Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Liên Hiệp Quốc cho rằng phá thai là một kiểu tra tấn

LTCGVN (26.05.2014)

Sài Gòn- “Mục tiêu tối thượng của sách lược phá thai là để giành được một loạt lợi ích … một kiểu đảo ngược hoàn toàn ý nghĩa các lợi ích”.
2Trung tâm Công lý và Pháp luật Châu Âu (ECLJ), trong một báo cáo được phát biểu trước Liên Hiệp Quốc (LHQ) vào hôm thứ năm, đã lên án việc giết những em bé khi bị phá thai tại Vương Quốc Anh, đối với nội dung bản đánh giá từng kỳ về Vương Quốc Anh của Ủy ban Quyền Trẻ em.
Theo một số chuyên gia LHQ, việc phản đối phá thai giống việc phản đối cho một kiểu tra tấn, nó cũng có thể là một kiểu vi phạm quyền trẻ em. Một lời kết tội như vậy đang gây bão trong dư luận; rõ ràng nó đang phá hoại quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và đặt ra nghi vấn về sự liêm chính của một số thành viên của Ủy ban này. Gần đây nó đã được bày tỏ một cách rõ ràng nhằm phản đối Tòa Thánh của các thành viên Ủy ban LHQ đối với kiểu tra tấn này, đi ngược lại giáo lý của Hội thánh Công giáo về tính linh thiêng của sự sống.

Vào tháng 2 đầu năm nay, một Ủy ban khác của LHQ, về Quyền Trẻ em (CRC), “kêu gọi” Tòa Thánh xem xét lại lập trường của mình về việc phá thai. Ủy ban của LHQ này cho rằng việc phản đối phá thai sẽ vi phạm các quyền của trẻ em, phớt lờ thực tế rằng Công ước về Quyền Trẻ em công nhận “nhu cầu được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả được bảo vệ về mặt pháp lý một cách thích hợp, trước cũng như sau khi chào đời”.
Tòa Thánh đã đáp lại những lời buộc tội này bằng cách nêu ra rằng mục tiêu của Tòa Thánh là “để bảo vệ trẻ em không bị tra tấn hoặc bị giết trước khi ra đời, như đã được nêu rõ trong Công ước”. Các ủy ban LHQ đều phản đối các “chuyên gia” do các quốc gia thành viên chỉ định. Họ thường là các học giả hoặc những nhà hoạt động thuộc các tổ chức phi chính phủ với một nền tảng chính trị.
Những cáo buộc trước việc phản đối về mặt đạo đức đối với nạn phá thai là động thái cuối cùng của một sách lược dài hạn nhằm áp đặt lên các quốc gia, thông qua luật pháp quốc tế và các cơ quan, một “quyền phá thai của con người”, và biến việc phản đối phá thai thành một tội ác. Các hành lang vận động ủng hộ phá thai hiện đang rất sôi nổi do họ muốn đưa việc cho phép phá thai vào trong “chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015”, lấy cớ là để cải thiện sức khỏe sinh sản trên toàn thế giới. Chương trình nghị sự sau năm 2015 này, theo thỏa thuận tại LHQ, sẽ xác định các mục tiêu ưu tiên phát triển hàng đầu cho các thập kỷ tới. Nó sẽ được ủng hộ hàng tỷ đôla, và chính phủ các nước sẽ phải thực thi nó. Vì vậy vấn đề này được đặt cược rất lớn.
Trong những thập kỷ qua, đặc biệt trong các hội nghị Bắc Kinh và Cairo về vấn đề dân số, phát triển và phụ nữ, các thế lực ủng hộ phá thai đã bị liên minh các quốc gia do Tòa Thánh dẫn đầu chặn đứng. Điều này lý giải cho hoạt động gây mất ổn định và những cuộc công kích gần đây đối với Giáo hội Công giáo tại LHQ: nó nhằm làm suy yếu dần sức ảnh hưởng của Tòa Thánh trong các cuộc thảo luận sau này.
Mục tiêu tối thượng của sách lược phá thai là để giành được một loạt các lợi ích: biến việc ủng hộ sự sống thành vô đạo đức, ủng hộ phá thai thành đạo đức và chặn đứng việc ủng hộ sự sống. Nó có thể hoàn toàn làm đảo lộn các giá trị: thực ra trên thực tế, phá thai là tra tấn và khiến sản phụ tử vong. Dù hợp pháp hay không, phá thai không những giết chết sự sống con người mà còn mang theo nhiều hiểm họa về thể chất và tinh thần nghiêm trọng và góp phần làm cho các sản phụ tử vong. Các quốc gia hạn chế phá thai có tỷ lệ sản phụ tử vong thấp hơn so với những quốc gia tạo điều kiện cho nó.
Đáp lại những cuộc tấn công đó, ECLJ, một tổ chức phi chính phủ có chức năng làm cố vấn cho ECOSOC của LHQ, đã tích cực lên án phá thai, đặc biệt là phá thai ở giai đoạn cuối thai kỳ là một hình thức cụ thể về hành vi tra tấn và vi phạm quyền trẻ em.
Vào tháng 3 năm 2014, ECLJ đã lên tiếng can thiệp và viết một công bố (A/HRC/25/NGO/91) trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tại Geneva, phản đối hành động phá thai trong giai đoạn cuối thai kỳ.
Sau đó vào tháng 4 năm 2014, trong một “lời kêu gọi khẩn cấp”, ECLJ đã kêu gọi Báo cáo viên Đặc biệt về Tra tấn thực hiện một cuộc điều tra về những em bé đã sống sót sau khi bị phá thai trong giai đoạn cuối, và về những phương pháp phá thai trong giai đoạn cuối này, đặc biệt tại Vương Quốc Anh và Canada: ở Canada, từ năm 2000 đến năm 2011, 622 em bé sống sót sau khi bị phá thai bị bỏ mặc cho đến chết; và trong năm 2005, Vương Quốc Anh ghi nhận có 66 trường hợp như thế. ECLJ xác nhận rằng những phương pháp phá thai trong giai đoạn cuối thai kỳ một cách thô bạo tạo thành một kiểu tra tấn, đặc biệt nổi tiếng là phương pháp nong và gắp thai – bào thai vẫn sống, bị cắt thân thể và kéo từng phần ra khỏi tử cung.
Hiện tại, ECLJ vẫn đang dẫn đầu một liên minh các tổ chức phi chính phủ phản đối trước Ủy ban Quyền Trẻ em, về việc giết các em bé sống sót sau khi phá thai, trong nội dung bản đánh giá từng kỳ của Vương Quốc Anh. Tuần trước, họ nộp một bản báo cáo lên Ủy ban Quyền Trẻ em. Ủy ban này sẽ chất vấn chính phủ Vương Quốc Anh về những cáo buộc của họ và đưa chúng vào xem xét để soạn thảo một bản báo cáo chính thức.
ECLJ vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ việc tôn trọng sự sống, tại cả LHQ lẫn các cơ quan của châu Âu, sử dụng mọi loại thủ tục pháp lý sẵn có.
Trong khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng trăm trường hợp thực tế bị tra tấn và giết trẻ sơ sinh tại các quốc gia như Vương Quốc Anh và Canada thì nghi vấn đặt ra là liệu các cơ quan Nhân quyền của LHQ, như Ủy ban Quyền Trẻ em LHQ và Ủy ban phản đối Tra tấn sẽ cho thấy họ có đủ thẩm quyền và độc lập để hoàn thành các nghĩa vụ của họ hay không. Ngày nay, người ta vẫn khẩn thiết yêu cầu họ chứng minh sự liêm khiết của mình.    
  Linh Trâm
Nguồn: VRNs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét