Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 4)

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 4)


4.4. Hình Thể Chính Trị Hay Tự Nhiên Của Chính Trị 


Qủa từ ngữ « tự nhiên » thật ra không luôn được người ta hiểu cho đúng nghĩa của nó, nhất là với ý nghĩa lý tưởng của sự tương quan - sự kính trọng tha nhân - vốn ở trong sự tự do : chúng tôi nghĩ có lẽ người ta đã sử dụng chính trị sẽ là một hình thể của các sức mạnh tự nhiên, có truớc các tự do và nó không có bên trong của các sự tự do này. Do thế mà sự tự nhiên ở đây không có trong ý niệm của tự do, có nghĩa là với tư tưởng tự do đây được xem là mục đích của tự do. Lý thực sự tự do ở đây ở bên ngoài sự hiện hữu của chính trị, có nghĩa là một sự kiện có trước. Chúng tôi có thể nói chính xác hơn là « những hiện thực » về sự tự nhiên này. 

Chúng tôi xin phép giới thiệu với qúy vị nhà tư tưởng và cũng là chính trị gia nỗi tiếng của nước Ý vào thời Trung Cổ là Niccolo Machiavelli (1469-1527). Theo các tác phẩm của ông để lại thì ông không dùng đến từ ngữ « tự nhiên » giống như ông nghĩ. Với ông thì « các dự định tôi viết ra về các việc hữu ích cho những điều tôi đã nghĩ và sẽ đọc, nó đã cho tôi thấy cái giá trị tốt đẹp của sự hiện thực của các sự việc hơn là những điều tôi nghĩ có tính cách học thuyết. Mặc dầu thiên hạ đã tưởng tượng đến các thể chế cộng hòa và hầu quốc như thể người ta không bao giờ thấy và biết. Tuy nhiên có cái gì làm lợi cho các điều tuởng tượng này? Qủa thực hình thức tưởng tượng đi qúa xa mà người ta phải sống như thế cho những sự người ta phải sống như vậy hay chăng? » (8). Chúng ta thấy ở đoạn văn này như có một tự nhiên của sự hiện hữu chính trị mà người ta thấy đó như một sự tự nhiên xuất hiện. 

Còn Charles Maurras (1868-1952), chúng tôi thấy ở ông sự trình bày tư tưởng một cách rành rẽ hơn, để thiết tạo nên tự nhiên của chính trị này, có nghĩa ông muốn nói đến chính trị qua hình thức tự nhiên. Ông nghĩ vì có con người, thì xã hội trở thành theo nó, có nghĩa được hiểu như sự tương xứng với cái bản tính tự nhiên. Để hiểu ông hơn chúng ta có thể đọc qua tác phẩm : « Những Tư Tưởng Chính Trị Của Tôi, Mes Idées Politiques » (9). Chúng tôi xin trích ra đây đôi đoạn của ông : « nhiều người bắt thấy được một phần nào các ngạn ngữ chính trị, và họ cảm thấy các ngạn ngữ đó trực tiếp đối lại với các nguyên tắc tạo nên luật lệ của sự tự nhiên, mà người ta đã dẫn hướng như thế, rồi họ thử nghiệm các ngạn ngữ này : để từ đó phải chăng tự nhiên tạo nên một nguyên tắc, và xã hội con người đối kháng lại trên các nguyên tắc đó sao? Hay là hai nguyên tắc cũng giống nhau? Câu trả lời cho các câu hỏi này, đó là tư tưởng sinh vật học đã được đưa vào khoa học chính trị, đây là một hình thái chiếm hữu các dạng thức quan trọng của chính trị.Thực thế cái đặc biệt là các bản chất di sản của chính trị, của việc làm chính trị và của tính liên tục của chính trị » (10). 

Chúng tôi nghĩ rằng Charles Maurras đã nói đến việc này như « loại suy », tuy nhiên ông đã dẫn chứng tư tưởng loại suy rất hùng hồn và chính xác. Maurras từ chối « chương trình kết hợp của đời sống », vì ông cho là bị ngắt đi cái bước đầu của xã hội loài người. Con người và xã hội là một cách chân thực « tương quan và liên hệ lẫn nhau mà chúng bao trùm chúng ta cũng như ôm chặt chúng ta » (11). Chúng ta biết các xã hội, chính là « các sự kiện tự nhiên cùng thiết yếu, và chúng không phải là việc làm của ý muốn chung của tự do. Cũng thế, điều này trước hết không do ở cá nhân, nhưng tiên khởi là xã hội. Do thế các xã hội có thể là bất tử. Do từ ý đó mà Maurras nghĩ « sự hiện hữu của đời sống bao quát này nó bao trùm chúng ta và duy trì chúng ta » (12). Và ông nghĩ « xã hội không phải là một hiệp hội tự nguyện, chính nó là sự tự nhiên kết khối, la société n’est pas une association volontaire ; c’est un agréat naturel » (13). Vì vậy từ ý này, thì Nhà Nước cũng chính là được sinh ra từ sự tự nhiên như thế. 

Chúng tôi nghĩ rằng tất cả những tư tưởng của chính trị trên giúp thêm cho chúng ta những ý niệm phổ quát cùng những nhận định trong sáng hơn trong lãnh vực chính trị này. Vả nữa, điều đáng cho chúng ta lưu ý như chúng tôi đã gợi ra ở các giòng trên đây, thi từ ngữ « tự nhiên » của Maurras được sử dụng trong ý nghĩa có chút đối kháng lại với ý nghĩa của triết gia Aristôte nghĩ đến. Vì theo Aristôte, thì con người theo bản chất tự nhiên là một hữu thể xã hội. Điều này muốn nói rằng con người là do bản chất tự nhiên của mình để phân biệt với sự tự nhiên, tất con người đúng là hữu thể xã hội.Có nghĩa con người có ngôn ngữ, có đối thoại và lý do trong hành động. Còn theo Maurras, ông nói về tự nhiên, hoặc tự nhiên bởi chính trị, như chúng tôi đã nói ở các giòng trên. 

Do thế, con người và các xã hội tự nó không khác biệt, nhưng là quản trị bởi các nguyên tắc, các nguyên tắc ấy tạo thành các luật lệ của tất cả sự tự nhiên. Thế nên, con người và xã hội cùng lưu tại ở điểm này. 


4.5. Quốc Gia 


Giờ đây chúng tôi xin phép được trình bày ý niệm của chữ « Quốc Gia » và muốn nói nghĩa rộng hơn về hai từ ngữ này trong bài khảo luận này. Hai chữ Quốc Gia đã lắm người nghị luận về nó để đối kháng với hai chữ Cộng Sản, để nói lên hai ý thức hệ khác biệt, là làn ranh phân biệt giữa Quốc-Cộng một cách minh bạch, trắng ra trắng, đen ra đen, cát trắng không thể trộn lẫn bùn đen mà xây nhà được. 

Phải chăng từ ngữ Quốc Gia (Dân Tộc) này không đến từ sự sinh ra, quốc gia cũng giống như từ ngữ tự nhiên chăng ? Theo chúng tôi nghĩ thì Maurras đã không đồng ý về từ ngữ quốc gia như Rousseau, hoặc là tư tưởng của cuộc cách mạng Pháp, thế nên từ ngữ « Quốc Gia » được tạo nên theo nghĩa do ý muốn. Thực ra, đúng ý của chữ quốc gia, thì nó đã đối kháng lại với các nghĩa khác, vì quốc gia đến trực tiếp từ sự sinh ra. Có nghĩa quốc gia là một dấu chứng của lịch sử, của di sản, là một sự đặc thù của một số người. 

Như chúng tôi đã nói quốc gia là đặc thù của một số người. Số người đó có ngôn ngữ, có giòng máu, giòng tộc, có truyền thống được xem là ký ức đặc biệt chung, có thể là đời sống chung trong sự tiến lại gấn nhau, kết hợp lại với nhau, và tiến xa hơn một bước nữa thì số người sống chung đó người ta gọi là « Quốc Gia ». Để rồi họ tạo ra một thể chế chính trị hầu sống chung và xây dựng cùng thăng tiến đời sống của mình. Qủa khi nói đến ý niệm quốc gia, thì tự bản chất của nó sinh ra một hiện thực chính trị, ý nghĩa của quốc gia không giống như các sắc dân thiểu số, hay các chủng tộc. Chúng ta phải nói mạnh rằng quốc gia có dặc thù hơn, quốc gia có sự tự nhiên, có truyền thống và lịch sử. Do đó, chúng ta phải nhận biết bản chất thực của quốc gia. Có nghĩa là chúng ta phải biết ý nghĩa cổ truyền, có truyền thống, được đâm rễ sâu trong qúa khứ. Song, quốc gia cũng là ý nghĩa và công việc của ngày nay, có nghĩa là phải biết nhận ra bản chất của quốc gia trong thời nay, và trong thực tại đời sống hiện nay của chúng ta. 

Như chúng ta đã nói từ ngữ quốc gia có ý nói là truyền thống. Và đã là truyền thống thì thật là sự việc quan trọng. Do thế, đã là truyền thống tất quốc gia tự nó là ý nghĩa nhận biết của hiện tại. Vả nữa chúng ta biết quốc gia luôn có sự tương quan giữa quốc gia (với ý nghĩa rộng trong mọi trường hợp) và thành phần của nó (người quốc gia) được tạo nên do các định chế của chính trị.Tuy nhiên người ta không thể gọi chung chữ « Quốc Gia » này với một nhóm người, một số người không chung cùng lý tưởng, một lập trường, cho dẫu họ có cùng một ngôn ngữ, một văn hóa, một giòng giống vv.. Nhưng họ lại khác chúng ta các định chế chính trị, các lý tưởng phục vụ Dân Tộc và Đất Nước, hoặc không cùng một thành phần ý thức chính trị. Có nghĩa ta phân rõ nghĩa quốc gia và cộng sản, họ là họ, ta là ta. Để không vàng thau lẫn lộn, không lẫm lẫn được, chúng tôi xin đưa ra bằng chứng cụ thể : cộng sản Việt Nam, họ đương nhiên không thể đồng hóa vào nghĩa quốc gia được. Vì họ đã chối bỏ ý nghĩa nguồn gốc cùng truyền thống của quốc gia, có nghĩa là Việt cộng lấy chủ nghĩa cộng sản làm lý tưởng của mình. Việt cộng không phục vụ cho Đất Nước và Đồng Bào Việt Nam, nhưng phục vụ theo những mệnh lệnh của quan thầy Nga hay Trung Cộng, phục vụ cho ngoại bang. Họ chửi chúng ta là « ngụy quân hay ngụy quyền », đúng họ là thằng ăn cướp hay la làng, để dấu đi cái tội cướp giựt của mình. Vi chính họ là những tên « đại ngụy », mất gốc dân tộc, quên đi giòng giống, cúi đầu làm nô lệ, nô dịch cho người. Họ chính là những người « rước voi về dày mã tổ », mượn thứ chủ nghĩa « quái thai » của Marx-Lénine-Mao đầy đọa đồng bào ruột thịt và tàn phá Đất Nước. 



Do vậy, tội của các người cộng sản Việt rất nặng đối với các vong linh ông bà, tiền nhân và Dân Tộc. Đó là điều hiển nhiên, lịch sử đã chứng minh rõ ràng các hành vi tội ác của họ đối với người Việt. Do thế, họ không thể chối cải các hành động tội ác và sai trái của minh. Để nói có sách mách có chứng vế các tội ác của chúng : năm 1958 tên Thủ Tướng phỉ quyền Hà Nội Phạm Văn Đồng đã ký Công Hàm dâng quấn đảo Hoàng Sa cho bọn Rợ Hàn Trung Cộng. Vào cuối năm 2007 phỉ quyền Hà Nội cho công ty Chalieco của Trung Cộng vào Cao Nguyên Miền Trung khai thác quặng Bauxite. Ngày 9-1958, phỉ quyền Hà Nội tự nhiên công nhận vùng biển của Trung Cộng bao gồm cả Biển Đông của Việt Nam. Tháng 12.1999 phỉ quyền Hà Nội bán cho Trung Cộng 789 km đất để trả nợ cho bọn Rợ Hán cung cấp vũ khí, đạn dược để chúng gây ra cuôc chiến tương tàn và xâm chiếm Miên Nam chúng ta. Vào tháng 12. 2000, phỉ quyền Hà Nội lại bán thêm 11.362 km biển trong vùng vịnh Bắc Việt cho Trung Cộng với uớc giá khoảng hai tỷ Mỹ Kim. Chúng dùng số tiền này đút lót, chia chát cho Võ Văn Kiệt, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải và một vài tên máu mặt trong Quốc Hội bán Nứớc của chúng hầu làm giảm bớt sự phẩn nộ (đây là những lời của tên chủ tịch Trần Đức Lương nói với Lý Bằng vào ngay 26.12.2000 tại Bắc Kinh). Tháng 11.2007, tên thủ tướng phỉ quyên Nguyễn Tấn Dũng đã hạ bút ký kết quyết định số 167/2007 cho Trung Cộng ngang nhiên khai thác tài sản Quốc Gia ta là quặng mỏ Bauxite trên vùng Cao Nguyên Trung Phần, Thời gian cho hợp đồng được khai thác là từ năm 2007 cho đến năm 2015. Vào tháng 12.2007, Rợ Hán Trung Cộng sáp nhập Quần Đảo Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam vào quận Tam Sa của chúng. Vào thời điểm từ ngày 9-16 tháng 12.2007 Hà Nội đã thẳng thừng lộ bộ mặt Bán Nước, gia nô cho Trung Cộng khi đàn áp những anh chị em sinh viên, nhà báo, trí thức, dân chúng yêu nước, xuống đuờng tỏ sự phản kháng và chống đối các hành vi xâm lăng lãnh thổ và biển cả của Việt Nam. Tháng 6.2008 Rợ Hán Trung Cộng ùn ùn kéo sang Việt Nam hằng chục ngàn nhân công với thành phần an ninh lẫn quân đội và tình báo trong đó đến Cao Nguyên Trung Phần để khai thác quặng mỏ Bauxite (đúng ra chúng tìm uranium và polinium đẻ sử dụng biến chế các loại vũ khí nguyên tử cho việc quốc phòng của chúng). Tháng 2.2009. Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố với dân chúng Việt Nam rằng « việc khai thác Bauxite là chủ trương lớn của Đảng » cộng sản Việt Nam. Con tên Nông Đức Mạnh khi ở Bắc Kinh tuyên bố với bọn Rợ Hán rằng « tôi là người Zhuang-Giang). 

Để hiểu thêm về ý nghĩa quốc gia, chúng tôi xin trích ra đây một vài quan niệm của người Pháp nói về quốc gia : « một quốc gia đúng thực của nó, đó chính là một số người kết hợp lại bởi ý muốn chung, là một cộng đồng tự chọn lựa vận mạng cho mình ». Còn triết gia Reneau, thì ông nghĩ có những nan giải về các liên hệ đến quốc gia, nhưng nó trong một ý nghĩa tự nhiên, hay đó là lịch sử tự nhiên. Lịch sử đó theo ông nghĩ là gần gủi hơn vào xã hội chính trị thời nay. 

Chúng tôi biết vào thời điểm của năm 1990, thì giáo sư Jugen Harbermas là người đã bàn luận sôi nỗi, và mạnh dạn đưa ra một ý tưởng mới về câu hỏi của từ quốc gia, để đề nghị cho việc thống nhất của nuớc Đức (propos de la réunification de l’Allemagne). Theo ông tranh luận và nghĩ, thì quốc gia Đức là một sự hiện thực có trước chính trị (vì sau năm 1945, nước Đức bị chia đôi). Ông chống lại một quốc gia dân sự, và quốc gia thị dân. Chúng tôi rõ Cộng Hòa Liên Bang Đức kể từ sau thời đệ nhị thế chiến, thì đã dựa vào trên một « Hiến Pháp của Lòng Ái Quốc, Patristisme Constitutionnel). Quốc gia dân sự này không có gì hơn để người ta phải xét lại…Bởi vì nước Đức được xem là có trước thời kỳ chính trị. Xin hiểu thời chính trị vào lúc đó Đất Nước Đức bị chia đôi. Cũng như Việt Nam ta vào ngày 20.7.1954, bị chia đôi Nam Bắc, bởi thế lực các cường quốc Pháp Nga, Trung Cộng… Nhất là với sự cấu kết của tên gian tặc Hồ Chí Minh cùng bọn xâm thực Pháp nên họ đã chia đôi và bán đứng miền Bắc cho loại qủy đỏ. Xin nhớ vào lúc đó đại diện chánh quyền quốc gia Việt Nam là cựu Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ và phái đòan Mỹ đã không chịu ký vào Hiệp Định Genève bán Nước này. Chỉ có tên Phạm Văn Đồng, Chu Ân Lai và phái đoàn Nga và Pháp ký vào Hiệp Định này thôi. Lý thực, người Việt Nam chúng ta (không Việt cộng) vẫn là một quốc gia, một dân tộc, giống như nước Đức, và chúng ta tự hào mình là con Rồng cháu Tiên. Do từ ý nghĩa quốc gia chúng tôi đưa ra đây, nên chỉ có ai tham danh vọng, vô liêm sỉ cúi mặt, khom lưng làm tay sai, nô lệ cho thế lực ngoại bang, thì họ không còn là người Việt Nam nữa. Chúng tôi nghĩ lịch sử đã phê phán và sẽ còn mãi phê phán những hạng người cầu vinh, bán nước và cẩu nô này! 

Như thế, nên dân chúng Đức hiểu rằng quốc gia của họ như một cộng đồng lịch sử định mệnh. Do đó quốc gia được hiểu là một cộng đồng có ngôn ngữ và văn hóa cùng tôn giáo, hơn nữa, có các cơ cấu xã hội cùng kinh tế như một cộng đồng chính trị, có đủ khả năng trở lại như trước đây. Qủa giáo sư Habermas đã thỉnh cầu lời đề nghị của ông vào biến cố của năm 1989 của nước Đức rằng, người ta không sợ nguy hiểm gì cả để tránh xa cái Hiến Pháp của Lòng Ái Quốc này (14). Do đó, chúng tôi nghĩ giáo sư Habermas có lý, vì để trở nên một sự ái quốc khác, theo ông thì điều này là sự mơ hồ, bởi đó là một sự thể chính trị sai lầm. Phải chăng như thế chính trị vẫn chưa là chính trị, vì từ bản chất của việc làm không có nổ lực sự ưng thuận của chính trị? Có nghĩa là sự ưng thuận của toàn thể dân chúng. Vì Nước Đức sau khi thua trận, đã bị các nước đồng minh chia đôi Đất Nước họ thành hai, trong lúc đó không hỏi ý kiến toàn thể dân chúng Đức lúc đó, chắc chắn rằng không người Đức nào muốn chia đôi Đất Nước mình cả. Cũng như Nước Việt Nam ta sau hiệp định Genève 1954, bị chia đôi Đất Nước, lấy con sông Bến Hải, cây cầu Hiền Lương ở vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia đôi hai miền Nam Bắc. Thử hỏi người dân Việt Nam có ai muốn chia đôi Đất Nước mình chăng ? Không ai hỏi ý dân cả! Vì vậy mà chánh phủ Ngô Đình Diệm lúc đó không chịu ký vào Hiệp Định này là thế. Vì khi ngài ký vào là tự dâng nữa Nước cho loài quỷ đỏ một cách « hợp pháp » theo ý chúng.  

Chúng ta nên lưu ý rằng Habermas đã đưa vào vấn đề thống nhất Đất Nước Đức trước diễn đàn quốc tế ngôn từ « trước thời chính trị-prépolitique ». Ngay cả dân chúng Đức cũng hiểu nước họ như một cộng đồng lịch sử của định mạng. Chúng tôi mong rằng các nhà chính trị Việt quốc gia hiểu cho hoàn cảnh Đất Nước Việt Nam mà tranh đấu. Cũng thế, như chúng tôi đưa ra đơn cử Nước Pháp mà Renau xem Đất Nước ông là một cộng đồng định mệnh đã được chọn thành quốc gia Pháp. Do vậy, chúng tôi có thể xác định quốc gia, là toàn thể chính trị trong ý tưởng xác thực của nó. Ở đây chúng tôi thấy Renau có khi dùng từ ngữ « chọn lựa » làm nỗi bật cho tư tưởng của mình có sự khác biệt. Dẫu thế nào đi nữa, thì Giáo Sư Habermas đã xem nước Đức mình như thời trước chính trị, không phải chính trị như họ mong muốn. Xin qúy vị hiểu chính trị ở câu nói này là bị áp lực của các cường quốc đồng minh bắt ép điều ta không muốn, dân chúng không muốn, đây là tính cách lịch sử thuộc như qúa khứ, không thuộc như hiện tại ngày nay. Đó là nuớc Đức bi chia đôi, một bên Đông Đức cộng sản một bên Tây Đức quốc gia - theo các điều khỏan phải chịu. Cái lép vế của người thua trận và kẻ yếu thế ở chỗ này, và cái lối chơi cha cuả người thắng trận và kẻ mạnh là ở chỗ đó. Hơn nữa, chúng ta hiểu cộng đồng chính trị là sự tạo nên cái hiện tại của việc trao đổi, hoặc là công việc thông đạt (activité communicationnel) theo như ý từ ngữ của nó. 

(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét