Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 2)

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 2)



II. QUAN NIỆM CHÍNH TRỊ VÀ QUYỀN HÀNH 


Qủa với thời đại hiện nay của chúng ta, có một quan niệm về chính trị như một đặc tính thực nghiệm sau: là dưới nhãn quan của phần đông người nghĩ thì ở đâu có chính trị, ở đó có quyền hành ; hay chính trị là thực thi quyền hành, là ảnh hưởng của con người trên con người. Có nghĩa là thực quyền của nhóm người này trên những con người khác. Thực rằng ít người chịu học hỏi, chịu khó nghiên cứu, tim hiểu sâu xa hơn, để thông hiểu hoặc là để khám phá cho đúng ý nghĩa của từ « chính trị », hay nữa là giảng giải ý nghĩa của từ này trong ý nghĩa đẹp nguyên thủy của nó. 

Vả thêm nữa, có nhiều tác giả hoặc nhiều nhà tư tưởng của khoa học chính trị đã đồng hóa hai quan niệm của chính trị và quyền hành thường được sóng đôi với nhau. Vì khi nói đến chính trị, tất phải nói đến quyền hành của chính trị. Do thế, trong cuốn sách « Dẫn Nhập Vào Chính Trị, Introduction À La Politique » của Jean Luc Chabot, ông đã có một nhận định rằng : « nhiều tác giả và nhiều luồng tư tưởng của nền khoa học chính trị ở Âu Mỹ, nhất là ở Châu Âu đã đồng ý để cổ võ, và đồng hóa giữa hai quan niệm chính trị và quyền hành » (1). Và ngay cả nhiều nhà chính trị cũng đồng hóa ngôn ngữ này cho cả hai. Những theo chúng tôi nghĩ hiệu lực của « quyền hành » thường có trong các giáo phái (secte religieuse », trong các câu lạc bộ thể thao, trong các xí nghiệp, hảng xưởng. Cũng thế, người ta hay nói đến quyền hành trong các cộng đồng mà người ta gọi là chính trị. Tuy nhiên chúng ta phải biết phân biệt rõ những gì là đặc thù là quyền hành chính trị (pouvoir politique, political power », và những gì thuôc về chính trị (la politique même, same policy). Theo chúng tôi nghĩ chính trị cho những xã hội có nhiều sự « phức tạp, complex, complexe » : mà ở đó tác động một trong nhiều nhóm (đảng phái) tùng phục vào một mệnh lệnh hay cái trật tự chung. Hay nữa, chính trị là thực thi những quyền hành, hoặc chính trị là sự tương quan của chánh quyền với người dân, hay nữa chính trị là giai cấp của quyền lực. 

Chúng ta biết rằng chung chung thì người ta hiểu ở quan niệm này, và từ đó chúng tôi nghĩ sẽ có các câu hỏi để biết ai là người nắm giữ quyền hành ? Làm thế nào người ta trở nên người nắm giữ quyền hành để lãnh đạo và điều hành guồng máy Quốc Gia ? Làm sao để họ tùng phục quyền lực chính trị đó ? Hay nữa, làm thế nào để chúng ta có thể đối lập với họ ? Vả nữa, làm thế nào để quyền hành được tổ chức và điều hòa trong guồng máy chánh quyền và với các đảng đối lập ? Thế đó, khi chúng tôi đưa ra những câu hỏi trên đây, thì chúng tôi thấy người dân, các nhà văn hóa, tri thức, thiên hạ ít ai đặt câu hỏi về nó, hoặc là bản chất thực của chính trị và quyền hành, người ta đã nói nhiều về chính trị, thế nhưng đi đến sự khảo cứu và sự giải thích thì họa hiếm không mấy người tìm tòi suy luận. Và dẫu có đi nữa, thì các nhà khảo cứu, các học giả thường nói đến các khái niệm khái quát về các cộng đồng chính trị cùng cái chung chung của chính trị : như mục đích và kết cục của chính trị cho quyền hành và người nắm giữ chánh quyền. Họ không muốn nói gì hơn về nguyên nhân của chính trị. Chúng tôi thiết tưởng có thể thiên hạ muốn lưu giữ mãi trình trạng « bất khả tri » đối với chính trị và quyền hành chăng ? 

Tuy có khó khăn cho công việc khảo cứu này, song với sự khả thể của sức mình, chúng tôi cố gắng học hỏi, tìm tòi để đưa ra những suy tư của mình về mục đích và nguyên nhân của sự hiệu lực quyền hành - hầu hướng đến hành động của các nhóm người được chọn để nắm giữ quyền hành (chánh quyền). Vì với quan niệm này sẽ đưa ra các điều đặc biệt – Và có thế sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn thực tế để đi vào giữa hai thực thể chính trị và quyền hành. Nói như Jurgen Habermas, thì đây là « việc làm thông đạt, activité communicationnelle », được hiểu như là một xã hội thực thể và nền tảng chính trị cho con người. Tiến xa hơn chúng ta có thể nói đến chiều kích của chính trị, cũng như có thể nói đến các chiều kích chính trị của tôn giáo. Nhưng, việc ấy là trạng thái tích cực, hoàn toàn trong ý nghĩa tích cực. Hoặc nữa chúng tôi có thể nói đến một nền triết lý tiến lại gần hơn với chính trị. Và vì sự tiến lại gần này với chính trị mà chúng tôi muốn cống hiến cùng qúy vị cùng người dân Việt Nam những suy tư, suy luận của chúng tôi, hầu mong có được một thể chế chính trị nhân bản cho Quê Hương và Đất Nước dấu yêu. Một nền chính trị nhân bản, để tất cả mọi người dân Việt trong Nước và Hải Ngoại, già hay trẻ, đủ mọi thành phần trong xã hội, đều chung lưng, góp sức, góp tài, góp của để tái thiết và thăng hóa con Rồng Việt tung bay lên cao với thiên hạ, với vũ trụ xinh đẹp này mà Tạo Hóa đã ban cho chúng ta cùng nhân loại sinh sống và sinh tồn. 


III. NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH TRỊ 


Chúng tôi nghĩ rằng khi chúng ta nói đến một xã hội, thì tự nhiên chúng ta nghĩ ngay đến con người. Do thế, trong nên triết học chính trị của Eric Weil (2), ông đã khai triển ý nghĩ này : « Tất cả các xã hội của con người đều thiết tạo nên một cộng đồng việc làm. Xã hội thời nay được xem và hiểu rằng, tự bản chất của xã hội là sự tổ chức để chiến đấu chống lại cái bản chất sự ác, sự thoái hóa của những người lãnh đạo tạo nên cho xã hội (quốc gia) suy vong » (3). Qủa lời nói chí lý và đúng với xã hội hiện thực của Đất Nước Việt dưới sự cai trị « u tối » của tập đoàn phỉ quyền Hà Nội và cái Đảng gian phi Việt cộng. Thế mà có được mấy vị lãnh đạo tôn giáo, tinh thần, tri thức, văn hóa, nói lên tiếng nói hùng hồn tranh đấu chống lại sự ác, sự thoái hóa đạo đức, luân lý, phong tục truyền thống của cha ông, có mấy ai tranh đấu để tiêu trừ các việc nói này, để cho Đất Nước khỏi suy vong khi còn sự hiện hữu của « cái xã hội chủ nghĩa vô loại » cùng bọn phỉ quyền Hà Nội u tối, chúng hại Dân, bán Nước thì tài giỏi hơn thiên hạ. Cũng theo nhà chính trị học này, trong một vài ý nghĩa có tính cách chung thể thì « phương tiện của việc làm, là ngay chính trong tất cả các xã hội quyền lực của thời đại nay. Hay xã hội tân thời là nguyên tắc của tính toán, của vật chất và máy móc tân kỳ » (4). 

Chúng tôi nghĩ xã hội tân thời không phải là hoàn toàn hợp lý như những gì xã hội có. Nhưng trong xã hội đó được chia ra nhiều nhóm, nhiều khuynh hướng và nhiều giai cấp, có nơi còn chia đẳng cấp khác nhau. Cũng chính sự chia ra nhiều nhóm, nhiều khuynh hướng và giai cấp, đẳng cấp này mà nó đẻ ra lắm sự bất công của xã hội. Xã hội tân thời có một lịch sử riêng của nó. Từ lịch sử đó, chúng tôi thấy có một số người cảm thức rằng mình không hài lòng về lịch sử này. Sự không hài lòng đó của một số người nó trở nên như sự chống lại xã hội, và gây ra nhiều luồng ý tưởng khác nhau, nhất là ngày nay xã hội lại càng đa diện và phức tạp hơn nhiều. 

