Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

THUẬT TRỊ QUỐC VÀ GIỮ NƯỚC (Kỳ 2)




THUẬT TRỊ QUỐC VÀ GIỮ NƯỚC (Kỳ 2)



III. PHƯƠNG SÁCH TRỊ DÂN 


Thưa qúy vị, bất cứ thời đại nào khi nói đến phương pháp trị dân thì thực là khó, chớ không dễ như chúng ta ăn cơm ngày ba bữa, thỉnh thoảng « lai rai » cốc rượu, ly bia bàn chuyện đời, chuyện thời sự đây đó. Qủa biết bao nhiêu học thuyết của người xưa và kim thời đã viết ra rất nhiều pho sách, nói đến nhiều phương sách trị dân cho có hiệu qủa. Chúng ta cần làm sao để Đất Nước được hùng mạnh và dân tín nhiệm nơi chính thể, hầu họ sống chết với Đất Nước, với chính thể ? Làm thế nào cho người dân yêu mến chế độ, và làm cho người dân được an cư lạc nghiệp, thì chúng tôi nghĩ đây là vấn đề vạn nan. Mình chưa làm chủ được mình, tức là tu thân chưa nỗi, thì làm thế nào ta trị được nhà ? Chuyện trị nhà chưa xong, thì không thể nào ta trị Quốc được ! Rồi trị Quốc không làm được, thì cũng thế, làm sao ta bình thiên hạ được ? Đây là những điếu mà Đức Không Phu Tử đã nói đến 2500 trước rồi, muốn trị Nước thì hãy « tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ ». Do thế, câu hỏi gợi ý của qúy vị về vấn đề này, thật qủa là vạn nan như chuyện lên thiên đàng hoặc vào cỏi niết bàn, hay là vào chốn bồng lai tiên cảnh vậy.

Qúy vị biết Tôn Tử là một trong những nhà binh pháp hàng đầu của Trung Hoa và nhân loại, qua trong pho sách 12 Thiên Binh Pháp, Tôn Tử cũng chú trọng đến vấn đề trị Nước an Dân. Vì có trị được Nước, có an định được Dân, thì ta mới có thể dùng đến Binh Pháp. Chớ Nước mà ta trị chẳng xong, thì làm thế nào mà ta dụng binh được ? Trong Binh Thư Tôn Tử, ngài đã viết các phương sách trị quốc, phương sách an dân ; là Đạo, Thiên, Địa, Tướng, Pháp. Riêng cái trị Đạo, là đứng đầu, đây là thuật nằm được nhân hòa. Bởi theo Tôn Tử, thì Đạo làm cho dân vui hòa đồng với người trên, để người dân có thể cùng sống và cùng chết mà không sợ nguy nan. Do đó, nếu chúng ta muốn thực hành được Đạo, thì chúng ta có bổn phận phải làm cho dân yêu mến chế độ, yêu mến Nhà Nước (Chánh Phủ), hầu tạo được sự đoàn kết mọi người từ trên xuống dưới. Đây là phương sách Thứ Chi, quả chúng ta áp dụng và thực hành được viên mãn sách này, thì lòng dân sẽ quy về một mối, họ sẽ sống chết vì Quốc Gia, Dân Tộc. 



Thế nhưng phỉ quyền Hà Nội, Đảng cướp sản của chúng không có được các Phương Sách Đạo và Thứ Chi như chúng tôi đã nói trên. Chúng cai trị bằng bạo lực, khủng bố, gian dối, lừa lọc và cướp bóc tài sản của dân chúng, cũng như đem Lãnh Thổ và Lãnh Hải của Quốc Gia mà bán và cho không bọn Rợ Hán Tàu Cộng, lại còn chịu khom lưng làm nô bộc cho bọn bá quyền, bá đạo Bắc Kinh. Chúng trị dân bằng phương sách đem các anh chị em trẻ đi bán làm nô dịch lao động, thậm chí làm nô lệ tình dục ở xứ người. Chúng lừa đảo cướp nhà, cướp mồ hôi chén cơm, cướp luôn đồng tiền làm thân gái ở xứ người. Nhất là trong nhưng năm qua, vào ngày 20.01.2010 và 29.01.2010 phỉ quyền Hà Nội muốn làm hai lòng đại ca Bắc Kinh, nên chúng đã xử án các anh chị em Yêu Nước như Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, Trần Kim Anh, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Thanh Nghiên vv. một cách mọi rợ và bá đạo như bọn thảo khấu, không hiểu gì về Luật Pháp và Nhân Quyền. Mà đúng thật, chúng có biết gì về Luật Quốc Tế, Luật Hình Sự, Luật Nhân Quyền đâu. Chúng chỉ có hiểu được một luật là lệnh Đảng cướp, lệnh đại ca Tàu phù Bắc Kinh. 

Thêm nữa, chúng tôi nhận thấy Ngô Khởi, một Tướng Quốc tài ba vào thời Đông Châu, ngài cũng ghi chép lại các phương sách trị Nước các câu sau, để nhắc nhở các cấp lãnh đạo rằng : 

« Trong Nước bất hòa thì không nên ra quân, 

Trị quân bất hoà thì không nên ra trận. 

Trong trận địa bất hòa thì không nên tiến lên. 

Lúc tiến lên mà bất hòa thì không nên quyết thắng » 

Qúy vị thấy như Câu Tiễn Nước Việt (mà chúng tôi đã nói đến trong bài Tinh Thần Đoàn Kết ), bởi muốn trả cho xong cái nợ mối quốc thù, nên ông đã áp dụng phương thuật trị dân, an dân ; nhờ đó mà ông đã trả thù được Ngô, và tiêu diệt luôn Nước Ngô ! Cái hay và thực dụng của Việt Câu Tiễn vì muốn được nhân hòa, nên ông đã áp dụng một chính sách thân dân, vì dân, cùng đồng hòa với dân. Nói tóm lại nhất cử, nhất động tất tất vì Dân vì Nước, như cùng lao khổ, cùng sống chết, vui buồn với dân, ngay cả mang thân tù đày, làm tên nô dịch nuôi ngựa, thậm chí đến cả nếm phân vua Ngô, Câu Tiền không ngại và sợ nhục nhả. Trong đầu ông chỉ nghĩ một điều vì Dân, vì Nước để phục thù, nên ông không quản ngại và quan tâm đến những chi tiết nhỏ này. Nhờ thế, Việt Câu Tiễn trả được mồi thù Quốc Gia, mới tạo nên nghiệp Bá. 

Hoặc nữa, như Khổng Tử Nha lúc chưa gặp thời thì ngồi câu cá nơi sông Vệ, lúc ấy ông đã nghiên cứu ba mươi sáu kế sách an dân, trị nước như Đả Thảo Kinh Xà, Vô Trung Sinh Hữu, Tá Thi Hoàn Hồn vv.. Còn Quản Trọng, trước khi lập nghiệp Bá cho nhà Tề thì ông cũng đã lập ra được 7 kế sách : như Tắc, Tuớng, Pháp, Hóa, Quyết Tắc, Thâm Thuật và Kế Số. Tuy nhiên, chúng ta hay cái vần đề tranh thủ Dân Tâm là rất hệ trọng. Dân tâm không quy về chính thể, thử hỏi làm sao mà trị dân, an dân cho được ? Do vậy mà người xưa chia ra làm hai loại tranh thủ dân tâm : 


1. Chính Sách Cầu Hiền Tài 


Người lãnh đạo giỏi, là người biết cầu hiền tài để họ giúp ta, cùng chúng ta lo gánh vác, chia sẻ việc trị Quốc và an Dân. Do thế, người Lãnh Tụ hay vị Quốc Trưởng là phải biết cách dụng nhân. Vì cần có nhiều nhân tài giúp Nước mới có thể trị an được Nước, và làm cho Quốc Gia hưng thịnh cùng giàu mạnh, dân chúng no ấm và hạnh phúc. Qủa Tề Hoàn Công tạo được nghiệp Bá là nhờ vào đám tôi thần giỏi như Quản Trọng, Ninh Thích, Thấp Bằng, Tần Tô Võ, Bào Thúc Nha. Hay Việt Câu Tiễn an định được dân, làm cho dân giàu Nuớc mạnh, là do công lao của Văn Chủng và Phạm Lãi. Hoặc nữa như Hán Lưu Bang lập nên được nhà Hán, là hoàn toàn do các hiền thần Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà vv.. Thực một vị vua, Tổng Thống, Thủ Tướng, Lãnh Tụ có tài giỏi mấy đi nữa, thì không thể quán xuyến hết được mọi công việc, mà cần các người tài đức, các chuyên gia giỏi về xã hội chính trị, binh bị, luật pháp, hiến pháp, kinh tế, an ninh quốc phòng, giáo dục, ý tế, khoa học kỷ thuật vv.. Như ngày nay qúy vị thấy các vị Tổng Thống, Thủ Tướng, bên cạnh các ông luôn có các vị cố vấn, các chuyên gia giỏi chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, giáo dục, xã hội cùng luật pháp… Chính nhờ các vị chuyên gia và cố vấn trong các lãnh vực trên, giúp cho các vị Tổng Thống, Thủ Tướng, điều khiển được guồng máy Nhà Nước càng ngày càng thăng tiến trên mọi phương diện. 

Một điều hiển nhiên như ánh sáng mặt trời, là chế độ Hà Nội và các cấp lãnh đạo của họ không có chính sách cầu hiền tài, mà chỉ có bè đảng cùng hạng người theo « voi » ăn bả mía, chia chát quyền lợi, « xôi thịt, cơ hội, nịnh bợ » như ông Nguyễn Bá Thanh, Bí Thư Thành Ủy Đà Nẵng, Ủy Viên Trung Uơng Đảng, viết bài « Nhân Sự Đại Hội Đảng 11 », nói đến tình trạng này. Nhất là, chúng là những ông tổ tham nhũng, ăn hối lộ, ăn chận, ăn bớt hàng tỷ Mỹ Kim của các chương trình và dự án phát tiển kinh tế, y tế , hạ tầng cơ sở cho Việt Nam : Đây là những số tiền viện trợ có tính cách nhân đạo giúp Việt Nam phát tiển và thăng tiến của các nước như Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Đức, Anh, Pháp, Ý, Liên Hiệp Âu Châu, Hoà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Úc, Tân Tây Lan vv.. Bởi vậy những ông lớn của phỉ quyền Hà Nội mới có tài sản hàng tỷ Mỹ Kim. Chúng tôi xin quý và đồng bào Việt Nam vào trang báo điện tử : Diễn Đàn VN-Politics đọc bài báo « Tỷ Phú Dollars Việt Cộng » ngày 31.10. 2010 sẽ thấy tài sản khổng lồ bằng Mỹ Kim của các ông lớn Việt gian Cộng Sản. Trong khi đó người dân chạy gạo ba bữa vẫn không đủ ăn, chạy xe ba gát và xe ôm từ sáng sớm tinh sương đến tối khuya, vẫn thiếu ăn triền miên. 


2. Chính Sách Đắc Dân 


Đây là chính sách đắc nhân tân, cũng là sách thuật làm thế nào chúng ta thuận được lòng dân. Có nghĩa là chúng ta tránh ghét cái điều dân thích, và đừng thích cái điều dân ghét. Đơn cử, dân thích có các thứ tự do căn bản : như tự do buôn bán, hội họp, tự do đi lại, tự do tôn giáo, báo chí và ngôn luận, tự do thành lập hội đoàn, nghiệp đoàn, đảng phái đối lập vv.. mà chúng ta (Nhà Nước) lại cấm đoán. Cũng thế, chúng ta phải làm các điều cho dân mến, dân thích. Có nghĩa là vì họ mà chúng ta quan tâm lo lắng : như cùng chia sẻ lao khổ với dân, cùng sống vui buồn, cay đắng với dân. Ví dụ, dân không đủ cơm ăn, áo mặc, không mái nhà trú thân, mà ta cứ ở những ngôi nhà sang trọng, ăn uống phủ phê, đi đâu cũng xe hơi lộng lẫy đắc giá, thì là trái nghịch. Hoặc nữa khi bị giặc giã, dân chưa chạy mà ta lại cuốn gói, đảo tẩu chạy trước dân, thì làm sao dân kính mến, cảm phục được? Bởi đó, chúng ta nói làm sao cho dân nghe lọt tai đây ? Chúng ta hãy bắt chước như Lưu Bị, khi bị Tào Tháo đánh đuổi từ Tân Dã chạy dài xuống Giang Lăng ra Hạ Bì, song Lưu Bị không thể bỏ dân ra đi một mình để thoát thân. Nhờ hành động sống chết với dân này nên dân chúng đã mến cái đức của ông. Vì họ đã thấy Lưu Bị lúc nguy ngập nhất đã cùng họ chia sẻ lao khổ, cùng sống chết và chịu hoạn nạn với họ trong lúc giặc Tào Tháo đang lăm le sát hại. 

Chúng ta thấy hai hành động của Câu Tiễn và Lưu Bị đây, đã biết hòa mình hết tình với dân, họ cùng sống lao khổ, chia ngọt sẻ bùi với dân trong mọi nghịch cảnh, nên dân mới mến đức hai ông mà hết lòng sống chết vì Nước, vì Vua hấu đánh đuổi quân thù. Nhìn gương Người mà nghĩ đến các vị lãnh đạo của chúng ta trước dây : nào ông Nguyễn Văn Thiệu, ông Trần Thiện Khiêm, ông Dương Văn Minh vv., không có được một chút anh dũng và khí tiết như Tổng Thống Diệm, Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn. Vả nữa các ông Thiệu, Khiêm, Minh còn thua xa một người dân bình thường, chớ gì nói đến làm tổng thống, thủ tướng, đại tướng làm nhục cho cái chức và hàm lon tướng cao qúy của Quân Đội. Người thì giặc Việt cộng chưa đến Sài Gòn, nhưng các ông đã lo thoát thân với gia đình trước người dân Miền Nam. Còn ông hèn tướng Dương Văn Minh, chưa đánh đấm gì, chưa bắn được một viên đạn thì dã bàn tính chuyện đầu hàng và bàn giao Miền Nam cho Hà Nội. Chúng tôi còn nhớ câu nói ông Thiệu tuyên bố khi từ chức Tổng Thống : «mất một tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nhưng còn một Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, nguyện sát cánh bên đồng bào ». Sát cánh với dân chúng đến cùng, nghe sao mà đắng cay chua xót với thân phận dân đen chịu trận thế ông. Cái lon trung tướng của ông Thiệu, hay cái chức tổng thống của ông Thiệu, cái lon đại tướng của Ông Khiêm vá cái chức thủ tướng của ông cùng cái lon đại tướng Dương Văn Minh và chức tổng thống của các ông, qủa không xứng mang lon tướng trên vai, không xứng ngồi chiếc ghế tổng thống. Tại sao ông Thiệu ra lệnh cho di tản Quân Lính của Quân Khu II, rồi kế tiếp cho di tản Quân Khu I ? Bảo rằng thiếu đạn dược vũ khí, không còn nguồn viện trợ dồi dào ? Chỉ là ngụy lý, không chính đáng! Chúng tôi sẽ bàn đến viêc này trong « chính sách tự túc » hầu qúy vị rõ. Dù có thiếu đạn dược vũ khí, nhưng chúng ta cứ chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng để làm tròn trách nhiệm của một người tướng, một vị tổng thống. Vì thân làm tướng thi phải chết trên chiến trường, lấy da ngựa bọc thây. Chúng tôi tự hào có những người cha, người anh không chịu buông vũ khí, anh dũng chiến đấu cho dến giờ thứ 25. Người thì đền nợ Nước, Người thì bị bắt tù cải tạo .. 



Thưa quý vi, qua bài viết này kính xin qúy vị thông cảm cho chúng tôi là những người đi tìm lịch sử cần phân tích mổ xẻ sự thật của lịch sử. Để từ đó rút ra bài học cho tương lai, hầu xây dựng lại một lịch sử mới cho mọi người Việt có thể ngẩng đầu vươn cao với bạn bè Quốc Tế Hoàn Vũ. Thế đó, qua cung cách, lòng tự trọng, lời hứa và danh dự của một vị tướng, thủ tướng và tổng thống thua xa và không xứng đáng bằng hàm lon Binh Nhất, Hạ Sĩ của một anh lính Việt Nam Cộng Hòa vẫn chiến đấu và cố thủ cho đến giờ phút cuối của ngày 30.04.1975. May thay Miền Nam vẫn có những dũng tướng và nhưng dũng lính anh hùng, khí tiết để khỏi hổ thẹn với giặc thù cộng sản và với thiên hạ năm châu bốn bể : như Trung Tướng Nguyễn Vinh Nghi, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Thiếu Tướng Lý Tòng Bá, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Tá Nguyễn Văn Long, đánh đến cùng và lấy cái chết để báo đáp ân tình với Non Sông Đất Nước. Người thì bị Việt cộng bắt, Ngưòi thì tự sát. Chúng tôi xin cúi mình bái phục và kính trọng cái Đức, qúy mến cái Dũng của qúy Dũng Tướng, Dũng Tá, Dũng Lính này! Đây là tấm gương soi trên bước đường tranh đấu và khôi phục lại Việt Nam trong Đạo Lý, trong Trung Hiếu và Nhân Nghĩa, trong Tự Trọng cùng Danh Dự, trong Tiết Trung và Anh Dũng …nhất là, dám xã thân vì Nước vì Dân. 

Giờ đây, chúng tôi kính mời người trị Nước giỏi hay người lãnh đạo tài ba, vui lòng nên nghe lại lời nói của Quản Trọng nhắn nhủ chúng ta :« Nhà lãnh đạo đòi hỏi nơi dân những gi ? Có phải đòi dân vì Vua mà cố gắng lao khổ, vì Vua mà hết lòng hy sinh cho Đất Nước. Còn dân thì họ đòi hỏi những gì nơi nhà lãnh đạo ? Dân đòi hỏi cho họ ấm no, yên ổn, cho họ nghỉ ngơi, có công thì thưởng, có tội thì phạt. Nếu trường hợp vị lãnh đạo Quốc Gia không thỏa mãn cho dân các sự đòi đó, thì chớ mong đòi hỏi dân điều gì nữa ». Tuy lời nhắn nhủ này của Tể Tướng Quản Trọng đã trải qua hằng nghìn năm, thế nhưng luôn hợp lý và hợp thời qua mọi thời đại. Nhất là cho Việt Nam chúng ta hôm nay, qua sự cai trị của cộng sản Hà Nội không làm được cái điều người dân Việt đòi hỏi ấm no, yên ổn, nghỉ ngơi chút nào. Bao người dân bi chúng bóc lột đến tận xương tủy, nhà cửa ruộng vườn của dân bị cộng sản Hà Nội và Đảng cộng của chúng cuớp sạch.Trên Đất Nước Việt Nam, không có ngày nào mà người dân mất nhà, mất đất đi biểu tình hay thưa kiện. 

Riêng Không Tử, thì ngài đưa ra cái chính sách « Nhân Trị », cốt lấy đạo đức, nhân nghĩa mà trị dân, cho dân mến đức mà đi theo chính thể. Do thế, người lãnh đạo giỏi phải học cho hiểu được thuật đắc nhân tâm, để nắm được nhân hòa, là làm cho Quốc Gia vững bến và người dân thì được an cư lạc nghiệp, hầu Đất Nước có cái sinh khí thái bình cùng thịnh trị. 


IV. TRỊ DÂN BẰNG CHÍNH SÁCH «KHOAN MÃNH TƯƠNG TẾ » 


Khi chúng tôi viết bài này cùng những giòng này cống hiến cho Đất Nước và Đồng Bào Việt và Qúy Vị, thì chúng tôi liên tưởng đến một chính sách trị dân của người xưa để lại rất có hiệu qủa, đó là sách thuật « Khoan Mãnh Tương Tế ». Chính sách này do Tư Sản làm Tướng Quân của Nước Trịnh đề ra. Qúy vị biết Tư Sản làm Tướng lâu năm hằng dùng phương sách khoan dung mà trị dân, thương người dân như con đẻ. Đến lúc phải từ giả cỏi trần ông mới cho gọi Tử Thái Thúc đến mà khuyên nhủ như sau : 

« Ta không còn sống bao lâu, sau khi ta tạ thế, nhà ngươi sẽ thay ta làm Tướng Quân Nước Trịnh. Ngươi hiểu rằng thuật cai trị rất khó, ngươi chớ xem thường và khinh lờn. Ngươi biết chỉ người có đức cao mới có thể lấy cái « Đạo Khoan » mà cảm phục lòng dân. Còn người thường, thì ta nghĩ nên lấy cái sách « Nghiêm » mà trị dân mới an được. Sách Nghiêm ví như lửa nóng, dân sợ mà ít chết bởi lửa. Còn Đạo Khoan, ví như nước mát, dân thấy nước mát cùng thích nước e không sợ, tất sẽ chết vì nước nhiều. Do đó, biết dùng cái Đạo Khoan thì thật khó, chỉ người hiền đức mới trị được cái Đạo này ». 

Lúc Tử San qua đời, Tử Thái Thúc lên thay Tư Sản làm Tể Tướng Nước Trịnh. Ông chẳng chịu nghe theo lời Tư Sản giáo huấn. Ông vẫn trị Nước bằng cái đạo Khoan, vì ông ngại dùng sách Nghiêm cho là hung bạo với dân. Qủa chẳng bao lâu thì dân chúng khinh lờn, nạn trộm cắp hoành hành khắp xứ, chúng ngang nhiên cướp phá giữa ban ngày ban mặt làm khổ người dân. Lúc ấy, Tử Thái Thức mới hối hận! Ông nghĩ rằng chớ gì ta nghe theo lới Tư Sản Tướng Quân chỉ bảo mà dùng sách Nghiêm thì đâu có đền nỗi như thế này. 

Sau đó, Thái Thúc bắt đầu dùng biện pháp Nghiêm lệnh mà trị dân. Ông sai quân lính đi bắt hết bọn đầu trộm đuôi cướp đem chúng ra giết hết. Từ lúc đó Nước Trịnh mới bớt nạn trộm cắp. Chuyện trị Nước của ngưòi xưa cũng thực nghiệm cho chúng ta thời nay vậy, nhất là hiện trạng của Đất Nước Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi nghĩ chớ gì ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trương Tấn Sang, nên bắt chước hành động của Từ Thái Thúc vì dân lành đây, dám dùng cách Nghiêm lệnh bằng biện pháp mạnh cho ba quân bắt hết phường đạo tặc tham nhũng, hối lộ, tống tiền, buôn lậu, làm ăn phi pháp, trộm cướp của dân, từ các ông lớn ở Bộ Chính Trị, trong Trung Ương Đảng, trong các Bộ, Cục, các ông Bí Thư Tỉnh Ùy, các ông Tướng đến các anh cán bộ công an trong huyện lỵ, trong khu xóm mà đem ra pháp trường xử bắn sạch, thì các ông thấy Nước sẽ an, sẽ định lại ngay. Vì người « quân tử ngôn cố hành, hành cố ngôn, quân tử nói sao thì làm vậy ». Hơn nữa, mình là người lãnh đạo Quốc Gia thì càng triệt để cố giữ lời mình phát ngôn. Nếu chính sách diệt trừ tham nhũng của các ông, chỉ « đao to búa lớn » trên báo chí hay nói để nói trên truyền hình, truyền thanh, chớ các ông không dám đụng đến một sợi lông nào của các ông lớn tham nhũng, hối lộ, làm ăn phi pháp, ỷ quyền, ỷ thế ăn cướp tài sản của dân chúng và ăn chận. ăn bớt tiền viện trợ của các Nước Bạn ở trong Bộ Chính Trị, ở trong Trung Ương Đảng, thà đừng có chính sách diệt trừ tham nhũng thì hơn. Vì bao nhiêu năm qua các ông nói, các ông hô hào nhiều về sự diệt trừ này, song chẳng có một ai trong các ông lớn tội phạm, chẳng có một ông Tướng, một ông Bộ Trưởng hay Bí Thư tội phạm này bị đem ra pháp trường hành quyết công khai trước bàng dân thiên hạ cả. Lý tầt nhiên, những tên tham nhũng, hối lộ, làm ăn phi pháp khác vv., sẽ khinh lờn cái chính sách của các ông. Bởi họ thấy các ông không dám đụng đến họ, nên họ càng ngang nhiên tham nhũng, hối lộ, tống tiền, trộm cướp, làm ăn phi pháp hơn, để thách thức các ông rằng : « ông làm gì được tôi ? ». Đại nguy cho Đất Nước, cho Dân Tộc! Tham nhũng, hối lộ, trộm cướp thành Quốc nạn cho Đất Nước! Chìa khóa diệt trừ tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, trộm cướp, làm ăn phi pháp ở trong sự can đảm, trong việc triệt để dám dùng biện pháp Nghiêm Lệnh, dùng sách Diệt Thượng, Trị Hạ, dùng sách Sát Bách Nhân, Vạn Nhân Cụ vv., để cứu lấy Đất Nước và cho dân lành bớt thống khổ với phường sâu dân mọt nước này. 

Khi Khổng Phu Tử nghe qua các đệ tử mình trình cho sự việc này của Thái Thúc, thì ngài liền phẩm bình hay lắm, hay lắm! Dùng cái đạo Khoan thì dân khinh thường luật Nước, thì ta lại dùng cái sách Nghiêm, Nghiêm tức là Mãnh. Nhưng Mãnh thì dân tàn, lúc tàn lại dùng cái sách Khoan mà giúp cho Mãnh. Khoan giúp cho Mãnh, Mãnh lại giúp cho Khoan thì mới an, mới hòa được lòng dân. Đây là chính sách « Khoan Mãnh Tương Tế » mà chúng tôi muốn bàn luận với qúy vị cho vấn đề thuật trị Nước. 

Thế đó, chúng tôi cảm nghĩ khi dùng cái đạo Khoan để trị Nước, thì như qúy vị thấy phải là người có Đức cao, Trí rộng mới cảm phục được lòng dân nghe mình. Còn người trí kém, thiếu đức, thì qủa khó mà trị dân như cái gương của Tử Thái Thức, và nhất là như Đất Nước Việt ta hiện tại. Vi thế, Tư Sản trước khi chết ông đã có cái nhìn xa tương lai cho Thái Thức, mà khuyên Tử Thái Thức nên dùng cái sách Nghiêm mà trị dân. Nhưng Thái Thức không nghe lời khuyên ông Tư Sản, nên đã thất bại khi ông dùng cái đạo Khoan mà trị dân buổi đầu. 

Chúng tôi nhận thấy Tư Sản Tướng Quân đã đưa ra những lời ví dụ xác đáng và cụ thể về sách Khoan cùng Nghiêm. Ông nói lữa thì nóng ai cũng e sợ lửa nóng đốt cháy mình, cho nên họ sợ lửa mà tránh xa, cố gắng không lại gần với lửa, cho khỏi lửa đốt cháy mình. Lửa ví như phép Nghiêm, tất dân chúng sợ mà e dè không dám làm bậy, sợ bị phạm tội, nhờ đó xã hội sẽ được yên bình. Hơn nữa, dân ít phạm tội vì sợ lửa, lại không dám lại gần lửa, nhờ vậy dân ít chết bởi lửa. Còn nước thì mát, tất dân thích tắm cho mát, nên không đề phòng việc chết đuối, họ mới bị chết nhiều, do đó, dân chết vì nạn nước hơn là nạn lửa. Nước ví như đạo Khoan, nên lúc ta dùng sách Khoan mà cai trị, thế nhưng ta lại không có đức cao, trí rộng, thì dân sẽ khinh thường phép Nước, họ không sợ nên phạm tội càng nhiều, và người bị phạm lỗi lại càng đông. Chúng tôi xét thấy thực nghiệm thay cho hiện tình của Đất Nước Việt chúng ta hiện nay dưới sự cai trị u tối của cộng sản Hà Nội. 

Qúy vị thấy khi áp dụng sách Nghiêm tất làm cho dân sợ, song dùng sách Khoan cũng làm cho dân sợ, lại thấy khó hơn. Cả hai kiểu sợ đều như nhau. Tuy nhiên theo chúng tôi thiển nghĩ, khi dân sợ bởi Nghiêm lệnh, thì cái sợ này không có giá trị. Chỉ là cái sợ bên ngoài, bất đắc dĩ mà dân sợ, chớ dân không thật tâm tín phục chính thề. Điển hình như tháng nănn tháng qua vừa qua phỉ quyền Hà Nội, chịu nghe lệnh của các quan Thái Thú Bắc Kinh, dùng Nghiêm lệnh loại rừng rú xử án một loạt những anh chị em trí thức và yêu Nước Việt Nam : như quý Anh Trần Kim Anh, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung vá qúy chị Phạm Thanh Nghiên và Trần Khải Thanh Thủy, nhà báo Điếu Cày Nguyên Văn Hải, Chị Tạ Phong Tần, Chị Bùi Thị Minh Hằng, Nhạc Sĩ Việt Khang, Cô Nguyễn Phương Uyên vv… Hà Nội xử dụng Nghiêm Lệnh này chỉ là phường vô đạo, bán Nước và tay sai, nô bộc cho Rợ Hán Bắc Kinh mà thôi. Thế nhưng, cái sợ của đạo Khoan, qủa khó thực hành, tuy thế cái sợ sách Khoan này mới là cái sợ đáng qúy. Dân sợ vì tín phục Chánh Phủ, và vui lòng mà sợ Luật Pháp Nhà Nước. Do vậy, chúng tôi nghĩ muốn người dân tín phục điều sợ này, thì người lãnh đạo phải có đức cao, trí rộng, mới mong cảm hoá hóa được nhân dân vui lòng sống theo phép Nước, tôn trọng Pháp Luật. Chúng ta nhận định qủa là khó đó! Mặc dầu hai chính sách này tuy trị dân có hiệu qủa, nhưng lại khác nhau về đường lối cùng hành động cai trị Nước. Thực chúng tôi nghĩ rằng đây cũng giống như hai sách thuật « Nhân Trị và Pháp Trị » vậy. 

Qua như lời phẩm bình của Đức Khổng Phu Tử thật là minh xác : « dùng Khoan thì dân xem thường, nên phải lại dùng sách Nghiêm ». Chúng tôi nhận thấy dùng sách Nghiêm qúa thì dân tàn. Nghiêm qúa lâu thì dân mất hết hồn nhiên và các căn bản tự do vui sống, họ không còn thấy sinh thú là gì. Do đó, ta lại trở về dùng Khoan, để dân cảm thấy cuộc đời đáng sống, an vui, phong túc vui vẻ làm ăn. Qua lời phẩm nghị này, qủa là người lãnh đạo giỏi, tài đức, trí rộng, phải hiểu sách Khoan giúp cho Mãnh (Nghiêm), Mãnh lại giúp cho Khoan. Hai sách có sự hổ trợ, tương tế với nhau, thì giúp cho Đất Nước hòa, được thịnh, dân an bình vui sống. Vì vậy phép trị Nước hay thuật lãnh đạo, nên xem rõ vào tình thế Nước Nhà, để tùy thời, tùy cơ, tùy lúc mà an, mà định, chớ không thể khăng khăng giữ mãi một chính sách trị dân được. Như lời ông bà ta dạy « tùy cơ mà ứng biến ». Đây cũng là sách thuật từng giai đoạn, có nghĩa tùy thời, tùy cơ mà áp dụng cho hữu hiệu, hầu mong đem lại cho Đất Nước cảnh thanh bình, cho dân tộc được an thái thịnh vượng vậy. 

Kính thưa qúy vị, 

Mỗi một chính sách đều có cái hay của nó. Tuy nhiên, khi nhà lãnh đạo Quốc Gia nhu mì, thiếu trí rộng, cứ dùng một chính sách Khoan mãi, thì chúng tôi nghĩ phép Nước không được trọng, dân chúng xem thường, chẳng sợ mà tuân theo pháp lệnh, lúc đó xã hội sẽ loạn. Điển hình như các nước Tây Phương, nhất là ở Mỹ, Pháp, Đức, Ý vv.. Vì Chánh Phủ các Nước này đã dùng chính sách Khoan qúa, nên một số dân lờn mặt không còn sợ phép Nước là gì, nạn trộm cắp giết người xảy ra thường xuyên như ngày và đêm. Loạn đến độ con nít hỉ mũi chưa sạch, đã dùng súng liên thanh bắn xối xả và bừa bãi vào bạn học hay thầy cô của mình, gây ra không biết bao nhiêu là án mạng như ở Mỹ. Loạn đến độ lũ con nít, thiếu niên phá làng phá xóm, đi đập phá đốt không biết bao nhiêu chiếc xe hơi của người dân Pháp, thậm chí xô xát giết chết luôn cả nhân viên công lực. Loạn đến độ khinh thường Luật Pháp đến thế là cùng ! Chúng tôi nhận thấy cái thảm trạng xảy ra này, là do Chánh Phủ Mỹ hay Pháp dùng sách Khoan qúa, như qúa cho tự do, tự do mua súng một cách dễ dàng, ai cũng có thể giữ súng trong nhà. Khi tù tội thì nhà tù cho hưởng nhiều điều kiện tiện nghi thỏai mái. Chánh phủ không dám dùng nghiêm lệnh bằng các biện pháp mạnh, triệt để, là gia hình như Tử Thái Thúc hoặc Thương Uởng. Do đó, các băng đảng trộm cướp xem thường Luật Nước, mới xảy ra các nạn trộm cướp, giết người dân lành như thường luôn tại Mỹ.

Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu

Chúng tôi còn nhớ một câu chuyện dùng sách Nghiêm trị dân, duới thời cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu. Luật Pháp Nước Tân Gia Ba phạt rất nặng những người dân nào ăn kẹo cao su (Cheiwing Gum ) hay hút thuốc lá mà vất bừa bãi xuống đuờng phố, sẽ bi đòn tùy theo hành động vi phạm. Có một anh thanh niên Mỹ khinh thường Luật, đã vất kẹo cao su xuống mặt đường phố, cảnh sát bắt được, bắt phạt và chiêu theo Luật Pháp do hành vi phạm pháp của anh Mỹ này. Chiếu theo Luật Pháp Tân Gia Ba, thi anh Mỹ phải tội đánh đòn 30 hèo. Anh nhờ đến toà Đại Sứ Mỹ can thiệp, nhưng cũng không xong, sau phải cậy đến Tổng Thống Bill Clinton can thiệp. Nhưng vi phép Nước là tối thượng không ai có quyền khinh lờn, dù anh là người ngoại quốc đến xứ tôi. Song nể tình Tổng Thống Mỹ, ông Chánh Án, bớt cho anh 10 hèo, anh phải chịu đòn phạt 20 chục hèo. Nhờ vậy mà Nước Tân Gia Ba - Singapore rất an bình, và đường phố rất sạch. Hay như các Nước Hồi Giáo, Luật Đời cũng như Luật Đạo, họ dùng Nghiêm lệnh phạt những tội trộm cắp, phá thai rất nặng. Nhất là tội nói lộng ngôn phạm thánh đến Thượng Đế - Allah hay Tiên Tri Mohammed, sẽ có thể bị án tử hình. Xúc phạm đến sự Thánh Thiêng những Đấng họ kính thờ, thì đối với người Hồi Giáo không thể nào chấp nhận và tha thứ được. Không như một lũ mọi rợ của cộng sản Hà Nội và bọn du côn công an của chúng đem chất nổ để phá Thánh Giá ở giáo xứ Đồng Chiêm, là biểu tượng Thánh Thiêng Tôn Giáo của người Kitô hũu kính thờ. Buồn thay cùng đau lòng thay! Thế mà không có một đấng Mục Tử cấp lớn nào dám có hành động phản kháng mãnh liệt. Có nghĩa lên án, hay nữa dám một sống một chết để bảo vệ sự Thánh Thiêng với Đấng mình tôn thờ, can đảm thay chỉ có mấy linh mục và người giáo hữu nhỏ bé dám xã thân bảo vệ Thánh Giá là biểu tượng hữu hình của Chúa Kitô hiện diện với họ.Nhất là Đấng Cứu Thế mà họ kính yêu cùng tôn thờ và tri ân . Xin qúy Linh Mục, Cô Bác, Anh Chị, các Cháu nhận nơi đây lòng kính phục sự can đảm và niềm tin mạnh mẽ của quy vị, cùng xin nhận nơi chúng tôi sự liên đới và lòng hiệp thông với qúy vị. 

Như chúng ta cảm nghiệm dùng chính sách Khoan mãi như một số Nước Tây Phương, họ thả nỗi tự do quá đáng, bởi đó bọn tội phạm giết người, cướp của, hiếp dâm một cách dã man, lắm lúc thấy mà rùng rợn kinh khiếp. Thế mà họ cho là loạn tâm thần, bệnh tâm lý này nọ, hinh phạt cho các tên giết người và hiêp dâm này một bản án qúa nhẹ. Vì các hình phạt khoan nhượng này, nên bọn cường hào, ác bá, các băng đảng mafia ngang dọc hoành hành : trộm cướp, giết người mọc lên như nấm. Kẻ mạnh có súng hiếp đáp người yếu, làm những điều càn dỡ, tạo nên một xã hội bất an loạn lạc…như chúng ta thấy nhiều khu phố ở Mỹ, Pháp, Anh, Ý vv.. không có an ninh, người dân lành không dám lai vãng đến , nhất là về đêm, ngay cả cảnh sát công lực nhiều lúc không dám lẻ loi một mình lai vãng đến. Vì họ ngại bị cướp giựt và mất mạng như chơi. Bởi thế, dân gian giao động và khinh thường Chánh Quyền bất lực trước các tệ nạn trộm cướp ngang nhiên, trước cảnh các băng đảng mafia thao túng tự do, muốn giết ai thì giết, muốn bắn ai thì bắn, như các băng đảng mafia Ý và Mỹ vv. Tội nghiệp dân chúng mỗi lần ra đường đều nơm nớp lo sợ trộm cướp cùng mạng sống của mình. 

Trái lại, nếu Chánh Quyền cứ dùng chính sách Nghiêm trị mãi, thì dân oán hận, lo âu, sợ sệt, chỉ ngại khi phạm tội sẽ bị khổ hình, tù đày, chết chóc. Người dân cảm nhận cuộc đời như ngục tối, không được tự do thư thái vui sống, như thế mất đi phần góp tay sáng tạo, xây dựng cho Quốc Gia giàu mạnh. Nếu Chánh Quyền không sớm sữa đổi đường lối hay chính thể, mà cứ khăng khăng vẫn duy trì mãi phép Nghiêm như chính sách độc tài của Hà Nội, Bắc Kinh, tất sự oán hờn và thù hận ngày ngày chất cao, sẽ có lúc bùng nổ, sẽ có cuộc nỗi dậy để lật đổ cái phép Nghiêm đó, như một chính sách độc tài, đàn áp của cộng sản Hà Nội và Bắc Kinh, hầu người dân có được một cuộc sống thanh bình, an lạc, hạnh phúc hơn. 

Như chúng tôi đã nói ở phần trên, chính sách nào cũng có cái hay, cái lợi của nó. Nếu người lãnh đạo không biết thức thời để cai trị, thì thay là cái hay lại hóa ra cái dở. Song nếu họ biết cai trị, biết dung hòa, thì hóa ra lại hữu ích cho Nước, cho Dân. Chính sách Khoan tuy khó mà dễ, đòi hỏi người cầm quyền lãnh đạo phải có đức cao, trí rộng, lòng chân thành mới mong trị được. Chính sách Mãnh cũng thế, tuy thấy dễ nhưng lại khó, người lãnh đạo phải có tầm hiểu rộng, nhìn xa, phải biết áp dụng, đúng thời. đúng lúc mới mong thành công. Nhất là dùng chính sách Mãnh này người lãnh đạo phải là người có lòng vì Dân vì Nước. Dùng chính sách này để cho Nước Nhà được an định, được thăng tiến. Theo chúng tôi thì hay hơn cả, người lãnh đạo Quốc Gia phải biết dùng đường lối hổ trợ, tương tế giữa hai chính sách « Khoan Mãnh Tương Tế » trong công cuộc trị Quốc, an Dân, thì mới mong đưa Đất Nước đến được cảnh thái bình, thịnh vượng.

(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét