Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Sứ điệp Hòa bình và Quê hương yêu dấu



Nhân dịp Ngày Hoà Bình Thế Giới lần thứ 46 ngày 01.01.2013, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 gởi đến chúng ta Sứ điệp có chủ đề ‘Phúc cho những ai kiến tạo hòa bình’. Người viết : 

Năm mới luôn mang lại cho chúng ta niềm hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn. Nguyện cầu Thiên Chúa ban cho chúng ta sự hoà thuận và bình an để những khao khát của chúng ta về một đời sống hạnh phúc và thịnh vượng có thể được thành tựu. Công đồng Vatican II gần 50 năm qua giúp chúng ta đào sâu sứ mạng Giáo hội trong thế giới, và là Kitô hữu, Dân Chúa bước theo Người sống giữa lòng thế giới, dấn thân vào lịch sử để chia sẻ vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng, khi chúng ta công bố ơn cứu độ Đức Kitô và thăng tiến hòa bình cho nhân loại.

Sự toàn cầu hoá có những khía cạnh tích cực và tiêu cực, với những xung đột bạo lực và những đe doạ của chiến tranh, sự bất bình đẳng giữa giàu và nghèo, khủng bố và tội ác quốc tế,… Thực tế, vẫn có rất nhiều người xây dựng hòa bình vì nỗi ước mong hòa bình là khát vọng nền tảng, liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi nơi sự phát triển của cộng đồng và xã hội, vốn cũng là một thành phần trong kế hoạch của Thiên Chúa dành cho con người. Những thao thức này thúc đẩy Đức Thánh Cha chọn chủ đề Sứ điệp năm nay từ những lời của Đức Giêsu: ‘Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa’ (Mt 5,9). 

Đức Kitô khai mạc sứ vụ bằng ‘Bài giảng trên núi’ hay ‘Tám mối phúc’. Trong truyền thống Kinh Thánh, đó là những tin tốt lành, một ‘Tin Mừng’, chóp đỉnh của một lời hứa. Đây không chỉ là những khích lệ về mặt luân lý, cổ võ chúng ta tuân giữ để thấy trước những phần thưởng hay những vị thế hạnh phúc trong tương lai. Trong con mắt thế gian, những người tin tưởng vào Thiên Chúa như thế thường bị xem là kẻ khờ khạo và xa rời thực tế. Tuy nhiên, Đức Giêsu nói cho họ rằng, không chỉ ở đời sau nhưng ngay tại đời này, họ sẽ khám phá ra mình là con cái Thiên Chúa, và rằng Thiên Chúa đã, đang và sẽ mãi ở bên cạnh họ. Chúng ta cần biết mình không lẻ loi, bởi vì Thiên Chúa là đồng minh với những con người dấn thân cho chân lý, công bình và bác ái. 

Mối phúc Đức Giêsu nói cho chúng ta biết hòa bình là một món quà của Đấng Mesia nhưng đồng thời cũng là hoa trái phát sinh từ những nỗ lực của con người. Thực vậy, hòa bình giả thiết về sự mở ra của con người đối với siêu việt. Nó là hoa trái của một món quà hỗ tương, một sự phong phú mang tính hai mặt. Nhờ vào quà tặng này, một quà tặng có nguồn cội nơi Thiên Chúa, chúng ta có thể sống với và sống cho người khác. Nền đạo đức của hòa bình là đạo đức của tình liên đới và chia sẻ. Điều tuyệt đối cần thiết là những nền văn hoá chúng ta trong thời nay cần vượt qua những hình thức nhân loại học và đạo đức dựa trên những giả định vốn chỉ mang tính chủ quan và thực dụng, nơi đó mối tương đồng tồn tại được gợi hứng bởi các tiểu chuẩn về quyền lực và ích lợi, phương tiện trở thành cùng đích chứ không phải ngược lại, văn hóa và giáo dục chỉ đơn thuần tập trung vào thiết bị, kỹ thuật và hiệu quả.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: « Điều kiện cần thiết để có hòa bình là sự xóa bỏ chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối và của một giả định về nền luân lý hoàn toàn tự trị vốn không thừa nhận luật luân lý tự nhiên, được Thiên Chúa ghi khắc trong lương tâm mỗi người nam và người nữ. Hòa bình cần được xây dựng trên sự đồng hiện diện của những thuật ngữ lý trí cũng như luận lý, được đặt nền tảng trên những tiêu chuẩn vốn không phải do con người tạo nên, nhưng đúng hơn là do Thiên Chúa. Thánh Vịnh 29 (câu 11) nói rằng: Xin Gia-vê ban uy lực cho dân Người, Gia-vê chúc lành cho dân Người bình an ». 

Thành tựu hòa bình phụ thuộc trước hết vào việc chúng ta nhận ra, nơi Thiên Chúa, chúng ta là một gia đình nhân loại. Gia đình này được cấu trúc bởi các mối tương quan liên vị và các thể chế vốn được hỗ trợ và được làm sống động bởi cộng đồng ‘chúng ta’, đòi hỏi một trật tự luân lý hợp với chân lý và công bình, các quyền hỗ tương và các nghĩa vụ tương ứng được chân thành nhận. Hòa bình là một trật tự được sống động và hòa hợp bởi đức ái, trong đó chúng ta sẽ cảm thấy nhu cầu tha nhân cũng là của chính mình và chia sẻ thiện ích với tha nhân và lao tác cho thế giới một sự hiệp thông lớn hơn về những giá trị tinh thần. Hòa bình là một giá trị đạt được trong tự do, tức phù hợp với phẩm giá con người, với bản chất của mình như là những hữu thể có lý trí, con người chịu trách nhiệm cho hành động mình.

Con đường đạt đến thiện ích chung và hòa bình trên hết cần phải tôn trọng phẩm giá con người trong mọi chiều kích, từ khi thụ thai, thông qua sự phát triển, cho đến cái chết tự nhiên. Người kiến tạo hòa bình đích thực là người yêu mến, bảo vệ và thăng tiến sự sống con người trong sự toàn vẹn của nó, cá nhân, cộng đoàn và siêu việt. Để kiến tạo hòa bình, các hệ thống pháp luật phải công nhận quyền sử dụng nguyên tắc phản kháng lương tâm trước những luật lệ và biện pháp của chính quyền chống lại phẩm giá con người như phá thai và làm cho chết êm dịu.

Gia đình là cái nôi của sự sống để con người sống trong an bình hạnh phúc, nên gia đình cần được kiến tạo và thăng tiến hòa bình, để từ mỗi gia đình cá thể đi đến đại gia đình nhân loại. Cần phải nhìn nhận và thăng tiến cơ cấu tự nhiên của gia đình, là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Ngoài ra, xã hội phải tôn trọng quyền bình đẳng lao động và nghề nghiệp. Phẩm giá con người và các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội, đòi hỏi chúng ta tiếp tục ‘ưu tiên mục tiêu tạo ra việc làm ổn định cho mọi người’ bằng phải có cái nhìn mới về lao động, dựa trên những nguyên tắc đạo đức và những giá trị tinh thần, xem khái niệm lao động là một thiện ích cơ bản đối với cá nhân, gia đình và xã hội. 

Để có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính hiện nay đang đưa đến sự bất bình đẳng ngày càng lớn hơn, chúng ta cần có những con người, nhóm người và các thể chế thăng tiến sự sống, cổ võ cho sự sáng tạo của con người. Vì bên cạnh những khả năng tri thức và nghề nghiệp, sự phát triển kinh tế nhân bản đích thực và sống động còn cần là nguyên tắc và ý nghĩa của quà tặng được biểu lộ như tình huynh đệ. Cụ thể, trong lĩnh vực kinh tế, người kiến tạo hòa bình là người thiết lập nên mối dây công bình và tương trợ lẫn nhau nơi các công ty, công nhân, khách hàng và người tiêu thụ. Họ dấn thân vào hoạt động kinh tế vì thiện ích chung.

Đức Thánh Cha mạnh mẽ xác nhận rằng những người kiến tạo hòa bình được mời gọi để nuôi dưỡng một lòng khao khát dành cho thiện ích chung của gia đình và công bình xã hội đồng thời dấn thân một cách hiệu quả vào lãnh vực giáo dục xã hội. Vai trò gia đình tiên quyết vì là tế bào nền tảng của xã hội theo quan điểm nhân khẩu học, đạo đức, kinh tế, giáo dục và văn hóa. Ơn gọi tự nhiên gia đình là thăng tiến đời sống: Gia đình đồng hành với mỗi cá nhân cho đến khi họ trưởng thành và khuyến khích một sự phát triển hỗ tương và phong phú ngang qua sự chăm sóc và sẻ chia. Các cộng đoàn tôn giáo cũng góp phần cách thế đặc biệt trong nhiệm vụ giáo dục hòa bình. Giáo hội chia sẻ trách nhiệm này qua sứ mạng Tân Phúc Âm Hóa, đặt trọng tâm vào trong việc hoán cải để đến với chân lý và tình yêu Đức Kitô và, kết quả là sẽ dẫn đến một cuộc tái sinh về luân lý và thiêng liêng nơi các cá nhân và cộng đoàn xã hội. Các thể chế giáo dục và văn hóa cũng như các học đường (từ mầm non đến đại học) mang trọng trách của sứ mạng đặc biệt về giáo dục hòa bình.

Khoa sư phạm về hòa bình đòi hỏi một đời sống nội tâm phong phú, những quan điểm luân lý rõ ràng và giá trị và những thái độ và lối sống thích hợp. Những hoạt động kiến tạo hòa bình thường kéo theo những thành tựu về Công Ích; những hoạt động này tạo ra những lợi ích cho hòa bình và dưỡng nuôi nó. Những suy nghĩ, lời nói và cử chỉ hòa bình thường tạo ra một tâm thức và một nền văn hóa hòa bình cùng với một bầu khí tôn trọng, yêu thương và thân ái.

Hồi tưởng về Quê Hương yêu dấu.

Sau khi Quốc Trưởng Bảo Đại trao cử vào chức vụ Thủ tướng toàn quyền dân sự và quân sự để có thể đối phó với tình hình cực kỳ khó khăn lúc ấy, ngày 26.06.1954, ông Ngô Đình Diệm trở về Sài gòn, cùng với hoàng thân Bửu Lộc, Thủ tướng xuất nhiệm, để bàn giao quyền hành.

Chánh phủ Bửu Lộc chỉ giao dinh Gia long và với năm bảy chiếc xe cũ kỹ, với một tiểu đội cảnh sát canh gác. Ông Diệm đi Hà nội để xem xét tình hình và mời chánh khách miền Bắc tham gia chính phủ. Nội các được trình diện quốc dân đồng bào ngày 07.07.1954. Trong đó, ông Diệm là Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng và Nội vụ. Tuy nhiên, ông không có trong tay Quân đội (Tướng Nguyễn văn Hinh, Tham mưu trưởng, nắm giữ) và Công an Cảnh sát do Bình Xuyên chỉ huy.

Ngày 20.07.1954, Hiệp định Genèvre đình chỉ chiến sự tại Việt Nam được ký bởi đại diện của hai lực lượng quân sự là Thiếu tướng Delteil (Pháp) và Tạ Quang Bửu (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) có nội dung chính như sau : Ngừng bắn trên toàn chiến trường Đông Dương ; chia đôi Việt Nam tại Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 và dân chúng được tự do đi lại giữa 2 miền trong 300 ngày. Dù bị cộng sản dùng mọi cách để chận đứng đồng bào vào Nam, trên 800 ngàn người cũng đã di cư vào Miền Nam.

Bằng những biện pháp thật Hoà bình nhưng cương quyết để tái lập Độc Lập cho Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phải tiến hành thu Chủ Quyền cho Tổ quốc : Tiếp thu Dinh Norodom (nơi Cao ủy Pháp đại diện chính phủ Pháp ngự để ‘cai trị’ vùng đất thuộc địa), độc lập về tài chính từ ngày 02.01.1955 và ngoại giao từ 20.06.1955, khi Cao ủy Pháp Paul Ély mãn nhiệm và về Pháp, Thủ tướng Diệm yêu cầu Pháp chỉ cử Đại sứ và phải được Việt Nam chấp nhận trước. Quân nhân Pháp cuối cùng rời lãnh thổ Việt Nam ngày 28.04.1956.

Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng việc dành quyền tư lệnh Quân đội vẫn trong Hòa bình. Rất tiếc, chỉ việc nắm lại quyền chỉ huy Cảnh sát và đóng cửa sòng bạc Đại Thế Giới và khu mãi dâm tại Bình khang của ông Lê văn Viễn (Bảy Viễn), cầm đầu Bình Xuyên, một nhóm võ trang. Do đó, họ đã pháo kích vào Dinh Độc lập và Bộ Tổng Tham mưu Quâân đội và Quân đội đã phản công và tiêu điệt nhóm này. Các giáo phái Cao đài và Hòa hảo (chống cộng sản vô thần) lần lượt về hợp tác với Chánh phủ. Trong lúc phải đối phó thành công với bao khó khăn đó, chánh phủ Ngô Đình Diệm còn phải xúc tiến việc tiếp nhận và định cư đồng bào di cư từ miền Bắc. Chánh phủ và đồng bào cùng nổ lực khai khẩn đất hoang để biến những nơi đây thành những nơi phát triển trù phú, gia đình sống trong hạnh phúc. Quyền sở hữu đất đai được cấp phát và tôn trọng. 

Trước những thành quả đó, ngày 29.04.1955, đại diện 18 chánh đảng và đoàn thể cùng 34 nhân sĩ ký tên Kiến nghị Truất phế Quốc trưởng Bảo Đại. Nghe đến ‘Truất phế Quốc trưởng Bảo Đại’, mặt ông Diệm biến sắc, lặng người, rồi cố gắng lấy lại bình tỉnh và nói : « Xin quí ngài cho tôi… có thời giờ suy nghĩ kỹ về vấn đề trọng đại nầy! Xin cám ơn quí ngài! ». Ngày 23.10.1955, qua Trưng cầu dân ý, cử tri ‘truất phế Bảo Đại và chọn ông Ngô Đình Diệm như Tổng thống để thành lập chế độ cộng hòa’ và ngày 26.10.1955, ông Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nền Cộng hòa Việt Nam và trở thành Tổng thống. Quốc hội Lập Hiến thông qua Hiến pháp và được Tổng thống ban hành ngày 26.10.1955. Từ đó, người đân Việt Nam Cộng hòa được sống trong những năm Hỏa bình…

Chính sách mở rộng đất canh tác qua kế hoạch Dinh điền chủ yếu chú trọng đến Cao nguyên Trung phần và khu vực Phước Long với 90 trung tâm phát triển ruộng đất được thành lập nhằm đưa dân từ miền duyên hải lên lập nghiệp. Từ năm 1957 đến 1961, chính phủ đã định cư 210.000 người từ miền xuôi lên và khai hoang 89.000 hecta đất rừng. Ngày 22.10.1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành Dụ số 57 quy định chủ điền chỉ được giữ tối đa là 100 ha, trong đó 30 ha phải trực canh và 70 ha còn lại có thể cho tá điền thuê theo quy chế tá canh. Diện tích quá 100 ha luật định phải bán lại cho người không có đất. Chính phủ bồi thường số đất bị truất hữu (tước quyền sở hữu) cho chủ điền bằng 10% tiền mặt và 90% công trái phiếu hạn 12 năm. Tá điền có quyền mua trả góp đất của chính phủ với giá tiền chính phủ bồi thường chủ điền. Vốn và lãi trả trong vòng 12 năm với lãi suất 3%/năm. Diện tích đất tối đa một người nông dân được mua là 5 ha.

(Còn tiếp)
Hà Minh Thảo

0 nhận xét:

Đăng nhận xét