Qủa thực con người hằng bị tương thuộc vào « đời sống xã hội » ấy. Để rồi tự bản chất không giới hạn này, từ đó đã có ngay chính trị trong cái ý nghĩa đặc thù của nó, mà chúng tôi nghĩ trong chiều hướng này đã tạo nên một cộng đồng lịch sử. Cộng đồng đó có đủ khả năng để quyết định cho vận mạng của mình. Theo như triết gia Weil nghĩ, mặc dầu lý do bởi việc « thống trị » của xã hội, song luôn cần thiết có đến các cộng đồng chính trị hay lịch sử. Vả nữa, cộng đồng chính trị luôn có chỗ đứng quan trọng của minh, chính là chỗ vị trí của Nhà Nước (L’Etat). Khi đã gọi là Nhà Nước, thì không làm giảm bớt các cơ cấu nền tảng của một thực thể chính trị. Lý thực Nhà Nước phải hành động do mình. Có nghĩa Nhà Nước hành sự bởi chiều kích của lịch sử phổ quát. Nhà Nuớc không bị giới hạn quyền hành của việc làm, hay bị áp lực, tùng phục vào « Đảng », hoặc nữa bị chi phối bởi quyền lực của một cá nhân nào đàng sau. Như cái kiếu Nhà Nước phỉ quyền Hà Nội, hằng bi chi phối và chịu sự lãnh đạo của « Bộ Tà Trị » và Đảng thổ phỉ của chúng. Do thế, chúng ta hiểu chính trị là việc làm của một hành động phổ quát, có nghĩa của toàn dân chung sức. Qua chính trị, thì mọi việc được dựa theo kinh nghiệm nguyên khởi và phổ quát của chính trị, chớ không phải hành động của một cá nhân hay một nhóm người (đảng phái) đặc quyền độc đoán lãnh đạo mãi như cái Đảng gian phi của Việt cộng làm cho Đất Nước thoái hóa về mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, kỹ thuật. Để rồi trở thành một Quốc Gia lạc hậu, nghèo nàn, và trăm thứ tệ đoan xấu. Thế nên, chúng ta chớ xem chính trị chỉ là hành động của cá nhân hoặc là nhóm người thực thi quyền hành, nhưng nghĩ sâu xa hơn chính trị là hoàn toàn của giống người, của mọi người dân đóng góp. 



Chúng ta nghĩ và hiểu gì về chính trị thuộc về sự phổ quát của toàn dân này, khi mà thực thể chính trị không luôn đạt được trực tiếp sự hành động hoàn mỹ trong sự phổ quát ấy ? Đó là điểm đáng buồn mà chúng tôi nói đến của con người thời xưa cũng như thời nay hằng nghĩ chính trị chỉ do một cá nhân, hay một nhóm người có thực quyền nắm nó, làm giảm bớt đi cái ý nghĩa của chính trị toàn thể và chung thể của giống người. Nói như Aristôt : « con người là hữu thể của xã hội và chính trị ». Theo cảm nghĩ của Weil, thì chính trị của thời đại ta vẫn luôn ở trong trạng thái ý tưởng đáng buồn này, là dành độc quyền cho một cá nhân hoặc đảng phái nào đó cầm quyền Quốc Gia. Để rồi từ đó, thì Nhà Nước còn lại cho ta một ý nghĩa khác. 

Từ ý ấy chúng tôi nghĩ rằng chính trị và Nhà Nước vẫn còn hiện hữu những sự « vụng về » trong các công việc thuộc lãnh vực xã hội : chẳng hạn với bao quyền lợi khác biệt, với các phức tạp của trăm ý muốn con người v.v. Đây chính là sự nan giải của Nhà Nước thời nay, để làm sao dung hòa được sự công chính của mình bằng các nguyên tắc của việc làm, hay bằng hiệu lực của các đề án, bằng các chương trình canh tân xã hội vv. cho có thành qủa. Đó chính là các quan điểm thực tế của xã hội mà Nhà Nước nào cũng phải quan tâm đến cho người dân. Có nghĩa là trong xã hội ắt có nhiều quyền lợi khác nhau, có nhiều việc làm khác biệt, song tựu trung các việc làm và quyền lợi đó phải dung hòa, bình đẳng và công bình, công minh, hầu tạo nên một xã hội bình an, hạnh phúc. Nhờ vậy xã hội tạo nên như cái đầu máy lôi kéo các hành động, các việc làm của cá nhân hay là nhóm người cùng các giai cấp trong xã hội cùng nhau tham dự và xây dựng cho Đất Nước thăng tiến. Thực các quyền lợi cùng các việc làm khác biệt được dung hòa và bình đẳng này, là công việc ý thức và là đối tượng mà Nhà Nước phải nghĩ đến - mặc dầu nó không phải là cái ý thức phổ quát đến mọi quyền lợi của cá nhân. Thế nhưng ít ra nó cũng là sự tương thuộc, hổ tương, và qua các tương thuộc cùng sự hổ tương này mà xã hội ngưòi dân sống, trong xã hội đó tất Nhà Nước thực thi quyền hành của mình cho phải lẻ, cho công bình, công minh, bình đẳng hầu thăng hóa người dân và xã hội. 

Do vậy, việc làm chính trị và Nhà Nước, cùng hành sự cho ý thức này được xem như là của cộng đồng đến từ chính trị phục vụ con người, và qua ý thức này thì đến từ sự can thiệp của Nhà Nước cho các điều chúng tôi đã nói trên, nếu như có ai đi ngược lại. Nói đúng nguyên nghĩa của Nhà Nước, thì Nhà Nước là « người » có bổn phận lo lắng, thu xếp các quyền lợi của mọi người dân, để nâng cao đời sống của họ, và việc làm này có tính cách phổ quát cho toàn dân. Vả nữa, Nhà Nước cũng có nhiệm vụ hợp tác với hết mọi thành phần công dân, để cùng chung xây dựng Đất Nước. Vì Nhà Nước chính là người thực thi nghiêm chỉnh sự công bằng xã hội, hay tái lập sự công bằng, sự an hòa và công minh khi xã hội có tham nhũng, hối lộ, lạm dụng quyền hành, cướp đoạt vv. Hơn nữa, quan niệm về sự công bằng xã hội không chỉ là khái niệm của xã hội, nhưng là một quan niệm hoàn toàn đặc biệt của chính trị, cho người làm chính trị qua mọi thời đại. 

Nói đến đây, cho phép chúng tôi có những lời về trình trạng của Đất Nước Việt Nam ta hiện thực. Qủa là quá đau lòng và xót xa cho Đất Nước dấu yêu ! Vì tập đoàn phỉ quyền Hà Nội và Đảng gian phi Việt cộng của chúng, quá kém hiểu biết ý nghĩa chính trị, việc làm thuộc lãnh vực chính trị và Nhà Nước. Thử hỏi một ông Thủ Tướng một quốc gia gần 90 triệu dân, mà chưa học hết cấp một (tiểu học), một ông Chủ Tịch Nước cũng không khấm khá gì hơn, chưa qua đuợc cấp ba. Đã kém học vấn như thế, đúng ra chịu khó học hỏi với người và với đời, để có thể thăng tiến bản thân và mở rộng kiến thức của mình mà cầm quyền trị Nước cho phải phép, cho Nước phú cường, cho Dân an thái và hạnh phúc mới là người chân thực lo việc Nước, việc Dân. Thế nhưng, chúng không chiu học cái hay, điều đẹp, sự chân thật và đạo lý của giai cấp lãnh đạo. Chúng chỉ chiu hoc cái ác, cái tà đạo và cướp đoạt tài sản của dân chúng và của thiên ha. Chúng chỉ học giỏi gian dối, lừa bịp, chụp mũ, khủng bố, vu khống, giết người, bắt bớ các người đối lập và tranh đấu cho nhân quyền cho dân chủ và tự do báo chí, ngôn luận và tôn giáo.Thế đó, tập đoàn Việt gian cộng sản với cái tham vọng vô đáy, cùng muốn nắm quyền hành, muốn giữ mãi quyền hành trong tay chúng và cho Đảng gian phi của chúng. Do đó, xã hội Việt Nam chúng ta mới bệ rạc : nào bất công, tham nhũng, đói rách và trăm thứ tệ đoan xấu hiện hữu tàn phá luân thường đạo lý của dân tộc Lạc Hồng, làm suy đồi bao thế hệ con dân Việt. Thử hỏi có một xã hội nào Ông Hiệu Trưởng lại rũ rê, dụ dỗ học sinh mình lên giường ăn năm với ông, hoặc thầy giáo tống tính, cưỡng dâm nữ học sinh mình. Duy chỉ có dưới chế độ « cộng hoà xã hội chủ nghĩa » của phỉ quyền Hà Nội. 

Vì vậy, chúng ta thấy trong xã hội thường xảy ra các cuộc cách mạng, các cuộc tranh đấu, các cuộc khởi nghĩa : như cách mạng xã hội, cách mạng kỹ nghệ, văn hoá và chính trị vv., để đánh đổ những người cấm quyền tồi tệ và chế độ phản lại văn minh cùng sự tiến hóa của con người. Tất cả các cuộc cách mạng hay tranh đấu này, được hiểu rằng hoàn toàn thuộc sắc thái chính trị. Có nghĩa là để tái lập lại sự công bình, hay là thể chế chính trị công minh cho toàn dân.

(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét