CHÚA NHẬT HAI MƯƠI BỐN THƯỜNG NIÊN
HUẤN CA 27, 3O-28,7 ; RÔ-MA 14, 7-9 ; MÁT-THÊU 18, 21-35
Trái Tim Tha Thứ Không Có Biên Giới
Bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần tước Chúa Giê-su đã giải thích cách thức xử thế đối với các tội nhân. Chúa khẳng định việc cần thiết để nói chuyện với họ, tiên khởi chúng ta cần mặt đối mặt, chỉ ta và họ thôi. Song nếu như cách thức này không hiệu quả, thì Chúa dạy ta khi đến với anh chị em phạm lỗi đó, chúng ta cần đi thêm một hay hai người bạn, hoặc một người khôn ngoan và đức độ đáng tin cậy. Tuyệt thay Chúa Giê-su giảng dạy chúng ta cái khôn ngoan để xử thế đối với anh chị em phạm lỗi biết hối cải cùng ăn năn, trước khi chúng ta có thể tuyên bố trước cộng đoàn tu viện hay giáo xứ, hầu giúp anh chị em có thể thay đổi cách sống của mình. Mục đích của lời khuyên dạy này, chính là tỏ bày cho người phạm lỗi biết cách hoán cải và thay đổi đời sống tốt hơn.
Còn hôm nay qua bài Tin Mừng, thánh Phê-rô đã đưa ra câu hỏi với Chúa Giê-su. Câu hỏi này đã cứ luẫn quẫn trong đầu thánh nhân : « thưa Thầy nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha thứ đến mấy lần ? Phải chăng đến bảy lần » (Mát-thêu 18,21). Tuyệt vời câu hỏi của thánh Phê-rô thực là đầy ý nghĩa! Qủa như chúng ta tha thứ không biết mệt mỏi, nếu chúng ta không đưa ra biên giới của sự tha thứ được lòng người chấp nhận, thì phải chăng chúng ta có nguy cơ tạo nên sự xấu hơn là tốt ? Hay phải chăng chúng ta không là người cổ võ cái vô trách nhiệm cùng cái xấu này ? Vả nữa phải chằng chúng ta không có nguy cơ do nguyên nhân của sự lạm dụng lòng nhân hậu, lý ra phải kềm chế nó ?
Thế nhứng với những suy nghĩ của Thánh Phê-rô và chúng ta đó, thi Chúa Giê-su trả lời không những chỉ tha thứ bảy lần là hội đủ, song phải tha thứ cho đến bảy mươi lần bảy. Lời khuyên Chúa dạy này, có nghĩa sự tha thứ không có biên giới của nó, không có con số bao lần để định lần tha thứ. Thực vậy không có con số tính toán ở đây để tha thứ sẽ có thể chấp nhận được. Vì tha thứ là việc làm của con tim thể hiện lòng nhân và tính yêu của minh. Sự tha thứ tỏa ra một con tim nhân từ, thông cảm, quảng đại cùng hiểu biết. Sự tha thứ là một trong các nét đẹp nhất thể hiện tình yêu của cỏi lòng chúng ta. Nhất là, khi tha thứ là đích thực cùng sâu thẳm, thì tình yêu không cố định biên giới. Lý thực tình yêu thì không biết chán cùng mệt mỏi khi tha thứ. Nó tỏa rộng hướng đến vô cùng giống tình yêu của Thiên Chúa.
Từ ý đó Chúa Giê-su tỏa rộng tư tưởng của mình qua Dụ Ngôn, đó là kể câu chuyện về một ông vua và người tôi tớ, Ông vua có một lòng rộng lượng hải hà làm chúng ta cảm động. Ông tha nợ cho người mắc nợ mình đến mười ngàn nén vàng. Một con số quá lớn, quá sự tưởng tượng của ta, tính với giá trị hiện kim ngày này, thi khoảng chừng vài chục triệu Mỹ kim.Nhưng vào thời Chúa Giê-su, nó lớn lao biết chừng nào. Quả vị Vua này có tấm lòng quảng đại bao la, Vua đó không ai khác chính là Thiên Chúa. Chính Ngài là kiểu mẫu trình bày cho tất cả các môn đệ Chúa Giê-su.
Do thế, không lý nào các môn đệ Chúa Giê-su không bắt chước lòng tha thứ như Thiên Chúa tha thứ cho những kẻ mắc nợ Ngài như chúng ta. Bởi đẹp thay, sự tha thứ của Chúa Trời là vô cùng, như là tình yêu vô cùng của Ngài. Sự tha thứ của Thiên Chúa là phản ảnh tình yêu của Ngài. Sự tha thứ của Chúa đó, là sức mạnh, chính là sự rộng rải và lòng nhân hậu sâu thẳm của Ngài.
Bên cạnh Vị Vua có tấm lòng quảng đại cùng nhân từ, đó là người tôi tớ … Sau khi anh được sự tha nợ quá lớn lao của ông Vua, lý ra anh phải có lòng nhân từ quảng đại để tha nợ cho người mắc nợ anh như ông Vua đã tha nợ cho amh. Thế nhưng anh lại làm ngườc lại : anh tỏ thái độ hống hách, tì tiện cùng bủn xin đối với kẻ mắc nợ anh. Kẻ mắc nợ anh chỉ một khoảng tiền nhỏ, không đáng là bao. Một trăm quan tiền vào thời của Chúa Giê-su, ước chừng mấy trăm Mỹ kim thôi. Thế mà anh ta một mực đòi xử một cách khắc khe với kẻ mắc nợ minh. Anh có hành vi thô bạo, cộc cằn túm lếy cổ người mắc nợ, rồi tống anh mắc nợ vào tù, để trả cho xong nợ của anh ta.
Qua Dụ Ngôn Chúa giảng dạy đây, chúng ta có được hai lời dạy bảo quý giá cho mình. Tiên khởi, chúng ta được Thiên Chúa tha thứ một cách quảng đại và triền miên tội ta, thế nên ta cũng phải biết học cách tha thứ quảng đại cho các anh chị ta xúc phạm đến mình. Sau là, sẽ có một ngày chúng ta phải trả lời trước tôn nhan Chúa về thái độ cùng hành động tha thứ của ta đối với anh chị em ta. Phải chăng ta thật lòng tha thứ, luôn mãi tha thứ không biết mệt mỏi giống như Thiên Chúa đã tha thứ các tội lỗi của ta xúc phạm đến Ngài, hay là chúng ta chỉ tha thứ chừng chừng vậy thôi cho người ta muốn tha thứ. Với Thiên Chúa chỉ có tình yêu cùng bộc lộ sự tha thứ cho tội nhân. Quả là đơn giản với việc tha thứ, bởi đó là sự công bằng và lẻ phải. Thiên Chúa không hẳn là tình yêu, Ngài con là công bằng cùng công minh.
Thực tế, với nhãn quan cùng tâm tình của con người phàm tục, thì lý tưởng đề ra cho việc tha thứ, quả thế rất cao độ và hoàn toàn khó lòng đạt đến được. Tuy nhiên, lý tưởng đó tương hợp với tất cả các giáo huấn của Tin Mừng Chúa. Như lời Chúa Giê-su phán : « Các con phải trở nên hoàn hảo thánh thiên như Cha trên trời của các con, là Ðấng Thánh Thiện và hoàn hảo vô cùng ». Và một đoạn khác, Chúa Giê-su dạy rằng « các con đừng làm những điều gí cho người khác điều mà mình không muốn kẻ khác làm cho mình ». Chúng ta thấy trên cây Thánh Giá, Chúa bị kết án một cách bất công, và bị đối xử một cách dã man, thế mà Chúa đã không quên lời nói này : « lạy Cha, xin tha thứ cho chúng bởi chúng không biết việc chúng làm » ( Lu-ca 23, 24).
Ðẹp thay! Với Chúa Giê-su, tha thứ là cách diễn tả trực tiếp thể hiện tình yêu của mình. Bởi vì Chúa Giê-su hằng giảng dạy tình yêu, một tình yêu hường về vô cùng. Ðể từ đó, Chúa mời gọi mọi người, toàn thể chúng sinh một sự tha thứ luôn là không giới hạn.
Thêm nữa, chủ ý của Chúa rất rõ ràng, không khuyến khích tội nhân cứ ù lì cùng liều mạng trầm mình trong tội lỗi của mình. Tha thứ, đó chính là không khép lại đôi mắt đối với sự dữ, sự tồi bại, hoặc là những nguyên nhân ta không thể chấp nhận được. Ðúng hơn chủ ý của Chúa Giê-su là chiến thắng sự dữ, sự tồi bại do lòng quảng đại, bằng giáu có sự tốt lành và sự chân thiện, để chiến thắng và khuất phục những con người hung dữ, những con tim xấu xa bằng một tình yêu cao thượng, thông cảm cùng tha thứ và hiểu biết.
Như thế tha thứ là tăng thêm tình yêu ta. Không gì đẹp hơn là làm cho anh chị em phạm lỗi đó được hồi sinh. Kỳ diệu thay sự tha thứ là nguồn sáng tạo nên một không gian mới của sự sống. Từ chối tha thứ, chính là từ chối cho một ai đó sứ sống. Tha thứ và hãy tha thứ một cách quảng đại bao là, đó chính là mở rộng con tim mình cho người anh em, cho người chị em những cánh cửa sự sống, là những cánh cửa sự sống mới. Tạ ơn Chúa vô vàn, vì tha thứ làm hồi sinh sự sống cho người cùng cho đời. Amen !
Linh Mục Phê-rô Lê Quang Dũng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét