LTCGVN (23.12.2012)
CHÚA NHẬT THỨ BỐN MÙA VỌNG
MI-KHA 5,1-4 ; DO-THÁI 10,5-10 ; LU-CA 1,39-45
Niềm Vui Và Hạnh Phúc Của Bà Ê-Li-Sa-Bét
Khi bà Ê-li-sa-bét, chị họ của Mẹ Ma-ri-a đón tiếp Đức Mẹ đến thăm cùng giúp đỡ tại nhà mình, thì thai nhi cưu mạng trong dạ mình tự nhiên hân hoan nhảy mừng và bà được đầy tràn Thánh Thần (Lc.1, 42). Lúc đó, đôi mắt bà Ê-li-sa-bét sáng lên, còn trái tim dào dạt niêm vui, bà hiểu rằng ngay tức thì : những lời Thiên Chúa đã hứa, thì nay Ngài khởi sự hoàn thành. Ôi Chúa ơi : « bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa Chúa tôi đi đến với tôi thế này ? » (Lc.1, 43).
Ngay từ bây giờ hay một cách đặc biệt vào đêm 24, tức đêm thánh mừng Lễ Chúa Giê-su Giáng Sinh – Cùng một Hài Nhi, cùng một Thiên Chúa đến với chúng ta, để thiết lập trong chúng ta sự lưu ngụ của Ngài. Phải chăng lúc đó đôi mắt chúng ta biết sáng lên, và con tim chúng ta hân hoan nhảy lên vui mừng ? Tại sao lại không hỉ ? Hay phải chăng chúng ta không thường có cảm nghĩ như sự việc viếng thăm của Chúa Ki-tô đến gần bên ta ? Hoặc nữa chúng ta đã đánh mất ý thức về sự hiện diện của Ngài ? Hoặc là chúng ta đã mất đi ý nghĩa của sự chờ mong cùng niềm vui khi Con Chúa Trời đến trong thế giới, và đến ở trong chúng ta chăng ?
Do đó, chúng ta cần bình tâm nhìn lại tâm hồn mình, nhìn lại một sự thực, là chúng ta không còn ý thức được như ngày mừng Lễ Chúa Giê-su Gíáng Sinh lần đấu của đời ta. Hay là chúng ta nghe hằng chục lần, hằng trăm lần, có thể nhiều hơn mà người ta nói với chúng ta về Chúa Ki-tô đến và không ngừng đến lại với ta. Thế đó, phải chăng đây là những lý do chúng ta không còn mong chờ Ngài hơn nữa ? Quả ai yêu thực sự thì không bao giờ bỏ sự chờ mong người mà mình yêu. Bởi vì khi không còn sự chờ mong, đó chính là người ta hết còn yêu thương. Vậy ở đâu là tình yêu của chúng ta cho Con của Mẹ Ma-ri-a ? Phải chăng chúng ta vẫn còn biết chờ mong Chúa Giê-su ? Phải chăng chúng ta vẫn còn hy vọng một vài ơn lành của Ngài ban cho ta ?
Trong lúc đón tiếp Mẹ Ma-ri-a, bà Ê-li-sa-bét đã thốt lên « bởi đâu tôi được hạnh phúc thân mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ». Bà sử dụng ngôn từ Chúa để phát ngôn. Đó là ngôn từ chìa khóa trong Tin Mừng. Ngôn từ Chúa chỉ rõ Đấng Cứu Độ, và Đấng Cứu Độ này là tương quan với Đức Chúa Trời một cách đặc biệt. Chúa, đó chính là ngôn từ mà các tín hữu sẽ sử dụng để chỉ rõ địa vị của Chúa Ki-tô sau sự sống lại của Ngài. Thánh Sử Lu-ca nói rõ hơn đó chính là « đầy ơn Chúa Thánh Thần » (Lc.1, 41), mà bà Ê-li-sa-bét đã thốt lên từ đáy lòng mình gọi tiếng Chúa. Vâng chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể cho bà khám phá ra nơi Đức Ma-ri-a là Mệ Đấng Cứu Thế và nói Chúa Giê-su là Chúa của trời đất. Tưyệt thay chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể làm cho chúng ta khám pha ra Đấng mà lòng chúng ta hằng năm vẫn luôn mời gọi và van xin Ngài trở lại : « xin Chúa đến, Đấng Cứu Độ độ chúng con, để ban cho chúng con hy vọng cùng cứu độ và giải thoát chúng con ».
Để đào sâu thêm ý nghĩa những lời tán tụng của bà Ê-li-sa-bét, thì Phụng Vụ hôm nay đề nghị chúng ta lắng nghe vài giòng sách của Ngôn Sứ Mi-kha. Từ đó chúng ta học biết ai là Chúa Giê-su. Ngài sẽ chăn dắt dân Ít-ra-en, Chúa Giê-su sẽ là Mục Tử của dân Ngài. Nhờ Ngài chăn dắt, dân chúng sẽ sống trong an toàn và chính « Ngài là Hòa Bình » (Mi-kha 5,4). Từ ngữ cuối cùng này phải đặt nó vào trong sự tương quan của Đêm Thánh mừng Chúa Giê-su Giáng Sinh, và chúng ta sẽ nghe lại lơi Ngôn Sứ I-sai-a báo tin vui : « một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta », Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là cố vấn kỳ diệu, Thần Linh mạnh mẽ, người Cha muôn thủa, Thủ Lãnh hòa bình » (Is. 9,5).
Phải chăng chúng ta vẫn còn tin với lòng nhiệt thành rằng Chúa Ki-tô có thể đem lại hoà bình cho thế giới ? Có phải chúng ta tin rằng mặc dầu có nhiều xung đột và chiến tranh, song hòa bình là điều có thể ? Chúng ta có còn tin những người kiến tạo hòa bình sẽ có một ngày họ xua trừ được bạo lực cùng chiến tranh chăng ? Nếu như chúng không tin các điều nói trên, nếu như chúng ta không còn tin hơn nữa, thì mừng Lễ Chúa Gíáng Sinh làm gi ? Lễ Chúa Giê-su Giáng Sinh là sự tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta trong một thế giới hòa bình.
Nguyên nhân cuối cùng, hòa bình là một Hồng Ân của Thiên Chúa. Nhưng hòa bình cũng là hoa trái của sự cố gắng của chúng ta. Với Thiên Chúa và nhân danh Ngài, chúng ta thiết tạo hòa bình. Chúa Trời gửi Con Ngài vào trong thế giới này để Ngài xây dựng cho thế giới này con đường đi đến hòa bình.
Qủa hòa bình không là một việc dễ dàng thực hiện. Để trở nên thiết thực, Ông Hoàng của Hòa Bình và để chính Mình là sự Bình An, thì ý muốn của Chúa Giê-su là một sự dâng hiến cho Chúa Cha : « Lạy Thiên Chúa, này Con đây, Con đến để thực thi ý Ngài ». Đó chính là lời Chúa Ki-tô nói với Chúa Cha khi vào trần gian. (Do-thái 10, 5-7). Thánh Phao-lô qua lá thư Do-Thái, thánh nhân còn nói thêm « theo ý Thiên Chúa đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Chúa Giê-su Ki-tô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ (Do-thái 10,10).
Chúng ta nhìn sự hiến dâng thân mình của Chúa Ki-tô trên thánh giá là rõ ràng hơn hết. Do thế, hòa bình được thiếp lập nhờ sự tự hiến một cách quảng đại chính mình của Ngài. Từ đó hòa bình từ bỏ tất cả sự thống trị, chỉ có tha thứ cùng ban chính sự sống của mình cho muôn dân, cho nhân loại. Đẹp thay chỉ có một thứ hòa bình độc nhất vô nhị này, được thoát ra từ giòng máu đỏ thắm của Chúa Ki-tô, và tình yêu thể hiến cho đến cùng, cho đến hơi thở cuối hắt ra và gục đầu trên thập giá ngất cao, mới có thể thành một sự hòa bình lâu dài cùng ý nghĩa cho con người. Bởi hòa bình đó không phải là một khế ước. Hòa bình đó cũng không phải là hàng hóa tao đổi. Lý thực hơn, hòa bình đó là một bước đi tình yêu, một bước đi của dâng hiến chính mạng sống mình cho Chúa Trời và tha nhân.
Do từ ý nghĩa này mà bà Ê-li-sa-bét đã vui mừng hoan hỉ thốt lên với Mẹ Ma-ri-a rằng « bởi đâu tôi có hạnh phúc được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ». Bởi vì Chúa Giê-su là tình yêu vừa đến thăm bà, và chính Ngài cũng là Hòa Bình và Người ban cho hòa bình. Và nếu như giờ đây Chúa Giê-su đến thăm nhà chúng ta cùng ở lại với ta, là Con của Chúa Trời và Con của Mẹ Ma-ri-a, Ngài chính là Hoà Bình, thì thái độ của chúng ta lúc ấy như thế nào : phải chăng là ta hân hoan và con tim nhảy mừng sung sướng ? Thế đó, làm sao chúng ta lại không chia sẻ sự hạnh phúc cùng thánh nữ Ê-li-sa-bét ? Amen !
LM. Phero Le Quang Dung
Tác giả gửi trực tiếp cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam
Tác giả gửi trực tiếp cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét