Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 11)


CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 11)





VII. NHÀ NƯỚC VÀ HIẾN PHÁP 


Như chúng tôi đã nói đến một Nhà Nước Pháp Quyền, tất nhiên quyền hành phải được tiến triển trong con đường tôn trọng Hiến Pháp và tuân thủ Luật Pháp. Hơn nữa, nhờ đó làm mất đi các bạo lực của quyền hành tùy tiện hành sử theo ý mình. Đồng thời Nhà Nước Pháp Quyền thì làm mất đi tính cách cá nhân hóa, mà sự việc cá nhân hóa dễ đưa đến thần thánh hóa. Để rồi bạo lực được gắn chặt vào cá tính độc ác của người đó, hay nữa quyền lực của một nhóm người (Bộ Chính Trị), của đảng (như Đảng cộng sản), đã tạo ra bao thảm họa cho con người, cho dân tộc. Do thế để tránh tình trạng bạo lực và độc tài, chúng tôi xin trích ra câu nói hợp lý của Georges Burdeau là :« Nhà Nước được cấu thành, khi mà quyền lực có trụ sở của nó, song không phải trong một con người, nhưng là trong một thể chế dân chủ » (40).


7.1. Thể Chế Hóa Và Lý Do Hóa


Những hiện tượng thể chế hóa của quyền hành và sự sinh ra Nhà Nước đuợc chúng tôi lấy lại tư tưởng của Georges Burdeau trong tác phẩm thực dụng và thời danh của ông là « Traité De Science Politique, Khảo Luận Khoa Học Chính Trị ». Ông dẫn chứng những lời như sau :« việc thể chế hóa quyền hành là việc làm pháp lý, qua đó quyền hành chính trị được giao lại từ cá nhân của các việc cai trị đến một thực thể biểu tượng là Nhà Nước. Hiệu qủa pháp lý của việc làm này chính là sự tạo nên Nhà Nước. Nhà Nước được xem là nơi nương tựa có tính cách độc lập của quyền hành, hầu con người qua đó thừa hành cho các việc cai trị » (41). Chúng ta thấy sự độc lập của sự tương quan này đến cá nhân hoặc các người khác là đã đuợc phân định rõ ràng. Vì quyền hành ngay từ nguyên khởi khi nắm quyền đã được gắn liền với tư tưởng luật pháp, luật pháp chính là sự thiết yều hầu dựa vào các điều tốt đẹp để hành sự. Do vậy, kể từ nay quyền hành đi đến sự thực hiện hóa các mục đích tốt, hữu lợi hầu trở nên mọi thực thể pháp lý. Thế đó, nhờ vào việc thể chế hóa cái quyền hành này, thì tự dưng « nó » cho phép các người lý tưởng, xem quyền hành là một kỹ thuật hoàn thiện hơn, hầu tìm kiếm tài sản chung, là những công việc ích Nước lợi Dân. Sự thể chế hóa này bảo đảm một sự kết hợp thân tình hơn giữa các việc làm của người cai trị và việc cố gắng thỉnh cầu của các kẻ bị trị. Nhờ thế, theo Burdeau nghĩ thì cả hai người nắm quyền cùng người dân đều nhạy cảm được cái kinh nghiệm của tư tưởng Luật, cũng như các quyền lợi căn bản chung của xã hôi, qua đó thiết tạo được sự tiến bộ hơn cả. Để rồi nhờ vậy, người ta có thể thực hiện được trong một xã hội chính trị dân chủ và văn minh tiến bộ (42). 

Chúng tôi biết vào thời hiện nay, thì hầu như mọi xã hội chính trị đều sinh động bằng các việc thay đổi thể chế chính trị cho phù hợp với sự tiến hóa của con người ngày nay. Qúy vị nên biết sự lãnh đạo của Nhà Nước, đuợc xem như một việc quản trị hành chánh được hợp thức hóa, đó là theo như ý của Max Weber giải thích. Chúng tôi nghĩ các cơ cấu quốc quyền này còn có một lý do khác nữa, mà theo Weber thì đây là sự hợp tác để bành trướng các cơ cấu của những tay đại tư bản (organisation capitaliste)- Theo ông các cơ cấu được sinh thành một cách lịch sử của một hiện tượng tâm linh như chủ thuyết Đạo Tin Lành (Protestantisme), hay chính xác hơn là Thánh Giáo (Puritanisme). Nói như Max Weber bàn về Đạo Tin Lành khổ hạnh này, thì sự ưng nhận của việc lý do khổ hạnh ngay trong đời sống trần thế này. Weber nghĩ Đạo Tin Lành Khổ Hạnh là đạo duy nhất của con người có sự liên kết qua các nguyên tắc của đạo trong một thế giới kết hiệp có hệ thống bất khả giảm.Đó là đạo đức của niềm tin trong thế giới tâm linh hầu bảo đảm được ơn cứu rỗi (43). Qúy vị rõ hiện tượng tâm linh đó phát triển một cách nhanh chóng. Song chúng tôi nhận thấy vì qua thời gian người ta đã quyên đi mọi lời nhắn nhủ và lưu tâm của Max Weber. Tuy thế, điểm đáng làm cho chúng tôi lưu tâm đến quyển sách nhỏ có giá trị của ông là « L’Ethique Protestante Et L’Esprit Du Capitalisme, Đaọ Đức Tin Lành Và Đầu Óc Tư Bản ». Dẫu thế nào đi nữa, ông cho chúng ta những nhận định sâu sắc về sự đạo đức của con người và đấu óc tính lợi nhuận chi ly của các tay tư bản. Tuy nhiên chúng tôi thấy hiện tượng tinh thần của Max Weber nghĩ này chỉ « nở rộ » có một lần, và diễn tiến của việc lý do hóa này không viện dẫn đủ lý chứng cho tinh thần con người được. Có nghĩa là cấu tạo nên một xã hội có thể duy trì lâu bền. Do đó mà triết gia Raymond Aron chú giải về Max Weber như sau : « thời đại của chúng ta, thiên hạ không cần đến sự viện lý siêu hình học hay luân lý cho cá nhân, hầu thích hợp vào các luật của tư bản một lần như điều hiện hữu ở đây (theo Max Weber). Theo quan điểm của lịch sử-xã hội (au point de vue historico-sociologique), thì phải biết phân biệt giữa sự giải thích của sự cấu tạo nên chế độ và sự giải thích của việc điều hành nên chế độ » (44). Còn Weber thì nghĩ rằng : « Người Tin Lành khổ hạnh muốn là người túng bần, trong lúc đó thì chúng ta muốn trở thành người giàu có » (45). 

Với lịch sử này, thì chúng tôi cảm nhận như người ta nói về Đạo Tin Lành khổ hạnh của người Mỹ là một đặc thù. Tuy nhiên nét đặc thù này và diễn tiến của nó lại đưa ra các câu hỏi không giới hạn cho mọi người. Bởi chủ nghĩa tư bản, theo chúng tôi nghĩ còn có một cái gì khác hơn nữa, mà Max Weber chỉ giải thích theo quan điểm của ông thôi, dẫu sao ông cũng giúp chúng ta một cái nhìn có thể khám phá về chủ thuyết xã hội. Nhất là, qúy vị thấy các lý do của cơ cấu Nhà Nước là một hiện tượng được xem như sự mở rộng. Và chắc chắn rằng Nhà Nước là một cơ cấu lý do hoá như thế, Nhà Nước bận bịu với các công việc chung. Cũng theo ông, thì vào năm 1918 ông quan sát tại Đức và thấy được sự sụp đổ của đế quốc này qua cuộc cách mạng : để rồi ông nói sự điều hành của các người cầm quyền sau này, là họ không đụng chạm, không xung đột, không trả thù đê tiện cùng ngược đãi với nhà các các nhân viên và các nhà lãnh đạo của chánh quyền trước. Còn các quy tắc, các công việc cũ trước đây vẫn được các nhà cầm quyền mới tôn trọng, qua cung cách xử thế tế nhị như thế cho chúng ta một mẫu gương thật tuyệt vời, đáng khâm phục. Thế đó, họ ý thức được trách nhiệm và bổn phận của mình, là cùng với các nhân viên cũ và mới, họ chung lưng bắt tay nhau đều hành công việc chung của Nước Nhà cho được hiệu qủa hơn (46). Do vậy mà từ ý nghĩa này, thì Nhà Nước cũng là Nhà Nước đó, để vẫn tiếp tục điều hành thực thi quyền hành do các lời cố vấn của các cán bộ cùng các người lính của chánh quyền hợp tác. 

Chúng tôi thấy cái hay của Max Weber là ông đã lưu lại cho lịch sử của thời đại chúng ta các lý do của các cơ cấu lớn, mà chúng ta hôm nay gọi là Nhà Nước. Cũng như ông để lại các hình ảnh cao thượng và tuyệt đẹp của việc chuyển tiếp giữa hai thực thể chánh quyền cũ và mới, đó là không có sự trả thù đê tiện, và chuyện đáng lo nghĩ chính là việc hợp tác với nhau cho ích Dân lợi Nước hầu Quốc gia thăng hóa. 


7.2. Tính Cách Phổ Quát Của Hiện Tượng Nhà Nước 


Vừa qua quý vị hiểu thêm với tư tuởng mới của Max Weber do chúng tôi đưa ra, thì ngay nay các tư tưởng gia đã bàn luận nhiều về sự hiệu qủa của nó trong sự diễn tiến của xã hội. Một trong những tư tuởng gia bàn luận vấn đề này là giáo sư chính trị học Bertrand Badie. Ông đã lưu ý đến các đa tạp khác nhau trong những truyền thống của con người, theo ông nghĩ thì họ mỗi người giải thích theo mỗi kiểu, theo mỗi trường hợp của chữ Nhà Nước theo như ý mình. Đơn cử như phỉ quyền Hà Nội dạy dân và nhồi sọ người dân, là Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân Dân làm chủ. Để rồi từ đó việc điều hành phản lại các tư tưởng mà những gì người ta đã đạt đến ý nghĩa của một Nhà Nước đích thực chỉ biết phục vụ cho dân. 

Chúng tôi nghĩ do sự « nhập cảng » các kiểu mẫu mới này, mà mỗi quốc gia theo ý của mình, nhất là các quốc gia đang phát triển và kém phát triển ở vào những thập niên 50 và 60 của thời đại chúng ta, đã không nhất thống một kiểu mẫu chính xác của hệ thống Nhà Nước. Do đó Bertrand Badie nghĩ răng các Nhà Nước ở Á Châu và Phi Châu vào giữa bán thế kỷ 20 đã không tương hợp với các kiểu mẫu trước đây. Còn các xã hội Tây Phương, thì thường bị sự phân tư giữa sự chấp nhận hợp lý và một sự hợp lý canh tân (entre la logique d’adaptation et une logique d’innovation). Do thế, sự tổng hợp qủa là khó khăn ngặt nghèo, nhất là nó rất mong manh (47). Chúng tôi xin đưa ra vài đơn cử, như sự điều hành của các Nhà Nước tân thời trong vùng Trung Đông có nền văn hóa Ả-Rập và Hối Giáo, thì Nhà Nước luôn bị quấy nhiễu, lộn xộn bởi một số đông người, nhất là các ông Iman, đạo trưởng qúa khích của tôn giáo này, hằng luôn muốn Hối Giáo là Quốc Giáo và chánh quyền giáo. Tuy thế, nước Ấn Độ đa số dân là theo đạo Hindou, Bà La Môn, nhưng Ấn Độ đã biết áp dụng tốt kiểu mẫu Nhà Nước Anh Quốc cho quốc gia và người dân mình, hầu tránh được cảnh tranh dành Quốc Giáo của đạo mình. Vả nữa sau thời đệ nhị thế chiến, thì ngọn gió cách mạng và dân chủ như một phong trào sinh động cho Á Châu, Phi Châu, điển hình như Nhật Bổn chẳng hạn, nay thì có Nam Hàn và Đài Loan, Tân Gia Ba, Mã Lai, Thái Lan v.v. biết áp dụng thức thời cho quốc gia mình thăng tiến trên hai lãnh vực chính trị cùng kinh tế. Hiện nay các nước này đã trở thành những quốc gia giàu có đáng nể. Để rồi nói như Bertrand Badie, đây chính là phương thế biết dung hòa giữa các việc quản trị Nhà Nước và các nền văn hóa của cộng đồng địa phương (48). 



Thực vậy, mỗi một dân tộc có một bản sắc riêng của mình, có văn hóa, phong tục, lịch sử lập quốc, kiến quốc khác nhau, nên đòi hỏi luôn có một sự « dung hòa » để du nhập các kiểu mẫu Nhà Nước nào đó cho thích hợp với tâm thức của quần chúng. Chớ đừng như kiểu tréo cẳng ngỗng Đảng cộng là ông nội dân, Nhà Nước là chủ nhân, còn Dân thì tôi tớ phục dịch cho Đảng và các ông lớn, các cán bộ theo cách Việt cộng đã du nhập kiểu Nhà Nước Liên Sô và Trung Cộng của Lénine, Stalin và Mao Trạch Dông, chỉ làm khổ dân thôi, và thật họ đã làm khổ dân trăm đắng ngàn cay. Do vậy, chúng tôi nghĩ để giới thiệu một tinh thần trong sáng và một việc làm xác thực rõ ràng, tất chúng ta phải biết thừa nhận có các giá trị tốt đẹp qua các nền văn hóa, qua lịch sử, cũng như có sự khác biệt to lớn của các hình thái và cơ cấu của chính trị cũng như kinh tế. Tuy nhiên, để chúng ta khi thiết lập chánh quyền hậu cộng sản, cần lưu ý là khi thiết tạo thể chế hoặc là tạo lập quyền hành, thì quyền hành đó phải tuân thủ vào các quy tắc nhất định được đề ra, vào một luật minh định (pháp lý) hẳn hoi, hầu phát triển Quốc Gia. Nhất là, để cho quyền hành không thể khống chế và vượt quá được, là rơi vào quyền lực của một cá nhân như Hitler, Mao Trạch Đông, Stalin, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Polpot v.v.. Vả nữa, một Nhà Nước, thì không thể cuỡng lực nó thành Nhà Nước trong tay một người, một Đảng. Hay trong tay vài người như Bộ Chính Trị Hà Nội, rồi thao túng muốn làm gì thì làm, muốn bắt ai thi bắt, muốn giết ai thi giết, muốn bán đất dâng biển lãnh thổ cho Trung Cộng thì làm, và muốn cướp ruộng vườn , nhà cửa, đất đai của dân, thì ngang nhiên cướp. Đúng ra phải gọi Đảng và Nhà Nước Hà Nội là những người phản chính trị như chúng tôi đã nói ở tiết mục trên. Hãy trả lại cho Nhà Nước ý nghĩa đích thực của nó : có nghĩa là Nhà Nước của mọi người, của quần chúng, của người dân. Còn các người nắm các cơ quan điều hành guống máy Nhà Nước, tất chỉ là những người phục vụ dân, phục vụ Đất Nước cho hùng cường, giàu mạnh, an thái. Nhà Nước không phải là ông nội, cha chú, quan liêu và là bạo chúa hà hiếp dân lành như chế độ phỉ quyền Hà Nội hiện nay. 


7.3. Quyền Hành Trong Ý Nghĩa Loại Trừ


Theo nguyên tắc của pháp lý và chiếu theo luật pháp, thì quyền hành được hiẻu trong một ý nghĩa của loài trừ. Vì nói như Georges Burdeau trong tác phẩm : «Traité de Science Politique, Khảo Luận Khoa Học Chính Trị », ông nghĩ phải triệt để loại trừ cái tôi đặc quyền của quyền hành (49) Tại sao? Bởi khi giao cho một người các đặc quyền của quyền hành, dễ tạo ra quyền lực, quyền thế và dễ trở nên độc đoán, độc tài sinh ra nguy hại cho xã hôi và người dân. Đìển hình là Hitler, Lénine, Stalin, Mao Trạch Dông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào. Cha con Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn dến Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Polpot, Sadam Husen, Kadafi vv. Thực thế, từ đó chúng tôi nghĩ sự sinh ra Nhà Nước thì Nhà Nước phải đạt được ý nghĩa « nhân cách » của quyền hành, với ý nghĩa nghiêm túc này thì quyền hành không cần phải loại trừ. Tuy nhiên trong xã hội chính trị như chúng ta thấy thường xuất hiện nhũng điều trái ngược như chúng tôi nói đây.Vì thực ra Nhà Nước là sự tạo nên quyền hành. Vả nữa, tất cả các đặc tính của nó mà chúng ta đã phân biệt, được xem như là riêng biệt của quyền hành mà nó vẫn còn gắn chặt vào trong Nhà Nước. Do đó, chúng tôi nghĩ để tránh cho sự « tai hại » này, thì chúng ta phải loại trừ và ngăn cản sự diễn tiến của quyền hành có tính cách máy móc cùng đặc quyền. Cũng như tránh xa một Nhà Nước có tính cách kỳ thị và phân biệt chủng tộc cùng sắc tộc và màu da như Nam Phi trước đây, hay một Nhà Nưóc độc tài, độc đảng như Việt Nam ta hiện thực – thêm nữa, qúy vì rõ sự điều hành các công việc của Nhà Nước, và các người cầm quyền trong guồng máy Quốc Gia, thì phải luôn hướng về phận vụ chính đáng : đó là phục vụ quần chúng và Tổ Quốc của mình. 

Để tránh các nan giải của việc đưa đến một Nhà Nước độc tài về nhiều mặt, khi các người cầm quyền lãnh đạo thì tham nhũng, hối lộ, cậy quyền, cậy thế như Nhà Nước Hà Nội đương thời, thế nên chúng ta cố gắng phải loại trừ đi cái quyền hành độc tôn, độc Đảng này, hầu không còn tính cách cá nhân, bé phái nữa. Để rồi từ đó Nhà Nước một cach rõ ràng là trở nên các cơ quan chánh quyền, các cơ quan công quyền như các bộ, tỉnh, quận, huyện, xã vv., biết lo lắng, chăm sóc, quan tâm phục vụ cho sự ấm no, an thái và hạnh phúc của người dân, chính lúc đó các cơ cấu của một Nhà Nước mới thực chính danh. Hoặc nữa, chúng tôi nghĩ chúng ta phải có tinh thần xem sự phụng sự cho lý tưởng chính trị là một ơn gọi « vocation ». Xin qúy vị hiểu chính trị cũng là một ơn gọi như những ơn gọi làm bậc cha mẹ, tu sĩ, bác sĩ, khoa hoc gia, kỹ thuật gia vv.. Để ơn gọi chính trị này, là không có nghĩa tập trung mọi quyền hành cho cá nhân mình và cho Đảng mình, rồi bắt mọi ngưòi phải làm theo ý mình, ai không tuân phục, không làm theo ý ta, thì tìm cách loại trừ hoặc thủ tiêu. Chúng tôi xin các vị ấy hiểu cho là ơn gọi làm chính trị này, chính là sự phục vụ người dân, phụng sự xã hội và Đất Nước như cha mẹ lo lắng nuôi dưỡng con cái mình thành thân. Còn làm trái ngược lại ơn gọi chính trị này như các nguời cầm quyền hiện tại ở Việt Nam, không thực phụng sự cho dân chúng và Đất Nước : chánh phủ bất chánh cuả Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Tà Trị cùng Đảng Phỉ của ông đã bán đất Tổ, Dâng Biển Mẹ và ký cho bọn Tàu Phù, Rợ Hán của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo khoảng 50 tỷ Mỹ Kim, để chúng có đặc quyền khai thác tài nguyên quốc gia Việt Nam : như quặng mỏ, và quyền cho chúng đem nhân công và gia đình chúng qua chiếm đất đai, biên cả, sông núi của giang sơn ông bà ta để lại : thì quyền hành và quyền lực này không thích hợp cho một xà hội chinh trị nhân bản, mà chỉ là phường thảo khấu, hay loại vong nô Tàu cộng, rước voi vê dày mà tổ, phá hoại Đất Nước và làm nhục Quốc Thể. 

Vì đúng là xã hội chính trị nhân bản thì lấy con người làm gốc, xem dân là trọng, và lấy Tổ Quốc làm đầu, để lo sống báo hiếu như một người con hiếu đạo với Tổ Quốc và trung nghĩa với Đồng Bào cùng Dân Tộc, hầu lo cho dân được no ấm, hạnh phúc, Nước Nhà được phát triển, sung túc, phú cường làm vẽ vang cho Dân Tộc. Nói tóm lại lấy quyền hành hợp pháp người dân ký thác để phục vụ con người, phụng sự Đất Nước và phục vụ dân, chớ không phục vụ cá nhân, cho gia đình, cho tập đoàn hoặc đảng phái và cầu vinh mại bản. 

(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN


0 nhận xét:

Đăng nhận xét