Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 12)

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 12)




7.3. Quyền Hành Trong Ý Nghĩa Loại Trừ 


Theo nguyên tắc của pháp lý và chiếu theo luật pháp, thì quyền hành được hiẻu trong một ý nghĩa của loài trừ. Vì nói như Georges Burdeau trong tác phẩm : «Traité de Science Politique, Khảo Luận Khoa Học Chính Trị », ông nghĩ phải triệt để loại trừ cái tôi đặc quyền của quyền hành (49) Tại sao? Bởi khi giao cho một người các đặc quyền của quyền hành, dễ tạo ra quyền lực, quyền thế và dễ trở nên độc đoán, độc tài sinh ra nguy hại cho xã hôi và người dân. Đìển hình là Hitler, Lénine, Stalin, Mao Trạch Dông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào. Cha con Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn dến Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Polpot, Sadam Husen, Kadafi vv. Thực thế, từ đó chúng tôi nghĩ sự sinh ra Nhà Nước thì Nhà Nước phải đạt được ý nghĩa « nhân cách » của quyền hành, với ý nghĩa nghiêm túc này thì quyền hành không cần phải loại trừ. Tuy nhiên trong xã hội chính trị như chúng ta thấy thường xuất hiện nhũng điều trái ngược như chúng tôi nói đây.Vì thực ra Nhà Nước là sự tạo nên quyền hành. Vả nữa, tất cả các đặc tính của nó mà chúng ta đã phân biệt, được xem như là riêng biệt của quyền hành mà nó vẫn còn gắn chặt vào trong Nhà Nước. Do đó, chúng tôi nghĩ để tránh cho sự « tai hại » này, thì chúng ta phải loại trừ và ngăn cản sự diễn tiến của quyền hành có tính cách máy móc cùng đặc quyền. Cũng như tránh xa một Nhà Nước có tính cách kỳ thị và phân biệt chủng tộc cùng sắc tộc và màu da như Nam Phi trước đây, hay một Nhà Nưóc độc tài, độc đảng như Việt Nam ta hiện thực – thêm nữa, qúy vì rõ sự điều hành các công việc của Nhà Nước, và các người cầm quyền trong guồng máy Quốc Gia, thì phải luôn hướng về phận vụ chính đáng : đó là phục vụ quần chúng và Tổ Quốc của mình. 

Để tránh các nan giải của việc đưa đến một Nhà Nước độc tài về nhiều mặt, khi các người cầm quyền lãnh đạo thì tham nhũng, hối lộ, cậy quyền, cậy thế như Nhà Nước Hà Nội đương thời, thế nên chúng ta cố gắng phải loại trừ đi cái quyền hành độc tôn, độc Đảng này, hầu không còn tính cách cá nhân, bé phái nữa. Để rồi từ đó Nhà Nước một cach rõ ràng là trở nên các cơ quan chánh quyền, các cơ quan công quyền như các bộ, tỉnh, quận, huyện, xã vv., biết lo lắng, chăm sóc, quan tâm phục vụ cho sự ấm no, an thái và hạnh phúc của người dân, chính lúc đó các cơ cấu của một Nhà Nước mới thực chính danh. Hoặc nữa, chúng tôi nghĩ chúng ta phải có tinh thần xem sự phụng sự cho lý tưởng chính trị là một ơn gọi « vocation ». Xin qúy vị hiểu chính trị cũng là một ơn gọi như những ơn gọi làm bậc cha mẹ, tu sĩ, bác sĩ, khoa hoc gia, kỹ thuật gia vv.. Để ơn gọi chính trị này, là không có nghĩa tập trung mọi quyền hành cho cá nhân mình và cho Đảng mình, rồi bắt mọi ngưòi phải làm theo ý mình, ai không tuân phục, không làm theo ý ta, thì tìm cách loại trừ hoặc thủ tiêu. Chúng tôi xin các vị ấy hiểu cho là ơn gọi làm chính trị này, chính là sự phục vụ người dân, phụng sự xã hội và Đất Nước như cha mẹ lo lắng nuôi dưỡng con cái mình thành thân. Còn làm trái ngược lại ơn gọi chính trị này như các nguời cầm quyền hiện tại ở Việt Nam, không thực phụng sự cho dân chúng và Đất Nước : chánh phủ bất chánh cuả Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Tà Trị cùng Đảng Phỉ của ông đã bán đất Tổ, Dâng Biển Mẹ và ký cho bọn Tàu Phù, Rợ Hán của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo khoảng 50 tỷ Mỹ Kim, để chúng có đặc quyền khai thác tài nguyên quốc gia Việt Nam : như quặng mỏ, và quyền cho chúng đem nhân công và gia đình chúng qua chiếm đất đai, biên cả, sông núi của giang sơn ông bà ta để lại : thì quyền hành và quyền lực này không thích hợp cho một xà hội chinh trị nhân bản, mà chỉ là phường thảo khấu, hay loại vong nô Tàu cộng, rước voi vê dày mà tổ, phá hoại Đất Nước và làm nhục Quốc Thể. 

