Tàu sắt của Trung Quốc ngang nhiên đâm thẳng vào tàu cá Việt Nam hồi tháng 7, 2014 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
LTCGVN (19.08.2014)
Trung Quốc lại tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa mà họ dùng vũ lực chiếm từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa hồi năm 1974.
Chính quyền Hà Nội và cơ quan chức năng đang làm gì để đấu tranh giành lại chủ quyền tại Hoàng Sa và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho ngư dân.
Gia Minh hỏi chuyện ông Trần Cao Mưu, tổng thư ký Hội Nghề Cá Việt Nam về những vấn đề liên quan đó. Trước hết trả lời câu hỏi về việc kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế vì đã vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam, ông Trần Cao Mưu cho biết:
Ông Trần Cao Mưu: Chuyện kiện Trung Quốc cũng có ý kiến của các nhà luật gia, rồi nhiều tổ chức xã hội đề nghị chính phủ cần phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Đây chắc cũng là cái tính toán của chính phủ khi chúng ta có đủ điều kiện hay tập trung đầy đủ lý lẽ, đầy đủ sự kiện thì chúng ta kiện, chẳng có vấn đề gì cả. Vì kiện hoàn toàn đúng qui ước Luật biển năm 1982, chứ không có gì cả. Chính phủ Việt Nam cũng sẽ có những hình thức như thế nếu buộc chúng ta phải làm như vậy.
Gia Minh: Ngư dân cần phải sống hằng ngày, cần phải ra khơi, nếu chúng ta không có biện pháp kiên quyết thì ngư dân vẫn ảnh hưởng?
Ông Trần Cao Mưu: Vâng, cái đó không phải lần này mà trước đây rất nhiều lần rồi; nhưng với ngư dân Việt Nam thì cũng xem vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, nên họ cố bám biển, cố khai thác, và đảm bảo khẳng định chủ quyền của mình. Nên khó khăn thế, chứ khó khăn nữa họ vẫn tiếp tục khai thác.
Chuyện kiện Trung Quốc cũng có ý kiến của các nhà luật gia, rồi nhiều tổ chức xã hội đề nghị chính phủ cần phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Đây chắc cũng là cái tính toán của chính phủ khi chúng ta có đủ điều kiện hay tập trung đầy đủ lý lẽ, đầy đủ sự kiện thì chúng ta kiệnÔng Trần Cao Mưu
Còn về phía Nhà nước các cơ quan chức năng như lực lượng Kiểm ngư sẽ có những hộ trợ nhất định trong quá trình khai thác của ngư dân để có thể ngăn chặn hay giảm bớt sự hành hung thô bạo của phía Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam, và kịp thời ứng cứu những bất trắc đối với ngư dân Việt Nam khi xảy ra trên biển.
Gia Minh: Vừa qua có chương trình đóng tàu vỏ thép để hổ trợ, nhưng vấn đề này cũng gặp một số ý kiến; vậy vấn đề đóng những con tàu chắc chắn cho ngư dân đến nay được triển khai ra sao?
Ông Trần Cao Mưu: Nghị định 67 của chính phủ vào ngày 25 tháng 8 tới đây sẽ bắt đầu có hiệu lực. Khi có hiệu lực, các địa phương, các tỉnh sẽ triển khai. Việc đóng tàu cho ngư dân nằm trong chương trình đề án của chính phủ từ năm 2013 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Như vậy đây là cơ hội để ngành nghề cá Việt Nam phát triển một cách hiện đại hơn và hoàn thiện hơn không chỉ lực lượng khai thác tàu ở vùng biển mà kể cả cơ sở dịch vụ, hậu cần và dịch vụ nghề cá như tàu mua sản phẩm, rồi dịch vụ về cảng cá, bến cá.
Đặc biệt trong chương trình của chính phủ kể cả điều tra, khảo sát nguồn lợi cũng như đào tạo thuyền viên để có khả năng sử dụng thành thạo những phương tiện hiện đại sắp tới. Để đến năm 2020 như đề án mà chính phủ đã phê duyệt là trở thành một quốc gia có nghề khai thác thủy sản hiện đại.
Gia Minh: Vừa qua, Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn đã bác đề xuất của một số doanh nghiệp muốn nhập những tàu cá ở nước ngoài về. Ông thấy đó là một quyết định đúng đắn như thế nào?
Ngư dân Việt Nam thì cũng xem vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, nên họ cố bám biển, cố khai thác, và đảm bảo khẳng định chủ quyền của mình. Nên khó khăn thế, chứ khó khăn nữa họ vẫn tiếp tục khai thácÔng Trần Cao Mưu
Ông Trần Cao Mưu: Đây là quyết định hoàn toàn đúng đắn của bộ vì Nhà nước đã quy định một đơn vị, một doanh nghiệp nhập tàu nào đó thì trước hết tàu phải chưa vượt quá 8 tuổi và thứ hai chất lượng máy phải trên 85%. Đây là quy định từ trước đến nay như thế nếu như cho phép nhập. Khi nhập vào hải quan Việt Nam và các cơ quan chức năng Việt Nam cũng phải kiểm tra, kiểm định. Vậy thì đối với việc nhập những con tàu 30-40 tuổi và chất lượng không đảm bảo như vậy thì Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn quyết định không cho phép các đơn vị, các doanh nghiệp này nhập tàu là hoàn toàn đúng với qui định của Nhà nước.
Gia Minh: Còn chuyện duy trì nguồn lợi thủy sản như thế nào để có thể giúp cho người dân đánh bắt ổn định và không gây ô nhiễm môi trường, thì những biện pháp hội kiến nghị ra sao và các cơ quan chức năng đang thực hiện như thế nào?
Ông Trần Cao Mưu: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là mục tiêu lớn nhất của các quốc gia ven biển. Đối với Việt Nam đây cũng là mục tiêu đã thực hiện lâu nay rồi.Như biện pháp điều chỉnh lại kích thước mắc lưới, việc khai thác mang tính hủy diệt … từ những năm 80, 90 Bộ Thủy sản đã có những qui định rất chặt chẽ. Bây giờ Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn đang tiếp tục và có những qui định khắc khe hơn. Đặc biệt hằng năm đối với việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi Hội cũng đã động viên tất cả các tỉnh hội, các cơ sở hội ở địa phương kết hợp với chi chục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản thả cá ra sông ngòi, ao hồ và ra biển để tăng thêm và tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là mục tiêu lớn nhất của các quốc gia ven biển. Đối với Việt Nam đây cũng là mục tiêu đã thực hiện lâu nay rồi.Như biện pháp điều chỉnh lại kích thước mắc lưới, việc khai thác mang tính hủy diệt…từ những năm 80,90Ông Trần Cao Mưu
Việc kiểm tra, thanh tra nguồn lợi thủy sản được tăng cường như chuyện đánh mìn bị nghiêm cấm rồi chuyện dùng mắc lước có kích thước không đảm bảo, hay khai thác vào khu vực cá di cư, cá đẻ… Nhiều năm qua ngành thủy sản đã làm rất nghiêm túc, rất chặt chẽ vấn đề đó.
Gia Minh: Nói vậy nhưng đối với người vi phạm thì biện pháp chế tài nghiêm minh ra sao?
Ông Trần Cao Mưu: Trong pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản có biện pháp chế tài rồi. Nhưng không thể tránh khỏi sự vi phạm của người dân vì cuộc mưu sinh hằng ngày và nhận thức của một số ngư dân về việc phát triển và bảo vệ nguồn lợi. Nên chuyện vi phạm có xảy ra và thường xuyên xảy ra ở một số vùng miền nhất định. Các chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các tỉnh cũng đã ngăn chặn; nhưng triệt để thì chưa thể nói hết được.
Gia Minh: Việc giáo dục cho ngư dân cũng cần thiết?
Ông Trần Cao Mưu: Đúng, cần phải tăng cường thêm tuyên truyền. Trong chương trình khuyến nông, khuyến ngư, rồi chương trình tam nông của các đài truyền hình Việt Nam đều có nói đến, đều có tuyên truyền. Và trong những đợt tập huấn để nâng cao trình độ kỹ thuật thì không thiếu các bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thực ra đây là vấn đề để đánh giá nếu vùng nào, đất nước nào bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản thì ngành thủy sản phát triển, nếu bảo vệ không tốt thì ngành thủy sản sẽ bị eo hẹp lại, vì cá không phải vô tận mà có điều kiện của nó.
Gia Minh: Cám ơn ông.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-08-19
0 nhận xét:
Đăng nhận xét