Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Không chỉ cần có giáo hoàng mới mà cần Giáo hội mới nữa



Ucanews – Tại Philippines, quốc gia có số Kitô hữu đông nhất châu Á, ranh giới giữa Giáo hội và nhà nước thường nhỏ bé. Vì thế khi Đức Thánh cha từ nhiệm và cần tổ chức các cuộc bầu cử chọn người kế vị ngài, người ta nhanh chóng đưa ra những điểm so sánh. Với tính hài hước không thể bắt chước của người Philippines, một nhà báo đã mời độc giả của mình “tưởng tượng một cuộc tuyển chọn giáo hoàng theo phong cách Philippines”, trò chế nhạo dựa trên những việc làm trái quy định trong các cuộc bầu cử ở Philippines từ việc trưng bày áp phích vận động tranh cử bất hợp pháp đến các máy báo khói sai.
Người ta càng thêm phấn khích khi loan tin Đức Hồng y Antonio Luis Tagle nằm trong số ứng viên sáng giá có thể kế vị Đức Bênêđictô XVI. Đức Hồng y Tagle sẽ là “một JP II mới – nhưng theo kiểu Á châu và Philippines” – linh mục Eliseo Mercado nói. Ngài thích chọn Đức Hồng y Tagle vì hy vọng đức tân hồng y sẽ chuyển tải thông điệp “người Philippines chúng tôi có sứ mạng to lớn đối với cả hành tinh này!”

Nhiều người nghĩ Đức Hồng y trẻ tuổi Tagle sẽ không thể làm giáo hoàng được khi xem xét chính trị và cơ cấu Vatican đầy phức tạp vốn dẫn đến sự lên ngôi và từ nhiệm của Đức Thánh cha hiện nay. Với họ, rõ ràng không chỉ cần có một vị giáo hoàng mới, một nhân vật anh hùng đưa Giáo hội đến vinh quang. Tuy nhiên, theo văn hóa meron (khán giả), nhiều người Philippines sẽ theo dõi những vị có khả năng trở thành giáo hoàng xử lý các vấn đề giới tính và đạo đức cá nhân như phương pháp tránh thai, lạm dụng tình dục, hôn nhân đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ và độc thân của giáo sĩ. Những vị này lớn lên trong thời Vatican II và hiện đang nắm giữ những vị trí quan trọng có thể tạo ra những luồng gió mới thổi qua Giáo hội. Họ sẽ muốn nhìn thấy một nghị trình mới.
Nhà thần học Percy Bacani kêu gọi “mọi người quyết tâm tập trung lại vào các truyền thống xã hội của Giáo hội, nếu muốn lồng ghép tất cả các tông huấn xã hội về những chỉ thị và nghi thức và phục hồi thời kỳ sử dụng phụng vụ và thần học trung cổ và tư tưởng trước đây”. Nhận thấy số nhân khẩu trong đạo Công giáo trên thế giới đang thay đổi, Bacani cho biết “đã đến lúc mở lòng đón nhận thánh linh và thật sự nhận thức rõ thừa tác vụ mới”. Ông còn nói “lời kêu gọi trở thành thừa tác viên vượt ra ngoài tầng lớp giáo sĩ truyền thống và cam kết không còn bền vững nữa”.
Phấn khởi về sự thành công của cuộc vận động One Billion Rising, phản đối bạo hành phụ nữ, Lilith kêu gọi “đã đến lúc công nhận phụ nữ tham gia đầy đủ và lãnh đạo trong Giáo hội. Tôi muốn nói tham gia đầy đủ nghĩa là công nhận phụ nữ là thừa tác viên trong giáo dục, công tác mục vụ và nghi lễ”.
Lời kêu gọi phân quyền và cho phép tham gia đã cộng hưởng với phong trào gồm 150 học giả Công giáo toàn cầu nhấn mạnh vai trò của giáo hoàng cần được xác định lại rõ ràng cho “phù hợp với ý định của Đức Kitô”. Trong tuyên bố phát hành nhân dịp kỷ niệm 50 Công đồng Vatican II, các học giả nói trong khi giáo hoàng là “mục tử tối cao, người thống nhất và là nhân chứng chính cho đức tin”, quyền này “đừng bao giờ phải làm lu mờ, giảm bớt hay ngăn cản quyền hành đích thực do Đức Kitô trực tiếp trao ban cho tất cả các thành viên trong dân Chúa”.
Còn hơn là “đến lúc” bởi đối với những người tìm cách canh tân trong Giáo hội, đây là kairos, bước ngoặt cần phải nắm bắt nếu diễn ra thay đổi. Họ muốn kêu gọi mở Công đồng Vatican III nhưng không nói rõ.
Theo Bacani, “chúng ta cần những phản ánh sâu sắc từ các Giáo hội địa phương để góp phần tăng cường sự tham gia của tất cả mọi người, trong việc tìm cách sáng tạo xây dựng Giáo hội trong thế kỷ 21. Chúng ta cần chuyển từ một Giáo hội thiên về châu Âu sang một Giáo hội thế giới”.
Đây cũng chính là những người dân Chúa đã được mài giũa trong cuộc đấu tranh chống đàn áp trong những năm Philippines nằm trong tình trạng thiết quân luật, trong những năm đó các Cộng đồng Kitô hữu cơ bản bị trở thành mục tiêu trong các chiến dịch đè bẹp các phong trào chống đối. Đây là những phụ nữ cất tiếng nói gặp phải những lỗ tai điếc nhưng vẫn tiếp tục kiên trì. Đây là những người dùng từ “glocal”, phản ánh thực trạng toàn cầu và địa phương gắn liền với nhau.
Giáo hội phải nắm bắt thời điểm này, hãy nhớ mình là ai và mình thuộc về ai. Nếu quên, Giáo hội có thể luôn nhìn lại tên của mình là Công giáo, Hoàn vũ, Hội nhập – cách Thiên Chúa hình dung Giáo hội là dân Chúa đã được hòa giải.
Sophia Lizares Bodegon 
Sophia Lizares Bodegon là thành viên Hội Đại kết thần học gia thế giới thứ ba (EATWOT) và hiện đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục giáo dân.
Nguồn: http://vietnam.ucanews.com/2013/02/18/khong-ch%E1%BB%89-c%E1%BA%A7n-co-giao-hoang-m%E1%BB%9Bi-ma-c%E1%BA%A7n-giao-h%E1%BB%99i-m%E1%BB%9Bi-n%E1%BB%AFa/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét