Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Tìm lại giá trị của nền giáo dục truyền thống (Kỳ 1)

LTCGVN (30.12.2012)



TÌM LẠI GIÁ TRỊ CỦA NỀN GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG (Kỳ 1)


Thân Tặng Tuổi Trẻ Việt Nam 



I. Lời Ngỏ 


Chúng ta có thể quan sát và khảo cứu những thập niên qua ở các quốc gia Tây phương, hầu chúng ta nhận ra, là họ đã cố gắng và còn cố gắng tìm lại một kiểu mẫu sống cho giới trẻ thời nay và kể cả ngưòi lớn như chúng ta. Qủa thật sự tìm kiếm này lên đến cao điểm bởi những phong trào sinh viên vào cuối những thập niên tám mươi, chín mươi, nhất là sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, cùng như Khối Liên Sô và Đông Âu tan rã. Từ đó những nhà mô phạm và sinh viên ý thức hơn cái giá trị của một nền giáo dục nhân bản, đậm màu sắc nhân tính và tình người. Có nghĩa trong đó có luân lý và đạo đức của truyền thống cha ông xưa mà họ đã đánh mất. Để nhờ đó họ có thể thiếp lập nên một con đường mới có ý thức đạo đức và tôn trọng nhân vị, hoặc là đề cao các giá trị tinh thần trong các tôn giáo hay trong các bản sắc đặc thù của nền văn hóa cổ, thẩm đậm tình người cùng nhân nghĩa, tín trung v.v… cho một xã hội đổi thay (1). Nhất là tại Pháp, thì dân Pháp thường nói đến hai chữ « giá tri », và họ ý thức rằng hai chữ giá trị này rất hệ trọng trong đời sống thường nhật của họ. Chẳng hạn giá trị luân lý và đạo đức, giá trị tôn giáo cùng giá trị văn hoá truyền thống, giá trị giáo dục nhân bản…

Do thế, hơn bao giờ hết « lời mời gọi đổi thay » đó lại khẩn thiết hơn đáng cho chúng ta lưu ý, nhất là cho Đất Nước Việt chung ta hiện nay. Vì sẽ thay đổi từ một xã hội băng họai đầu độc con người bởi một nền giáo dục phi nhân bản, cai trị do một lớp người ngu dốt (2) : để đi đến một chuyển hợp xã hội mới, mà trong đó tôn giáo, phong tục, văn hóa, luân lý, đạo đức được xem trọng và có giá trị chung thể cho hết mọi người. Gíá trị này chúng tôi muốn nói là hành động đầu tiên về sự tiến hóa của nhân loại ngày nay trong ý thức căn bản đạo đức của văn hóa, cùng tôn trọng phẩm giá con người. 

Qủa thế những thay đổi của văn hoá vừa qua được cấu tạo trên những biến thay thuộc cơ cấu (transformations structurelles) về những hậu qủa nan giải bởi nền kỷ nghệ tiến bộ của con người trong xã hội, hoặc do những xã hội chủ nghĩa chuyên chế và lạc hậu của cộng sản bởi lý thuyết không tưởng của Marx-Lénine-Mao. Do thế với cái nhìn này, chúng tôi cố gắng làm một cuộc khảo cứu, hầu đề nghị và chuyển giải các điều quan trọng thuộc về xã hội học đến với chúng ta : trên một ý niệm tìm lại các giá trị của một nền giáo dục trong các cộng đồng xã hội con người thời nay. 


Chung Quanh Một Thay Đổi Của Gíá Trị 


Chúng tôi được biết theo các nhà xã hội thời nay, thì những thay đổi kiểu sống hiện tại là những ngữ căn họ hay nói đến : « déplacement de valeur, displacement of value), tôi tạm dịch là sự thay đổi hay di hoán của các giá trị. Chúng tôi được rõ đã có những cuộc tranh luận , phân tích giữa các nhà xã hội, văn hóa, giáo dục, luân lý, đạo đức v.v…, cùng trên một quan điểm : là chúng ta có thể nói đến một sự kiện thực trong một điều thay đổi về văn hóa ; hay chú trọng hơn, thì chúng ta có bổn phận khơi lại những dị biệt khác nhau của các nền giáo dục thuộc về lãnh vực văn hóa, luân lý, phong tục hoặc tập quán vv…, để có các giá trị hướng đến một xã hội an thái cùng hạnh phúc cho con người ngày nay ? 


II. SỰ BIẾN ĐỔI, HAY DỊ BỆT CỦA NHỮNG KIỂU GIÁ TRỊ 


Qua phần này, chúng tôi xin qúy vị thử nghiệm đưa ra hai sự giải thích của các nhà xã hội học, được xem như là một chủ hướng của một nhận xét chung về xã hội. Và là công trình tìm kiếm của hai nhà xã hội học Đức để trình bày về một ý niệm, về một kiểu mẫu sống cho con người thời đại tân tiến ngày nay. 


A. Theo Nhà Xã Hội Học Ronald Inglehart : 


Chúng tôi rõ qua công trình khảo cúu của ông, nhất là luận án đệ trình về một xã hội tốt đẹp : « La Société de Bien Être, Zusamenhang zwischen soziooknomischen Bedingugen und Wertprioritaten » (3), thì ông nghĩ rằng có thể nhận thấy ở xã hội ngày nay có một di động, một xu hướng, hướng về giá trị vật chất. Qua nhận định của ông, thì chúng ta thấy hai khác biệt rõ rệt ở giữa hai thế hệ tuổi trẻ đã sống trong chiến tranh thời đệ nhị thế chiến 35-45, và tuổi trẻ sau thời đệ nhị thế chiến 45-90, nhất là tuổi trẻ sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ và khối Liên Sô cùng Đông Âu cộng sản tan rã tan tành, cũng như tuổi trẻ hiện đại. Tuổi trẻ hôm nay được ông nhận định lớn lên trong một xã hội dư thừa vật chất và nhiều tiện nghi, nhưng lại kém các giá trị tinh thần, hay nữa trong một xã hội thiếu thốn của ăn và bị tước đoạt « quyền sống » tươi nở như các nước cộng sản độc tài và đảng trị : chẳng hạn Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Bắc Hàn, Lào, Cu Ba… và ở các nưóc nghèo ở Á Châu, Phi Châu và Nam Mỹ. 

Bởi vậy trong những chuyển biến mới của xã hội như hôm nay, thì câu hỏi luôn được đặt ra cho mình về sự thay đổi đó. Câu hỏi không có trừu tượng ; câu hỏi được đề ra để đối diện với những nan giải của xã hội chúng ta đang sống. Cụ thể hon nữa, chúng ta có thể sờ mó đến nó, và cuộc sống đó diễn biến mỗi ngày trước mắt ta. Bởi cảnh sống xã hội như thế, chúng tôi mới tác thành những quan niệm sống đạo đức có luân lý của những người trưởng lão trong xã hội, hầu chúng ta có thể giúp cho tuổi trẻ được quân bình đời sống khi họ có các tương quan đến một xã hội tân thời hóa (modernisation). Hơn nữa, theo thời đại nay thì chúng ta luôn đối diện với những cuộc khủng hoảng kinh tế, cùng những khó khăn vấp phạm, các sai lầm trong các cơ cấu của chính thể (như xã hội chủ nghĩa Hà Nội Việt Nam), hoặc là các tranh chấp của các đảng phái, của các quốc gia. 
Cưỡng chế ở Tiên Lãng

Do đó qua các hiện thực này, chúng ta thấy vì các sai lầm và phạm lỗi ấy thì thường dẫn con người đến trinh trạng đồi tệ của xã hội : như nạn hối lộ, tham những, trộm cắp, cướp của : điển hình vụ Tiến Lãng : vụ cướp của, cướp xương máu mồ hôi nước mắt của anh Đoàn Văn Vươn và Đoàn văn Quý một cách trắng trợn giữa ban ngày của phỉ quyền thảo khấu Hải Phòng và tập đoàn phi chính trị Hà Nội, rồi chạy chức, chạy quyền, mua bằng, mãi dâm, ghiền thuốc phiện, các tội phạm giết người, cướp của, nạn hiếp dâm trẻ con, bạo dâm, khổ dâm vv…, thường thấy xảy ra trong các xã hội Tây phương cũng như cộng sản độc tài. Nhất là Đất Nước Việt Nam chúng ta dưới sự cưỡng chế cai trị độc đoán cùng sắt màu của Việt Cộng Hà Nội, thì lại càng ung thối và tồi tệ hơn thế nữa (4). Như mới đây nhà văn Vũ Tú Nam đã nói lên thực trạng của xã hội chủ nghĩa mà Hà Nội theo đuổi, bởi do Hồ Chí Minh mang cái lý thuyết quái thai của Marx và Lénine này về « tròng vào cổ » ngưòi dân Việt trong bao thập niên qua. Ông Tấn than rằng : « chưa bao giờ thấy hiện tượng trái với đạo lý dân tộc như những năm gần dây : cha giết con, chồng chém vợ, thầy giáo bị học trò làm hại, gia đình bệnh nhân đánh thầy thuốc, nông dân bị chiếm đất ồ ạt đi khiếu kiện, cán bộ tỉnh đánh bạc mỗi ván ăn thua 5 tỷ đồng, tội phạm vị thanh niên càng này càng tăng. Sự dối trá tràn lan, chạy chức chạy quyền » 

Cũng thế, những chuyển động mới của xã hội ngày nay cho chúng ta cảm thấy một sự quan tâm lo lắng và nghi ngờ. Chúng ta thử hỏi sự tiến bộ của xã hội tân tiến Tây phương ngày nay có thể vẫn tiếp tục trong chiều hướng thông lệ này mãi chăng ? Hay các xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Lào, Bắc Hàn cứ tiếp tục lôi cuốn bao lớp người, làm « hư đốn » họ do những hậu quả « sai lầm » vì những cơ cấu, hệ thống, chủ thuyết không tưởng, thiếu ý thức xây dựng luân lý, đạo đức và nhân bản chăng ? Thêm nữa, chúng ta thấy như xã hội Việt Nam hiện thực, Dân Việt chúng ta bị cai trị độc đảng, độc tài bằng dùi cùi, cái còng và khẩu súng cùng nhà tù bởi một nhóm người ở « Bộ Chính Trị » chạy theo kiểu xã hội chủ nghĩa của Trung Cộng, lòng họ thì nuôi đầy tham vọng, nhưng lại kém học thức và đạo đức cùng tài năng, họ lại còn kém cả phán đoán hay nhận thức. Do các lý do nói này mà Hà Nội đã làm đảo lộn bao giá trị tinh hoa của đạo lý, bao kinh nghiệm nhân bản của con người, của cha ông có tính cách lịch sử và truyền thống tập tục, luân lý đẹp của Dân Tộc ! 

Vì thế những lưu ý chúng tôi đưa ra ở đây, là chúng ta có bổn phận cùng nhau khơi dậy sự tìm kiếm lại các giá trị sống đạo đức, luân lý, bổn phận, trách nhiệm của con người – Song đã bị cộng sản Hà Nội loại bỏ và chà đạp. Thực ra điều chúng tôi lưu ý ở đây, không hẳn là cái quan niệm hoàn toàn chống lại xã hội tân thời chúng ta đang sống. Bởi vì sự tìm kiếm lại kiểu mẫu sống ở đây, là chúng tôi xin các vị đừng loại bỏ những gia tài đặc thù của xã hội xa xưa mà cha ông ta đã sống, đã xây dựng một xã hội đầm ấm, an lạc và thấm đậm tình người, tình tự dân tộc, và các ngài đã truyền lại cho chúng ta. Để rồi nhờ đó, chúng ta vẫn tiếp tục sống tươi nở cùng quân bình với xã hội tăng trưởng như ngày nay. Cái khó khăn của chúng ta và tuổi trẻ hiện tại, là phải đối diện với những chuyển biến và di động này của xã hội hôm nay. Có nghĩa là làm thế nào để chúng ta và tuổi trẻ khỏi bị xung đột, và tránh được hai khác biệt của hai xã hội và hai nền văn hóa khác nhau. Hai dị biệt của xã hội độc tài cùng cấm đóan tự do, nhân quyền như cộng sản, và xã hội thì lại thao túng tự do, thái qúa về tình dục, phán đoán lệch lạc về đạo đức và luân lý như Tây phương ở đây. 


B. Chúng ta hay trong tác phẩm : « Changement de Valeurs et Changement Social, Wertwandel und gesellschafttcher Wandel ; Thay Đổi Những Giá Trị và Xã Hội Thay Đổi » (5) của hai nhà xã hội Đức Helmut Klages và Peter Kmieciak. Theo hai ông nghĩ, thì sự thay đổi xã hội đó là hình thái của cách biệt giữa sự tăng trưởng thêm trình độ sinh hoạt của thời nay, và sự giảm bót các điều thỏa mãn của đời sống. Tuy nhiên, sự cách biệt này lại dẫn đến một điều phân biệt những kiểu mẫu của giá trị, là những căng thẳng về sự tìm kiếm hạnh phúc cá nhân, cũng như con người thời nay đang theo đuổi con đường của các chủ nghĩa khoái lạc (hédonistes) mà hôm nay họ đang chìm ngập vào. 

Do vậy chúng tôi thiết nghĩ qua các đề nghị hữu ích trên của hai ông, hai ông giúp chúng ta thấy được cái cường độ về sự thay đổi của xã hội và văn hóa trong đời sống con người ngày nay. Chúng ta đã sống, đang sống nên thấy rõ trong các xã hội Âu Mỹ thì thường có những cơn khủng hoảng vể tâm thần, cũng như sự thiếu đạo đức và phi luân lý càng ngày càng tăng trưởng, như họ coi trọng chó mèo, bênh vực cùng bảo vệ các gia súc. Trong lúc đó, họ lại cổ võ cho phá thai và giết các thai nhi trong bụng mẹ một cách dã man (6). Cũng thế, chúng ta hay trong các nước xã hội cộng sản không khá gì hơn sau nhiều thập niên qua do họ cai trị. Đất Nước đi đến tang thương vi người cộng sản đã tiêu diệt bao gíá trị nhân bản của tôn giáo và văn hóa nhân ái cổ truyền. Để rồi họ thay vào đó một thứ văn hóa gian dối, lừa đảo, rặt hận thù, đấu tố, chết chóc mà họ giáo dục cho tuổi trẻ. Do thế, chúng tôi dám nghĩ rằng cuối cùng tuổi trẻ bị nhuốm « độc tố », để từ đó như là người nô lệ cho guồng máy cai trị vô nhân đạo, cho thứ chủ nghĩa phi nhân, phi luân, vô đạo, vô tâm, không tưởng và hão huyền của Marx, Lénin và Mao, vì vậy mà không thể tạo nên một xã hội tốt đệp cùng hạnh phúc (7). 

Những biến động vừa qua ở Nga cùng các nuớc Đông Âu, Ai Cập, Tunisie, Lybie, Miến Điện vv… cho chúng ta thấy rõ cái niềm khao khát tự do, nhân quyền của quần chúng trong mọi tầng lớp giai cấp, là dân chúng muốn loại bỏ những cơ cấu, hệ thống của chủ thuyết phi nhân marxisme-léninisme hoặc độc tài quân phiệt và công an phiệt, đã nhốt tù con người trong ngu dốt và đói rách. Do từ những biến dộng có tính cách thời sự chung cho nhân loại, hầu giúp chúng ta có được một cái nhìn, một tìm kiếm tương lai cho thế hệ nối tiếp của xã hội Việt Nam. Chúng tôi thiết nghĩ qua các mẫu sống trong các nền tảng đạo đức của các tôn giáo, của văn hoá, của phong tục và luân lý, của tập quán tốt đẹp của Nước Nhà sẽ trình bày lại cho chúng ta điều chân thực của giáo thuyết vô cùng đơn giản hóa mà cha ông chúng ta đã sống, đã xây dựng cùng kiến tạo cộng đồng Quốc Gia dân tộc thăng hóa. 

Thế đó, nhờ vào nền tảng tôn giáo và văn hóa, luân lý, phong tục, tập qúan đẹp cổ truyền đó, sau là dẫn qua những chuyển biến mới của xã hội thời nay, hầu giúp chúng ta và tuổi trẻ cố gắng giải tỏa hay làm giảm bớt những khủng hoảng đồi trụy và tệ hại của con người về đời sống xã hội. Vi vậy, chúng tôi dám nghĩ rằng : qủa không còn lý do hay hình thái nào tốt đẹp hơn, là chúng ta cố gắng tìm kiếm, khơi dậy, phát động và thực hiện lại các giá trị đạo đức cùng luân lý tốt đẹp trong đời sống của cha ông ta ngày xưa, mà các ngài đã sống từ cuộc sống đầm ấm gia đình đến hoà đồng với các làng xã nhỏ, rồi lan dần niềm vui an thái đến xã hội rộng lớn và quốc gia (8). 

Để vì cuộc sống hài hoà tốt đẹp của cha ông ta đó, hầu giúp chúng ta có thể xã hội hóa lại một xã hội nhân bản, trọng nhân nghĩa, có lý, có tình, có uy, có dũng, có trí, có hùng, có trung và thông cảm cùng tha thứ. Nói tóm lại, là một xã hội có được sự tôn tri và trật tự, con người sống trong đó biết kính trọng nhau : kính người già, nhường kẻ dưói, yêu thương con trẻ, bênh đỡ người góa bụa cô thế cô thân, chia sẻ và tương thân, tương ái với nhau như các câu ca dao, tục ngữ mà cha ông ta đã dạy : « gà một nhà chớ bôi mặt đá nhau, bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, hay nữa, lá lành đùm lá rách, giấy rách thì phải giữ lấy lề, đói cho sạch, rách cho thơm vv..). 

Đẹp thay mỗi một ngưòi chúng ta là người Việt đều có bổn phận cùng trách nhiệm trong việc đóng góp tài sức cùng xây dựng hoặc cấu tạo lại nền văn hóa truyền thống của dân tộc Nhà. Nhất là, chúng ta nên đào tạo và huớng dẫn cho lớp trẻ tại Hải Ngoại đang bị xung đột giữa hai nền văn hóa Đông-Tây. Cũng như ngay từ bây giờ chúng ta phải chuẩn bị cùng sửa soạn cho lớp trẻ Việt Nam ở Quốc Nội, khi họ ngót hơn nữa thế kỷ ở miền Bắc và gần bốn thập niên ở miền Nam. Tuổi trẻ Việt đã bị lợi dựng, đầu độc phải xây dựng cho Hà Nội thành một chế độ xã hội chủ nghĩa vô luân, và cũng cố cho một guồng máy độc tài đảng trị phi nhân. Chúng ta rõ với cộng sản sắt máu hay tư bản tự do, thì cả hai đều lợi dụng đến sự hăng say cùng bầu máu nóng nhiệt thành của tuổi trẻ, để mưu tìm ích lợi cho mình hay cho đảng phái. 

Thế nên, chúng ta biết qua mọi thời đại thì tuổi trẻ vẫn là « rường cột » của Nưóc Nhà như câu tục ngữ Việt Nam ghi nhận. Bởi từ quân chủ phong kiến đến tự do dân chủ, từ độc tài quân phiệt đến cộng sản khát máu, là xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa, thì tất cả đều nhờ vào xương máu và sự đóng góp lớn lao của tuổi trẻ cho các chính thể này. Chúng ta thấy tuổi trẻ luôn hăng say đóng góp, phục vụ xã hội trong mọi lãnh vực trên bình diện quốc gia hay cộng đồng quốc tế. Nhưng chúng ta thử đặt lại câu hỏi thế nào là tuổi trẻ ? Để rồi từ đó, chúng ta thử đặt một kiểu mẫu sống mới cho tuổi trẻ, sau khị họ đã sống những ngày tháng băng hoại vì những thứ chủ nghĩa vô nhân bản, phi luân, không tưởng, mù quáng, đã áp đặt trên đời sống tuổi trẻ và đầu độc họ bao thập niên qua !

Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét