Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 5)

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 5)



4.6. Giai Cấp Và Chủng Tộc 


Qua phần này, chúng tôi nghĩ đến việc hữu ích của sự khảo luận về hiện tượng và hiện thực của giai cấp và chủng tộc, hầu cho chúng ta có cái nhìn phổ quát cùng lưu ý đến các sự kiện thực đã xảy ra mà người ta đã tạo thành nền tảng chính trị, và xem đó như là cộng đồng chính trị có tiếng nói.Thực đây chính là điều người ta bắt đầu có nỗi lo sợ các sự khác biệt nhau về ý nghĩa chính trị. Nói như giáo sư chính trị học Claude Lefort thì có một sự đầu độc một cách độc đoán (của người cộng sản) để trình bày các tư tưởng của việc đồng hóa vào một xã hội đại đồng, việc đó báo trước cho việc dẫn đến sự độc tài » (15). Sự độc tài, thì với từ ngữ này có tính cách lịch sử, được xem là sự việc đó đã có rồi. Nhưng đặc biệt hơn từ ngữ độc tài này muốn nói đến các thể chế chính trị độc tài, nhất là các thể chế độc tài chuyên chế sắt máu, khát máu như cộng sản. 

Ở đây chúng tôi xin luợc dẫn lại đôi lời cảm nghĩ của giáo sư Lefort về thế giới của người cộng sản : Chúng ta thấy hình ảnh của người dân lành bị những tay « phù thủy » ru ngủ về một giấc mơ của thế giới đại đồng của giai cấp vô sản. Các tay phù thủy cộng sản này đã định nghĩa lại ý nghĩa quốc gia, cũng như ý nghĩa cho chủng tộc. Riêng chúng ta sẽ từ chối loại định nghĩa méo mó và thiếu tính chất khoa học thực nghiệm. Còn chủ nghĩa cộng sản và phát-xít (fascisme) thì họ không cho mình nhầm lẫn chuyện này. Tuy nhiên nhìn vào thực tế thì các xí nghiệp lớn của tư nhân đã bị họ đánh đỗ. Họ viện cớ này hay viện cớ khác để dẹp tan hết, và truất đi quyền tư hữu của người dân, Thực ra, thì người cộng sản muốn thu tóm lại tất cả, để tạo nên một quyền hành có bản chất hiện thực, hầu dẫn đến trong qũy đạo chuyên chế của họ. Người cộng sản muốn phủ nhận các giai cấp xã hội dưới mọi hình thái của nó. Họ ôm ấp một giấc mơ không tưởng để thực hiện lại một xã hội đại đồng (16). Thế nhưng chúng tôi thấy người cộng sản muốn xóa bỏ giai cấp, song họ lại tạo ra một giai cấp thống trị khác, rất chuyên chế, độc tài, đặc quyền và đặc lợi gấp ngàn lần hơn các xã hội tư bản tự do. 

Chúng tôi cảm nhận rằng giáo sư Lefort đã cố gằng làm nỗi bật sự khác biệt và các xảo thuật của người cộng sản « đánh lận con bài, tráo trở trắng thay đen » với quần chúng trong các xã hội nghèo khổ bị đô hộ. Cộng sản cho quần chúng này uống viên thuốc đắng bọc đường cho một tiến trình của thế chế dân chủ theo người cộng sản.Tội nghiệp người nông dân thật thà, anh công nhân thợ thuyền chất phác, đơn sơ nghe những luận điệu « Nhân Dân làm chủ, Nhà Nước quản lý, Đảng lãnh đạo » tuởng như mình này đã làm chủ nhà máy, ruộng vườn rồi. Nhưng biết đâu lối xảo ngôn chơi chữ của cộng sản qúa tinh quái đánh lừa lòng chất phát của anh nông dân, chú thợ máy, chị thợ may vv..Để khi các anh chị bừng mắt dậy, nghĩ minh dại dột, khờ khạo bao năm hổ trợ, che dấu, và tiêp tế và theo Việt cộng thì chuyện đã rồi, vì chúng đã gài tất cả vào rọ như con cá ham mồi ăn đã vào rọ và lừ hết đường thoát thân. 

Bởi theo người cộng sãn, thì kẻ thù là đối tượng tiên khởi, sau là giai cấp hoặc chủng tộc của nhân dân, mà theo người cộng sản phải loại trừ tất cả. Giáo sư cũng lưu ý chúng ta đến sự lôi cuốn ma quái và hấp lực do các quan niệm cổ võ, bênh vực cho chủ thuyết cộng sản, hay biện minh cho các việc làm của người cộng sản của một số các triết gia hoặc những người đầu cơ chính trị, đầu cơ danh vọng. Thường thì các triết gia luôn bị lôi cuốn cùng mê hoặc do cái tính cách cộng sản hoá này (như mọi của cải là của chung). Điển hình là các triết gia Phương Tây là Jean Paul Satre, Marcuse v.v. Việt Nam ta có Trần Đình Thảo, Lý Chánh Trung, Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh, Vương Đinh Bích, Thích Trí Quang, Thích Nhất Hạnh mà có thời người Việt Nam chúng ta gọi các ông là trí thức ba phải và triết ngủ hay triết gà gật. Chính vi một số triết gia và trí thức « gà gật » này theo cộng, bênh vực và lý luận cho chúng, đã tạo thêm lý do cho người cộng sản có « hấp lực, lôi cuốn giới trí thức và lớp trẻ, và lôi cuốn bao lớp người theo cộng » (17).Còn một loại đầu cơ chính trị, đầu cơ danh vọng, tham vọng như Nguyễn Khắc Viện, Thuợng Tọa Thích Trí Quang, Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh, Trương Bá Cần và Trịnh Công Sơn cùng Lý Chánh Trung vv. Những con người này theo cộng và nhờ công lao quấy phá Miền Nam của họ, giúp cho phỉ quyền Hà Nội một phần thành đạt trong việc cưỡng chiếm Miền Nam thân yêu chúng ta. 

Chúng tôi cảm phục và cám ơn tính ngay thẳng lòng can đảm của giáo sư Lefort, đã vạch trần cùng đưa ra các hình ảnh hèn hạ và khiếp nhược của các tay triết gia cúi mặt như Heidergger và Sartre, hầu cho thiên hạ và chúng ta thấy rõ bộ mặt thật của các ông trí thức và triết gia này hơn. Theo giáo sư Lefort nghĩ thì đây không phải là tùng phục vào một chánh quyền uy tín, nhưng họ lại bênh vực và nhập vào một chánh quyền độc tài quốc xã phát-xít cùng cộng sản để hảm hại con người và nhân loại, tệ hại hơn nữa họ lại liên minh với cái chủ nghĩa cộng sản, cha đẻ ra tội ác (18), để giết hại cả trăm triệu dân lành vô tội. 

Thêm nữa, bên cạnh các triết gia đã nói trên đây, chúng tôi xin đuợc phép viện ra lịch sử của một nhà xã hội học thời danh, đó là Max Weber. Chính ông những năm về sau này, ông cũng bị lôi cuốn vào một thứ lý tưởng « không tưởng » hầu tạo ra một thứ chính quyền uy tín có hấp lực, song ông đã thất vọng não nề cho sự « ảo vọng » của mình. Vì xã hội mà ông muốn ước mơ và lý do hóa đó, nó hoàn toàn nhốt kín con người trong một nhà tù sắt (cave d’acier)! Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ cho dẫu có các việc làm « khờ khạo » này của các ông triết gia gàn dỡ và các nhà xã hội học viễn vông, mơ tưởng xây dựng một « thiên đường » cộng sản ở trần thế, thì các ông đã vỡ mộng. Thiên đường đâu không thấy, chỉ là địa ngục trần gian. Đúng như câu nói « tiên tri » của Satre khi nói « l’autre c’est l’enfer, tha nhân chính là địa ngục », thâm thúy thay những lời nói để đời này. Vì sau biến cố 1956 của người dân Hung Gia Lợi, và biến cố 1968 của Tiệp Khắc, và 1975 của Miền Nam Việt Nam cùng Cam Bốt, Lào v.v.. thì các người dân ở các xứ này đã « tắm trong biển máu » của những tay « đồ tể » khát máu người cộng sản. Từ đó, các trại tù đua nhau mọc lên như nấm để nhốt dân lành, thêm nữa hằng chục triệu người dân chạy trối chết cộng sản, bỏ nhà, bỏ của, bỏ xứ ra đi tìm tự do và lẽ sống, đánh đổi sinh mạng mình trên đại dương gầm sóng. Người dân Việt tị nạn tuyên bố với các chánh quyền đón nhận mình rằng : « nếu cái cột đèn biết đi, thì nó cũng chạy trốn cộng sản như chúng tôi ». Tại sao thế, vì ở với cộng sản là cực hình của địa ngục trần thế! Qủa nghiệm thay như câu nói của Satre tha nhân chính là địa ngục. Chúng ta có thể nói với cảm nghiệm cay đắng của đời sống mình rằng : «cộng sản chính là điạ ngục, le communisme c’est l’enfer ». Vâng địa ngục đây là sống với người cộng sản tàn ác. Nhờ các biến cố « long trời, lở đất » này mà triết gia Jean Paul Satre mới giác ngộ, quay lại với con đường thiên hữu, tố giác các tội ác tầy trời kinh địa của người cộng sản, nhất là cộng sản Hà Nội, một thứ gian trá, bip bợm nhất thiên hạ .. Đề rồi từ sự giác ngộ và nhận thức được bản mặt và bản chất thâm độc giết người của người cộng sản, Sartre kêu gọi Quốc Tế giúp đỡ các người tị nạn cộng sản chúng ta. 

Còn phần chúng ta, là những người đã sống với cộng sản, có những người đã cầm súng đối đầu với Việt cộng, để bảo vệ Miền Nam trước đây. Có những người thân tù đày cả bao nhiêu năm thành thân tàn, bệnh hoạn, kẻ mất vợ, người mất cha mẹ, nguời mất chồng, kẻ mất con với Việt cộng, rồi nhà cửa, ruộng vườn bị chúng tướt đọat hết vv.. Đã thế chưa vừa lòng, chúng còn đày vợ con, cha mẹ chúng ta đi kinh tế, nơi những vùng sỏi đá « khỉ ho cò gáy », cho chết dần, chết mòn, lại nữa chúng con bắt con cháu Miền Nam chúng ta đi lính đánh nhau với Khờ-me đỏ, làm bia đỡ đạn cho chúng nuôi mộng làm «bá quyền » toàn cỏi Đông Dương. Thế đó không ai hiểu cộng sản hơn chúng ta, hiểu bọn Việt gian cộng sản tận xương tủy máu tim như chúng ta! Thế mà lạ thay ! Còn có một số người làm đến Tướng, làm Thủ Tướng (chủ tịch ủy ban hành pháp quốc gia), người thì nhạc sĩ tài danh : như các ông Đỗ Mậu, ông Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy lại trở cờ, phản bội Quốc Gia Dân Tộc, về Việt Nam lên đài truyền hình của phỉ quyền Hà Nội tuyền bố những câu « lếu láo » phản lại cái lý tưởng quốc gia của mình bấy lâu, một cách tiếp tay cho phỉ quyền Hà Nội đày đọa thêm dân lành. Còn một số tiếp tay, làm tay sai cho phỉ quyền Hà Nội dưới nhiều hình thức khác nhau : nào mở miệng thì đòi hòa hợp, hòa giải dân tộc, cổ võ các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ, âm nhạc của Việt gian cộng sản, đòi đầu tư buôn bán đổi chát với chúng, rồi đề nghị xóa bỏ hận thù để xây dựng lại Đất Nước với Việt gian bán Đất, dâng Biển, dâng tài nguyên quốc gia cho bọn Rợ Hán Trung Cộng. Qủa đúng ý cái luận điệu và các « chiến lược, chiến thuật » của phỉ Quyền Hà Nội bày ra ru ngũ những người « nhẹ dạ » tình cảm, và những người « khờ khạo » chính trị. 

Các ông nói mà không biết « ngượng mồn », thua cả một em thiếu niên, các em còn biết thế nào là lòng tự trọng, biết giữ sự sỉ diện lương tâm của mình cho người Việt tị nạn cộng sản. Các em còn hiểu tại sao ông nội, cha mẹ các em bị đi tù, dân tộc, đồng bào Việt cứ đói rách, nghèo khổ, mất nhà, mất ruộng vườn, đó là vì sự dã man, tàn ác của phỉ quyền Hà Nội. Chúng tôi không chống lại những người vì hiếu thảo với cha mẹ già, phải vể thăm hay chịu tang, hoặc những người về đem « lữa cách mạng, gió tự do, và hoa nhân quyền và dân chủ » cho chú bác, anh chị em và đồng bào ở trong Nước, mà chúng tôi còn cảm phục và khuyền khích những việc làm này của quý vị. Chúng tôi chỉ trách những người về Việt Nam làm lợi cho chế độ phỉ quyền Hà Nội. Hoặc nữa vể ăn chơi trác táng trên những sự đau khổ của anh chị em mình. Đã đau khổ lại thêm xót xa hơn cho sự tủi phận của anh chi em chúng ta trong sự nghèo nàn đói rách, thua người. 

Thực chúng tôi là những người quốc gia không tạo ra những hận thù này, lấy đâu mà chúng tôi xoá bỏ hận thù? Phỉ quyền Hà Nội và Đảng gian phi bán Nước của Việt cộng là những kẻ đã gây ra cuộc chiến dài đăng đẳng.. Họ đã diết chết gần cả chục triệu người Việt Nam của hai miền. Hết chiến tranh rồi, ai là người bỏ tù, đày đọa chúng tôi trong các trại « cải tạo, lao tù » cực hình của địa ngục trần gian này. Phỉ quyền Hà Nội và Việt cộng gây nên tội và trả thù tì tiện với chúng tôi như thế đó. Do đó, chúng tôi là người không gây nên hận thù. Chúng tôi vẫn mang tâm trí của những người quốc gia có lòng nhân ái, biết tôn trọng lẽ phải. Vì thế, tập đoàn phỉ quyền Hà Nội muốn chúng tôi quên đi cái qúa khứ tủi nhục đau thương ấy, thì họ phải tỏ ra cử chỉ biết sám hối nhìn nhận những lỗi lầm của mình một cách công khai với Quốc Dân, và đền bù xứng đáng cho những nạn nhân bị họ cướp tài sản, cướp ruộng vườn, cướp vợ, giết cha hay mẹ của người ta v.v. một cách sai trái. Sau nữa phải thực thi một chế độ dân chủ đa đảng, cho tự do ngôn luận và báo chí, giải tán Đảng cộng sản và công an trị, cho phổ thông tranh cử, phổ thông đầu phiều bầu Tổng Thống, áp dụng các quyền căn bản vào đời sống của dân chúng, tôn trọng nhân quyền với toàn thể dân chúng vv.. Nếu Hà Nội tỏ thài độ chân thành này như chúng tôi nói trên, lúc ấy, chúng tôi sẽ ngồi lại với họ để đối thoại cho một chương trình xây dựng và tái thiết lại Việt Nam, hầu cùng sánh vai với các Nước anh em mà thẳng tiến trên con đường của thiên kỷ thứ ba. Thiên kỷ của tự do, dân chủ, nhân quyền, thịnh vượng và hạnh phúc cho ngươi dân Việt Nam. 


4.7. Những Việc Chống Lại Chính Trị 


Qua tiểu luận nhỏ này, thì chúng tôi muốn đưa ra các việc làm có tính cách phản chính trị (antipolitiques). Xin qúy vị hiểu nghĩa chính trị với các việc làm nâng cao trinh độ dân chúng : như hạnh phúc, no ấm, an bình và tôn trọng các nhân quyền v.v, lấy con người làm cứu cánh cho đường hướng chính trị của mình. Do đó, mà bất kỳ ai, chính thể nào làm trái ngược các điều chúng tôi vừa nói đó, thì chúng tôi gọi họ là người phản chính trị. Cũng thế, dẫu hình thức nào hay phương thức khác, khi con người dẫn đưa chính trị đến một thể chế này, hoặc là theo thể chế khác của xã hội loài người, nhưng qua xã hội đó và thể chế họ chọn đó phải thực hiện được các việc tốt đẹp cho người dân. Hơn nữa, xã hội đó không có chỗ cho bạo lực đàn áp và sát hại dân hiện diện. 

Để triển khai phần này, chúng tôi xin phép đưa ra ví dụ điển hình, là vào đầu thế kỷ XIX này, thì Saint Simon (1760-1825), ông tin rằng thể chế chính trị sẽ bị tan biến trong nền kỹ nghệ của con người. Theo ông nghĩ thì chính trị như các con ký sinh trùng và nó quay hướng về sự thống trị. Còn kỹ nghệ thì quay hướng về các hiệp hội, và những hiệp hội ấy có các vai trò của mình, thì mọi hữu ích của chính trị sẽ mất đi, có nghĩa chính trị có thể chết. Cũng thế khi người ta nói đến chính trị, thì được xem như trong câu chuyện ngụ ngôn về các con ong thợ và con ong chúa (19). 

Còn Karl Marx, chúng ta biết ông xem Nhà Nước sẽ được thay thế vào các hiệp hội của thợ thuyền, công nhân, và đặt họ chung vào các việc làm của họ trong một thời gian tạm, sau đó, thì Marx nghĩ Nhà Nước sẽ tiêu tan vào ngày mai. Thế nhưng không có tiêu tan vào ngày mai theo như ý Marx suy tính mà Nhà Nước trở thành cái thượng tầng cơ cấu. Nhà Nước không phải là khách quan của các cuộc chính trị. Ví dụ, như dựa vào các nhân quyền. Do đó việc làm này mà Marx chỉ có dựa vào một cuộc cách mạng xã hội : đó là giai cấp vô sản, đã chiếm được vai thế này (Nhà Nước), từ chỗ đó bỏ đi thân phận nghèo khổ của họ, và loại bỏ mọi giai cấp. 



Tuy nhiên, chúng ta thấy mọi sự việc xảy ra là hoàn toàn trái ngược những sự như Marx nghĩ. Có nghĩa Nhà Nước rõ ràng là sự dung hòa của người dân, nó đã không sinh ra sự phân chia này. Qủa thực, đây là sự sinh ra một xã hội mới không chính trị như ý Marx muốn, cũng như Saint Simon muốn. Những ý đó là các tư tưởng và việc làm phản lại chính trị, hoặc là chống lại chính trị như nhiều triết gia chính trị học nhận định về Marx và Saint Simon. Vì qủa là chinh trị, thì người ta luôn thấy các diễn tiến luôn chạy đều trong các công việc của nó, và luôn bắt đầu lại sự nhổ tận gốc các hành vi bạo lực, đàn áp nguời dân. Song các nước cộng sản lấy chủ thuyết Marx-Lénine làm căn bản, thì hành động bạo lực và đàn áp, sát hại dân không bao giờ bị loại bỏ. 

Từ những nhận định này, chúng tôi nghĩ rằng đây là những hệ luận của ý nghĩa chính trị và Nhà Nước, theo chúng tôi thì Marx không cần đồng hóa các giai cấp và chủng tộc trong một tinh thần phản chính trị như thế. Cảm nghĩ của chúng tôi đề nghị, là dẫu trong mọi trường hợp nào của xã hội loài người, nhưng để thiết tạo nên cái quan niệm chính trị, thì bước tiên khởi của việc hành sự chính trị là nhìn nhận các giá trị tự do thiết yếu của người dân, và xây dựng cùng tôn trọng các tự do căn bản đó. Sau đó, thì phải nhổ tận gốc các việc bạo lực trong đường hướng chính trị của mình. Trong chương này chúng tôi trình bày cùng qúy vị, uớc mong rằng bằng mọi giá chúng ta chống lại sự cám dỗ muốn dùng chính trị như một con đường cho ta sử dụng tham vọng quyền lực cùng thống trị kẻ khác. Chúng tôi xin các vị hãy trả lại cho chính trị ý nghĩa tự nhiên cùng ý nghĩa tốt đẹp của nó. Để rồi con người với con người sống thực bản tính tự nhiên trong tự do, trong nhân quyền của mình, cùng vui sống trong an hòa và sáng tạo.

(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét