Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

SN CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA THẤT: "Chúa Giê-su Mạc Khải Mình Là Con Thiên Chúa "

LTCGVN (30.12.2012)

CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA THẤT 

SA-MU-EN 1,20-22.24-28 ; 1GIO-AN 3,1-2.21-24 ; LU-CA 2,41-52 

Chúa Giê-su Mạc Khải Mình Là Con Thiên Chúa 



Khi thánh sử Lu-ca ghi chép đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe qua, thì thánh nhân không nghĩ đến việc tán dương hay việc cử hành Lễ mà chúng ta goị là Thánh Gia Thất hoặc nôm na bình dân gọi là « Gia Đình Chúa Giê-su ». Bởi vào thời thánh sử, từ ngữ « Thánh Gia Thất » này không hiện hữu để chỉ rõ Mẹ Ma-ri-a, thánh Giu-se hay Con của các ngài. Lễ Thánh Gia Thất chúng ta mừng kính hôm nay, được Đức Thánh Cha Biển Đức XV thiết lập và cho mừng Lễ vào năm 1921. 

Tuy thế, những điều thánh Lu-ca muốn nói, đó là xác định một vài sự thực quan trọng liên quan đến Chúa Giê-su, và Đức Ma-ri-a, Mẹ Ngài. 

Thánh Lu-ca tuờng thuật cho chúng ta biết Chúa Giê-su đang ở trong Đền Thờ. Lúc ấy Chúa Giê-su là em trẻ 12 tuổi, nhưng vào tuổi này, một trẻ em Do Thái đưọc xem là một người vừa đạt đến sự chín chắn. Người ta biết rằng theo người Do Thái Đền Thờ rất quan trọng đối với họ. Đền thờ là nơi tế tự, thờ phưọng, là biểu tượng của Giao Uớc. Đền Thờ cũng là một trong những chỗ chỗ quan trọng mà ở đó người ta giảng thuyết, truyền giáo. 

Thế đó, nhân chính cơ hội mừng đại lễ Vượt Qua nên Chúa Giê-su hiện diện ở Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Những chi tiết đó làm chúng ta nhớ lại suốt đời sống của Ngài, nhất là những dịp đại lễ Vượt Qua, Chúa Giê-su thường đến Đền Thờ. Có lần khi lên Đền Thờ Chúa đã làm một cử chỉ ngọan mục như khiêu khích và nói lời tiên tri, Chúa Giê-su xô đuổi những kẻ buôn bán ở trong Đền Thờ. Bằng cách tả lại biến cố này, thì thánh sử Gio-an đặt ở phần đầu Tin Mừng, thánh nhân tường thuật lại cho chúng ta một lời nói của Chúa Giê-su làm sáng tỏ cái ý nghĩa của thái độ cùng cử chỉ Ngài đưa ra : « các ông cứ phá hủy Đền Thờ này, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại » (Gio-an 2,19). Thánh Gio-an quả quyết rằng Chúa Giê-su nói vào lúc đó là ám chỉ « Đền Thờ thân thể Ngài ». Chúa Giê-su gợi ra cho họ phá hủy chính thân thể mình, đó là cái chết của Ngài, và cũng trong làn ý tưởng đó Chúa Giê-su tiên báo sự phục sinh của mình, sau ba ngày Ngài sẽ sống lại. 

Còn theo thánh Lu-ca, thánh nhân nói với chúng ta rằng « sau ba ngày » thì Mẹ Ma-ri-a cùng thánh Giu-se tìm thấy Con mình trong Đền Thờ. Chúng ta có thể nghĩ rằng đã có một biến cố ở đây rồi, chính là khởi đầu đời sống của Chúa Giê-su, đã biểu thị lần đầu về cái chết của Ngài, của ba ngày trải qua trong ngôi mộ, và sau đó thì sự phục sinh của Ngài. 

Nơi dây chúng ta thấy dù Chúa Giê-su chỉ cậu bé 12 tuổi, thế nhưng Ngài đã làm cho các nhà Tiến Sĩ Luật, dù đã hai màu tóc trên đầu phải kinh ngạc do các câu hỏi cùng câu trả lời của Ngài. Thánh Lu-ca mốn tạo cho chúng ta hiểu ở đây rằng, tuy còn non trẻ, song Chúa Giê-su đã được phú cho một sự thông minh sâu sắc của Lời Chúa. Thánh sử muốn tỏ lộ cho chúng ta hiểu ơn gọi cùng sứ mạng của Chúa Giê-su, sẽ là công bố và giải thích Lời Chúa bằng một phưoong cách đẵc biệt : « xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như như người này », người ta sẽ nói về Ngài như thế (Gio-an 7,46). 

Bài Tin Mừng cho chúng ta hiểu được Mẹ Ma-ri-a cùng thánh Giu-se đang lo âu, quan tâm đến sự lạc mất Chúa Giê-su. Thực các ngài có lý do cho cái đường cùng của mình, cũng giống như các bậc cha mẹ trong hoàn cảnh lạc con như thế này. Ở trong hoàn cảnh lo âu đó, nên câu hỏi của ai là bậc cha mẹ, thì đều có một chút trách hờn yêu thương khi gặp lại con mình lạc mất. Vì vậy câu hỏi của Mẹ Ma-ri-a hỏi Chúa Giê-su qủa là bình thường cùng rất âu yềm. 

Còn câu trả lời của Chúa Giê-su với Mẹ Ma-ri-a, làm ta ngạc nhiên vì không có chút gì âu yếm : « sao cha mẹ lại tìm con ? Cha mẹ không biết con co bổn phận ở nhà của Cha con sao ? ». Thế đó, những lời trách cứ của Chúa Giê-su ở đây, làm chúng ta nhận thấy hầu như các lời trách cứ này, một đôi khi Ngài cũng nói với các tông đồ không hiểu Chúa Giê-su là ai cùng sứ mạng của Ngài là cứu độ chúng sinh thoát khỏi sự dữ cùng tội lỗi. Qủa sự trả lời của Chúa Giê-su có tính cách khó hiểu : chẳng hạn câu trả lời của Chúa cho những người đến nói với Ngài rằng « có Mẹ Thầy và anh em Thầy đang chờ Thầy ở ngoài, muốn nói chuyện với Thầy », tức thì Chúa Giê-su trả lời « ai là mẹ tôi ? Ai là anh em tôi ? ». Rồi Ngài giơ tay chỉ vào các môn đệ mình và nói « đây là mẹ tôi, đây là anh en tôi. Ai thực thi ý muốn Cha Tôi ở trên trời, người ấy là anh chị em tôi, và mẹ tôi » (Mát-thiêu 12,47-50). 

Trong khi Chúa Giê-su nói « con có bổn phận ờ Nhà Cha con », thì thánh Lu-ca muốn tạo cho người đọc hiểu rằng : những điều ưu tiên trong đời Chúa Giê-su, đó không là sự liên hệ mà Ngài duy trì với Mẹ Ma-ri-a cùng Thánh Giu-se, nhưng hệ trọng và tuyệt vời hơn hết, đó chính là sự kết chặt thâm tình với Đấng Chúa Giê-su gọi tên « Abba » Cha tôi. Cha trên trời của Chúa Giê-su, mà có lần nguyện xin và thân thưa với Cha : « xin đừng làm theo ý con muốn, nhưng theo ý Cha muốn » (Lu-ca 22, 42 ). Cũng chính Người Cha đó, Chúa Giê-su sẽ khẩn khoản van nài lần cuối cùng trước khi phó linh hồn : « lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, tại sao Ngài laị bỏ rơi con » (Mát-thiêu 27,46). 

Đìều cốt yếu và làm nền tảng của Chúa Giê-su, thì phải trở nên cho chúng ta. Thực thánh Gio-an đã nói rõ với chúng ta ý này, khi thánh nhân viết : « anh em hãy xem Chúa Cha yêu thương chúng ta biết bao. Ngài yêu đến nỗi cho chúng ta đưọc gọi là con Thiên Chúa, và thực sự chúng ta là con Thiên Chúa » (1Gio-an 3,1). Đẹp thay thâm tình sâu thẳm này với Thiên Chúa làm cho chúng ta trở thành con cái Ngài, là sự sống tâm linh. Sự sống đó không thuộc về công trạng chúng ta. Sự sống đó hoàn toàn một hồng ân. Hồng ân chúng ta đã lãnh nhận được khi chịu Phép Thánh Tẩy. Trước khi chúng ta chịu Phép Rửa, chúng ta là các thụ tạo được Thiên Chúa yêu thương. Nhờ Phép Thánh Tẩy thì chúng ta được Thiên Chúa thửa nhận thành con Ngài. 

Quả thực suốt cả đời sống của Chúa Giê-su, tiên khởi ở giữa lòng gia đình Ngài…Từ đó Chúa Giê-su đã dần dần ý thức cảm tính của mình cùng sự hiện hữu của Cha Ngài. Cũng thế, cho chúng ta những người đã được chịu Phép Thánh tẩy, chúng ta là những người con bé nhỏ của Thiên Chúa - Để ở giữa lòng gia đình mình, chúng ta cần khám phá một cách tự nhiên rằng, chúng ta con cháu chúng ta đang ở truớc tôn nhan Thiên Chúa và cho Thiên Chúa. Với ý thức trách nhiệm và lối giáo dục những trẻ em theo phương cách này, hầu giúp cho các con trẻ khám phá ra Thiên Chúa là Cha của chúng, và đây là điều mỗi cha mẹ đảm nhận trách nhiệm mình khi họ thỉnh cầu Giáo Hội làm Phép Rữa tội cho con cháu mình. 

Mặc dầu Đức Mẹ không có bắt ý hiểu được ngay tất cả những lời sâu sắc Chúa Giê-su đã nói với Mẹ. Thế nhưng những lời nói này, Mẹ Ma-ri-a đã không bỏ qua. Mẹ đã bảo giữ ở tận đáy lòng mình, rồi hằng luôn suy niệm câu nói đó, nghiền ngẫm nhắc đi nhẫm lại trong hồn cho đến khi nào không ai biết - Chắc chắn cho đến ngày Mẹ Ma-ri-a được bắt thấy ở dưới chân cây thập giá, mà ở đó người Con yêu của Mẹ chịu chết. Để từ đó Lời nói này Mẹ tư từ thấu hiểu Con mình hơn : « cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà Cha con sao ? ». Thêm nữa, lời nói Chúa Giê-su đó, đã trở nên cho Mẹ được hoàn toàn sáng tỏ vào ngày phục sinh của Chúa Giê-su. Vào ngày này, Mẹ Ma-ri-a mới cảm thấy cùng thấu hiểu được Con mình, sinh ra do quyền phép của Chúa Thánh Thần, sống cùng hoạt động đều do sự tác động của Chúa Thánh Thần, và cũng chính Chúa Thánh Thần, Con Mẹ mới có thể hồi sinh được sự chết. 

Tuyệt vời thay! Trong con đường hành trinh tâm linh của Mẹ Ma-ri-a, trong diễn tiến sự khám phá của Mẹ về nhân thể thân tình của Chứa Giê-su, Con Mẹ. Từ đó Mẹ Ma-ri-a là mẫu gương của Giáo Hội cùng kiểu mẫu cho hết thảy mọi tâm hồn tín hữu. Giống như Mẹ Ma-ri-a và với sự phù trợ của Mẹ, chúng ta có thể tiến triển trong sự hiểu biết Chúa Ki-tô. Giống như Mẹ, chúng ta được mời gọi suốt cả đời chúng ta, suốt sự hiện hữu của ta phải tìm hiểu đào sâu mầu nhiệm Thiên Chúa cùng mầu nhiệm các hữu thể mà chúng ta đang sống. 

Những việc này có thể thực hiện trong niềm vui và hạnh phúc. Cũng thế, những việc này thường xảy ra trong nỗi buồn cùng sự thiếu thông cảm. Từ quan điểm và cái nhìn này, Mẹ Ma-ri-a cùng thánh Giu-se mời gọi hết các bậc cha mẹ thế gian nên đào sâu mầu nhiệmcủa các cháu mình yêu. 

Chúa Giê-su cũng có một ngày đã làm thất vọng cùng đau khổ cho cha mẹ mình. Do đó, làm thế nào chúng ta nghĩ tưởng con cháu ta ngày nay không bao giờ làm cho ta buồn phiền thất vọng ? Thế nhưng sau đó Mẹ Ma-ri-a đã hiểu công việc và sứ mạng của Con mình. Vì vậy, hãy nhẫn nại, âm thầm tìm hiẻu con cháu mình, rồi cha nẹ sẽ hiểu con cháu mình hơn. Mẫu guơng Mẹ Ma-ri-a, bắt chuớc Mẹ, ắt chúng ta sẽ thành công. Amen ! 


LM. Phê-rô Lê Quang Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét