Năm 1979 Bắc Kinh đã phủ lên láng giềng phía Nam của họ một cuộc chiến dữ dội. Và ngay từ thời đó thì đã là vì biên giới rồi, những đường biên giới mà các thế lực Phương Tây đã ép buộc Trung Quốc trong các ‘hiệp ước bất bình đẳng’
Quân đội Việt Nam trước khi rút khỏi Campuchia trong tháng 12 năm 1988. Mười năm trước đó, họ đã lập đổ chế độ cộng sản Pol Pot đồng minh với Trung Quốc. Trong hình: xe tăng của Việt Nam rút về nước. Hình: Wikipedia.
Cùng hướng tới các học thuyết của Marx và Lênin không ngăn cản các quốc gia dùng bạo lực tấn công nhau, điều này đang được Trung Quốc và Việt Nam chứng minh trong những ngày này. Đã có nhiều người chết trong những cuộc bạo động chống nhà máy Trung Quốc ở Việt Nam, và tờ ‘Toàn Cầu Thời Báo’ Trung Quốc thân với chính phủ đe dọa là nước này cũng có thể dùng tới những ‘biện pháp không hòa bình’, nếu như các cuộc biểu tình chống Trung Quốc khoan dầu ở Biển Đông trở thành quá khích.
Đó không phải là những lời đe dọa suông, điều này thì đã được hai nước chứng minh trước đây 35 năm. Thời đó, hàng trăm ngàn lính Trung Quốc tấn công miền Bắc Việt Nam. Người ta cho rằng 80,000 người đã tử trận hay bị thương chỉ trong vòng vài tuần. Nguyên cớ cho cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba, như cuộc Chiến tranh Việt – Trung thỉnh thoảng cũng được gọi như vậy, thêm một lần nữa là những cuộc tranh cãi biên giới. Nguyên nhân của chúng lại nằm trong các “hiệp ước bất bình đẳng” mà các thế lực nước ngoài đã ép buộc đế chế Trung Quốc trong thế kỷ 19. Qua đó, tranh cãi giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể so sánh được với xung đột vì các hòn đảo không người sinh sống Senkaku hay Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, những hòn đảo mà Nhật Bản đã giành lấy từ láng giềng to lớn sau chiến thắng năm 1895 của họ.
Cả hai trường hợp này là những ví dụ rất tốt cho việc Trung Quốc hiện đại dùng lịch sử của họ như là một sức mạnh nhận dạng như thế nào. Trong trường hợp của Việt Nam thì đó là kết quả của cuộc Chiến tranh Thuốc phiện lần thứ nhì. Năm 1856, Liên hiệp Anh lợi dụng một hành động của cảnh sát Trung Quốc chống một con tàu dưới lá cờ Anh để gởi Hải quân Hoàng gia chống lại đất nước của hoàng đế. Nước Pháp dưới Napoleon III cũng tham gia.
Năm 1858, tàu chiến Phương Tây chiếm và phá hủy nhiều pháo đài. Trong Hiệp ước Thiên Tân, Trung Quốc phải mở cửa mười cảng cho những người chiến thắng, bảo đảm tự đo đi lại cho người ngoại quốc, bồi thường và hợp thức hóa việc buôn bán thuốc phiện. Khi hoàng đế từ chối không ký tên vào hiệp ước, một đoàn quân viễn chinh của đồng minh đã phá hủy dinh mùa hè tuyệt đẹp ở đông bắc Bắc Kinh. Nhà văn Victor Hugo cay đắng ghi nhận: “Một ngày nào đó, hai tên cướp xông vào dinh thự mùa hè. Một tên cướp bóc, tên kia phóng hỏa… Chúng ta người châu Âu là văn minh, đối với chúng ta người Trung Quốc là dân man rợ: Thế đấy, nền văn minh đã làm điều đó với dân man rợ.”
Sau đó, Bắc Kinh đã dựng kịch bản đánh trả thù cho lần tấn công vào Việt Nam của họ. Tháng Hai 1979, quân đội Trung Quốc vượt qua biên giới.
Hình chụp một đơn vị pháo binh của Việt Nam. Hình: AFP/Getty Images
Hiệp ước Hữu nghị với Pol Pot
Hiệp ước Thiên Tân là một dấu mốc trong sự sụp đổ hệ thống triều cống mà với nó Trung Quốc đã trói buộc các quốc gia láng giềng vào vũ trụ của nó. Qua triều cống – tượng trưng – những người đang trị vì Việt Nam công nhận quyền tối cao của hoàng đế. Bây giờ thì người Pháp bắt đầu không chỉ mang miền Nam của ‘Đông Dương’ vào vòng kiểm soát của họ mà cũng thâm nhập ra miền Bắc, Bắc Bộ. Trong nhiều bước, Trung Quốc buộc phải chấp nhận đường biên giới mà các thế lực thuộc địa ép buộc.
Lần chia biên giới đó đã dẫn tới xung đột vũ trang năm 1979. Trong các cuộc chiến chống Pháp (cho tới 1965) và Hoa Kỳ với đồng minh của nó (cho tới 1975) nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã hỗ trợ rất nhiều cho chính quyền Bắc Việt. Điều đó đột ngột thay đổi, khi Việt Nam, dựa trên liên minh với Liên bang Xô viết, can thiệp vào Campuchia năm 1979 và lật đổ chế độ độc tài thời Đồ Đá của Khmer Đỏ.
Những người này là đồng minh của Bắc Kinh. Ở đó, người ta hiểu lần mở rộng vùng ảnh hưởng của Việt Nam này là một cố gắng bao vây của Xô viết ở phía Nam và tức giận phản ứng. Một hiệp ước hữu nghị được ký kết với chế độ Pol Pot đang chao đảo. Và Việt Nam bị tấn công vì liên tục xâm phạm biên giới. Trong khi Trung Quốc đưa ra 3535 vụ việc thì dân tộc cộng sản anh em thù địch trả đũa với 2158 lần ‘khiêu khích’.
Vào ngày 17 tháng Hai, quân đội Trung Quốc tấn công. Tròn 200.000 người, được yểm trợ bởi nhiều xe tăng và máy bay chiến đấu, thâm nhập vào đất Việt Nam sâu có cho tới 40 kilômét. Những người chiến đấu bảo vệ đã làm việc mà họ đã từng làm trong những cuộc chiến tranh thắng lợi chống các cường quốc Phương Tây: họ lui về các hệ thống phòng thủ trong rừng rậm và kháng chiến linh hoạt.
Mặc dù có thế mạnh hơn, quân đội Trung Quốc phải chịu nhiều tổn thất lớn. Có cho tới 80,000 người bị cho là đã tử trận hay bị thương trong cuộc chiến kéo dài ba tuần. Hình: AFP/Getty Images
Chiếm hữu vì tài nguyên
Mặc dù phần lớn lực lượng Việt Nam còn đang hoạt động ở Campuchia và miền Nam, người Trung Quốc vẫn không đạt được một chiến thắng vinh quang. Còn ngược lại. Peter Scholl-Latour trong quyển sách bán chạy của ông ‘Der Tod im Reisfeld’ (‘Cái chết trên ruộng lúa’) (1980) đã mô tả lại sức chiến đấu của người Việt Nam. Vào ngày 16 tháng Ba, ‘cú đánh trả thù’, như sử gia Kai Vogelsang phỏng đoán chiến dịch này, chấm dứt. Cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng. Ước lượng của các nhà quan sát, mà theo đó các đối thủ đã mất mỗi bên tròn 40,000 người, nói về một bất phân thắng bại – không làm cho cường quốc Trung Hoa hài lòng.
Sau đó, hai chính quyền đã có thể dàn xếp được các tranh cãi biên giới của họ, ít nhất là đối với đường biên giới trong rừng rậm trên đất liền. Tuy vậy, cuộc tranh cãi vì các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước bờ biển nhiều trăm kilômét vẫn tiếp tục. Vào lúc ban đầu, nước Pháp đã trao các hòn đảo lại cho đế chế, nhưng sau đó lại thôn tính chúng.
Với những lập luận lịch sử, cả Malaysia, Đài Loan, Brunei và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền nhóm các hòn đảo bé tí đó, trước hết như là danh hiệu sở hữu cho tài nguyên ở dưới đáy biển. Không phải bỗng dưng mà những người biểu tình ở thủ đô Manila của Philippines đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động ‘gây rối’ ở biển Đông sau các cuộc bạo loạn tại Việt Nam.
Trong khi đó Trung Quốc dường như đang kiên quyết xác định vị thế quyền lực mới của họ cùng với việc xét lại các ‘hiệp ước bất bình đẳng’ và các hậu quả rắc rối của chúng. Đã từ lâu, xã hội cộng sản phát triển không còn là mục tiêu của ĐCS nữa, mà là ‘xã hội hài hòa’, như nhà tư tưởng thời xưa Khổng Tử đã giảng dạy: “là khái niệm tư tưởng dẫn đầu của sự thống trị tuyệt đối” (Kai Vogelsang) cho đối nội và – càng nhiều càng tốt – cho đối ngoại.
Phan Ba dịch từ báo Thế giới (Die Weilt)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét