LTCGVN (25.08.2014)
Tiểu sử các thánh cho thấy các ngài luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa.
Có những câu chuyện về hành trình trong đời sống Kitô giáo: Nam và nữ, trẻ và
già, giáo sĩ và giáo dân,… Nhưng tất cả đều có điểm tương đồng trong việc sống
kết hợp mật thiết với Thiên Chúa.
Đây là bảy điểm nổi bật:
1. CHẤP
NHẬN ĐAU KHỔ
Một trong những điểm nổi bật trong
chuyện đời Tu sĩ Yun là người bị bách hại ở Trung quốc, được thuật lại trong
cuốn “The Heavenly Man” (Người Siêu Phàm). Sau khi bị hành hạ nhiều tuần bằng
đủ kiểu: Bị điện giật, bị bỏ đói, bị đánh đập, bị kim xỏ vào móng tay, rồi bị
căng chân tay ra treo trên cao, nhưng ngài vẫn không nao núng. Ngày hôm sau,
ngài bị bỏ vào xà lim, nhưng ngài xin cho ngài cuốn Kinh thánh – một ý tưởng kỳ
lạ. Ngài nài xin mãi, người ta cũng ném cho cuốn Kinh thánh.
Ngài viết: “Tôi quỳ xuống và khóc, tạ ơn Chúa ban cho món quà đó. Tôi không thể
tin được là mơ ước của tôi lại thành hiện thực! Không tù nhân nào được phép giữ
Kinh thánh hoặc bất kỳ thứ gì liên quan Kitô giáo, nhưng thật lạ, Thiên Chúa đã
ban cho tôi cuốn Kinh thánh! Quá đó, Thiên Chúa cho tôi biết rằng dù kế hoạch
độc ác của loài người dành cho tôi, nhưng Ngài vẫn không quên tôi và vẫn kiểm
soát cuộc đời tôi”.
Những người tin vào Chúa như Tu sĩ
Yun vẫn có cách nhìn trong suốt về sự đau khổ. Họ cho đau khổ không là điều tồi
tệ nhất. Họ tập trung vào việc KHÔNG PHẠM TỘI chứ không phải KHÔNG ĐAU KHỔ. Họ
muốn chính mình và người khác cùng vào Nước Trời.
2. CHẤP
NHẬN CÁI CHẾT
Những người tin vào Chúa luôn có
cái-nhìn-tập-trung-vào-Nước-Trời. Họ nghĩ tới sự vĩnh hằng chứ không chú ý ngày
tháng theo lịch. Mục đích của họ không là kéo dài thời gian trên thế gian, mà
muốn mình và người khác càng mau về trời càng tốt. Nếu Thiên Chúa rút ngắn cuộc
đời họ ở thế gian thì họ chấp nhận ngay.
Câu chuyện về sự thoát chết kỳ lạ
của Lm Goldmann trong Thế chiến II có một câu hỏi: “Nếu người ta không thoát chết thì sao?”. Lm Goldmann đã chỉ có thể
trả lời bằng cách nói rằng Thiên Chúa cứu ngài thoát chết. Mà nghĩ cho cùng thì
rồi ai cũng một lần chết. Phúc lành đã cứu ngài thoát chết để ngài có thể
tiếp tục sứ vụ là đem Tin Mừng tới cho những người Đức quốc xã. Cuối
cùng ngài qua đời khi đang hoạt động ở Nhật, và chấp nhận rằng Thiên Chúa đem
đến điều tốt lành khi ngài qua đời, mặc dù ngài chưa hoàn thành công việc.
3. HẸN
HÒ VỚI CHÚA
Chưa có ai tin vào Chúa mà lại
không dành thời gian cầu nguyện hằng ngày. Họ thích cầu nguyện hằng ngày bất kỳ
khi nào có thể, có khi hằng giờ. Hằng ngày họ tập trung vào việc cầu nguyện
ngay cả khi nói chuyện với người khác hoặc làm việc, và đó là cầu nguyện liên
lỉ. Nhất là mỗi sáng thức dậy, họ tập trung dành cho Chúa những giây phút đầu
ngày trước khi làm bổn phận hằng ngày.
4. NGHE
NHIỀU HƠN NÓI
Chúa Giêsu nhắc nhở khi cầu nguyện:
“Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như
dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời” (Mt 6:7). Ngài là
người ít nói nên không muốn ai nói nhiều. Mẹ Angelica “bị” một người đàn ông đặt
chiếc đĩa trước cửa xin 600.000 USD, khi ông ta trở lại mà không có thì sẽ rắc
rối. Mẹ chạy vào nhà nguyện để cầu nguyện, và người đàn ông kia không bao giờ
trở lại nữa. Mẹ cầu nguyện không vì ý muốn riêng, mà vì Mẹ nhận biết kế hoạch
của Thiên Chúa.
5. HẠN
CHẾ CHIA TRÍ
Trong những câu chuyện trong cuốn “Người
Buôn Lậu Của Chúa” (God’s Smuggler), tác giả muốn nói về công việc của Tu sĩ Anrê vẫn tiếp
tục trong thế kỷ 21 này như thế nào: “Tôi
chẳng coi việc chờ đợi là sự kỳ cục, dù điều đó làm gián đoạn cuộc điện đàm với
người khác. Kỹ thuật làm chúng ta không thể tiếp cận nhu cầu và áp lực. Chúng
ta phải im lặng và ưu tiên lắng nghe tiếng Chúa”. Thời gian im lặng là lúc
chúng ta có thể khai hóa sự tĩnh lặng nội tâm và chờ gợi ý của Chúa Thánh Thần.
6. XIN
CẦU NGUYỆN
Người ta có những câu chuyện dài về
cách Thiên Chúa hành động trong cuộc đời họ là thường nói qua những người bạn
đạo đức, gia đình tốt lành và các giáo sĩ thánh thiện. Nếu họ nhận biết Thiên
Chúa kêu gọi họ, nhất là nếu điều đó quan trọng, họ sẽ xin các Kitô hữu uy tín cầu
nguyện cho họvề vấn đề đó để nhận biết Ý Chúa.
7. MAU
MẮN VÂNG LỜI CHÚA
Những người tin vào Chúa luôn lắng
nghe trong thinh lặng. Khi xác định được Ý Chúa, họ hoàn toàn mau mắn vâng lời.
Chính Đức Mẹ cũng đã ngại khi biết mình sẽ thụ thai trong khi mới đính hôn,
nhưng khi nghe sứ thần Gabriel giải thích và biết được Ý Chúa, Đức Mẹ xin vâng
ngay: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa,
xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1:38). Kinh thánh đã xác
định: “Vâng lời trọng hơn của lễ” (1 Sm
15:22; Tv 50:8-9). Đó chính là Ý Chúa thể hiện qua con người vậy!
Lạy Chúa Trời, chúng con đang cùng cả Giáo hội sống trong Năm Đức Tin,
xin thêm đức tin cho chúng con, xin dạy chúng con biết lắng nghe Tiếng Chúa và
mau mắn thi hành Ý Chúa. Lạy Chúa Trời, xin đến cứu con, muôn lạy Chúa, xin mau
phù trợ! (Tv 70:2), vì chúng con luôn khát khao Ngài. Chúng con cầu xin nhân
Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét