Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

LÀM THẾ NÀO THÂU HOẠCH NỀN VĂN HOÁ NHÂN BẢN ? (Kỳ 2)


LTCGVN (24.12.2012)



LÀM THẾ NÀO THÂU HOẠCH NỀN VĂN HOÁ NHÂN BẢN ? (Kỳ 2)


Kính Tặng Nhà Báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Luật Sư Lê Công Dịnh, Nguyễn Văn Đài, Nhạc Sĩ Việt Khang Và Anh Đoàn Văn Vượn Cùng Chị Bùi Thị Minh Hằng, Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiêm Và Cháu Trịnh Kim Tiến, Huỳnh Thục Vi Cùng Nguyễn Phương Uyên : Những Người Can Đảm Nói Và Hành Động Cùng Đứng Lên Chống Quân Xâm Lược, Chống Những Kẻ Hèn Nhát Bán Nước Diệt Dân 


A. Những Đặc Thù Và Cá Biệt Của Các Nền Văn Hóa Nhân Loại 

Chúng ta thấy trong các xã hội con người có nhiều loại dạng thái khác nhau, như trong cung cách, trong cử chỉ cùng hành động của họ, họ biểu lộ cho chúng ta thấy các khác biệt của các nền văn hóa. Bởi mỗi một làng, mỗi một bộ tộc, quốc gia đều có phong tục, tập quán, hay những nghi thức cử hành nghi lễ và phụng tự khác nhau. Do vậy, đôi khi trong cung cách suy nghĩ, trong tư tưởng, cử chỉ, cùng thái độ bên ngoài trong lúc giao tế với người, thì chúng ta dễ bị ngộ nhận vì không hiểu được văn hóa xứ người. Qủa thật mỗi một bộ tộc hay quốc gia đều có gia tài văn hóa, tập quán và những thói quen của mình. Họ thực hiện những kiểu cách và dạng thái văn hóa đó ra trong cuộc sống. Điều hệ trọng ở đây, là chúng ta cố gắng tìm hiểu, học hỏi những kiểu mẫu khác của tư tưỏng, của lời nói, của cung cách tốt của người, để làm giàu thêm sự hiểu biết cùng cái lịch lãm của ta. Như câu ngạn ngữ của cha ông chúng ta dạy : « xuất giá tòng phu, nhập gia tùy tục », để gieo cảm tình, và gây được thiện cảm vào lòng người. 

Giờ đây chúng tôi xin phép được trích dẫn một vài hình ảnh phong tục và văn hóa cá biệt của nhiều quốc gia :

Thực trước hết trong nền văn hóa của chúng ta hay người Âu Mỹ đã học rất sớm cách dùng đũa, muỗng, nĩa, dao, khi dùng bữa. Nếu chúng ta dùng đến đôi tay để ăn, thì chúng ta cho là kém văn minh, mọi rợ. Thế nhưng chúng ta đã quên rằng khi chúng ta ăn trái táo, các loại cây trái khác hoặc ổ bánh mi và miếng bánh mì, thì chúng ta thường dùng đến bàn tay và các ngón tay của mình. Hay nữa các nuớc Hồi Giáo như Mã Lai, Nam Dương vv.., thì người dân ở xứ này, họ xử dụng bàn tay phải và các ngón tay của mình để dùng bữa. Họ không dùng đến dao, nĩa, muỗng hay đũa, để gắp, để dùng như chúng ta. Vì họ nghĩ gạo là hạt ngọc của Trời, cho nên mình phải biết tôn trọng, không thể dùng đến đôi đũa hay muỗng để ăn cơm. 

Từ đó, chúng ta cảm nhận những người Nam Dương, Mã Lai có lý của họ, vậy chúng ta không thể khinh thường và nói họ là kém văn minh. Và nếu khi chúng ta được họ mời dùng cơm, chúng ta xử dụng đôi đũa để ăn, thì ta cảm thấy sẽ thiếu một tế nhị nào đó với ho. Cũng miếng ăn, nguời Mélinasien uớp thịt heo làm chúng ta thấy ghê tởm : họ thái gừng trộn lẫn muối, rồi đưa vào miệng để nhai cho nhuyển, sau đó họ nhổ gia vị ấy lên trên miếng thịt heo, lấy tay thoa đều rồi nướng miếng thịt đó trên lữa cho chín rồi mới ăn. 

