LTCGVN (31.12.2012)
TÌM LẠI GIÁ TRỊ CỦA NỀN GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG (Kỳ 2)
Thân Tặng Tuổi Trẻ Việt Nam
III. ĐỂ CÓ MỘT KHÁI NIỆM MINH BẠCH VỀ TUỔI TRẺ
Quả chúng ta thường đọc thấy trên báo chí cùng các tác phẩm văn chương và văn học, trên truyền hình và truyền thanh ở bất cứ một cộng đồng xã hội hay quốc gia nào, thì người ta thường nói, viết nhiều đến tuổi trẻ. Khi chúng ta nói đến ngày « hôm nay », thì hầu như chúng ta nói nhiều đến tuổi trẻ như là một chủ đề, một duyên cớ… Và qua đó, thì người ta nghĩ đến, hướng về những yếu tố, các nguyên nhân của một tiềm lực, mà họ có thể trao đổi những giá trị văn hóa, khoa học hoặc kỷ thuật học ; xa hơn nữa, thì tuổi trẻ có thề biến đổi được trạng thái đời sống xã hội tồi tệ, để đến được một xã hội lành mạnh hơn.
Chúng tôi nghĩ có lẽ chúng ta thường quên việc làm chính của mình, là hướng về tuổi trẻ trong một mối tương quan mới để đào tạo và xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho họ. Bởi người ta nhận thấy rõ ràng về các tiềm năng cùng sức mạnh đóng góp của tuổi trẻ qua những biến động của xã hội xưa cũng như nay, vì tuổi trẻ có thể biến đổi não trạng của một xã hội, một quốc gia. Ví dụ qua các phòng trào tranh đấu của tuổi trẻ, như đòi hỏi dân chủ hóa, đòi nhân quyền và cách mạng xã hội, để rồi từ các xã hội lạc hậu về pháp trị, lạc hậu về văn hoá khoa học kỷ thuật, thì nay đi dần đến xã hội văn mình tiến bộ, có dân chủ pháp trị đích thực. Điển hình là Nam Hàn, Đài Loan, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nam Dương, Phi Luật Tân, Thái Lan và các Nước Nga, Đông Âu hiện nay.
Vì vậy, chúng tôi có thể thiết nghĩ trong một lúc thay đổi như thế, thì có thể biến đổi luôn cả một hệ thống cầm quyền làm ngu dân hóa, để điều hòa và phối trí lại cách tổ chức, điều hoà cùng phối trí lại các cơ cấu xã hội từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng cơ sở của nó, hầu tạo lại một xã hội mới tốt đẹp hơn. Do đó, chúng ta rõ theo những nhà lý thuyết mô phạm của tuổi trẻ từ Aristôte đến Rousseau, mặc dầu hai ông có nhiều điểm khác biệt, song họ xem tuổi trẻ phải trải qua một thời gian dài đào luyện về luân lý và chính trị. Chúng tôi thiết tưởng với mục đích giáo dục này, là tiếp tục dung nạp những đặc thù của một nhân tính, và để giúp tuổi trẻ đạt đến tuổi chín mùi, hầu có thể hữu ích cho xã hội (9).
Chúng ta thấy áp dụng cách giáo dục của nền văn hóa cổ truyền này, thì đây là phương pháp giáo dục giúp tuổi trẻ trở nên người nhân bản. Nói cách khác là người có uy, dũng, trí, liêm, sỉ, nghĩa, tín, trung, biết luân thường và trọng đạo lý. Nhưng rất tiếc, ngày nay nền giáo dục trong các xã hội loài người không còn được như thế. Nhất là Việt Nam ta hiện thực, dưới sự áp trị của cộng sản Hà Nội thì họ đã loại bỏ hẳn phương pháp đào luyện tuổi trẻ về các mặt đạo đức, luân lý, tâm dục và trí dục, đức dục như đã nói trên. Chúng tôi đọc được qua tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam số 47 tháng 11 năm 1995, mà chính họ tường thuật lại cho mọi người biết cái cảnh một em bé cầm dao đâm chết cô giáo mình ngay giữa lớp học (10). Điều nay muốn nói lên trong giòng lịch sử loài người chưa xảy ra một nước nào, mà chỉ có xảy ra ở Việt Nam, nơi mà « Bộ Chính Trị », thường rêu rao là « đỉnh cao trí tuệ loài người », đã giáo dục phương sách theo đường lối chủ nghĩa xã hội cho con trẻ. Cũng thế, theo Báo Đại Đoàn Kết và một số báo Điện Tử trên trang mạng của cộng sản Việt Nam, thì họ đang báo động cho ta hay cái cảnh con cái hổn láo, đánh bố mẹ đang là thực trạng xảy ra luôn trong lòng xã hội Việt Nam. Lại nữa, như tên Lê Văn Luyện giết ba mạng người cưóp của, thế mà khi ra toà án mặt không một chút hối hận. Qủa nghiệm đúng thay lời cha ông ta dạy : « thượng bất chánh, thì hạ tất loạn ».
Từ đó thử hỏi đạo đức và tác phong của ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh cho đến Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng thời nay có nguời nào đáng cho dân Việt kính trọng chăng ? Như Hồ Chủ Tịch thì hoang dâm, đi cướp vợ, cướp người yêu của người ta, rồi thủ tiêu giết chết luôn vợ chồng Lê Hồng Phong và Nguyễn Thi Minh Khai, lại nữa giết Nông Thị Xuân để phi tang cho tội dâm loàn của mình. Hồ có vợ Pháp, vợ Tàu, có con với họ, nhưng laị sở khanh bỏ vợ, bỏ con không thừa nhận. Còn Tổng Bí Thư thì vợ lớn, vợ bé, con rơi cùng con rớt đầy đàn, còn kẻ khác thì lại cướp nhà, cướp ruộng vườn của của dân nghèo bán cho bọn tư bản Đài Loan, Tân Gia Ba, Nam Hàn, thế vẫn chưa đủ lòng tham của chúng, chúng còn đi bán đất, dâng biển của Giang Sơn Việt Nam cho Hán cộng. Thế đó có đẹp gì, đạo đức gì mà Hà Nội bắt dân phải học hỏi cái tư tưởng đồi bại, nhân cách hoang dâm của các ông lớn này ? Chúng tôi nghĩ khổ thay cho dân Việt khi quyền lực rơi vào tay của lớp người vô học, phi đạo lý và luân thường, lại bệnh hoạn tâm trí và dâm loạn, thì Đất Nước chỉ có thảm hoạ cùng nghèo đói triền miên cho dân lành.
Giờ đây chúng tôi muốn giới thiệu đến qúy vị tác phẩm khảo cứu nỗi tiếng của Giáo Sư Fr. H. Tenbruck : « Jugend und Gesellschaft, Jeunesse et Société, Tuổi Trẻ và Xã Hội » (11). Tác phẩm này ông đưa ra cho chúng ta một điều lưu ý về tuổi trẻ sống trong một hoàn cảnh, một môi trường phức tạp, có nhiều phân hóa và dị đồng, nên tuổi trẻ thường bị lôi cuốn theo thói xấu như ông bà ta dạy « quá gần chùa nên gọi Phật bằng anh, hay gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, đi với thầy chùa thì mặc áo cà-sa, đi với ma thì mặc áo giấy ». Do thế theo quan niệm của Giáo Sư Tenbruck, muốn cho tuổi trẻ « thành nhân », thì nên áp dụng phương pháp tâm lý hũu dụng, có nghĩa là bằng cách gây ý thức trách nhiệm cùng bổn phận của tuổi trẻ đối với xã hội và cộng đồng dân tộc. Ngoài ra bên cạnh xã hội đó, thì tuổi trẻ được xem như là một « chủ đề » về sự thay đổi bộ mặt xã hội, vì họ có thể là người canh tân, biến đổi giá trị sống. Điển hình là các cào trào cách mạng nhung của các Nước Đông Âu, và cách mạng hoa lài của các Nước Bắc Phi vừa qua, tạo một sức sống mới cùng một làn gió dân chủ hoá cho Đất Nước họ. Hay nữa, tuổi trẻ là đối tượng, là nỗi niềm của các lo âu, băn khoăn, ưu tư của các nhà chính trị. Điển hình là Bắc Kinh và Hà Nội đang run sợ trước những phong trào đòi dân chủ của sinh viên và thanh niên trẻ, vì quá run sợ tiếng nói uy lực của họ nên Bắc Kinh và Hà Nội hèn hạ ra tay đàn áp tàn bạo các khuôn mặt tranh đấu ôn hòa như Lưu Hiếu Ba, Ngãi Vi Vị, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Lê Công Định, Lê Quốc Quân, Việt Khang, Trần Hữu Duy Thức, Tạ Phong Trần, Bùi Thi Minh Hằng, Nguyển Phượng Uyên, Đoàn Văn Vuơn, Đoàn Văn Qúy vv… Qủa đúng như thế! Bởi qua những lý do nói đây, thì tất cả mọi thời đại đều nghĩ đến tiềm năng của tuổi trẻ. Vả nữa, tuổi trẻ chính là sinh lực của xã hội, hầu đưa đẩy xã hội thăng tiến.
Cũng thế, chúng tôi xin đưa ra cho chúng ta quan niệm của hai nhà tâm lý, là E. Spranger trong tác phẩm : « Psychologie des Jugendalters, Psychologie de la Jeunesse, Tâm Lý của Tuổi Trẻ » (12) hoặc tác phẩm của K. Mannhein về : « Das problem der Generationen, Le Problème des Générations, Nan Giải của mọi Thế Hệ » (13). Hai vị cho chúng ta một cái nhìn về tuổi trẻ qua mọi thời đại. Theo hai vị nghĩ, thì vấn đề tiềm giáo dục cho tuổi trẻ đã không được thấm nhuần vào tư tưởng họ một cách thuần nhất. Bởi vậy mà K. Mannhein gọi đó là « la situation de génération, cảnh huống của thế hệ » mà ta đã hờ hững, không quan tâm đủ, không chuẩn bị chu đáo cho các diễn tiến do các tính tình khác nhau trong những chu kỳ tuổi tác cũng như về thái độ của người trẻ. Bởi căn cứ trên một căn bản « cho đi và tiếp nhận », nên ông gọi đó là ý nghĩa « l’accumulation culturelle » mà chúng tôi tạm dịch là tiếp tục tích hợp văn hóa và giáo dục thêm cho người trẻ trưởng thành hơn. Thực ra, việc này có ý nghĩa là làm phong phú, giàu có và chuyển giao những gia tài tốt đẹp của các nền văn hóa cổ truyền của cha ông cho người trẻ tiếp nhận.
Từ ý đó, chúng tôi mong rằng các bạn trẻ hiểu cho ở đây, là trước hết chúng ta phải thông qua một nền giáo dục đạo đức và luân lý của cha ông đã sống ngàn xưa trong thuận hòa an lạc ; sau chúng ta mới nói đến chuyện học các môn khoa học khác : « tiên học lễ, hậu học văn » là đây. Lý thực đó là qúa trình điều hòa đời sống, phải được thông qua như một tiến trình, một diễn tiến của thế hệ trẻ đào luyện nhân cách cùng nhân phẩm và ý chí phấn đấu sống với đời, hầu giúp xã hội.
Chúng tôi thấy rằng để tuổi trẻ có một đời sống an tại và quân bình, thì cách hay nhất là giáo dục cho họ nền văn hóa cổ truyền của cha ông. Qủa đây là một phương thế khởi hứng, bởi chúng ta giáo dục cho tuổi trẻ nền văn hóa cổ truyền, thì như là một nền tảng kiểu mẫu sống đặc thù cho người trẻ thời đại nay cần đến, hầu tuổi trẻ có được một « linh dược » để phòng vệ và chống đỡ các cạm bẫy, các lầm lạc của chủ thuyết phi nhân vv… Như ngạn ngữ Việt Nam có câu « giáo thê sơ lai, giáo nhi anh hài, dạy vợ từ khi mới về nhà chồng, dạy con từ lúc lọt lòng mẹ ». Ở đây chúng tôi cảm thấy một quan điểm Đông Tây gặp nhau trên một lãnh vực giáo dục, hầu tìm lại một kiểu mẫu sống cho tuổi trẻ và cho chúng ta. Những ngạn ngữ của cha ông dạy ta lúc nhỏ như « học ăn, học nói, học gói, học mở hoặc ăn trông nồi, ngồi trông hướng vv. ». Nhờ lối giáo dục này cầu tạo trong tâm hồn của người trẻ, được ẩn trong tiềm thức hay trí nhớ, rồi qua đó nó có thể trở nên những « bài toán, những đáp số » quan trọng nhất để tạo nên giá trị và biến đổi thái độ của người trẻ khi hữu sự.
Chúng tôi nghĩ nếu người ta muốn nói về tuổi trẻ, tất đầu tiên phải thừa nhận sự đồng nhất giữa tuổi trẻ như là sinh lực và tuổi trẻ như một tác nhân (nguyên lực), tiềm tàng về sự chuyển giao và thụ nhận nền văn hóa, là những tập quán và phong tục tốt. Do đó, sự đồng nhất cần thiết phải có một sự hoà điệu giữa môi trường sống. Vì ngưòi trẻ thường quên dễ dàng, và đánh mất tất cả những gì mình đã thụ nhận ở gia đình hay nhà trường về những giá trị văn hóa khi họ va chạm với môi sinh của xã hội mới. Nhất là, tuổi trẻ dễ bị mất gốc bản sắc của dân tộc mình, tự bị đồng hóa vào các xã hội tự do của các nước Âu-Mỹ.
Qủa thực, những gía trị đạo đức, luân lý, phong tục, tập qúan của dân tộc mà tuổi trẻ học được qua tuổi thơ, được lưu lại trong trí nhớ, mà tôi tạm gọi một danh từ là « tiềm giáo dục ». Tính cách tiềm giáo dục cho tuổi ấu thơ và tuổi trẻ được thể hiện như cá tính tâm linh, và đó là biểu hiện đặc thù mà chúng ta nên lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông, hầu truyền lại cho tuổi trẻ để giúp họ sống trưởng thành. Dẫu khi chúng tôi nói đến khái niệm tiềm giáo dục, thì không có nghĩa như là sự đối kháng đến một nền giáo dục được chính thức công nhận. Trái lại, nhờ việc tiềm giáo dục này như là một phương thuốc phòng ngừa giúp người trẻ tránh bị giao động giữa hai nền văn hóa khác nhau, và hai xã hội khác biệt.
J. Clarke quan niệm những tiềm giáo dục của tuổi thơ được xem là một hệ thống giáo dục đặc biệt cho mọi thế hệ, hay là một di sản đặc thù qúy báu của xã hội người xưa trao lại cho chúng ta ngày nay, mà ông đã nói đến trong luận trình về : « La Culture Hiérarchique de Classes ». Bởi vậy qua sự phân tích và tường thuật trên, chúng ta có thể hiểu được những trạng huống của thời đại. Cũng thế, những cảnh huống của tuổi trẻ trong giai tầng xã hội hiện thực, là vì không đồng nhất giáo dục, và sự khác biệt chính thể ; hay nữa là sự thiếu giáo dục và học hỏi về văn hóa, đạo đức, luân lý, phong tục, tập qúan tốt dẹp của dân tộc, cho nên không lạ gì tuổi trẻ thường bị mất gốc và vong bản quên cội nguồn của mình. (Thật đau lòng khi nói đến đây cho phép chúng tôi phải nói lên nhiều anh chị em trẻ Việt Nam không biết nói tiếng mẹ đẻ, viết tiếng mẹ đẻ của mình, mở miệng tiếp xúc với chúng tôi thì toàn nói tiếng ngoại ngữ xứ người.Nhiều em khi chào hỏi, nói chuyện với người lớn tuổi thì cung cách khiếm nhã, thiếu lễ độ. Nhiều em trẻ đi xa hơn, lại chối bỏ cội nguồn mình là người Việt Nam. Hoặc nữa chúng tôi được xem nhiều cuốn DVD ca nhạc của Trung Tâm Thúy Nga hay Trung Tâm Asia phát hành, thấy các MC thinh thoảng cứ chêm thêm tiếng Mỹ, chúng tôi nghĩ tại sao không nói tiếng Việt khi mình có thể noi tiếng Việt trôi chảy, trong lúc đó qúy anh chị đang đứng vai giới thiệu Ca Nhạc Văn Hóa Việt Nam, là một lãnh vực quan trọng chúng ta cần bảo tồn giá trị ngôn ngữ cùng Văn Hóa Việt cho lớp trẻ bắt chước noi theo). Do dó chúng tôi nghĩ, là chúng ta cần nghĩ đến sự nỗ lực hơn trong việc phát huy nền văn hóa cổ truyền, để giáo dục và trao lại những tinh hoa cùng những ngôn ngữ tốt đẹp của văn hóa cha ông mà ta đã hập thụ được, hầu làm cho văn hoá Việt chúng ta được tỏa sáng với thiên hạ năm châu.
Thêm nữa, chúng tôi muốn nói đến tuổi trẻ được xem là nguyên nhân của những cuộc thay đổi chung thể về giá trị của văn hóa, của luân lý và phong tục. Hoặc họ là đối tượng lo âu của gia đình và quốc gia khi tuổi trẻ bị mất gốc bản chất văn hóa của dân tộc mình. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải nghĩ đến tuổi trẻ có những tiềm năng tạo nên nhũng cuốc cách mạng xã hội, đem lại hạnh phúc cho người đồng loại. Điển hình như chúng ta đã thấy tỏ tường qua các biến động và thay đổi ở Liên Sô, Nga, các nước Đông Âu. Nhất là mới đây ở các nước Bắc Phi và Trung Đông qua các cuộc cách mạng « Hoa Lài », thì tuổi trẻ ớ các nước nói đó đã đi tiền phong và đã đóng góp sức lực, tài lực cùng trí lực vào việc làm cho các thành trì cộng sản sắt màu và các chế độ độc tài tham nhũng cướp của dân phải sụp đổ. Dẫu tuổi trẻ có nhiều đặc điểm đáng ca ngợi, nhưng tuổi trẻ cũng tạo nên nhiều bất ổn cho xã hội do cá tính bồng bột và phá phách của họ.
(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét