nhưng bị chính Đảng và Nhà nước CSVN đàn áp dã man. Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện,
hứa hẹn một luật biểu tình sẽ được sớm biểu quyết! Nhưng rồi luật biểu tình chỉ
là bánh vẽ! Người biểu tình yêu nước tiếp tục bị bắt bớ, đánh đập, đàn áp man
rợ và bị vu khống là “thế lực thù địch, diễn biến hòa bình, phản động, chống
phá... ”
Các
chiến sĩ hải quân VNCH anh dũng đổ máu năm 1974 để bảo vệ chủ quyền biển đảo
của Tổ Quốc nay được nhân dân Việt Nam nhắc tới, biểu lộ thương tiếc và kính
trọng. Đặc biệt cố Trung Tá Ngụy VănThà, người chiến sĩ VNCH “hy sinh chết theo
tàu” được tôn vinh. Ra trước Quốc Hội CSVN, Nguyễn Tấn Dũng nhiều lần đề cập
tới Việt Nam Cộng Hòa, nhìn nhận VNCH là một quốc gia hợp pháp trước quốc tế, chứ
không gọi xách mé mất dạy là “ngụy quân – ngụy quyền” như trước đây. Nhưng rồi
mọi sự đã nhanh chóng chìm sâu dưới đáy đại dương giống như 74 chiến sĩ VNCH.
Hoàng Sa của Việt Nam
đã là Tây Sa của Trung Cộng!
“Hỏa lực mồm” và sự “chần chừ”.
Nguyễn
Tấn Dũng và tập đoàn Đảng CSVN thuộc loại siêu về “hỏa lực mồm[1]”
giống như “đồng chí đàn anh” của họ! Cho nên, cũng như các vụ khác mà Nguyễn
Thanh Giang cố biện hộ, Dũng phát ngôn là một chuyện, làm được hay không thì
tùy thuộc đỉnh cao quyền lực đảng!
Theo
tiết lộ của Ts Dương Danh Huy trong bài “Bộ
Chính trị định đoạt về Biển Đông?” trên BBC ngày 10/6/2014, bà Nguyễn Thị
Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao trả lời phóng viên
Reuters ngày 22/5/2014: “Cá nhân tôi là
một luật gia, tôi luôn luôn hỏi mình khi nào là thời điểm để sử dụng biện pháp
pháp lý. Tuy nhiên, chúng ta phải chờ
quyết định của Chính phủ!” Nhưng
Thủ tướng Chính phủ lại bảo: “Bộ Chính trị sẽ quyết định ‘thời điểm nào
hợp lý’ (?) cho vụ kiện.”
Dương
Danh Huy đành than thở: “Dường như có
điều gì đó làm họ chần chừ!” Phía CSVN càng “chần chừ”, CSTH càng làm tới, bằng cả biểu dương sức mạnh quân sự
lẫn thách thức về mặt pháp lý trước quốc tế. Họ xua giàn khoan khổng lồ HD 981
cùng tàu chiến và cả phi cơ chiến đấu vào khu vực Hoàng Sa, còn phía nhà cầm
quyền Việt Nam
thì cứ… “chần chừ”. Sự chần chừ ấy có thể sẽ là ảo tưởng cho những ai kỳ vọng
vào một giải pháp Biển Đông thắng lợi to lớn cho Việt Nam, đưa Hoàng Sa, Trưòng
Sa trở về với Tổ Quốc thân yêu!
Thêm bằng chứng bán nước.
Mới vừa
đầu Tháng Sáu này đây, TC lại nộp lên LHQ một loạt bằng chứng về việc phía CSVN
từ năm 1974 trở về trước đã từng công khai công nhận chủ quyền của Trung Quốc
trên hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà TC gọi là Tây Sa và Nam Sa.
Dĩ
nhiên, Công hàm năm 1958 do Phạm Văn Đồng là bằng chứng không thể thiếu! Bên
cạnh đó còn có bản đồ do CSVN in và phổ biến, không có tên Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam ,
trong khi tên Tây Sa và Nam Sa lại nổi bật.
Cả sách giáo khoa Địa lý (Lớp Chín) của CSVN in
năm 1974 cũng là bằng chứng Việt Nam xác nhận “các quần đảo Tây Sa và Nam Sa là
của Trung Quốc”! Hoàng Sa, Trường Sa không có tên trong sách này! Chả trách
đông đảo người Việt Nam
(đặc biệt người dân Miền Bác XHCN) chẳng hề nghe biết hai tiếng Hoàng Sa,
Trường cho tới sau năm 1979.
Trong
một bài viết, Ts Trần Công Trục nhìn nhận “các tài liệu trưng bày trên là có
thật” nhưng ông Trục bảo đó không phải là những chứng liệu lịch sử và cũng
không có tính cách pháp lý”.
Đầu
năm 1974 – ngày 19/01/1974, TC xua quân đánh cướp Hoàng Sa của Việt Nam khiến 74
chiến sĩ hải quân VNCH hy sinh. Cuốn sách Địa Lý của CSVN in năm 1974, khó có
thể tin là nó xuất hiện vào đầu năm 1974. Nhưng nếu quả thực như vậy thì ta có
thể suy rằng hai bên CSTH và CSVN đã có sự bàn bạc tính toán trước khi TC xua
quân đánh chiếm Hoàng Sa. Mặt khác, lúc xảy ra trận Hoàng Sa và sau đó, CS Bắc
Việt hoàn toàn im lặng, một sự im lặng được hiểu là đồng thuận với cuộc xâm
lăng của TC. Sách Địa lý chứng minh sự
đồng thuận ấy. CSVN hãy cãi chày cãi cối với TC, nhưng không thể lấp liếm tội
bán nước đối với dân tộc và Tổ Quốc.
E rằng
TC còn nắm trong tay những bửu bối – độc chiêu khác chưa tung ra trong lúc này,
nên CSVN cứ “cần chừ” chăng? Chờ xem!
Lê Thiên (16/6/2014)
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN
[1]
Từ
ngữ của Đông Bình, báo GDVN ngày 06/6/2014 “ Trung Quốc cho người phát ngôn tiếp
tục ‘ngậm máu phun người’”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét