Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 3)


CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 3)





IV. TỰ NHIÊN-QUYỀN TỰ NHIÊN&QUYỀN TẤT NHIÊN VÀ QUỐC GIA 

Qua chương này chúng tôi muốn bàn đến một luật cùng một quyền tiên khởi, đó là luật cùng quyền tất nhiên, một quyền căn bản của loài người. Do thế, chúng tôi đề nghị chúng ta cùng nhau tìm hiểu về khái niệm của chúng. Hơn nữa, khái niệm về luật tự nhiên cùng quyền này đã chiếm một phần quan trọng trong truyền thống triết học của thời xưa, nhưng vẫn còn thực dụng đối với thời nay. 

4.1. Quyền Tự Nhiên Và Quyền Tất Nhiên Ý Nghĩa Như Thế Nào? 

Quyền tự nhiên cùng quyền tất nhiên và khái niệm của chúng, đây chính là tư tưởng của Triết Gia Platon, được ông nói đến như một người công chính (l’homme juste). Vì theo ông thì sự công chính có trước chính trị (la justice procède donc la politique). Từ đó sự công chính đã thành một phần tư tưởng này của triết gia, và qua đó các tư tưởng này được đưa vào triết học. Vả nữa, theo một quan niệm khác của triết gia Platon, thì công chính có thể sinh ra một phần toàn thể của chính trị. Điển hình những nỗi lo âu bất thường của ông vào sự kết hợp với chính trị, và sự tùng phục của chính trị vào hồn của nó, đây là hình thái xem như các quan năng của tâm hồn tùng phục vào Lời (la manière des facultés de l’âme soumises au Logos). Tuy nhiên, chúng tôi cảm nhận sự xác quyết của Platon về vấn đề sự công chính là ưu tiên hơn cả. Vì đây là một quyền tiền thủ hơn tất cả mọi luật – Có nghĩa là luật bảo giữ những tính cách thực tế hoặc chủ nghĩa thực tế (réalisme). Song chúng tôi thiết tưởng có tính cách hơi thái qúa, và bởi chủ nghĩa thực tế này được xem là sự sống động mạnh mẽ của truyền thống triết học Tây phương. 

Còn chính triết gia Aristôte cũng sử dụng đến ngôn từ tự nhiên này khi ông nói « con người là một hữu thể tự nhiên của xã hội, của chính trị, bởi vì họ nói, họ trao đổi và đối thoại, l’homme est un être naturellement social, politique, parce qu’il parle, échange, dialogue ». Nhất là, con người không bao giờ không nói và không trao đổi, vì thế các xã hội dân chủ thường tôn trọng đến vấn đề « tự do ngôn luận và tự do báo chí, truyền thanh và truyền hình là vậy ». Chỉ trừ các xã hội chủ nghĩa cộng sản chuyên chính, độc tài, độc đoán và loại quân phiệt rừng rú, lạc hậu : như Trung Cộng, Bắc Hàn, Cu Ba, Việt Nam, Lào, Miến Điện vv.,mới bóp chết các quyền tự do nói đây.Do đó, chúng ta thấy ở đây một ý niệm về nói rất hệ trọng được xem là một bản chất dính chặt vào con người một cái quyền nói tất nhiên của họ, mặc dầu triết gia Aristôte đưa ra ý nghĩa hơi khác với triết gia Platon. Tuy nhiên ở đây chúng ta có thể nói là một xã hội tự nhiên và một quyền tự nhiên cùng cái quyền tất nhiên của con nguời (người dân) được nói cái cảm nghĩ của mình với người khác, với quần chúng, có quyền phê bình chỉ trích những sai lầm của chế độ. Bởi thế, là một xã hội văn minh, tiến bộ ắt phải tôn trọng và áp dụng cái quyền tất nhiên này thành phổ quát vào đời sống quân chúng, nhất là cho Đất Nước Việt ta. Chúng ta thấy ở đây là những thực thể cụ thể của lãnh vực chính trị, để rồi từ đó, chúng ta có thể đối chiếu cùng làm tiêu chuẩn cho một xã hội lành mạnh. Hay nói cách khác, là chính trị nhân bản. 

Cũng từ quan niệm này, chúng ta có thể khai triển thêm với nguồn tư tưởng của chủ nghĩa khắc kỷ (stoicisme). Theo họ, thì tất cả con người, mọi tâm hồn tham dự vào một Hồn phổ quát nguyên thủy (Âme universelle primondiale). Chúng ta thấy theo tư tưởng của trường phái này, thì có một vài sự thuộc về thần linh ở đây. Thượng Đế có trước các xã hội loài người và mọi thể chế chính trị, và như ý nghĩ này, được xem là mẫu đối chiếu và tiêu chuẩn cho mọi thứ triết lý hoặc chủ thuyết xã hội và chính trị. Để từ ý đó, Kitô giáo với các thánh Ambroise và Augustin đã đón nhận và chấp nhận tư tưởng nguyên khởi này của chủ nghĩa khắc kỷ. 

Thực thế, qua trong các luồng tư tưỏng và con đường nói này, thì chúng ta cảm nhận có ngay được cộng đồng chính trị, như cộng đồng chính trị đã xuất hiện một cách tự nhiên (có thể hiểu đây là luật tự nhiên hoặc là Luật Tạo Hóa). Luật này như sự bắt buộc, hoặc đã định, bởi cái tự nhiên của con người trước tất cả hành động của mọi người (exigée, ou donnée, par la nature de l’homme, avant tout acte des hommes). Vì thế mà tư tưởng « tài sản chung, bien commun » cũng đóng một vai trò quan trọng ở đây, đuợc xem là cứu cánh đã được ghi khắc thành cái quyền, hầu tất định cho sự quân bình của luật tự nhiên của nó. Đó là điểm chúng tôi muốn lưu ý cho chúng ta trong truyền thống giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về chính trị. Hơn thế nữa, chúng ta rõ luồng tư tuởng và truyền thống về quyền tự nhiên và quyền tất nhiên cùng tài sản chung này đã kéo dài cho đến thế kỷ thứ XVIII, và ngay cả nữa bán thế kỷ XIX, như một dấu chỉ đặc biệt trong tư tưởng cùng đời sống của mọi người Tây Phương. 

4. 2. Luân Lý Và Chính Trị 

Để trả lời cho những vấn nạn, cho những nhũng loạn, cho những cảnh thối nát, cho trăm mối tệ đoan xấu, cho sự suy đồi của xã hội Việt Nam ta hiện thực : từ đó phải chăng chúng ta nghĩ chính trị phải tùy thuộc vào giá trị luân lý ? Nhất là, bởi sự tự do nói ở đây vốn sẵn cái thực thể của luân lý.Thế nên, chúng ta hiểu tự do ở đây là sự ý thức của mình, tự do không là ý hoàn toàn làm nguợc lại lương tâm và đạo đức. Hay là tự do là một việc hành động tự do như ý muốn tự do (libre arbitre). Chỉ có tập đoàn phỉ quyền Hà Nội và Đảng gian phi của chúng, là những người thất học, kém văn hoá, thì luôn làm càn, muốn làm theo ý muốn « độc đoán và độc quyền tự do » của chúng. Chúng hành động tự do cướp đoạt tài sản của dân, ngang nhiên muốn bắt ai bỏ tù thì bắt : chúng chỉ cần chụp mũ mấy chữ « phản động, chống phá nhà nuớc xã hội chủ nghĩa, thế lực thù địch, âm mưu diễn biến hoà bình » hay chống lại Đảng gian phi và phỉ quyền Hà Nội, thì chúng tha hồ tàn sát dân lành và những người đối lập. Tuy nhiên, lý thực để hiểu tự do như một kim chỉ nam, giúp và chỉ cho ta đi đúng đường, đúng phương hướng. Tại sao? Bởi vì chính sự tự do đó, và hữu thể tự do ấy (l’être libre) như một danh từ, một định hạn, có giới hạn của việc thực thi tự do của con người. Nhất là, sự tự do có khỏang cách của việc làm tự do. Do sự kiện này, thì sự tự do mời gọi con người, mời gọi mỗi người chúng ta đến việc tạo nên một sự hiện hữu của luân lý cùng đạo đức và lương tâm con người. 

Chúng tôi nghĩ con người không thể tự do hành động các điều mình muốn như ý, nếu như không có các mẫu mực luân lý làm giá trị, quy tắc cho hành động của mình, thì xã hội chỉ có loạn, và bất ổn triền miên. Do thế, luân lý như là tiêu chuẩn để giúp con người và Nhà Nước tránh được các lầm lẫn chủ quan, của độc đoán, của độc tài, của thú tính. Qủa khi người ta tôn trọng đến các mẫu mực của luân lý, được xem là tiếng nói của lương tâm, hầu bảo giữ cho người dân đuợc an thái và quốc gia được yên hàn. Chúng ta rõ luân lý được xem là các nhân đức cao cả của con người. Đẹp hơn, chúng ta có thể nói luân lý ở đây là một sự thẩm mỹ hoá (une esthétisation) của chính trị, mà con người cần phải có nó như một việc thiết yếu để cho cộng đồng nhân loại hiện hữu vui sống, cùng hạnh phúc trong thể chế chính trị nhân bản và đạo đức. 

Do đó, chúng tôi nghĩ trong thể chế chính trị phải có luân lý, như chúng tôi đã nói ở trên luân lý là sự thẩm mỹ hóa của con người. Thiếu luân lý trong chính trị và hành động, thì dẫu thể chế chính trị nào đi nữa, nó cũng trở nên một loại chính trị vô luân, phi đạo đức, và dễ dẫn đến hạ cấp, hạ phẩm giá con người kém hơn cả loại thú : người bóc lột người, người cướp của người, người giết người, người ăn thịt người như dưới chế độ Trung Cộng, người bỏ tù người một cách tự tiện, tùy ý như phỉ quyền Hà Nội vv. Điển hình là các Nuớc cộng sản, quân phiệt, chuyên chính độc tài như Trung Cộng, Việt Nan, Bắc Hàn, Cu Ba, Miến Điện, Lào vv. 

4.3. Tương Quan Căn Bản Của Việc Tương Kính Lẫn Nhau Theo Quyền Tự Nhiên 

Chúng tôi nghĩ trong chiều hướng tốt đẹp mà chúng tôi đã nói qua về luân lý trong lãnh vực chính trị. Nay ở đây chúng tôi muốn nói đến sự tùng phục của chính trị vào luân lý, cũng thế, luân lý đó được xem như một quyền tự nhiên - Giải rộng nghĩa hơn, có nghĩa đây là một sự tương quan kính trọng lẫn nhau giữa con người với nhau. Sự tương quan kính trọng đó, phải đặt trước các sự tương quan khác của mình. Thực vậy, sự tương quan này được nhận ra như một định đề, truớc khi nhận ra nó như một sự thực hành. Có nghĩa sự tương quan kính trọng đó tác động như nguồn gốc của sự nhận ra trong bản chất tất nhiên của tự do, là tôi phải kính trọng tha nhân, nó cũng tác động trong sự kiện mà tự do đó là chiều hướng không thể tuyệt đối. Có nghĩa sự tự do đó có khoảng cách với chính mình, bởi sự tự do của tôi không thể vi phạm vào sự tự do của người khác. Tôi có tự do, thì người khác cũng có tự do. Tôi không muốn ai làm cho tôi những điều ác, điều xấu, thì tại sao tôi lại làm điều đó cho người khác ? Do từ ý nghĩa này, tôi muốn người khác kính trọng tôi, tất tôi phải biết kính trọng tha nhân. Đây là ý nghĩa của sự tương quan kính trọng lẫn nhau mà trong đời sống chính trị và việc làm chính trị phải có, và thể hiện ra cung cách sống thực tiễn với mọi người, với toàn dân. 

Cũng thế, từ ý nghĩ này mà người ta nói quyền tự nhiên như một tiềm năng hoặc tất định. Có nghĩa luật đó đưa ra sự hội tụ của các tự do, hay là trong quyền tất định này đã có sự hội tụ. Chúng ta biết trong quyền tất định cụ thể đó là sự chân thật, và càng không phải là sự bất ngờ không chắc. Bởi hữu thể của con người được xuất hiện trong nền tảng luôn hướng về kẻ khác, có nghĩa là sự lưu tâm đến tha nhân mà người ta gọi là đó là luật tự nhiên (không cần đến xã hội). Như thế, quyền tự nhiên là quyền không có nó, thì người ta không thể tưởng ra được một con người tự do gặp gỡ được một con người tự do khác. 

Để nhận ra sự tự do ở đây, thì được xem là một « khế ước », hầu mọi người nhìn nhận nó là nền tảng của sự sống tương kính lẫn nhau của các sự tự do đến ngay từ sự tự do này của con người : có nghĩa là chúng ta kính trọng sự tự do của nhau mà mọi người đều có thể sử dụng nó, và xem tự do là một điều kiện tất yếu của con người. Theo triết gia Lock, ông là người có cảm nghĩ rất đẹp về luật tự nhiên này. Qủa thật quyền tự nhiên được xem là một triết lý của triết lý sống của người xưa. 

Còn theo triết gia Hegel, thì ông bộc lộ tư tưởng dung hòa của quyền tự nhiên với ý muốn tự do (volonté libre) mà nhiều người nghĩ lầm : phải chăng ông không suy diễn về quyền tự nhiên, để đưa nó vào việc xây dựng các xã hội và chính trị bắt đấu từ ý muốn tự do? Thực ra, ông là triết gia của quyền tự nhiên, tuy nhiên triết gia lại nói đến ý muốn tự do này. Như thế chúng tôi nghĩ đây là cái việc « đạo đức chủ quan » đến cái « đạo đức khánh quan ». Chúng ta hiểu ở đây là gia đình và các thể chế cần thiết, hoặc là kinh tế và Nhà Nước nằm trong những nguyên tắc của triết lý về luật của triết gia. Chúng tôi xin trích lại đôi giòng tư tưởng của ông sau đây : « sự thiện, là bản chất phổ quát của sự tự do, nhưng vẫn còn dưới một hình thể trừu tượng, được định danh bằng các xác định và một nguyên lý của sự xác thực tự do này, do đó sự thiện được đồng hóa vào chính mình nó (sự tự do) » (5). Chúng tôi hiểu rằng nguyên tắc của sự xác định này được bộc lộ vào sự đồng hóa của sự tự do, đây là tâm điểm của tất cả triết lý cùng luân lý và chính trị của triết gia Hegel. Chúng ta biết với sự đạo đức khách quan (la moralité objective), thì Hegel tiến xa hơn một bước, đó là ý niệm tự do đã trở nên một thế giới thực (le concep de liberté est devenu un monde réel). Do thế, người ta có thể nghĩ sự dự định của sự tự do trở thành hiện thực. Cũng theo ông nghĩ thì « các luật lệ và các định chế hoặc thể chế không phải là vài sự việc của chủ quan, nhưng chúng được tiếp nhận là nhân chứng của các giá trị tinh thần của mình, xem thể như chúng có được cái bản tính đặc thù của mình (…) Đây là lý thuyềt mạch lạc và vốn sẵn của các bổn phận, chỉ có thể khai triển các tương quan đó do kết qủa tất yếu của ý tưởng tự do, và sự hiện hữu bởi các sự kiện đi theo » (6). Do vậy, chúng tôi nghĩ rằng Nhà Nước « là thực thể trong hành động của bản chất ý muốn », và đồng thời là « thực thể bằng hành vi của sự tự do cụ thể, réalité en acte de la liberté concrete » (7). 

Thế đó tất cả các điều nói trên là theo ý tưởng của Hegel, phát xuất từ ý muốn tự do ; và nó nói lên sự hàm xúc của ý nghĩa này, tuy nhiên theo ông nghĩ đây là sự tương đương của quyền tự nhiên. Để rồi nhờ đó mà triết gia Hegel đã trình bày một cách xác minh sự hiện thực của quyền tự nhiên. 

Chúng tôi nghĩ rắng có thể sự sai lầm nếu như người ta xem sự kiện quyền tự nhiên như một quyền thực nghiệm - Và quyền ấy được áp dụng như một thực thể. Tuy thế, chúng ta có thể nghĩ rằng qủa là khó khăn hầu tạo ra được cái cụ thể tự nội tại của quyền tự nhiên làm căn bản cho thể chế chính trị ; mặc dầu quyền tự nhiên là một lý lẽ đương nhiên của ý muốn tự do. Song nhiên chúng tôi muốn trình bày ở đây cùng chúng ta sự tất yếu của quyền tự nhiên cũng như sự thiết yếu của sự tự do, được xem là nền tảng của các thể chế chính trị phải có, và thực thi việc này cho con người, cho toàn dân. Vả nữa, quyền tự nhiên hay sự tự do, liên quan đến quyền căn bản mà chúng ta gọi là Nhân Quyền, Les Droits De L’Homme, Human Rights. 

Bà Eleanor Roosevelt, Chủ tịch Cao ủy Nhân quyền LHQ với Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền bằng tiếng Tây Ban Nha.

Nhân quyền được xem là « những quyền tự nhiên, bất khả di nhượng và thần thiêng, les droits naturels, inaliénables et sacrés » mà mọi người hoặc các thể chế chính trị phải tôn trọng như đã được tuyên bố công khai trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Công Dân vào ngày 26 tháng 8 năm 1789, Déclaration Des Droits De L’Homme et Du Citoyen du 26 Aout 1789. Đây là Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền nói lên các cảm nghĩ về cái quyền làm người của người dân vào thời đó, tuy chưa được hoàn hảo lắm hấu nói lên cái quyền tất nhiên của con người. Vì Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Công Dân này nói đến các quyền lợi hơn là các bổn phận của con người, của người dân. Tuy nhiên, đây cũng chưa hẳn là ý kiến chung của mọi người, để rồi với thời gian, thì các Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền về sau được bổ túc thêm cho hoàn mỹ, hầu cho các phần tử là thành phần của xã hội hiểu rõ hơn các quyền lợi và bổn phận của mình. 

Do đó, sự hổ tương này giúp tạo thêm cho các thể chế chính trị được cụ thể các chính sách của mình, và hiệu nghiệm hơn khi dựa vào các Bản Tuyên Ngôn Nhần Quyền mà thực thi cho con người, cho người dân. Nhất là Đất Nước Việt dấu yêu của chúng ta càng khẩn thiết và cấp bách hơn hết, việc thực thi hóa và áp dụng những quyền tất nhiên này vào đời sống của dân chúng. Nhưng làm sao để thực hiện điều này đây ? Qủa thực chỉ có một phương sách là chúng ta nỗ lực tranh đấu hết mình, mới sớm giải thể đuợc chế độ phi nhân, vô luân của tập đoàn phỉ quyền Hà Nội, hầu giải thoát cho đồng bào là cha ông, chú bac, cô cậu dì, anh chị em, con cháu của chúng ta khỏi gông cùm của những tên Việt gian cộng sản bán Nước, bán dân làm nô lệ cho người. Để từ đó, dân Việt có thể hít thở được các thứ tự do và quyền làm người đúng nhân phẩm của mình.

(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét