Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 16)


CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 16)





8.3. Những Lý Thuyết Của Sự Phản Kháng 


Thực những lý thuyết chúng tôi nói đây có nhiều sự khác nhau. Tuy nhiên các lý thuyết này, là để phụng sự việc thực tiễn của nguời dân bị một chế độ phi nhân đi ngược lại những nguyện vọng của người dân. Do thế, những lý thuyết này chứng minh cho việc đề khởi trong các trường hợp phản kháng. Giờ đây chúng tôi muốn đưa ra hinh ảnh của Nuớc Pháp trong thời kỳ của chánh phủ Vichy, mà Gaston Fessard đã nói đến trong ngôn ngữ « ông hoàng và kẻ nô lệ, prince và esclave » để chỉ đích danh chánh quyền khiếp nhược, và qua chánh quyền đó ông khẩn cấp báo cho chánh phủ Vichy biết sẽ có một sự kháng cự mãnh liệt của người dân Pháp. Chúng tôi thấy tình cảnh Nước Pháp năm xưa cũng giống như tình cảnh của phỉ quyền Hà Nội khiếp nhược với những tên hèn nhác như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Trương tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Tà Trị cùng Quốc Hội bù nhìn của chúng. Chúng tự ngoảnh mặt làm ngơ cho những việc bọn Rợ Hán Trung Cộng đòi dâng biển, dâng đất và cấm dâng ngư phủ Việt Nam đánh cá trong vùng biển của Đất Nước chúng ta, lại còn ngang tàng bắt các tàu đánh cá và đánh dân ngư phủ của chúng ta một cách dã man. Thế mà, phỉ quyền Hà Nội không lên tiếng bênh vực hay đánh trả lại bọn Rợ Hán, dù một công hàm phản kháng cũng không có. Chúng khiếp nhược và hèn hạ đến thế là cùng. Phỉ quyền Hà Nội và Bộ Tà Trị của chúng thua một em bé lên năm lên sáu, còn biết tỏ thái độ yêu nước và công phẫn trươc giặc Tàu Phù xâm lấn lãnh thổ và biển cả của Nước Nhà, xuống đường với cha mẹ biểu tình chống đối Trung Cộng cướp biển cướp đất của Nuớc Việt chúng ta. 

Gaston Fessard ví chánh phủ Vichy đó đã quá tùy thuộc vào người Đức là kẻ xâm lăng quê hương Pháp. Chánh phủ đó tham sống sợ chết, cầu vinh, cầu lợi, không màng nghĩ gì đến dân tộc đang bị gót dày xâm lăng của quân Đức dày xéo. Chánh phủ không một chút sỉ diện, tự ái quốc gia, mà đành tâm cúi mặt làm « nộ lệ » cho kẻ xâm luợc bờ cỏi Đất Nước Pháp, thực là những kẻ làm nhục Tổ Quốc. Ông ví những người này là ông Hoàng, và ông Hoàng có thể trở nên nô lệ cho những đam mê dục vọng đê hèn của mình, là quyền hành hoặc tiền bạc. Thực thế, nguồn gốc của một chánh quyền Vichy cúi mặt này, đã tạo nên một cuộc kháng chiến anh hùng của người dân Pháp đối với Đức Quốc Xã, điển hình là những danh tướng De Gaule, Leclers v.v.. 

Còn theo Thánh Thomas d’Aquin, ngài nghĩ rằng dẫu một chánh quyền quân chủ truớc đây là tốt đẹp, nhưng thời gian sau thì trở thành bạo chúa, thì ngài khuyên cần có một thời gian để thảo luận với tên bạo chúa qua các công việc của ông ta tạo nên, cố gắng nhẫn nại thuyết phục ông cho công việc được tốt đẹp. Nguyên tắc đầu này, có thể giúp tên bạo chúa tránh được các sự xấu không xảy ra nữa trong vương quốc. Đây cũng là một cách khôn ngoan, và bằng con đường ôn hòa của các người đối kháng. Vì với thánh nhân dẫu tên bạo chúa có lạm dụng quyền hành thật đó, nhưng chúng ta có sự khoan dung cho ông một thời gian để sửa đổi « thái độ, tính nết » mình, cũng như để cho chế độ bạo quyền khả thể có thời gian điều hòa lại các công việc. Qủa điều này có thể đạt được ! Còn nếu như các người đối kháng vượt qua sự giới hạn của mình như gây bạo động và bất ổn, thì đây cũng là cái cớ cho bạo quân nghiêm trị và sử dụng đến bạo lực để trừng phạt. Ngước lại, qủa các người đối kháng và dân chúng đã đề nghị bằng những việc ôn hòa khoan dung với bạo vương, nhưng ông không chịu nghe, thì người dân có quyền khởi nghĩa, và sau đó có thể trục xuất ngôi báu, loại bỏ tên bạo vương, quần chúng có thể đề nghị thiếp lập nên một vương triều (chánh quyền) mới cho quốc gia. 

Tuy thế, thánh Thomas khuyên chúng ta cần lưu ý về sự việc này, là một đôi khi sự việc này được thành công, quần chúng đánh đuổi được tên bạo vương nhờ vào một người cầm đầu lãnh đạo, sau khi chiến thắng thì người cầm đầu lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này tiếp nhận quyền hành, rồi tham vọng chiếm đoạt ngôi báu của tên bạo vương. Lúc đó, chính ông sẽ làm khổ người khác đau khổ, ông sẽ nghiền nát các mục đích khởi nghĩa của người dân. Ông bắt dân phục vụ mình, và chế độ của ông hà khắc hơn trước. Thật vậy, các việc làm này thường thấy xảy ra trong các chế độ bạo quân, mà tên bạo quân mới còn tàn ác hơn, làm người dân không thể chiụ đựng ông vua mới như các ông vua cựu (67). Chúng tôi thấy thánh nhân nói rất đúng về các trường hợp xảy ra này trong lòng thế giới. Nhất là, trong các chế độ chuyên chế độc tài cộng sản, tên lãnh đạo mới còn tàn ác hơn tên lãnh đạo cũ, chế độ sau còn tồi tệ hơn chế độ trước đây nhiều. 

Gần chúng ta hơn cả, là theo tinh thần Công Đồng Vatican Đệ Nhị của Giáo Hội Công Giáo, đã giáo huấn con cái của mình trong « Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng – Constitution Gaudium et Spec », ở trong mục đời sống cộng đồng và chính trị, thì Công Đồng xác định như sau : « việc hành sử quyền bính chính trị trong chính cộng đoàn, hoặc các cơ quan đại diện cho quốc gia luôn phải nằm trong giới hạn của trật tự luân lý để đem lại kết qủa mưu cầu công ích. Công ích ở đây phải hiểu theo năng động – tùy theo trật tự pháp lý đã hoặc sẽ được thiết lập cách hợp pháp… Trong trường hợp đó mọi công dân buộc phải theo luơng tâm mình mà tuân phục (…) 

Tuy nhiên, khi công quyền vượt qúa quyền hạn của mình mà đàn áp người dân, thì lúc đó chính người dân cũng không nên từ chối những gì khách quan xét thấy phù hợp với đòi hỏi của công ích. Do thế, họ được phép bênh vực quyền lợi của riêng mình cũng như của đồng bào chống lại những lạm dụng của công quyền, trong khi vẫn tôn trọng những giới hạn của Luật tự nhiên cũng như của Luật Phúc Âm »(68). Khi đọc đọan văn này chúng tôi rất cảm phục và ngưỡng mộ tinh thần tranh đấu của các giáo hữu Trà Cổ Biên Hòa và Nguyệt Biều Quảng Trị, người dân Thái Hà Hà Nội và Tam Toà Quảng Bình cùng Loan Lý Thừa Thiên, Cồn Dầu Quảng Nam, đã cam đảm và anh hùng chống lại bạo quyền Hà Nội đã cướp đất của họ. Chúng tôi xin ghi lại đây đôi lời tâm nguyện, xin chúng ta sau này có viết lại sử cũng nên ghi lại các cuộc tranh tranh đấu hào hùng tự phát của các mẹ già, cha già cùng các anh chị em trẻ chất phát này vào trang sử mới của Dân Tộc. 

Nhất là, chúng tôi ngưỡng phục tinh thần của Đức Chân Phước Giáo Hòang Phao Lô Đệ Lục, vị Giáo Hoàng của người nghèo, và hằng tranh đấu cho sự công bằng của xã hội hay hòa bình cho thế giới. Ngài luôn quan tâm đến những nơi nào có bạo lực, vì ở đó một cách minh bạch được xem có cuộc khởi nghĩa cách mạng của người dân chống lại các chế độ bạo quyền. Bởi các chế độ bạo quyền ấy thường xúc phạm trầm trọng đến các quyền căn bản của con người là nhân quyền, và gây nên tổn hại cùng nguy hại đến tài sản chung của quốc gia (69). 

Chúng ta thấy người xưa cũng như ngày nay, thời đại nào cũng thế, thì người dân và người tín hữa đạo giáo cho đến các chức sắc tôn giáo : các vị vẫn hằng lưu ý đến các chế độ bạo quân, hay chuyên chế độc tài, áp bức, cuỡng bức người dân, vi phạm, xúc phạm đến những quyền căn bản của người dân, thì lý thuyết thời xưa cũng như nay vẫn luôn đứng bên cạnh người dân, hầu bênh vực và ủng hộ các lý lẽ chính đáng của người dân chống lại các áp chế, bất công đó. Hay là đi xa hơn, là làm cuộc cách mạng để lật đổ các chế độ bạo quân, bạo lực và bạo độc tài tàn ác như chế độ cộng sản, hầu xây dựng một chế độ dân chủ , tự do, công bình và nhân bản hơn. Điển hình khuôn mặt tỏa sáng trong những thập niên gần đây là Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phao Lô Đệ Nhị. Người chiến sĩ can trường, anh dũng chiến đấu cho « Nhân Quyền và Lẽ Sống » của tất cả mọi người trên hòan vũ. Vì ở đâu có bất công và áp bức, có xúc phạm đến nhân phẩm con người, thì ở đó luôn có tiếng nói của Ngài cất lên hay gửi đến bênh vực cho các người thấp cổ, bé họng không có tiếng nói. Ngài can đảm đi đến các vùng xa xôi trên khắp hòan vũ, qủa cảm đi vào trong lòng chế độ cộng sản độc tài sắt máu Ba Lan, Cu Ba, để ở bên cạnh các người dân bị đàn áp, bị áp chế, bị trước đoạt hết các nhân quyền, hay ở bên cạnh những tù nhân chính trị vì đối lập với chánh quyền cộng sản độc tài và quân phiệt. Và lúc đó, thì Ngài vang tiếng nói bênh vực, đòi hỏi sự công bình và sự sống cho họ đối với các nhà lãnh đạo quốc gia. Đây là mẫu gương tuyệt vời tranh đấu cho lẽ phải và nhân phẩm của con người, đáng cho chúng ta, cho các nhà lãnh đạo tinh thần, các chức sắc lãnh đạo tôn giáo nên bắt chước cái hào khí can đảm, anh hùng và lòng nhân ái vị người của Ngài! 


8.4. Nhân Quyền Hay Các Luật Căn Bản 


Qúy vị và chúng tôi đã cùng nhau khảo luận tìm hiểu về việc sinh động của đời sống chính trị. Đó là sự phản kháng và cách mạng, mà chúng tôi đã chứng minh trong vài trường hợp, cũng như điều thực tế của việc làm này. Tuy thế, chúng tôi muốn nói đến một cố gắng mới của con người để thể chế hóa cái pháp lý cho người dân mà nhiều Quốc Gia-Nhà Nước thừa nhận đến sự pháp lý này. Đó chính lá các Luật Căn Bản hay gọi là Nhân Quyền mà thế kỳ XX vừa qua và nay, thì người ta hằng nhắc đến, nhất là trong các thập niên gần đây nảy sinh ra nhiều hội đoàn tranh đấu cho nhân quyền. 

Đẹp thay đây là một bước quyết định chung của các nước dân chủ tự do, một bước xác quyết của con người đã được ghi chép thành văn bản có các điều khoản hẳn hoi, minh định cho các khỏan Luật Nhân Quyền, rồi được công khai tuyên bố trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hầu đòi hỏi cho con người khi được sinh ra phải có được các quyền như thế. Từ đó chúng ta thấy có các quyền luật hơn cho quyền lợi của con người, và tôn trọng mọi quyền hành được thiếp lập. Vả nữa Khế Uớc Nhân Quyền đã được nhiều Quốc Gia ký kết và thừa nhận trong đó có Việt Nam, mong rằng chánh phủ của các Quốc Gia đã ký kết Hiến Chương Nhân Quyền đó nên tôn trọng nhân quyền của nguời dân như việc mình đã đặt bút ký trước bàng quan thiên hạ. 

Hiến Chương Nhân Quyền này không chỉ nói lên các quyền tự nhiên của con người, nhưng còn tuyên bố các quyền tự nhiên đó một cách công khai bằng viêc ghi lại trong các văn bản, và các quyền đó được đặt vào hàng đấu của bản Hiến Pháp - Qủa có một điều không rõ lắm như chúng tôi đã nói ở đây là Luật tự nhiên nó vượt lên trên chính mình, song vẫn được tuyên bố một cách tích cực. Chính Luật đó vẫn được xem là thực tiễn như một luật thường nghiệm. Do vậy chúng tôi thấy bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền có một ích lợi lớn cho mọi người, cho nhân loại. Và chẳng bao lâu chúng ta thấy các pháp quyền (juridictions) như Tối Cao Pháp Viện của Mỹ và Hội Đồng Hiến Pháp Viện của Pháp đã hoan hỉ đón nhận, bằng cách loại lọc lại, hoặc bằng điếu chỉnh lại các luật hay là đón nhận các quyền một cách trân trọng. Để rối được hai Quốc Gia này ghi lại trong bản Hiến Pháp của mình, theo thể chế Cộng Hòa như Pháp, hay Liên Bang Hiệp Chủng Quốc như Mỹ. 

Như chúng tôi biết tại Pháp, thì Hội Đồng Hiến Pháp Viện khi lập bản Hiến Pháp năm 1958, thì các vị trong Hội Đồng Hiến Pháp Viện đã không ngần ngại đưa vào những nguyên tắc rất phổ quát được tích chứa trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền năm 1789 vào bản Hiến Pháp Quốc Gia. Cũng thế, một phần nào sau khi bổ túc lại bản Hiến Pháp mới, thì họ cũng lấy lại phần nhiều giống như bản Hiến Pháp của năm 1946. Qủa đây là một bước tiến bộ lớn của Nuớc Pháp đáng cho chúng ta ngưỡng phục và bắt chước. 

Thế đó, nhân quyền phải được tỏ lộ trước hết cho thiên hạ thấy như một khuôn mặt xinh xắn, thiện cảm của thế chế Quốc Gia. Vì đó là cảm nghĩ của sự tự do, sự tự do đó đòi hỏi đứng trước các thể chế. Tuy nhiên vì cảm nghĩ của sự tự do này, mà nguời ta đã tìm kiếm tức thì để thể chế hóa chúng cho đươc toàn hảo, và trực tiếp đi vào đời sống của người dân những việc thể chế hóa những điều người ta có thể làm cho người dân được hạnh phúc cùng vui sống trong bình an. Đơn cử ở các Nước Âu Mỹ luôn có các hội đoàn và các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền cùng bênh vực cho nhân quyền, điển hình là Annesty International mà trụ sở chính tọa lạc tại London. 

Đến đây chúng tôi xin trích ra một vài điều khoản trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền vào ngày 10.12.1948. 

- Điều 1. Tự Do, Bình Đẳng, Huynh Đệ 

Tất cả mọi người từ lúc sinh ra đều có tự do và bình đẳng trong phẩm giá và quyền lợi, được thiên bẩm bằng lý trí và lương tâm. Do thế mọi người phải cư xử với nhau trong tinh thần huynh đệ. 

- Điều 2. Quyền Sống và Quyền Tự Do 

Mỗi nguời đều có quyền sống, quyền tự do và quyền bảo vệ cá nhân. 

- Điều 5. Cấm Tra Tấn 

Không được tra tấn, đối xử hay trừng phạt dã man, vô nhân đạo và hạ cấp (với tù nhân). 

- Điều 9. Sự Bảo Vệ Chống Lại Việc Bắt Giữ Và Trục Xuất 

Không ai được phép bắt giữ, giam cầm hoặc trục xuất bất cứ ai ra khỏi Nước mình. 

- Điều 13. Tự Do Đi Lại, Tự Do Cư Trú 

1. Mọi người đều có quyền tự do đi lại và quyền tự do chọn lựa nơi cư trú trong một quốc gia. 

2. Mọi người có quyền rời bỏ nước mình đang sống để sang nước khác xin cư trú, và có quyền về lại nước mình trước đây. 

- Điều 18. Tự Do Lương Tâm Và Tự Do Tôn Giáo 

Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo (niềm tin) ; quyền này bao gốm tự do thay đổi tôn giáo hoặc niềm tin cũng như tự do quảng bá, rao truyền tôn giáo hay niềm tin của mình nơi công cộng, nơi tự nhân, bằng giáo lý, bằng nghi lễ, bằng những nghi thức truyền thống hoặc các hình thái khác, hay nữa là một mình hoặc trong một tập thể. 

- Điều 20. Tự Do Hội Họp Và Tự Do Lập Hội 

1. Mọi người đều có quyền tự do hội họp và quyền tự do lập hội với những mục đích ôn hòa. 

2. Không được phép cưỡng bức hay bắt buộc ai gia nhập một tổ chức nào. 

- Điều 21. Quyền Đầu Phiếu Bình Đẳng 

1. Mọi người đều có quyền tham dự vào việc lãnh đạo quốc gia của mình, hoặc trực tiếp hoặc qua các đại biểu đã được tuyển chọn theo tinh thần tự do. 

2. Với các điều kiện giống nhau, mỗi người đều có quyền được chấp nhận đẻ đảm nhiệm một cơ quan công quyền trong nước họ. 

3. Nguyện vọng của dân là nền tảng của công quyền ; nguyện vọng này phải được biểu lộ qua các cuộc bầu cử theo chu kỳ và nơi chốn đối với quyền đầu phiếu chung và bình đẳng, có thể qua việc bỏ phiếu kín hay một phương pháp nào khác có giá trị tương đương. 

- Điều 23. Quyền Lao Động, Quyền Bình Đẳng Luơng Bổng, Quyền Tự Do Liên Hiệp 

1. Mọi người đều có quyền lao động, quyền lựa chọn nghề nghiệp, quyền có những điều kiện lao động thích hợp và thỏa đáng, cũng như quyền được bảo vệ chống thất nghiệp. 

2. Mọi người đều có quyền bình đẳng lương bổng cho cùng một việc, không được phép có sự đối đãi phân biệt dưới mọi hình thức. 

3. Mỗi cá nhân lao động đều có quyền được thích hợp và thỏa đáng để bảo đảm cho đời sống của chính họ và gia đình họ hầu xứng đáng với nhân phẩm, và nếu cần được bổ xung bằng những biện pháp khác. 

4. Mỗi người đều có quyền thành lập nghiệp đoàn hay tổ chức tưong tự với mục tiêu bảo vệ các quyền lợi của họ. 

- Điều 24. Sự Nghỉ Ngơi Và Ngày Nghỉ 

Mỗi người đều có quyền đòi hỏi cho mình có được sự nghỉ ngơi và các ngày nghỉ, cũng như sự giới hạn giờ giấc làm việc cách hợp lý cùng một thời gian nghỉ theo chu kỳ (như nghỉ hè, nghỉ thường niên) và được trả lương (70). 

Chúng tôi chỉ xin trích ra một số điều căn bản của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, qua bản Tuyên Ngôn và các điều nêu ra đây là một cách trong sáng. Thực điều ước mong chung của con người là thể chế hóa và luật hóa các Nhân Quyền vào trong các quốc gia trên thế giới. Tuy bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã được rất nhiều quốc gia hạ bút ký thừa nhận. Thế nhưng trong thực tế như chúng ta thấy, thì vấn đề nhân quyền, công bình mà nói vẫn chưa được thực hiện đúng cho mọi người trong tất cả các trạng huống cụ thể. Nhất là, chúng ta thấy trong tất cả các quốc gia chuyên chính độc tài như Hà Nội, Trung Cộng, Lào, Cu Ba, Bắc Hàn, Iran và Turkmenistan vv., thì chính họ luôn vi phạm trắng trợn các nhân quyền. Cũng thế vì quyền lợi kinh tế và chính trị mà nhiều quốc gia Tây Phương đã làm ngơ trước các vấn đề nhân quyền, hoặc là tranh đấu bằng áp lực ngoại giao cho người dân thống khổ, các tù nhân lương tâm, tôn giáo và chính trị của các nước chuyên chính độc tài và quân phiệt. 



Vả nữa, chúng tôi muốn nói đến một quyền mà người ta gọi cái quyền thông thường hơn, đó là quyền xã hội, bổ túc thêm cho các tự do chung của quyền xã hội. Đề rối từ sự suy tư đó, tất cả các quyền đặc thù, thì nó có một chỗ cho người dân quyền tham dự vào đời sống xã hội và chính trị như nhân quyền trong một căn bản vững chắc hơn. Bởi chúng ta rõ con người không phải là một hữu thể cô độc. Hơn nữa, con người thiết tạo nên xã hội mà lại không có các liên hệ tương quan với tha nhân sao? Do thế, với ý nghĩ chúng tôi trình bày đây với qúy vị, qủa cần để cho chúng ta bàn đến một chương tiếp về việc khai triển của ý nghĩa chính trị, mà ở đó chúng tôi thấy rằng chế độ dân chủ không đơn giản là một chánh quyền khác thường. Nhưng lý hơn là một giai đoạn chính yếu, một nhu cầu cần thiết, cấp bách cho một đòi hỏi chính đáng, và một việc tìm kiếm thực chất của Dân Chủ. Do vậy mà Nhà Nước Pháp Quyền hoặc Nhà Nước Nhân Quyền (L’Etat Des Droits De L’Homme) phải được nở rộ trong một Quốc Gia Dân Chủ nói này.


(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét