Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Nhận định của Âu Châu về nhân quyền Việt Nam



Sài Gòn – Nhân chuyến viếng thăm Âu Châu của ông Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CSVN, nhân sự kiện blogger Lê Anh Hùng bị bắt cách bất hợp pháp đưa và trại tâm thần, và các phiên tòa xử 3 bloggers Sài Gòn, 2 nhạc sĩ, 14 TNCG vừa qua đã diễn ra cách bất công và oan sai, VRNs cho đăng lại Quyết nghị của Liên minh Âu Châu về nhân quyền cho Việt Nam đã được phổ biến từ năm 2009.
————

Quyết Nghị của Quốc Hội Âu Châu ngày 26 tháng 11 năm 2009 về tình hình ở Lào và Việt Nam


Quốc Hội châu Âu,
– Căn cứ vào Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 15 vào ngày 23 đến 25 Tháng 10 năm 2009,
– Căn cứ vào việc thành lập Ủy ban Nhân quyền của khối ASEAN vào ngày 23 Tháng 10 năm 2009,
– Căn cứ vào Báo cáo thường niên về Nhân quyền của khối EU năm 2008,
– Căn cứ vào các cuộc đàm phán đang diễn ra qui định hiệp định mới về đối tác và hợp tác giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam. Đồng thời căn cứ vào đối thoại về nhân quyền giữa khối EU và Việt Nam, cuộc đối thoại này diễn ra hai lần trong một năm giữa Liên minh châu Âu và Chính phủ Việt Nam,
– Căn cứ vào các quyết nghị trước đây về Lào, đặc biệt vào ngày 15 Tháng 11 năm 2001 về các vụ bắt giữ tuỳ tiện và tình hình chính trị tại Lào (1) và vào ngày 1 Tháng 12 năm 2005 về tình trạng nhân quyền tại Campuchia, Lào và Việt Nam (2)
-Căn cứ vào Hiệp định Hợp tác giữa Liên minh châu Âu và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vào ngày  01.12.1997 về việc “tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và tôn trọng nhân quyền trên căn bản Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền”
– Dựa trên Điều 122, đoạn 5 của Nội quy thủ tục (QH Âu Châu),

Việt Nam
A. Do Chính quyền Việt Nam đã từ chối nhiều khuyến nghị được nêu ra trong Cuộc Kiểm Tra Chu Kỳ (Universal Periodic Review) của Hội Đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc được diễn ra từ tháng năm đến tháng chín năm 2009, nhằm tô điểm tốt hơn hồ sơ nhân quyền của mình,
B. trong khi hàng trăm người ở Việt Nam đang bị giam giữ  do quan điểm tôn giáo hay chính trị của họ, bao gồm các Kitô hữu “Montagnards”, một linh mục Công giáo, truyền đạo và nhiều thành viên của cộng đồng tôn giáo Mennonite, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo,

C. Do hàng trăm nhà sư Phật giáo trẻ của tu viện Bát Nhã vào ngày 27 Tháng 9 năm 2009 bị tấn công và bị đánh đập đồng thời tu viện của họ bị phá hủy, thì chính quyền và công an làm ngơ trước yêu cầu nhờ giúp đỡ (che chở) của họ. Những nhà sư khác tìm được nơi trú thân trong chùa  Phước Huệ Temple đã chịu nhiều đàn áp về thể chất và sách nhiễu bởi công an và họ phải đương đầu với nguy cơ bị trục xuất của chính quyền vì lý do họ đã chiếm Tu viện Bát Nhã mà không được phép hoặc đăng ký trước.
D. Do nhiều người có quan niệm rằng, cuộc tấn công vào tu viện có liên quan đến mười điểm đề nghị cho một cuộc cải cách tôn giáo mà Thích Nhất Hạnh đã giao cho chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào năm 2007,
E. Do tất cả các nhóm tôn giáo được giấy phép của chính phủ và phải chịu giám sát bởi uỷ ban quản lý do chính quyền bổ nhiệm. Những tổ chức tôn giáo muốn độc lập với chính quyền bị cấm (hành đạo) hoặc các thành viên của họ bị lùng bắt,
F. Do tất cả các chức sắc của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đều bị giam cầm, bắt đầu với Hoà Thượng Thích Quảng Độ  (81 tuổi), một nhà bất đồng chính kiến có tiếng đã từng bị cầm tù hơn 27 năm, hiện tại Ngài cư ngụ tại tu viện Thanh Minh tại TP HCM,
G. Do bà Trần Khải Thanh Thủy, một nhà văn Việt Nam và là một lãnh tụ của phong trào dân chủ tại Việt Nam, vừa bị bắt lại sau lần bị giam 9 tháng tù vào năm 2007. Mặc dù bà bị bệnh tiểu đường nặng, nhà chức trách Việt Nam từ chối cho bà đóng bảo chứng để tại ngoại hầu tra hoặc cho phép bà nhận thuốc trị bịnh,
H. Do nhiều tù nhân lương tâm, trong đó có LM Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Bình Thành, tất cả bị kết án về tội “tuyên truyền chống đối nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, đã bị từ chối hợp chăm sóc y tế trong nhà tù mặc dù tình trạng sức khoẻ của họ đòi hỏi phải điều trị tức thời trong bệnh viện,

I. Do không có sự tồn tại của các tổ chức nhân quyền độc lập, các Vị lãnh đạo các Tôn Giáo phải đảm nhận trách nhiệm bảo vệ nhân quyền và đấu tranh đòi hỏi nhiều khoan dung hơn và các nguyên tắc dân chủ,
J. Do sẽ đảm nhận chức chủ tịch của khối ASEAN trong năm 2010, Việt Nam nên làm gương  bằng cách cải thiện đường lối nhân quyền của mình; chính quyền có thể bắt đầu bằng cách trả tự do cho hàng trăm người ôn hòa phê bình chính quyền, các nhà hoạt động tôn giáo độc lập, blogger và các luật sư dân chủ, những người này bị giam giữ với tội danh tác hại đến nền an ninh quốc gia mà điều luật này vi phạm công ước quốc tế, bởi vì họ chỉ là những người phát biểu suy nghĩ khác biệt (với chính quyền) một cách ôn hòa,
Lào
từ K đến P
Việt Nam
1. Yêu cầu chính quyền chấm dứt mọi hình thức đàn áp chống lại những người thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tôn giáo và tự do lập hội phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và Hiến pháp Việt Nam; kêu gọi Chính phủ Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế (mà họ đã cam kết), đòi hỏi sự công nhận tất cả các cộng đồng tôn giáo và tự do thực hành các tôn giáo và trả lại tất cả các tài sản bị tịch thu một cách tùy tiện bởi Nhà nước từ các Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo Hội Công Giáo và các cộng đồng tôn giáo khác;
2. Lên án việc dùng bạo lực trục xuất hơn 150 nhà sư và ni cô từ tu viện của họ, theo thông tin cũng như trên thực tế, tình hình ngày càng căng thẳng sau những hành động chống lại các cộng đồng Phật giáo ôn hòa là vi phạm trắng trợn cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo. Đặc biệt những người này đang cố gắng thực hiện các quyền của họ, mà Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và Chủ tịch tương lai của các nước ASEAN có nhiệm vụ phải tôn trọng (các quyền đó);
3.Yêu cầu Ủy ban và Hội đồng, trong khuôn khổ các cuộc đàm phán hiện hành về hiệp định mới về đối tác hợp tác với Việt Nam, bao gồm một điều khoản ràng buộc và rõ ràng về nhân quyền và dân chủ kèm theo một cơ chế cho phép thực hiện các quyền này hầu chấm dứt việc vi phạm có hệ thống các quyền con người và các quyền dân chủ (tại Việt Nam);
4.Yêu cầu chấm dứt mọi cuộc đàn áp và sách nhiễu và yêu cầu các tăng ni được phép hành đạo theo truyền thống của cộng đồng Phật giáo Thích Nhất Hạnh tại Bát Nhã cũng như các nơi khác;
5.Yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho Hoà Thượng Thích Quảng Độ và cho tái thiết lập tình trạng pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các chức sắc của Giáo Hội này;
6.Yêu cầu chính quyền cho thành lập một Ủy ban Nhân quyền Quốc gia độc lập. Ủy ban này có nhiệm vụ tiếp nhận và điều tra các cáo buộc về tra tấn và về lạm dụng quyền lực bởi cán bộ nhà nước trong đó bao gồm các thành viên công an và mật vụ. Đồng thời Ủy Ban này bắt đầu với thủ tục nhằm xóa bỏ hình phạt tử hình;
7.Yêu cầu chính phủ Việt Nam trong vai trò là một thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ hãy gửi thư mời các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tra tấn, luật sư nhân quyền, bạo lực đối với phụ nữ và hãy mời nhóm làm việc „tự tiện bắt tù“ (đến Việt Nam điều tra).
Lào
từ phần số 8 đến 13
Phần chung
14. Yêu cầu các chính quyền trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các luật sư nhân quyền, tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, bởi vì sự giam tù những người này là một hành vi vi phạm quyền con người; cũng yêu cầu các cơ quan chức năng bảo đảm an sinh của họ về thể chất cũng như về tâm lý trong mọi trường hợp và cung cấp cho họ khi cần thiết những chăm sóc y tế chuyên nghiệp độc lập;
15. Yêu cầu Hội đồng và Ủy ban thực hiện một đánh giá chi tiết về việc thực hiện các chính sách trong lĩnh vực dân chủ và quyền con người tiến hành tại Lào và Việt Nam kể từ khi ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác đồng thời báo cáo lại cho Quốc hội;

16. Chủ Tịch Quốc Hội được ủy nhiệm chuyển đạt Nghị Quyết này đến Hội đồng, Ủy ban, các Chính phủ và Quốc hội của các nước thành viên, các Chính phủ và Quốc hội của Việt Nam và Lào, Ban Thư ký ASEAN, Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc và Tổng Thư ký Liên hiệp quốc.

(dịch từ: http://www.europarl.europa.eu/sides/getDoc.do?pubRef=-//EP//TEXT+TA+P7-TA-2009-0104+0+DOC+XML+V0//EN&language=EN)



OJ C 140 E, 13.6.2002, p. 577.
OJ C 285 E, 22.11.2006, p. 129.





European Parliament resolution of 26 November 2009 on the situation in Laos and Vietnam
The European Parliament ,
–   having regard to the 15th ASEAN Summit Meeting of 23 to 25 October 2009,
–   having regard to the inauguration of the ASEAN Intergovernmental Commission on Human Rights on 23 October 2009,
–   having regard to the EU Annual Report on Human Rights 2008,
–   having regard to the ongoing negotiations on the new Partnership and Cooperation Agreement between the EU and Vietnam and to the EU-Vietnam human rights dialogue held twice a year between the EU and the Government of Vietnam,
–   having regard to its previous resolutions on Laos, in particular those of 15 November 2001 on the arbitrary arrests and the political situation in Laos(1) and 1 December 2005 on the human rights situation in Cambodia, Laos and Vietnam(2) ,
–   having regard to the Cooperation Agreement between the EU and the Lao People’s Democratic Republic of 1 December 1997, based on “respect for democratic principles and fundamental human rights as set out in the Universal Declaration of Human Rights”,
–   having regard to Rule 122(5) of its Rules of Procedure,
Vietnam
A.   whereas the Vietnamese Government has refused to respond to many of the recommendations made during the UN Human Rights Council’s Universal Periodic Review, held from May to September 2009, with a view to improving its human rights record,
B.   whereas hundreds of people are currently imprisoned in Vietnam for their religious or political beliefs, including Montagnard Christians, a Catholic priest, Mennonite pastors, members of the Cao Dai faith and Hoa Hao Buddhists,
C.   whereas on 27 September 2009 hundreds of young Buddhist monks from Bat Nha Monastery were violently attacked and beaten and their monastery vandalised, while the State authorities and police ignored their plea for help; whereas other monks who found refuge in the Phuoc Hue Temple were subjected to physical violence and harassment by the police; whereas the monks are facing the risk of expulsion by the government on the grounds that they have been occupying Bat Nha Monastery without permission or prior registration,
D.   whereas the assault on the monastery is considered by many to be linked to the 10-point proposal for religious reform which Thich Nhat Hanh presented to Vietnam’s President Nguyen Minh Triet in 2007,
E.   whereas all religious groups must be authorised by the government and overseen by government-appointed management committees, and whereas many religious organisations face a ban and persecution of their members if they wish to remain independent of the government,
F.   whereas the dignitaries of the Unified Buddhist Church of Vietnam are virtually all imprisoned, starting with its Patriarch Thich Quang Do (aged 81), the most eminent of the Vietnamese dissidents, who has been detained for more than 27 years, currently in his monastery of Zen Thanh Minh in Ho Chi Minh City,
G.   whereas Ms Tran Khai Thanh Thuy, a Vietnamese writer and a leading figure in the movement for democracy in Vietnam, has been arrested again after serving a nine-month prison sentence in 2007; whereas she suffers from severe diabetes, in spite of which the Vietnamese authorities refuse to release her on bail or allow her to receive any medication,
H.   whereas several prisoners of conscience, including Nguyen Van Ly, Le Thi Cong Nhan, and Nguyen Binh Thanh, all sentenced for “propaganda against the government of the Socialist Republic of Vietnam”, have been denied proper medical care in prison although their medical condition requires their immediate hospitalisation,
I.   whereas in the absence of independent human rights organisations, Church leaders often take on the role of human rights defenders and fight for greater tolerance and more democratic principles,
J.   whereas Vietnam, which will assume the chair of ASEAN in 2010, should set an example by improving its human rights practices; whereas the government could start by releasing the hundreds of peaceful government critics, independent church activists, bloggers and democracy advocates imprisoned on groundless national security charges in violation of international law for expressing peaceful dissent,
Laos
K.   whereas on 25 September 2009 the Lao People’s Democratic Republic ratified the International Covenant on Civil and Political Rights, which guarantees in particular people’s right to freedom of faith, freedom of association, and freedom of speech and of the press, as well as the right to demonstrate and political rights,
L.   whereas almost one month after the 10th anniversary of the “Student Movement of 26 October 1999″ launched by students and teachers in Vientiane, the main leaders of the movement – Thongpaseuth Keuakoun, Seng-Aloun Phengphanh, Bouavanh Chanmanivong and Kèochay – are still being held in secret detention, while according to reports Khamphouvieng Sisa-At has died in prison in uncertain circumstances,
M.   whereas on 2 November 2009 more than 300 people who were preparing for a peaceful demonstration in Vientiane to demand respect for human rights and a multiparty system in memory of the 10th anniversary of the crackdown were apprehended by the secret police of the Lao People’s Democratic Republic, and whereas nine of them – Ms Kingkèo and Ms Somchit, Mr Soubinh, Mr Souane, Mr Sinpasong, Mr Khamsone, Mr Nou, Mr Somkhit and Mr Sourigna – are still being held in custody,
N.   whereas Laos continues to persecute Hmong communities because of a Hmong insurgency that dates back to the 1960s, subjecting Hmong living in areas of Laos suspected to be centres of insurgency to arrest, torture, sexual abuse and extrajudicial killing,
O.   whereas 5 000 Lao Hmong are currently being detained in the Huay Nam Khao camp in Thailand and are subject to deportation as a result of an agreement between the Governments of Thailand and Laos, and whereas another 158, including 85 children, have been detained in inhuman conditions for over three years in Nong Khai,
P.   whereas there is concern about the general political situation in Laos, which has been ruled by a single party since 1975 and whose population continues to be deprived of basic human rights,
Vietnam
1.  Urges the government to cease all forms of repression against those who exercise their rights to freedom of expression, freedom of belief and religion and freedom of assembly, in accordance with international human rights standards and the Vietnamese Constitution; calls on the Vietnamese Government to comply with its international obligations, which entails recognition of all religious communities and the free practice of religion and the restitution of assets arbitrarily seized by the State from the Unified Buddhist Church of Vietnam, the Catholic Church and any other religions communities;
2.  Condemns the reported violent expulsion of more than 150 monks and nuns from monasteries and the fact that the increasingly tense situation following these actions against the peaceful Buddhist community is in clear contradiction of commitments to comply with internationally accepted standards on freedom of religion, especially when it comes to people trying to exercise their rights, which the Government of the Socialist Republic of Vietnam has undertaken to observe as a member of the UN Security Council and future Chair of ASEAN;
3.  Asks the Commission and the Council, within the framework of the current negotiations on the new Partnership and Cooperation Agreement with Vietnam, to include a binding and unambiguous clause on human rights and democracy, together with a mechanism allowing for its implementation, in order to put an end to systematic violations of democracy and human rights;
4.  Calls for the cessation of all persecution and harassment, and for monks and nuns to be allowed to practice Buddhism according to the tradition of the Thich Nhat Hanh Buddhist bonze community in Bat Nha and elsewhere;
5.  Demands the unconditional release of Thich Quang Do and re-establishment of the legal status of the Unified Buddhist Church of Vietnam and of its dignitaries;
6.  Calls on the government to put in place an independent national human rights commission, to receive and investigate allegations of torture or other abuses of power by public officials, including members of the security services, and to initiate proceedings to abolish the death penalty;
7.  Calls on the Government of Vietnam, in view of Vietnam’s role as a member of the UN Security Council, to issue standing invitations to UN special rapporteurs, particularly those on freedom of expression, religious freedom, torture, human rights defenders and violence against women, and to the UN Working Group on Arbitrary Detention;
Laos
8.  Welcomes the ratification of the International Covenant on Civil and Political Rights by the Laotian Government; calls on the Laotian authorities to respect fully the terms of the Covenant, to harmonise Laotian law with its provisions without delay and to practise these provisions to internationally agreed standards, notably when it comes to freedom of speech, assembly and faith;
9.  Reiterates its demand for the immediate release of the leaders of the “Student Movement of 26 October 1999″, as well as of all the prisoners of conscience held in Laos, and entrusts the competent EU delegation in Vientiane with the responsibility for following up this matter;
10.  Calls on the Laotian authorities to release unconditionally all those people arrested during the attempted peaceful demonstration on 2 November 2009;
11.  Calls on the Thai authorities to put an immediate end to the detention of 158 Lao Hmong refugees and to allow them to resettle in Thailand or in the United States, Canada, the Netherlands or Australia, which have already agreed to take them in; calls likewise on the Thai Government to guarantee that all Lao Hmong in the Huay Nam Khao camp have access to screening and status determination procedures if they wish to make an asylum claim;
12.  Calls on the Commission to monitor closely the situation of the Lao Hmong community and the government’s programmes for ethnic minorities;
13.  Reiterates its demand to the Laotian authorities to devise and implement as soon as possible all the reforms needed to bring democracy to the country, to guarantee the right to peaceful expression of political opposition and to ensure that internationally monitored multi-party elections take place soon, with a view to national reconciliation;
General
14.  Urges the authorities to release immediately and unconditionally all human rights defenders, political prisoners and prisoners of conscience, as their detention is a violation of human rights; also requests the authorities to guarantee their physical and psychological wellbeing in all circumstances and to offer those who need it access to good independent professional medical care;
15.  Calls on the Council and the Commission to carry out a detailed assessment of the implementation policies in the field of democracy and human rights conducted in Laos and Vietnam since the signing of the Partnership and Cooperation Agreements and to report back to Parliament;
o
o   o
16.  Instructs its President to forward this resolution to the Council, the Commission, the governments and parliaments of the Member States, the governments and parliaments of Vietnam and Laos, the ASEAN Secretariat, the United Nations High Commissioner for Human Rights and the Secretary-General of the United Nations.

OJ C 140 E, 13.6.2002, p. 577.
OJ C 285 E, 22.11.2006, p. 129.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét