Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Giáo Hội: Công Giáo – Tông Truyền

BBT: Chúng tôi có nhận được bài viết của ông Đaminh Phan Văn Phước góp ý về bản dịch: "Nova Vulgata" của một tác giả. Để rộng đường dư luận BBT xin được phép đăng, tuy nhiên bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Đaminh Phan Văn Phước, không phản ánh quan điểm của BBT LTCGVN. Mọi phản ảnh xin liên hệ trực tiếp với tác giả qua email sau: phanphuoc51@gmail.com


LTCGVN (30.08.2014)

Giáo Hội: Công Giáo – Tông Truyền
(Góp ý với người dịch ''quá sai'' Kinh Thánh, mà dám ''chê bai'' các Giáo Phụ và Giáo Hội.)

I- Lời dẫn nhập
Để tôn vinh Giáo Hội ''duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền'' (unam sanctam, catholicam et apostolicam Ecclesiam) được Chúa Giêsu lập nên, nuôi dưỡng tôi vững mạnh trong Đức ''Tin, Cậy, Mến'' bằng Lời Ngài qua Cựu và Tân Ước, tôi cương quyết PHẢN ĐỐI tác giả (xin tạm giấu quý danh) đã diễn giải sai nguyên văn Lời Chúa phán hay được mạc khải nhờ Ơn Thánh Linh qua các Thánh Sử Gia! Trong bài viết dài mấy chục trang, ''ông ấy'' KHÔNG ''chê riêng ai'' KHI dùng ba chữ ''CÁC dịch giả'', tức ám chỉ Giáo Phụ là những ''người'' hiểu sai văn phạm Hylạp, Latinh nên (các ngài) dịch không đúng Lời Chúa. Vì thế, vẫn theo cách nghĩ của ông ấy, sau này, Giáo Hội mới có Bản Kinh Thánh ''Nova Vulgata'' RẤT chính xác, thay Vulgata cũ.

Nhắm chứng minh cho Kitô hữu thấy rằng mình là người ''khám phá'' được nhiều sơ suất trong Bản Dịch Kinh Thánh, ông ấy mới ''trổ tài hùng biện'' mà tôi cho là cách ''múa rìu qua mắt thợ'' bởi vì, may ra, ông ấy chỉ thuyết phục được người ''dưới cơ ông'', chứ KHÔNG thể làm hài lòng các Đấng Bậc Sư Phụ uyên bác về ''Kinh Thánh, về nhiều ngôn ngữ'', mà lại sống ''ẩn danh'' vì khiêm nhượng, vì quá cao niên, vì sức khỏe, nhất là VÌ ĐANG TRÔNG CHỜ ''hậu sanh khả úy'' nối gót Nhân Tài để góp phần vào việc diễn giải đúng Kinh Thánh, nhờ Ơn Khôn Ngoan của Chúa Thánh Thần.
II- Ông ấy ''tự xếp hạng'' hai Giáo Hoàng ''uyên thâm nhất''
Xin mời Bà Con xem ''ông ấy'' trịch thượng và ĐÁNH GIÁ THẤP CÁC Giáo Phụ hay CÁC Giáo Hoàng khác qua cách ông ta viết mà tôi ''trích'' ngắn gọn: ''Đây là Bản Kinh Thánh Chính Thức của Giáo Hội và là CÔNG TRÌNH CỦA hai học giả uyên thâm NHẤT mà cũng là hai Chủ Chăn CAO NHẤT... Gioan Phaolo II là Đấng Thánh, một vị thánh đặc biệt và ĐỘC ĐÁO của Chúa... tôi CHƯA HỀ thấy Vị Chủ Chăn nào SÁNG LÁNG HƠN Ngài... tôiKHÔNG NGĂN CẢN vị nào đọc Vulgata Cổ hay các bản dịch dựa theo Bản Vulgata Cổ này – song tôi đã tâm nguyện CHỈ đọc theo Nova Vulgata... những HỌC GIẢ nào là người có ƠN SOI... HAI Chủ Chăn Gioan Phaolo và Benedicto là HAI học giả Kinh Thánh CHUYÊN KHOA THỪA THƯỢNG. Tôi yên tâm NGHE THEO Hai Ngài.''
Đọc ngần ấy, tôi ''sửng sốt'' bởi vì tác giả ''không khéo'' để lộ mặc cảm TỰ TÔN bằng cách NÂNG Nhị Vị Gioan-Phaolô II và Bênêđictô lên cấp THỪA THƯỢNG, xem nhẹ Giáo Hội Tông Truyền. Rõ ràng ông ấy coi ''cái tôi'' quá lớn, mà quên rằng Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II KHÔNG HỀ tự cho mình là ''thế này, thế nọ'' như ông ấy ''cường điệu'', mà ngài rất khiêm tốn và trân trọng ca tụng Bản Kinh Thánh Vulgata Cũ như sau: ''L’Église d’Occident a donné la priorité sur les autres traductions à celle que l’on désigne habituellement sous le nom de «Vulgate», dont la plus grande partie est due à cet illustre docteur que fut saint Jérôme et «dont la valeur a été reconnue par l’usage qui en a été fait pendant tant de siècles dans l’Église ». (Conc. de Trente, sess. IV, Enchir. Bibl., 21)
Ông ấy chê bai ''các'' dịch giả HIỂU SAI văn phạm. Vậy mà ông ta KHÔNG ''thuộc nằm lòng'' ba mức độ so sánh: ''hơn, bằng, thua'' bởi vì, sau khi nâng hai Giáo Hoàng lên ''cực cấp'' (uyên thâm nhất), ông lại viết rằng ông chưa hề thấy Vị Chủ Chăn nào sáng láng HƠN Ngài! ''Không vị nào sáng láng HƠN ngài'', tức cũng có vị BẰNG hay THUA ngài, ông học ''giả'' văn phạm ơi!
''Tạm'' hiểu năm trong sáu Bản dịch SCRIPTURARUM THESAURUS (Kho Báu Kinh Thánh), thấy Bản tiếng Anh (dù thông dụng) không rõ bằng Bản tiếng Latinh, Đức, Pháp, tôi bèn chọn Bản tiếng Pháp, trích phần đã nêu và gạch dưới các từ quan trọng để chứng minh rằng ông ấy viết SAI SỰ THẬT! Xin mời Bà Con xem Tông Hiến bằng sáu ngôn ngữ:Scripturarum Thesaurus (25 avril 1979). [Allemand, Anglais, Espagnol, Français, Latin, Portugais]
III- Ông ấy ''chấm điểm'' trình độ văn phạm của CÁC dịch giả nói chung
Trong phần ''giải'' bài tập, tức sau cách ''ra đề'' cho độc giả THỰC TẬP và, trong phần ''khai tâm'' mọi người, ông ấy CĂN DẶN thế này: ''Xin dùng chữ Tinh Trong bởi chữ đồng trinh giới hạn sự hiểu biết thấp kém về thân xác của Bà mà thôi và ''chẳng diễn tả được tâm hồn tinh trong, thánh đức cao quý của Bà bởi toàn bộ con người của Bà (hồn + xác) thì ÐẦY ƠN PHÚC....Quy tắc quá giản dị song TA lại vi phạm nhiều lần trong việc dịch Kinh Thánh. Mỗi ngôn ngữ có quy luật văn phạm riêng... Hơn nữa khi TA dịch câu văn Luca thì phải theo đúng cách chấm câu của Luca, nếu không rõ thì giải quyết vấn đề theo tình tiết trong mạch văn chớ đừng chấm bừa theo ý CỦA mình.'' (Tôi viết lớn chữ ''TA'' để Bà Con thấy rõ thêm rằng ông ấy ÁM CHỈ ''CÁC dịch giả'' Kinh Thánh!) Ông ấy ''xin'' dịch giả ''tương lai'' dùng chữ TINH TRONG và khẳng định: ''như chính tay thánh Luca viết trong Bản cổ Hy Lạp...''
Chê CÁC học giả dịch sai NHIỀU LẦN! Vậy mà chỉ MỘT câu Latinh quá đơn giản cho lớp SƠ CẤP lại ''bị'' ông ấy viết và dịch thế này: ''Errare humanum est- cng ta loài người thì đầy sơ sót.'' Như vậy, ông ấy phạm tới NĂM lỗi: không có dấu chấm sau ''est''; mẫu tự c (đầu câu tiếng Việt) mà ''bị'' viết nhỏ; tự nghĩ ra chủ từ ''chúng ta'' trong câu Latinh; cũng chẳng có khái niệm ''đầy'' trong câu ấy! Ngoài ra, ông ấy KHÔNG hiểu chữ ''humanum'' là loại từ gì! Xin tạm dịch: ''Lầm lỗi LÀ bản tính con người.'' bởi vì chữ ''humain'' được người Pháp định nghĩa: Qui a les caractères, la nature de l'homme.
Chê CÁC dịch giả ''chấm'' BỪA, nhưng ông ấy giải thích rằng DẤU PHẨY (sau chữ Nazareth) NỐI SANG CÂU KẾ! Thật ra, dấu phẩy chẳng hề có nhiệm vụ NỐI như LIÊN TỪ (conjunction), tức KHÔNG liên kết hai từ, hai câu, mà NÓ có tới CHÍN ''nhiệm vụ'' TÁCH RỜI nhiều loại từ, nhiều câu hay thành ngữ. Còn ''ad virginem desponsatam viro'' MÀ ông ấy gọi là CÂU kế thì chứng tỏ rằng ông ta CHẲNG rành văn phạm Latinh và cả tiếng Việt! Xin mời Bà Con đọc câu Latinh trong Luca 1,26-27: ''In mense autem sexto missus est angelus Gabriel a Deo in civitatem Galilaeae, cui nomen Nazareth, ad virginem desponsatam viro, cui nomen erat Ioseph de domo David, et nomen virginis Maria.'' (Trong bài khác, tôi sẽ phân tích chữ ''desponsatam'' và từ Hylạp cùng nghĩa mà ông ấy giải thích chẳng đúng tí nào!)
IV- Cách ông ấy dịch Lời Chúa trong Gioan 6,56
''Ai vừa vui sướng vồ lấy THỊT TA  nhai ngồm ngoàm ngấu nghiến  vừa say sưa uống máu TA thì sốngở trong TA, và TA sống ở trong người ấy.''
Tự thú rằng mình KHÔNG phải học giả Kinh Thánh, CHẲNG chuyên về Thần Học, chỉ học tiếng Hylạp mấy năm ở Trung Học, ông ấy DÁM chê bai cách dịch ''xưa nay'', phân tích động từ ĂN bằng chữ Hylạp trong Gioan 6,56, rồi dịch như đã nêu.
Rõ ràng ông ấy KHÔNG chú ý tới từ CHÌA KHÓA là Ở LẠI bằng Hy-La-Anh-Pháp-Đức là ''μένει; manet; abides (remains); reste; bleibt'', chứ KHÔNG phải SỐNG! Gioan 6,56 ghi: ''Ai ĂN Thịt Ta và UỐNG Máu Ta thì Ở LẠI trong Ta và Ta Ở LẠI trong người ấy.'' Ông ta cũng không chú tâm đến Gioan 6,54: ''Ai ĂN Thịt Ta và UỐNG Máu Ta thì được SỐNG muôn đời và TA sẽ cho người ấy SỐNG LẠI vào ngày sau hết.''
V- Trình độ văn phạm tiếng Anh ''của'' ông ấy
Ông ấy viết tiếng Anh còn thua xa học sinh lớp bảy (Đệ Ngũ) bởi vì, để giải thích cho Bà Con hay về việc Thánh Giuse KHÔNG hề ''biết'' đến Trinh Nữ, ông ấy tự BỊA ra câu (CHẲNG có trong Luca) mà văn phạm tiếng Anh KHÔNG thể chấp nhận: ''He was never knowing her.'' (Trạng từ ''never'' KHÔNG được dùng với thì ''hiện tại tiếp diễn'' hay quá ''khứ tiếp diễn'': present continuous or past continuous / progressive!)
VI- Cách ông ấy ''đề nghị'' Hàng Giáo Phẩm nên làm trong Thánh Lễ
Nguyên văn như sau: ''Xin CÁC Linh mục, Phó tế NGƯNG LẠI vài giây...'' cũng VÌ dấu phẩy mà, thực ra, ông ấy CHẲNG hiểu ý nghĩa văn phạm.
VII- Lời kết
Hội Thánh TÔNG TRUYỀN cũng ''phải'' vâng lời Giáo Huấn của Thánh Phaolô: "Vì chưng tôi đã lãnh nhận từ Chúa điều mà tôi TRUYỀN lại cho anh-chị-em: Trong đêm bị nộp, (Chúa) Giêsu cầm lấy BÁNH, dâng lời tạ ơn, rồi bẻ ra và phán: Đây là MÌNH Ta vì (cho) các con; các con hãy làm VIỆC NÀY  TƯỞNG NHỚ đến Ta. Cũng thế, sau bữa ĂN, Ngài cầm CHÉN  phán: Chén này  GIAO ƯỚC MỚI trong Máu của Ta; hãy làm VIỆC NÀYmỗi khi UỐNG để TƯỞNG NHỚ đến Ta. Bởi chưng, mỗi lần ĂN BÁNH này  UỐNG CHÉN này, anh chị emLOAN TRUYỀN SỰ CHẾT CỦA CHÚA cho tới khi Ngài đến. CHO NÊN, ai ĂN BÁNH ẤY hay UỐNG CHÉN CỦA CHÚA THEO CÁCH BẤT XỨNG thì sẽ MẮC TỘI PHẠM đến Mình và Máu CỦA CHÚA." (1Cr 11, 23-27) (Tạm dịch từ bản Hy-La-Đức.) Và, VÌ Chúa, tôi xin ''cảnh báo'' ông ấy: ''Cao nhân tất hữu CAO NHÂN TRỊ'' chính là LỜI DẠY của Thánh PHAOLÔ, ông ơi!
Vậy thì, dù trong ÁC MỘNG, tôi chẳng NGHE cách ông ấy dịch quá ''rùng rợn, thô lỗ'' như là (xin lỗi Bà Con) ''thú dữ'' ĐÓI KHÁT lâu ngày! Mục Tử đọc Lời Chúa (như ông ấy dịch), rồi tuyên xưng ''Đó là Lời...'' là ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG (utopie) và Satan cũng CHẲNG dám nghĩ tới cách DỊCH khoe tài, mà vô tình PHẠM THƯỢNG như ông ấy!!!
Xin ông ấy ''nghe'' nguyên Giáo Hoàng cũng dùng động từ ĂN như sau: Vào ngày 14.9. 2008, ở Lourdes, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 dạy: ''Mỗi lần RƯỚC (ĂN) Thân Thể (Chúa) Kitô, mỗi lần chiêm ngắm Ngài, chúng ta loan báo Ngài cho tới khi Ngài trở lại. Vì thế, chúng ta LÃNH NHẬN Ngài với LÒNG CUNG KÍNH VÔ BIÊN.'' (Chaque fois que nous mangeons le Corps du Christ, chaque fois que nous Le contemplons, nous L’annonçons jusqu’à ce qu’Il revienne. C’est pourquoi, nous Le recevons avec un infini respect.'' (Tôi để ý Đức Thánh Cha dùng mạo từ ''le'' trước ''Corps'', chứ không phải ''du'' là mạo từ chỉ một phần nào đó Thân Thể của Chúa Kitô.)
Đã viết thư cho ''ông ấy'' và ''người'' đưa lên ''mạng'' một số bài của ông ta, tôi hy vọng rằng phần dịch ''phạm thượng, viết sai tiếng Anh...'' (của ông ấy) đã được rút xuống VÌ Kitô hữu phải TÔN THỜ, TÔN VINH Lời Chúa, đừng ĐỄ ông ấy làm BUỒN LÒNG các BẬC GIÁO SĨ, GIÁO DÂN mà ông ấy chưa XỨNG là HỌC TRÒ. Tôi đã nghe được rất nhiều lời trách móc, ''xếp hạng'' ông ấy. Tuy nhiên, ông ấy vẫn ''trổ tài'' như là người ''loạn thị Lời Chúa'' qua cách viết bài mới.
Nếu ông ấy KHÔNG ngưng ngay việc ''chú giải'' Nova Vulgata, tôi sẽ tiếp tục phê phán từng câu trong các bài của ông ta. VÌ Chúa và Hội Thánh Tông Truyền, tôi sẽ chống ông ta đến cùng bởi vì cách diễn giải ''loạn xà ngầu'' của ông ấy chẳng ích lợi cho việc Loan Báo Tin Mừng và còn là cớ cho ''kẻ xấu'' lợi dụng để chống phá Giáo Hội.
Đức Quốc, 27.8.2014
Đaminh Phan văn Phước


0 nhận xét:

Đăng nhận xét