Cũng cách ăn, thì người Âu Mỹ không thể tuởng nổi khi thấy người Á Châu chúng ta như Việt Nam, Đại Hàn, Trung Hoa và một số người Indiens (thổ dân) vùng Mễ Tây Cơ (Mexique) ăn thịt chó hay mèo một cách ngon lành. Bởi theo người Âu Mỹ, con chó và con mèo là loại gia súc được yêu chuộng, biểu tượng cho sự trung thành. Hơn nữa, hầu như người Âu Mỹ xem chó hoặc mèo là một phần tử trong gia đình mình. Còn phần chúng ta, người Đại Hàn, Trung Hoa cùng nguời Idien, thì cảm nghĩ khi ăn thịt chó sẽ khóai khẩu, thi vị hơn là ăn gà tây như người Âu Mỹ. Cũng như chúng ta biết một vài sắc dân ở Châu Phi họ gớm khi nghĩ đến uống tiết (máu), ăn tiết của loài vật. Trái lại người Việt chúng ta lại thú vị cùng khoái khẩu khi ăn tiết canh vịt, heo, chó và thỏvv… Cũng thế họ sợ khi phải uống sữa, nhưng lại cảm thấy khóai vị khi ăn thịt chuột, rắn và côn trùng. Chúng tôi xin qúy vị thông cảm, vì không thể kể hết những kiểu ăn đặc thù của nhiều dân tộc, hoặc kể những phong tục và văn hóa khác nhau của nhiều bộ lạc và quốc gia. Do thế, chúng tôi chỉ xin đưa ra một vài hình ảnh đơn thuần để chúng ta cùng hiểu và biết, hầu xử thế với người và đời. 

Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta không nên xem tất cả các sự kiện trên là hoàn toàn liên hệ đến sự góp phần vào một xã hội văn hóa. Vì chúng tôi thiết nghĩ nguời ta cần phải học thật nhiều điều, nhiều việc và phong tục tập quán tốt và đúng, hoàn toàn tương xứng và thích hợp với lý trí, khoa học và thần học. Tuy nhiên, người ta cũng phải học nhiều điều khác nữa, lắm lúc nhiều điều khó khăn để chứng minh một cách khoa học. Ví dụ vấn đề thành kiến chủng tộc. 

Qủa thực trong văn hóa có nhiều yếu tố quan hệ, được giáo dục như là tuyệt đối, như đó là giá trị chung cho con người. Song cũng có nhiều cái chúng ta cảm thấy giá trị ở quốc gia này, nhưng lại không giá trị và thích hợp với nền văn hóa khác. Chúng tôi xin phép đưa ra một vài đơn cử cụ thể : đối với người Âu Mỹ qủa là bình thường khi họ nghỉ ngơi thường ngồi trên chiếc ghế bành tiện nghi sau những giờ làm việc mệt. Khi ngồi thì họ thường đọc báo hay xem truyền hình, chân họ gát lên mặt bàn, lưng dựa hẳn đàng sau thân ghế trong tư thế thoải mái đối với họ. Những kiểu cách nghỉ ngơi cho thoải mái, tiện nghi với văn hóa Âu Mỹ, các điều đó thì thật là bình thường với họ. Song các kiểu cách này có thể chướng mắt, khó coi, thiếu lịch sự, không nghiêm túc đối với nền văn hóa khác như Việt Nam ta chẳng hạn. Hay như người đàn bà Âu Mỹ thích mặt những chiếc áo đầm hở ngực, biểu hiện như cái đẹp về thân thể của họ. Trái lại, người thiếu nữ, phụ nữ Á Đông, như Việt Nam, thì cung cách ăn mặc kín đáo và trang nhã. Vì thế chúng ta nhận thức rằng cung cách ăn mặc có thể cho là bình thường đối với nền văn hóa này, nhưng lại chướng mắt đối với nền văn hóa khác. Cũng thế, quả có những phong tục, luân lý là bình thường cho quốc gia này, song nguời ta cho là ghê tởm, đáng phỉ nhổ nơi một xã hội khác. 

Do đó văn hóa dẫu là gia tài chung của nhân loại, nhưng lại chứa đựng nhiều điều khác biệt của xã hội con người, cũng như các đặc thù của nó. Bởi thế chúng ta cần học hỏi để có tầm hiểu biết sâu rộng, hầu dạy lại cho con em chúng ta những gì ta đã học được. 


B. Phương Pháp Truyền Thụ Và Thụ Giáo Nền Văn Hóa Dân Tộc 


Chúng ta nhận thấy ngay từ buổi ấu thời đứa bé phải học cách ăn uống như thế nào với đôi bàn tay của chúng. Bé tập làm quen dần với đôi đũa, cái muỗng, cái nĩa, con dao vv…Bé cũng phải tập ngồi vị thế nào ở bàn ăn, học cách gắp thức ăn, và ăn làm sao cho đúng phép, cho trang nhã và lich lãm. Cũng thế, khi đứa bé biết nói, thì phải học nói cho đúng ngôn từ. Bé cũng học cách đi đứng, cách ngồi, kiểu mặc áo quần, kiểu chơi cho đúng và lịch sử. Sau đó với thời gian, thì bé học cách ăn mặc, gài nút áo, nịt cái quần một mình, rồi chẳng bao lâu đứa bé tin tưởng, hầu biết làm thế nào có thể thắt và cởi đôi giày không cần đến cha mẹ hoặc anh chị giúp đỡ. Lại cũng kiểu như thế, đứa bé biết chải đầu tóc mình cho gọn và đẹp cùng học cách ăn mặc chỉnh tể hơn. 

Từ đó chúng ta nhận thấy trong một thời gian dài quan hệ đứa bé học và tập những kiểu cách, những dáng điệu, những tác động của cung cách và tác phong ăn nói, học các cảm nghĩ, các nhận thức, sự quan sát, cách phẩm bình. Cũng như đúa bé học thêm luân lý, đạo đức cùng học những nguyên tắc sống trong gia đình và xã hội vv. Nhờ những thói tục và phong tục và tập quán tốt này mà các em học được ở cha mẹ hay người lớn, tạo nên cho em bé một cá tính thứ hai. Cá tính này chính là con người Việt Nam (người Việt Nam truyền thống nhân bản và đạo lý, chớ không phải kiểu người Việt Nam theo loại văn hoá hận thù, cướp bóc và sự chết cùng ngu dân hoá của Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Cộng). Cũng là cá tính của người Trung Hoa, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Đức, Thụy Sĩ… Nhờ cá tính thứ hai em bé học được sẽ giúp cho em biết ăn nói, đi đứng, cư xử theo mẫu mực, lịch thiệp. Chúng ta gọi là con người có văn hóa hay có giáo dục là đó ! 

Như thế chúng ta biết rằng « enculturation » có thể tác động sâu thẳm về thái độ và nhân cách của con người. Do đó, chúng ta có thể nói kể từ buổi ấu thời hay từ khi lọt lòng mẹ là con người đã được dạy dỗ, huấn luyện, học hỏi làm sao để tiếp nhận được những tinh hoa văn hóa nhân bản của cha ông. Vì thế mà sự thụ giáo của đứa bé là ảnh hưởng rất lớn vào sự huớng dẫn của cha mẹ và học đường. Nhờ qua cha mẹ, anh chị, thầy cô mà đứa bé thực tập sử dụng những bài học chân chính đầu đời của nó (chớ không có sự giáo dục đấu tố, rặt một thứ hận thù đấu tranh giai cấp như Việt Cộng và Đảng Cộng dạy con em chúng ta). Ngoài ra, chúng tôi đề nghị là chúng ta phái có những hình phạt để tránh cho các em bé đi sai con đường mẫu mực mà chúng đã được truyền thụ. Bù lại, chúng ta cũng có những cử chỉ tán dương, khen thưởng các em khi các em ngoan ngoãn, có thái độ lịch sự, tế nhị qua cung cách xã giao hay tuân phục. Chúng tôi ước nghĩ với sự giáo dục này hằng luôn được linh động và diễn tiến mỗi ngày trong mọi gia đình Việt Nam chúng ta. 

Đẹp thay khi chúng ta giáo dục văn hóa truyền thống nhân bản và đạo lý là sự kiện cho con trẻ Việt Nam thấm nhuần đức tính cao thượng và hào hiệp. Từ đó Đất Nước mới hy vọng nảy sinh những Anh Hùng, Anh Thư và Anh Tài cho Dân Tôc : như Nhị Vương Trưng Trắc, Trưng Nhị, Vua Ngô Quyền, Đức Tướng Quân Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng Trọng, Đức Vua Lê Lợi, Tướng quân Lê Lai, Đại Thần Nguyễn Trãi, Đức Vua Lê Thánh Tôn, Đức Vua Nguyễn Huệ, Tuớng quân Phan Đinh Phùng, Đức Vua Hàm Nghi, Tiền Bối Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, Anh Hùng Nguyễn Thái Học, Chí Sĩ Ngô Đình Diệm, Cố Vấn Ngô Đinh Cẩn, Anh Tướng Phạm Văn Phú và Nguyễn Khoa Nam, Anh Tướng Lê Văn Hưng và Lê Nguyên Vỹ, Anh Tướng Lê Đức Đạt, Anh TướngTrần Văn Hai và Hồ Ngoc Cẩn, Anh Hùng Nguyễn Văn Long. 

Để rồi chúng tôi có thể gọi các em là người lịch lãm, hiểu biết, có nghị lực và anh dũng. Vì vậy chúng tôi xin các bậc cha mẹ đừng ngại và chớ nghĩ rằng giáo dục theo văn hóa truyền thống nhân bản và đạo lý làm người của cha ông là « lỗi thời, cổ lỗ sĩ » như một số anh chị và một số gia đình Việt Nam nghĩ như thế. Chúng tôi cảm nghĩ các anh chị và các gia đinh ấy có lẽ chưa hiểu thấu tầm quan trọng của văn hoá nhân bản cùng đạo lý truyền thống. Nhất là, việc giữ gìn, bảo tồn, truyền giao lại văn hoá truyền thống nhân bản và đạo lý của Dân Tộc cho thế hệ kế tiếp. Như chúng tôi đã nói ở trên, qua cung cách, điệu bộ, dạng thái, cử chỉ bên ngoài của chúng ta khi giao thiệp với người, thì qua đó người ngoại quốc chỉ cần nhìn điệu bộ, các cách xử thế bên ngoài ấy để biết rõ được nền văn hóa của quốc gia ta. Và từ đó họ có thể đánh giá và phẩm bình chúng ta là người có văn hóa hay kém văn hóa, quốc gia chúng ta văn hiến hay còn lạc hậu, man di. Cứ xem thiên hạ kính phục văn hóa Nhật Bản và kính ngưỡng cung cách xử thế của càc em bé Nhật ra sao, thì chúng ta rõ tầm ảnh hưởng trong sự giáo dục và truyền thụ văn hoá truyền thống và đạo lý cha ông như thế nào. 

Theo những nhà nhân chủng học, thì họ nghĩ phải đưa vào những đặc thù của nền văn hóa thực tiễn và nền văn hóa lý tưởng vào trong chương trình học phổ thông. Nhưng thật ra, chúng tôi thiết tưởng, cái cảm nghĩ của những nhà nhân chủng học là bản chất của những dạng thái văn hóa thôi. Vì qua văn hóa, thì con người được biếu không những con đường, những phương hướng và tiềm năng để giải quyết các nan giải, các khó khăn của mình, hầu giúp họ sống tươi nở. Nói như Kelly, nhà nhân chủng học người Mỹ : « văn hóa mở trí và chia sẻ cho con người sự hiểu biết và cung cách sống ». Thế nên, con người văn minh, là người được uốn nắn và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi một nền văn hóa nhân bản và đạo lý truyền thống. Do thế văn hóa nhân bản cùng đạo lý truyền thống không trói buộc con người và nhốt tù con người vào định kiến, nhưng văn hóa nhân bản và đạo lý truyền thống dạy cho con người hiểu biết và làm người chính danh trong xã hội. Chỉ có một loại văn hóa xã hội chủ nghĩa kiểu Hà Nội mới làm băng hoại con ngưòi và suy đồi đạo lý và tình nguời, tình đồng bào và quê hương. Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Tổng Bí Thư Đảng cộng gi chỉ biết giỏi cướp nhà, cướp ruộng vườn của dân, nhưng lại đi dâng dất, dâng biển, bán tài sản quốc gia như quặng mỏ và rừng rú. Vả nữa, tôi nghe các bạn hữu nói khi đi ăn ờ các quán ăn tại Hà Nội, người đi ăn uống, họ trả tiền còn bị người bán hàng chửi rủa như tát nước vào mặt vậy. 


III. BẢN CHẤT CỦA HỌC HỎI VÀ THỰC NGIỆM VĂN HÓA 


Chúng ta hay trong vấn đề giáo dục thì có ba cách thụ gíáo của một nhân sinh quan : 

1). Cá nhân học nhiều qua lời giáo huấn trực tiếp, học ý thức cũng như lương tâm, được gọi là lời giáo huấn. Thời gian học ở trường là hình thái đặc biệt của nền giáo dục. Đây là những lơi giáo huấn và những giờ giấc được sắp xếp cho thích hợp. Sự giảng dạy này do thầy hay cô giáo, họ đưọc chỉ dịnh bởi xã hội (nằm trong chương trình của Bộ Văn Hóa Giáo Dục Quốc Gia). 

2). Con người phải trải qua thời gian học cách quan sát, khảo cứu, và bằng cách kiên nhẫn, họ cố gắng bắt chước theo mẫu mực. Cũng như đứa bé thực tập, học hỏi phương cách dùng bữa ăn với đôi đũa, cái muỗng, cái nĩa, con dao vv.., theo lối quan sát cùng bắt chước cha mẹ hay người lớn. 

3). Cuối cùng người ta học một cách vô ý thức bởi cách bắt chước thiếu ý thức. Đây là một kiểu hấp thụ, thường bị đồng hóa vào chính mình. Chúng ta rõ lối thụ nhận văn hóa qua hình thức thứ ba này là rất hệ trọng mà nhiều người không nghĩ đến. Hệ trọng là vì nó ảnh hưởng một phần đời sống của ta. Chúng ta dễ bị đồng hóa mà ta không hay biết bằng những cử điệu, hay có khi ngôn ngữ xứ người, hay những dạng thái của người khác (ngoại quốc), xâm nhập vào con người ta, hay nữa cũng do thói xấu của ta tạo ra : như khi mở miệng nói chuyện với người cùng xứ sở ta hay nói dặm thêm tiếng Mỹ hoặc Pháp… Hoặc nữa do những thói xấu của ta tạo ra, như nền giáo dục của xã hội chủ nghĩa Hà Nội. 

Chúng tôi nghĩ đây thực là một cách tự nhiên của học hỏi, thực tập. Chúng ta biết đầu tiên là ngôn ngữ, việc học này chiếm một phần lớn sự hấp thụ của các em. Sau nữa khi chung đựng với các bạn cùng lớp các em bị « xâm nhập » những cái vô ý thức (inconscience, unconsciouness) qua những lời nói, điệu bộ, cách ăn mặc, cách chải tóc vv… Vì ngay cả chúng ta, là những người lớn lắm lúc cũng bị những điều thiếu ý thức này vướng phải. Thực vậy sự « sản xuất » những củ chỉ, điệu bộ, các cách ăn mặc khác người, thì thái độ thiếu ý thức này của ta, lắm lúc chính ta tạo nên cho càc em. Bởi các em chỉ là « nạn nhân » của sự bắt chước theo ta. 

Chúng tôi thiết tuởng chúng ta là những bậc cha mẹ, người lớn, nên hướng dẫn và chỉ dạy cho các em rõ, hiểu đuợc những cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ xấu, thiếu đứng đắn mà các em hấp thụ qua bạn bè, qua những người các em gặp gỡ ở nhà trường, công sở hay xã hội. Chúng ta nên thường nhắc nhở, khuyên bảo các em như : « một con sâu làm rầu nồi canh, hoặc một con ngựa đau cả đàn bỏ cỏ », nó có ý nghĩa giúp các em hiểu tầm quan trọng của các cử chỉ hay hành vi vô ý thức của mình, là quan hệ đến danh giá của gia đình, của cộng đồng và dân tộc. Những lời nói khuyên bảo và dạy dỗ chưa đủ, chúng ta cần phải đi kèm với hành động và gương sáng của ta cho các em thấy, là ta : « ngôn cố hành, hành cố ngôn, nói sao ta làm vậy ». Hay nữa, như câu ngạn ngữ của người Tây Phương là rất giống ta : « les paroles instruisent, mais que l’exemple entraine ; words teach but exemple draws ; lời nói dạy dỗ, nhưng gương sáng cuốn người ta theo ». 


A. NHỮNG VIỆC HẤP THỤ VÔ Ý THỨC, THIẾU Ý THỨC KHÔNG THỂ GỌI LÀ VĂN HÓA HAY GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG 


Như chúng tôi đã nói ở trên, trong đời sống của chúng ta thường có những cử điệu bên ngoài là múa tay lúc nói, ngồi ăn thì rung đùi và các hành động xấu mà ta không hay biết. Đơn cử như người Ý, họ không học cử điệu « khoa chân, múa tay » (gesticuler, to gesticulate), tuy nhiên khi chúng ta gặp người Ý, có dịp đối thoại cùng trao đổi với họ, thì chúng ta nhận thấy một số đông người Ý gợi ra những điệu bộ khoa chân múa tay nhiều hơn là bằng lời nói. Bởi ở họ là hậu qủa của một thói quen xấu, hay một kiểu bắt chước vô ý thức. 

Vì thế, nhân tiện khi nói đến vấn đề này, thì chúng tôi thành thật xin lỗi một số anh chị em trẻ Việt Nam trước ! Qủa chúng tôi đã bắt gặp và thấy một số anh chị em trẻ Việt Nam chúng ta có nhiều điểm bắt chước thiếu ý thức khi họ chạy theo, học đòi cùng làm theo kiểu cách tân thời về ăn mặc, đi đứng, lới nói, rồi hút sách vv… Nhiều điểm và nhiều việc các anh chị đó đi thái qúa nền văn hóa Việt Nam của cha ông ta. 

Chúng tôi thấy nhiều nhất là trong giới ca nghệ sĩ, ca sĩ trẻ, họ bắt chước cách ăn mặc, lời ca, kiểu tóc, điệu nhảy, để được giống các ca sĩ Âu Mỹ mỗi khi trình diễn văn nghệ cho người Việt Nam hay ngoại quốc xem. Thật đáng buồn chúng tôi phải nói lên điều này! Vì cha ông chúng ta không truyền đạt cho chúng ta cách thức kiểu ăn mặc như thế. Những kiểu cách cùng dáng điệu tỏ ra bên ngoài này là do hậu qủa của một sự hấp thụ thiếu ý thức và vô ý thức. Chúng tôi nghĩ cũng có nhiều anh chị hấp thụ một cách không chủ tâm. Bởi đó những cái bắt chước không có ý thức, hấp thụ nhiều khi có tính cách tự nhiên của các em bé, thì chắc chắn rằng chúng ta không thể phóng đại lên rằng những điều đó đúng với nghệ thuật và xã hội, để trở thành văn hóa thật của chúng ta.

(còn tiếp)

Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét