Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

LÀM THẾ NÀO THÂU HOẠCH NỀN VĂN HOÁ NHÂN BẢN ? (Kỳ 1)

LTCGVN (23.12.2012)



LÀM THẾ NÀO THÂU HOẠCH NỀN VĂN HOÁ NHÂN BẢN ? (Kỳ 1)


Kính Tặng Nhà Báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Luật Sư Lê Công Dịnh, Nguyễn Văn Đài, Nhạc Sĩ Việt Khang Và Anh Đoàn Văn Vượn Cùng Chị Bùi Thị Minh Hằng, Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiêm Và Cháu Trịnh Kim Tiến, Huỳnh Thục Vi Cùng Nguyễn Phương Uyên : Những Người Can Đảm Nói Và Hành Động Cùng Đứng Lên Chống Quân Xâm Lược, Chống Những Kẻ Hèn Nhát Bán Nước Diệt Dân 



Kính Thưa Quý Vi, 

Theo dõi hiện tình của Đất Nước Việt Nam, tất ai cũng thấy xã hội càng ngày càng suy đồi đạo đức, nền luân lý và văn hóa thì càng trầm trọng đồi bại từ các ông lớn lãnh đạo trên thượng tầng guồng máy cai trị cho đến các anh cán bộ, công an huyện và khu phố, xóm làng đều cá mè một lừa thối nát đồi bại như nhau. Vì với một nền giáo dục phi nhân bản theo lối « xã hội chủ nghĩa » không xem trọng đạo đức và nhân phẩm, mà Hà Nội trong mấy chục năm qua cứ bám lấy vào thân minh làm « bửu bối » để giữ thế quyền lực, cho nên đã đưa đẩy Đất Nước đến hố thẳm luân lý cùng đạo đức, và có nguy vong mất Nước trong tương lai đến? Ai cũng thấy chúng chỉ dạy một thứ tam vô : vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo, do đó đã phá nát những tinh hoa đạo đức, luân lý và sáng tạo của bao thế hệ người Việt chúng ta, nhất là giới trẻ. Chúng ta không thấy đâu trên địa cầu này, lại có một nền giáo dục kỳ quặc như xã hội chủ nghĩa Hà Nội : qủa khóc cha, khóc mẹ thì lại không chịu khóc và đau thương cho trọn đạo hiếu phận con, nhưng lại đi khóc đến bạc đầu những tên đại ác, đại cuồng sát, gây nên tội diệt chủng nhân loại ai ai cũng kinh tởm và phỉ nhổ cái ông Stalin và Mao Trạch Đông, thế mà chính ông Tố Hữu làm thơ khóc ngày, khóc đêm hai tên đại tội đồ của dân Nga và Trung Hoa cùng nhân loại. Lại nữa ông Tố Hữu kẻ đi chọn Stalin chọn Mao Trạch Đông làm Bố của mình. Xin hỏi ông là ai, dân tộc nào mà bản sắc dân tộc tính lại không chịu mang giòng máu Viêt Tộc để tự hào với con cháu mình hỉ ?

Thêm nữa, chỉ có một loại văn hoá xã hội chủ nghĩa và sự giáo dục phi nhân bản của Hà Nội mới tạo ra một loại người mất đạo đức, mới có cảnh trò đánh thầy cô, thầy lại dụ tình học trò, ông lớn đi hiếp dâm con nít. Công an không chịu lo đi bênh vực cho dân, mà chỉ lo đi lùng bắt và đánh dân lành, đánh các vị chức sắc tôn giáo lãnh đạo tinh thần chống ngoại xâm rợ Hán. Chúng lại còn hung hăng đến nỗi nhẫn tâm đánh không thương xót những người yêu nước cùng bỏ tù họ như Nhà Báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Luật Sư Lê Công Định, Nhà Báo Tạ Phong Trần Nhạc Sĩ Việt Khang, Chị Bùi Thị Minh Hằng, là những người chống Trung Cộng đã cướp Hai Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tham vọng của Hán Cộng còn lăm le thôn tính luôn cả Đất Nước chúng ta, bởi do sự tiếp tay của các tên Vìệt gian Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và cái Bô Tà Trị của chúng. Vâng, kỳ lạ thay trên thế giới hỏi có một Đất Nước nào khi «bê tông » xây nhà và xây cầu lại bằng « xi măng cốt tre » chăng ? Thế nhưng trong thời đại « văn minh bê tông, cốt tre, tham nhũng » của xã hội chũ nghĩa Hà Nội lại làm chuyện «động trời, rung đất » này ! 

Ông bà ta dạy làm thầy thuốc có sai lầm thì chỉ giết hại đôi ngưòi, còn làm chính trị sai lầm hoặc ngu dốt thì tại hại cho bao thế hệ phải khổ đau cùng cơ cực lầm than. Chí lý thay!Chí lý thay! Vi khi Đảng Cộng Sản Hà Nội cùng Nguyễn Tất Thành Hồ Chí Minh cướp được chánh quyền « đánh lận con đen » từ năm 1945 cho đến nay, thì họ đã giết chết bao thế hệ người dân Việt trong đau thương và tủi nhục. Di sản của Đảng cộng và chế độ Hà Nội để lại cho con cháu chúng ta được những gì ? Ôi một đống rác vô luân, phi đạo đức và suy đồi văn hoá, vong thân, đánh mất đi tình tự dân tộc và bản sắc tuyền thống nhân bản tình người của người Việt chúng ta. 

Diệt cộng sản, Đánh cộng sản là lý đương nhiên để cứu nguy dân tộc, thế nhưng chuyện cứu nguy nền văn hóa nhân bản, đạo đức luân ly của cha ông cũng là chuyện đương nhiên chúng ta phải làm và phải làm cấp bách : như ăn cơm uống nước hằng ngày nuôi thân vậy. Do đó, với một tấm lòng tha thiết quặn đau cùng ưu tư với tiền đồ Dân Tộc và Đất Nước, chúng tôi xin cống hiến đến Dân Việt bài viết này. 


I. Văn Hóa Cá Biệt 


Chúng ta thấy các con ong và con kiến hoàn thành công việc của xã hội sống của chúng thật tài tình, và chúng đạt đến một kểu sống không được chuẩn bị và đào luyện trước như chúng ta. Bởi tự bản chất, thì chúng nó có thể sinh ra « xã hội hóa, socialisation, socialization ». Sự xã hội hóa đó là bản năng tính của con ong và con kiến. Nói một cách sinh vật học (biologique, biological), thì chúng nó thích ứng với môi trường và sự sinh tồn của loại giống. Đây là một câu hỏi về di truyền và phân tử di truyền. Trái lại, con người chúng ta không thể sống sinh tồn như con ong hay con kiến. Vì con người phải học làm thế nào để sinh tồn, sinh nhai ; và làm thế nào hài lòng, thỏa mãn cùng thích ứng những đòi hỏi của điều kiện sống ở môi trường thể chất, tâm linh, xã hội và lý tưởng của mình. Những đòi hỏi đó là những tiến trình đào luyện, thực tập, học hỏi văn hóa. Hay nữa, người ta gọi đó là học hỏi hoặc thực tập đi vào văn hoá nhân bản cùa con người (enculturation humaniste, humanistic enculturation). 

Do thế, văn hóa không là sự thừa hưởng của dòng máu cha mẹ (herité biologique », nhưng là tạo được bởi học hỏi và đào luyện (apprentissage, apprenticeship). Chúng ta thấy khi một người Nhật hành dộng (tác phong, tư cách) theo cung cách người Nhật, là vì họ đã được học hỏi, bày tỏ và hành động theo phương thức người Nhật. Chớ không phải vì họ có giòng máu người Nhật ở da thịt của họ, hay là giống người Nhật tự hào có giòng máu di truyền đặc thù của mình. Song bởi người Nhật đã đưọc giáo dục, đào luyện, trau dồi và học hỏi từ cung cách suy nghĩ, ăn nói, nhận thức hay hành động khác người ta. Người Nhật đã học được hình thái văn hóa và giáo dục đặc thù của truyền thống Cha Ông họ, để họ trở nên người Nhật chính tông, khác với người Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Gia Nã Dại, Tàu, Thụy Sĩ , Việt Nam vv.. Đơn cử, chúng ta nghe hay đọc báo nghe những câu chuyện người sói hoặc người khỉ, họ được chó sói hoặc khỉ nuôi họ từ lúc nhỏ nên họ sống theo tự nhiên như khỉ hoặc sói. 

Do đó, những gì không được học hỏi, đào luyện, nhưng đến bất ngờ bởi di sản thừa hưởng, thì những điều đó không thể gọi là văn hóa được. Hay nữa, chúng ta đã đưọc nghe nhiều người Việt nói : « còn truyện Kiều thì còn văn hoá Việt Nam ». Theo chúng tôi nghĩ không có truyện Kiều, thì văn hóa Việt Nam vẫn tồn tại cùng sống mãi. Vì truyện Kiều chỉ là một tác phẩm hay công trình đóng góp của tiên sinh Nguyễn Du vào nên văn học và văn hóa của Dân Tộc. 


II. Làm Thế Nào Để Thâu Hoạch Được Văn Hóa Nhân Bản ? 


Qủa thực ngay từ lúc con người lọt lòng mẹ là không có văn hóa. Và con người sống động, lưu tại được là nhờ học hỏi, đào luyện, tạo được kiểu mẫu sống gọi là « enculturation » (chúng tôi tạm dịch của từ này là thực tập, đào luyện, học hỏi về văn hóa của mình). L 'enculturation một đôi khi được gọi dưới cái tên là xã hội hóa (socialisation-socialization). Tuy nhiên hai từ ngữ này không hoàn toàn là đồng nghĩa. Chúng ta hiểu rằng từ enculturation là học hỏi, đào luyện, thực tập tất cả những dạng thái của văn hóa. Chúng ta cũng có thể kết luận là học hỏi về khoa học nhân văn, học đạo đức, luân lý, phong tục, tập qúan, học kỷ thuật, nghệ thuật, lý tưởng và tôn giáo vv... Trong lúc đó xã hội hóa là trung tâm của những kiểu mẫu, hình thái, để nhờ qua đó mà cá nhân trở nên phần tử của thân thể xã hội (corp-social-social-body), tự hội nhập, hòa đồng cho giống nhau, hầu tạo nên một hoàn cảnh và đạt được một vai trò, một chân đứng trong lòng xã hội mình sống. 

Vì thế tính cách của l’enculturation là truyền thụ trong chiều hướng mà nó diễn tả tất cả những kiểu mẫu khác nhau của thái độ cùng dạng thái của con người. Vì mỗi cá nhân phải học hỏi những bài học, những nguyền tắc, những gía trị của văn hóa nhân bản. Do đó, con người cần phải học, đào luyện cử chỉ, ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói và ngay cả ý tưởng của mình, để tránh bớt sự hiểu lầm với tập thể và tha nhân. Qủa chúng ta phải học những cung cách, lối xử thế, giao tế của văn hóa nước mình, và cũng phải học cách xử thế, giao tế của văn hóa nước người. Hơn nữa, chúng ta phải trung thánh với kiểu sống đó của mình. Những điệu bộ, dạng thái mà ta thừa nhận cùng hòa đồng làm sao để trở nên hồn nhiên, tự nhiên như là cá tính của ta, hầu được xem là người có văn hóa, hay còn gọi là con nguời có giáo dục. Do thế, tất cả mọi người đều phải trải qua một thời gian đào luyện, học hỏi để thụ nhận văn hóa nhân bản của cha ông. Chúng ta là người Việt Nam, thì lẽ tất nhiên là phải học để hiểu văn hóa nhân bản của dân tộc mà ứng xử cho phải phép. Thật điều đó là lẽ bình thường. Bình thường có nghĩa cho tất cả người Việt Nam làm người Việt Nam.

(còn tiếp)

Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét