Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Suy niệm CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH: "Ơn Chúa Thánh Thần Để Yêu Mến"


CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH

TÔNG ĐỒ CÔNG VỤ 8,5-8.14-17 ; 1PHÊ-RÔ 3,15-18 ; GIO-AN 14,15-21

Ơn Chúa Thánh Thần Để Yêu Mến



Những bài Sách Thánh được công bố vào ngày Chúa Nhật trong các giáo đường, thường là những bài đợc chúng ta đã nghe quen nhiều lần. Chúng ta đã lắng nghe các bài đọc đó, rồi suy gẫm năm lần bảy lươc hoặc có thể hằng chục lần nhiều hơn. Qủa Giáo Hội biết chuyện này. Tuy nhiên Giáo Hội vẫn cho con cái đọc lại các bài đọc đó để nhắc nhở giúp cho trí nhớ của ta. Bởi các bài đọc Lời Chúa luôn mang lại sự sống, ánh sáng và bình an. Các bài đọc Lời Chúa đó khai mở cho chúng ta sự hiểu biết về Thiên Chúa, về Chúa Ki-tô và Chúa Thánh Thần. Lời Chúa ấy cũng vạch ra cho chúng ta những con đường luôn cứu rỗi.

Đó chính cũng là trường hợp của bài Tin Mừng hôm nay thu hút sự chú ý của chúng ta vào những sự xác thực căn bản. Và chúng ta chớ có nên quên điều đó, quả như ta muốn sống một đời ki-tô hữu tương hợp với những ước muốn của Chúa Ki-tô đang chờ mong ở ta, tất chúng ta không thể bỏ Lời Chúa qua một bên.

Lời xác thực tiên khởi liên quan đến tình yêu và các giới răn. Thực không chỉ tình yêu hoặc không chỉ có giới răn. Song chung cả hai. Điểm mà bài Tin Mừng nhấn mạnh, đó là khi chúng ta yêu Chúa Ki-tô, thì cũng phải trung thành với các giới răn của Ngài. Vì không trung thành với các giới răn, tất tình yêu không có tinh tuyền. Đây là một chân lý căn bản mà chúng ta thường có khuynh hướng quên lãng.

Qủa thực chúng ta hằng nghĩ rằng mình kính yêu Thiên Chúa Cha và Chúa Ki-tô Người Con Ngài sai phái một cách đậm đà, là do chúng ta đã học hỏi Tin Mừng và Thánh Kinh, và do chúng ta là phần tử của Giáo Hội. Vả nữa, bởi do chúng ta đều đặn đi tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật và hằng ngày. Tất cả các việc làm đó đều đúng, đáng khen ngợi, đều thật thiết yếu, song chưa hội đủ để trả lời cho tất cả sự mong đợi của Chúa Trời ở nơi bản thân chúng ta.

Để kính yêu Thiên Chúa, tất không có kiểu gian xảo, bịp bợm, như kiểu những người Pha-ri-siêu. Nhưng giống như Chúa Trời uớc muốn mình được yêu, thì việc chính yếu, đó là tất cả những điều do sự hiểu biết Tin Mừng, chăm chỉ cầu nguyện, rồi phải được bổ túc thêm việc thực hành các giới răn Chúa dạy. Đặc biệt tình yêu luôn hổ tương lẫn nhau và tóm gọn lại tất cả trong tha nhân. Ai chẳng yêu thương tha nhân, thì không thể nào cho mình tin yêu Thiên Chúa.

Do thế, việc thực hành giới răn tình yêu hổ tương là một sự đòi hỏi hơn cả. Hoàn toàn là sự đòi hỏi mà chúng ta một đôi khi cảm nhận tình yêu đó vượt lên trên súc mạnh của chúng ta. Làm sao, bằng cách nào, chúng ta là những con người nam nữ hèn mạt bất toàn… có thể yêu mến Thiên Chúa như Ngài đã ỳêu chúng ta và chúng sinh. Do đó, làm thế nào chúng ta có thể yêu như Chúa Ki-tô mời gọi và yêu cầu chúng ta thực thi. Có nghĩa là phải phân phát tài sản của ta một cách quảng đại cho người nghèo khổ, vui lòng săn sóc lo lắng cho những người bé nhỏ và nghèo mạt của xã hội, rồi thăm viếng, ủy lạo những người bệnh họan, già cả cùng tù nhân, tìm cách giúp đỡ các ngưòi vô gia cư không nơi nương tưạ, hoặc những người bị bỏ đói khát ở các vỉa hè đường phố. Làm thế nào chúng ta có thể yêu mến bằng cách tha thứ anh chị em mình khi xúc phạm đến ta đến bảy mươi lần bảy được như ý Chuá muốn đây? Hay nữa, làm sao chúng ta có thể yêu mến chính kẻ thù của mình và cầu nguyện cho họ được hỉ ? Phải chăng Chúa quá đòi hỏi chúng ta ?

Hoàn Toàn là không! Thực Chúa Giê-su không có ngây thơ. Bởi khi Ngài kể chuyện dụ ngôn về người con hoang đàng phung phí, hoặc lúc Chúa cho ta những mẫu gương về việc Ngài gặp gỡ với chị đàn bà Samaritain ở bền bờ giếng, qua những dụ ngôn và hành động cụ thể của Chuá đó, chính là mẫu guơng cho chúng ta phải trở nên làm những việc như Chúa Giê-su đã làm. Hay nữa, với chị phụ nữ ngoại tình bị các bô lão bắt đòi ném đá, song Chúa nhân từ không kết án chị, lại khoan dung tha thứ tội cho chị. Bởi đó mà Chúa Giê-su mời gọi chúng ta phải biết tha thứ đến bảy mươi lần bảy, hay lúc Ngài giảng dạy các môn đệ mình và dạy chúng ta phải yêu thương kẻ thù cùng cầu nguyện cho họ, qủa là những lời dạy quá mạnh mẻ, gan dạ, cao thượng. Nhất là, khi Chúa Giê-su tóm lại các giáo huấn của mình bằng cách yêu cầu chúng ta trở nên hoàn thiện như Cha của chúng ta trên trời (Mát-thêu 5, 48). Chúa Giê-su ý thức rằng Ngài đặt điều kiện lên tới đỉnh cao, Ngài biết chắc rằng chúng ta một mình, thì chẳng bao giờ đạt đến đỉnh cao đó đuợc. 

Bởi thế, trong lúc Chúa Giê-su mời gọi chúng ta phải thực hành các giới răn Ngài trong đời sống thường nhật, thì Ngài đã báo trước và hứa rằng Đấng bênh vực, an ủi và Thần Linh sự thật đến giúp đỡ ta. Sự loan báo này và lời hưá này không phải là một nhân vật nào đó sẽ mang lại cho chúng ta một sự giúp đỡ an ủi. Song Thần Linh đó là Hữu Thể đồng hàng với Chúa Cha cùng Chúa Con, Ngài đã sáng tạo, điều khiển và trông nom thế giới này. Ngài chính là Thánh Thần đã làm cho Chúa Giê-su sống lại từ cỏi chết. Ngài là Thánh Thần ban sự tha thứ cho các tội nhân. Và cũng chính Ngài biến đổi bánh thánh và rượu thánh trở nên Mình và Máu Chúa Ki-tô, nuôi dưỡng chúng ta cùng chúng sinh. 

Vâng chỉ co tróng sức mạnh quyền phép và làn hơi của Chúa Thành Thần mới bảo đảm cho chúng ta thực thi được trọn vẹn các lời Chúa Giê-su khuyên dạy, và có thể hoàn thành được các đòi hỏi của Chúa Giê-su mời gọi chúng ta « các con phải trở nên hoàn thiện như Cha của các con trên trời ». Do đó Gíáo Hội thường dùng lại các đoạn văn Tin Mừng này trong sự tương quan chính yếu với Chúa Thánh Thần, và khuyên chúng ta nên mở rộng con tim của mình, để tác động của Chúa Thánh Thần khai triển. Đẹp thay sự hiện diện và trợ giúp của Chúa Thành Thần qủa là cần thiết để chúng ta sống thực giống như các môn đệ của Chúa Ki-tô.

Thực trong một chốc lát nữa, chúng ta sẽ nghe vị linh mục đọc lời nguyện Thánh Thể, sau khi bánh và rượu được thánh hiến, chúng ta khấn xin Thiên Chúa ban Thánh Thần vào trong hồn ta, hầu chúng ta trở nên « trong một thân thể », và có thể sống đích thực là môn đệ Chúa Ki-tô. Xin Thiên Chúa thực hiện cho chúng ta lời khẩn cầu này, để cho vinh danh Thiên Chúa cùng cho chúng ta được niềm hạnh phúc lớn lao. Amen! 

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng, 



0 nhận xét:

Đăng nhận xét