Vì đúng là xã hội chính trị nhân bản thì lấy con người làm gốc, xem dân là trọng, và lấy Tổ Quốc làm đầu, để lo sống báo hiếu như một người con hiếu đạo với Tổ Quốc và trung nghĩa với Đồng Bào cùng Dân Tộc, hầu lo cho dân được no ấm, hạnh phúc, Nước Nhà được phát triển, sung túc, phú cường làm vẽ vang cho Dân Tộc. Nói tóm lại lấy quyền hành hợp pháp người dân ký thác để phục vụ con người, phụng sự Đất Nước và phục vụ dân, chớ không phục vụ cá nhân, cho gia đình, cho tập đoàn hoặc đảng phái và cầu vinh mại bản. 


7.4. Ý Nghĩa Dân Tộc Và Quốc Gia 


Qua tiểu đề này chúng tôi muốn đưa ra cùng qúy vị một sự hiện thực và một thực thể, đó là Dân Tộc, mà chúng ta đã khảo luận qua các chương trước đây. Dân tộc nói cách khác rộng nghĩa hơn là Quốc Gia, chính Dân Tộc là một dân số, một số quần chúng, một Dân tộc với cá tính đặc thù của mình. Do thế cái quan điểm này như một lý lẽ tất nhiên. Nhưng để chúng ta hiểu rõ hơn, thì Quốc Gia tự bản chất là cái thực thể được kết cấu của từng cá nhân hợp lại thành một cộng đồng xã hội chính trị, Nhất là Quốc Gia có được sức mạnh vừa tiềm ẩn vừa bộc lộ một cách cụ thể ở nơi quần chúng, hay nói cách khác là sức mạnh của một Dân Tộc mà ông bà ta gọi là Hồn thiêng liêng, nôm na nữa là Hồn Dân Tộc. Quả chính cái Hồn này quyện lẫn trên một giải đất rộng chung sống cùng với những mảnh đất của Quốc Gia mà người dân sống. Cũng thế, cái Hồn này quyện lẫn trong biển cả, sông rạch, hồ ao, mà người dân giả gọi một tiếng trìu mến yêu thương, xem sông biển là Mẹ. Hồn cũng quyện lẫn trong không gian, trong không khí của Đất Nước trong ruộng vườn, cây trái, trong Núi Đồi mà ông bà ta gọi một cái tên kính trọng yêu mến : là Cha. Cũng chính các sức mạnh của quần chúng kếp hợp này là dấu chỉ của Quốc Gia còn tồn vong. Thế mà bọn phỉ quyền Bắc Bộ Phủ : Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, là những quân vô đạo lý, tán tận luơng tâm dám đem Cha Mẹ mình đi bán cho bọn Tàu phù, Rợ Hán Trung Cộng. Đời thủa từ thủa lập Quốc dựng Nước Việt cho đến bây giờ, không người con Việt nào mang giòng máu Lạc Hồng dám đem bán Cha Mẹ mình cho lũ ngoại bang. Vi đây là cái tội tầy trời, kinh thiên địa chấn, bất đạo, vô luân như loài cầm thù không có lý trí. Chúng tôi tha thiết van xin tất cả người dân Việt trong Nước hay Hải Ngoại hãy cứu nguy Cha Mẹ mình có nghĩa là cứu nguy Dân Tộc! Xin các vị chức sắc lãnh dạo Tôn Giáo, lãnh đạo tinh thần các tín hữu và hết moị người dân cần lên tiếng, tỏ thái độ yêu Cha Mẹ của mình, thì xin hành động cụ thể ngay … Còn im lặng, cầu an, không khác gì là chấp nhận hoặc động lõa với hành động bán Cha Mẹ mình của Hà Nội là dâng biển cùng các quần đảo Hoàng Sa và Trường sa. Hà Nội vừa bán vưà dâng đất Tổ như Ải Nam Quan và Thác Bản Dốc, cho khai thác quặng mỏ Bauxiste ở Đắc Nông Tây Nguyên, rồi cho Tàu phù Trung cộng đem cả trăm ngàn nhân công và gia đình của chúng vào lảnh thổ Việt Nam sinh sống. 



Do đó những thực thể lưu tại này : như dân số, dân tôc, sông biển, núi đồi, có ngôn ngữ, các sắc dân, có văn hóa vv.. là cái có trước Quốc Gia. Sự có trước đó mà chúng tôi đã nói qua là tiền chính trị. Vi thế Dân Tộc được cấu thành dân tộc chưa có chủ này, đơn cử Dân Tộc Chàm vẫn sống lế lối phong tục, văn hoá Chàm, nhưng họ không thể gọi là Quốc Gia được, đã mất đi ý nghĩa của chính trị, không có chủ là vậy. Hoặc nữa, như dân tộc Palestine trước thập niên 80, người dân Palestine cũng giống như Dân Tộc Chàm, bi người Do Thái chiếm đất Tổ của họ, đuổi họ ra khỏi quê cha Đất Tổ của mình. Họ buộc phải lưu vong ở các Nuớc lân bang hay trên toàn cầu, nhưng họ tìm đủ mọi cách để lấy lại đất, dành lại chủ quyền của Đất Nước mình. Nhờ vậy chúng ta hiểu hơn các việc tranh đấu của lãnh tụ Arafat và người dân Palestine, là bằng đủ mọi cách họ nỗ lực cố gắng dành lại Đất Tổ. Thế đó, là sự cấu tạo lịch sử của các xã hội đa dạng của loài người thời xưa, nhưng vẫn còn hiện hữu cho đến thời đại bây giờ. 

Do thế, như tư tưởng của Burdeau mà ông đã bỏ công nhiều năm nghiên cứu, theo ông nghĩ trên thế giới có sự hiện diện của nhiều xã hội. Xã hội đó có nhiều nhóm người sống chung trên một mảnh đất riêng, họ tùng phục và liên kết vào một vị thủ lãnh, thì trường hợp này ông nói không phải là Quốc Gia. Vì khái niệm của Quốc Gia không phải do một nhóm người kết hợp lại, có một mãnh đất và một vị thủ lãnh. Và Burdeau nghĩ đây chỉ là hình thái trở nên quyền hành như các vị tù trưởng của Bộ lạc. Bởi vì ý nghĩa của Quốc Gia cho phép chúng ta giải thích các đặc thù của nó như sau : sự hiệp nhất, tiếp tục tồn tại, còn sức mạnh cùng các giới hạn của quyền hành do luật pháp hay theo thói tục, để rồi chúng ta xem đó là phần toàn diện của lý thuyết chung của Quốc Gia (50). Tất cả những điều nhận định của giáo sư Burdeau, theo chúng tôi cảm nghĩ qủa rất đúng và hợp lý của khái niệm về Quốc Gia. Vì lịch sử của nhiều xã hội đôi khi được tạo thành theo như kiểu các sắc dân thiểu số, cho nên không thể gọi là Quốc Gia được. 


7.5. Những Con Người Và Nhà Nước 


Theo chúng tôi nhận định, để phân biệt rõ vai trò của sự thông minh tài trí hơn người của các tư tưởng gia, và ý muốn cộng tác của Nhà Nước với họ trong một sự hợp tác để tạo nên cái « khế ước » xây dựng hữu ích cho cộng đồng con người và dân tộc, thì chúng tôi xin dẫn lược ra đây đôi giòng tư tưởng của Goerges Burdeau. Theo giáo sư Burdeau, thì ý muốn hơp tác của họ không phải tự do sáng tạo nên sự hảo huyền, trong lúc đó ý muốn hợp tác này tạo nên một ý nghĩa của các yếu tố xây dựng cộng đồng và dân tộc này. Cũng thế, chúng ta hay sự tạo nên lịch sử và xã hội, thì nó có đặc tính riêng của nó. Cái đặc tính đây là ý muốn con người, và duy ý muốn cộng tác này giữa con người và con người tất sinh ra Nhà Nước. Thế nên, Nhà Nước là người trung gian nối kết lại các sự hợp tác và cộng tác của những con người lại với nhau. Cũng tư ý này, thực vậy thể chế hóa là thành qủa của một trạng thái thông minh của con người đối với sự nan gỉai của quyền hành. Có nghĩa Nhà Nuớc là một khái niệm, là nơi nương tựa lý tưởng của sức mạnh quần chúng. Hoặc nói cách khác, Nhà Nước là thuộc về con người đẻ ra khái niệm này, và chúng ta có thể nghĩ Nhà Nước trong ý như vậy. 

Do thế, với ý Nhà Nước như vậy, thì đời sống chính trị đuợc hiểu nằm trong lòng xã hội, nằm trong lòng dân tộc cùng đồng hành với dân chúng. Lý thực Nhà Nước hay chính trị, thì luôn ý thức việc phục vụ cho dân tộc, cho con người, cho xã hội và quần chúng, chớ không phải phục vụ cho Đảng, cho cá nhân mình. Đó là những ý nghĩa mà chúng tôi muốn nói và lập lại nhiều lần qua các chương chúng tôi bàn đến trong bài « Chính Trị Nhân Bản ». Nhà Nước-Con Người-Dân Tộc, xem như có một định mệnh chung, trong đó chính trị đóng một vai trò quan trọng, cũng như sự đóng góp của của các tư tưởng gia, lý thuyết gia (không cộng sản, quân phiệt), sự đóng góp luân lý và đạo đức gia cũng thiết yếu không kém cho sự sinh tồn của một Quốc Gia. Xã hội và Quốc Gia được thăng tiến hay thoái hóa, là do vai trò đóng góp của những người làm chính trị, của những tư tưởng gia, luân lý gia, lý thuyết gia và những đấng bậc lãnh đạo Tôn Giáo v.v., cùng chung hợp tác và lên tiếng xây dựng, là rất hệ trọng đến vận mạng của Dân Tộc, của Đất Nước. Bại luân, suy vong hay có thể mất Nước là do ở thái độ và hành động của chúng ta! 


7.6. Đời Sống Trong Nhà Nước Hay Quốc Gia 


Những gì chúng tôi vừa nói qua với qúy vị có tính cách lý thuyết và chuyên môn trong lãnh vực chính trị và xã hội. Qua đó nó được bao gồm các sự việc của con người để dẫn đến y nghĩa Nhà Nước cùng các yếu tố điều hành thực tế của nó, hầu cho mỗi người chúng ta nhận thức được sự việc quan trọng, mà chính đời sống của chúng ta gằn chặt vào với Nhà Nước Do đó, chúng tôi nghĩ để điều hành và cai trị cùng với mục đích của việc thể chế hóa chế độ dân chủ, thì chính đây là việc thực thi ích lợi chung cho Quốc Gia và người dân. Từ đó nó tự cho phép tạo ra một quyền hành ổn định và công việc được trôi chảy, hầu cho các công việc chung và đời sống chung của mọi người được bảo đảm. Cũng thế, các trình trạng chung của quyền hành phải được chính thức hóa, là đối chiều và dựa vào Luật Pháp. Vì vậy mà tư tưởng Luật này phải có các quy tắc minh xác. Để rồi nhờ sự minh xác đó, chúng ta vui sống trong một Quốc Gia có luật pháp hiển minh, chớ không phải sống trong một băng đảng mafia hay là một bộ lạc du mục, hoặc nữa là sống trong cộng đồng riêng rẻ. Vì sống trong một Quốc Gia như nói trên, thì chúng ta được bảo đảm các quyền lợi và được quyền luật quốc gia bảo vệ. 

Qúy vi rõ cái quyền hành hiện hữu và ở trong sự hiện thực đó, giờ đây quyền hành ấy được lồng vào trong thể chế, rồi xem đó là « chức vụ » phụng sự Quốc Gia Dân Tộc. Do thế mà vị cầm quyền qua đời, thì các vị kế nhiệm phải có để tránh đi cái khoảng trống không có người cầm quyền phục vụ Đất Nước. Vì đây cũng là yếu tố của đời sống ổn định chính trị và ổn định xã hội và Nhà Nước. Qúy vị cũng hiểu thêm nhờ vào việc thể chế hóa của Nhà Nước , thì làm mất đi quyền hành cá nhân, bởi quyền hành đó đã trở nên cho mọi người-ngay cả các người không cầm quyền, có thể đồng hoá vào, và hiểu một cách tích cực rằng đó là chiều sâu của chính trị trong một thể chế dân chủ đích thực. Do đó từ quan niệm này thì Nhà Nước kể từ đây là việc làm của tôi, là tài sản và danh dự của tôi. Nhờ đó mà quyền hành không ở trong cá nhân, không ở trong Đảng, còn Nhà Nước là của chung mọi người, ai cũng có bổn phận làm vinh dự cho Nhà Nước của mình. Đơn cử, trong các cuộc thi tranh giải điền kinh, thể thao và đá banh, thì các thể thao gia, hay điền kinh luôn cố gắng tập luyện hết mình hầu mong đoạt giải để làm vinh dự cho Quốc Gia mình là thế. Vi từ ý nghĩa này, khi những vị lãnh đạo Nhà Nước làm bậy, thoái hoá : như ăn hối lộ, tham nhũng, tống tình, cuỡng dâm, cướp của v.v., thì tất cả các hành động nói này làm ô danh Dân Tộc và làm mất thể diện Quốc Gia trên chính trường Quốc Tế! 

(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét