Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 13)

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 13)




7.7. Hiến Pháp 


Quả thực biến cố quan trọng cho một Quốc Gia độc lập chính là sự sinh thành ra bản Hiến Pháp.Vì sự cấu tạo của Nhà Nước cùng các cơ chế của nó được cụ thể hóa trong hành vi pháp lý này. Theo chúng tôi tìm hiểu và được biết, thì qủa có các bản Hiến Pháp có thể dựa theo phong tục, tập quán, nhưng không ghi thành văn bản, cũng có các bản Hiến Pháp được ghi chép thành bản văn rõ ràng. Nhưng sự quan trọng là bản Hiến Pháp phải được xác định bằng một hình thái đồng quyết. Có nghĩa là được mọi người dân chấp thuận, là toàn dân bầu cử Quốc Hội để chọn các vị cầm quyền và trao cho các vị trách nhiệm lãnh đạo Quốc Gia. Để qua đó họ thực thi nhiệm vụ và quyền hành được người dân tín nhiệm và giao phó. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Nước Việt Nam tuy có bản Hiến Pháp ghi thành văn, nhưng bản Hiến Pháp đó không do toàn dân đồng quyết và chấp thuận như chúng tôi nói trên. Bản Hiên Pháp đó là do Đảng Cộng nặn ra, nên hoàn toàn chuyên chế và độc đoán, độc tài, không phục vụ đích thực quyền lợi cho toàn dân và phụng sự Đất Nước. 

Thế nên ở đâu là sự quan trọng của bản Hiến Pháp trong tinh thần của mọi người dân? Thưa bản Hiến Pháp phải đuợc Quốc Hội và những cố vấn chuyên về Hiến Pháp Học và Luật Pháp Học soạn thảo. Ho là những chuyên gia già kinh nghiệm nghiên cứu và học hỏi, rồi ghi chép các điều luật, các quyền lợi hợp với ý chung của toàn thể người dân. Hiến Pháp được xem là mẫu mực để mọi người dân bất phần là ai, là tổng thống, thủ tướng, nghị sĩ hoặc người dân, tất cả đều phải tôn trọng Hiến Pháp. Cũng thế, bản Hiến Pháp được xem là một khuôn khổ, không bất biến, bất dịch, nhưng bình thường thì vững chắc, hầu tạo nên sự bảo đảm ổn định và bình an cho toàn dân. Qủa đúng nhu thế! Theo chúng tôi học hỏi, thì vào thời tiền sử, một cách đặc biệt tại thành phố Athène bên Hy Lạp, người dân ở đó đã có bản Hiến Pháp. Cũng thế người ta khám phá ra được nhiều bản Hiến Pháp có từ thời Trung Cổ, nhất là kể từ thế kỷ XVIII cho đến hiện nay. 

Như chúng tôi tìm hiểu về từ Hiến Pháp, khi người ta nói đến từ ngữ « Hiến Pháp, Consitution », tiên khởi chữ Hiến Pháp người ta viết số nhiều để chỉ các bản Hiến Pháp khác nhau giữa các văn bản Hiến Pháp của Thụy Sĩ, Anh, Mỹ, Nga, Đức, Pháp, Ý v.v.. Quả thực có sự khác biệt giữa các bản Hiến Pháp của các Quốc Gia này. Nhưng điều làm cho người ta lưu ý, chính là sự ý nghĩa trong mọi cảnh ngộ và trong tất cả trường hợp của một bản Hiến Pháp. Ví dụ, như việc định nghĩa chủ quyền tối thượng của Quốc Gia, xác định các vai trò, nhiệm vụ, và bổn phận của các người cầm quyền, cùng xác minh mục đích các việc làm của họ, hay nói rõ các cách thức thực thi quyền hạn và thẩm quyền của họ v.v., hoặc nói rõ các điều khác như quyền lợi của người dân, và các nhân quyền… Mọi điều này được ghi rõ ràng trong bản Hiến Pháp và yêu cầu mọi người dân đều tôn trọng cùng thực thi nghiêm chỉnh. Song trước hết bản Hiến Phái phải xác định các quy chế, điều lệ cho các người cầm quyền, hay hơn thì bản Hiến Pháp ghi rõ các quy chế trước hết cho họ. 



Do thế chúng tôi nghĩ, để tham chiếu vào bản Hiến Pháp, thì đây là sự trả lời và xác định rõ các công việc của người có chức quyền cũng như của mọi công dân. Bản Hiến Pháp cũng giúp các người cầm quyền tự chủ được mình trong khi hành sử quyền hành, hầu giúp họ hòa hợp đuợc các công việc thực thi quyền hành cho lợi ích chung của Đất Nước. Bản Hiến Pháp cũng làm phân tán quyền hành, hầu không có trình trạng tập trung quyền hành vào cho một cá nhân, cho một nhóm nguời như Bộ Chính Trị của phỉ quyền Hà nội, hay chỉ duy một Đảng phái lãnh đạo, như bản Hiến Pháp của Nhà Nước Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã dành đặc quyền cho Đảng thổ phỉ của Hà Nội lãnh đạo. Vả nữa, bản Hiến Pháp tạo nên cho tất cả mọi người dân sức mạnh của Luật Pháp, và họ là người thực thi đúng Luật Pháp chung của Quốc Gia. Qủa Hiến Pháp minh định rõ như thế, thì được xem là hiệu chính và tu bổ thêm pháp lý của của các hiện tượng chính trị, ( mà chúng ta rõ chính tri dễ đưa đến quyền lực). Bởi thế, bản Hiến Pháp phải có các quy chế trừng phạt, cũng như đưa ra các điều khoản tùng phục vào một nền tảng pháp lý chính trị. Nhờ vậy mà Hiến Pháp mới giúp làm vô hiệu hoá các ý muốn « bốc đồng, tùy thích » của các cá nhân cầm quyền một cách độc đoán, độc tài như Lénine, Stalin, Hitler, Mussolini, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào, cha con Kim Nhật Thành, Polpot, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng v.v. Dó đó chúng tôi nghĩ, bản Hiến Pháp khi được ghi lại và tuyên bố với quần chúng, thì xin các nhà làm Luật và Hiến Pháp cho Quốc Gia, phải có các dự đoán và tầm nhìn xa này. Thêm nữa, nhờ qua sự nhìn xa và rộng này, hầu giúp cho các nhà lãnh đạo, các chức sắc cầm quyền cai trị cùng các người dân làm tròn được nhiệm vụ của mình đối với Quốc Gia và Dân Tộc. 

Thực thế Hiến Pháp lập nên nhờ các việc chính xác và hợp pháp của họ. Và cũng từ đó, khi một chánh quyền có Hiến Pháp minh xác, thì các nhà cầm quyền phải bảo đảm được phẩm tính nhân đức của bổn phận và trách nhiệm lúc được người dân ủy thác cùng tín nhiệm. Vì vậy mà Tổng Thống Nước Mỹ khi tuyên thệ nhậm chức phải đặt tay mình trên cuốn sách Thánh Kinh, thề cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình với Tổ Quốc và toàn Dân. Còn nữa, nhiều Hiến Pháp Quốc Gia đòi hỏi vị Tổng Thống phải có nhân cách đạo đức cá nhân trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Vì danh dự của Quốc Gia, vì ích lợi của người dân, nên Hiến Pháp Quốc Gia đòi hỏi ở các vị cầm quyền chăn dân cần có những giá trị đạo đức cá nhân này. Thật sự con người chỉ có thể điều hành guống máy Nhà Nước tốt đẹp, công bằng cùng thăng hóa Đất Nước, qủa thực một phần lớn nhờ vào các nhân đức cá nhân cùng tài năng lãnh đạo của Quốc Trưởng : « tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ » là đây. Để từ ý đó, chúng tôi nghĩ rằng phải có một điều khoản ràng buộc họ, phải có một cái tên cho họ áp dụng, để bảo đảm cho các vị cầm quyền thực hành công việc chung: đó là bản Hiến Pháp có Công Lý,Công Bằng, Công Mình, Bình Đẳng, Tự Do, Đa Đảng, Nhân Quyền, Nhân Ái, Nhân Luân, Dân Quyền, Pháp Trị, Quyền Lợi, Bổn Phận và Trách Nhiệm… Để rồi qua bản Hiến Pháp định rõ các điều kiện, các nhu cầu căn bản của lẽ sống con người, và nhờ qua các điều kiện cùng các nhu cầu nói này hầu giúp tất cả mọi người dân cảm thấy được sự thoải mái sống trong một Quốc Gia mà Nhà cấm quyền biết tôn trọng họ. Thế nên, Hiến Pháp là dấu chỉ giúp cho các Nhà cầm quyền cùng người dân xem như cái nền tảng chính thức hóa và hợp pháp hóa của họ. Hơn nữa, như câu nói thời danh của Jean-Jacques Rousseau là : « để trở nên hợp pháp hóa , thì không có sự nhầm lẫn giữa guồng máy chánh quyền với chủ quyền (quốc gia), nhưng đó là sự thừa hành công việc của Nhà Nước » (51). 

Do thế, Hiến Pháp ban cho những người cầm quyền có được các cơ cấu của Nhà Nước. Tuy nhiên qúy vị hiểu, không phải trong ý nghĩa là những người cầm quyền tạo nên ý muốn hợp tác chung, khi trước đó đã có Hiến Pháp. Đây cũng là các tư tưởng khác nhau của nhiều chính khách người Đức vào cuối thế kỷ XIX. Đơn cử như Gierke, theo ông nghĩ răng các nhà cầm quyền có các cơ quan công quyền trong một ý nghĩa hoạt động. Họ đóng góp thực sự, và hợp thành ý muốn chung của cá nhân mình, để rồi các nhà cầm quyền thực hiện một sự việc đã được cho phép. Tuy nhiên, sự cho phép này với một điều kiện là làm triệt tiêu cái tôi cùng sự tham vọng của họ. Bởi sức mạnh cho nhà cầm quyền thực hiện các công việc chỉ được xem là sức mạnh riêng, mà họ chỉ là các « khí cụ » của quyền hành Nhà Nước để làm các công việc chung cho Đất Nước. Nhà Nước sử dụng họ có tính cách ích lợi chung cho toàn dân. Cũng thế, chúng ta hiểu rằng cái quyền hành ban cho này cũng có cái mục đích của nó, để khi các người cầm quyền thực thi quyền hành, thì chúng ta nhận thấy ở họ hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Nhất là, người cầm quyền mặc cho mình giá trị pháp lý của Nhà Nước. 

Do thê, để trở nên các điều như trên, tất ý muốn của các nhà cầm quyền vẫn phải còn tuân hành vào quy chế, vào các khoản luật và quy tắc được xác định, xác minh rõ ràng của Hiến Pháp. Nhờ các việc làm nghiêm chỉnh của các người cầm quyền, nhờ bản Hiến Pháp ghi rõ các điều lệ minh bạch, hầu giúp cho những công việc chung được diễn tiến tốt đẹp, không hẳn cho các vị lãnh đạo nhưng cũng cho hết thảy mọi người dân. Chúng tôi nghĩ rằng Hiến Pháp là của mọi người dân, không dành riêng độc quyền cho một Đảng phái nào lãnh đạo Đất Nước (như Hiến Pháp của phỉ quyền Hà Nội, ở điều IV đã dành độc quyền cho Đảng thổ phỉ Việt cộng, cho nên đã gây biết bao thảm họa cho Đất Nước và Dân Tộc cùng người Dân Việt chúng ta). Bởi Hiến Pháp khi dành riêng cho Đảng minh (độc Đảng), thì dễ gây nên độc đoán, độc tài, bạo chúa, và trở nên « thần linh » hóa cá nhân cùng Đảng hóa như gương các nước cựu Liên Sô, Đông Âu, Trung Cộng, Bắc Hàn, Cam Bốt, Lào, Cu Ba vv.. Do vậy, khi lập Hiến Pháp phải ghi rõ cho nhiều Đảng phái, hay các đoàn thể, những người đối lập, được có quyền sinh hoạt chính trị và xã hội , với mục đích là phục vụ dân chúng và Đất Nước giàu mạnh, hạnh phúc cùng an lạc. Hơn nữa, qúy vi rõ Nhà Nước cần có các đảng phái và người đối lập sinh hoạt chính trị chung, thì tránh được nạn chủ quan sai lầm, ngăn cản được các thể chế độc tài chuyên chính, các nhà độc tài vô luân và vô đạo. 

Chúng tôi thiết tưởng khi chúng ta nắm được Chánh Quyền, và tạo nên các người cầm quyền của các cơ quan chánh phủ, thì chúng tôi xin các vi, nhất cử nhất động lúc thực thi công việc, nên học hỏi, tham chiếu Hiến Pháp, hầu tránh cho qúy vị các lỗi lầm, các sai trái, cũng như tránh cho Chánh Quyền khỏi rơi vào quyền lực « cá nhân hóa, bè phái hóa, tham nhũng hóa, hối lộ hóa, tệ nạn hóa, trộm cắp hóa, cướp của hoá, dối trá hóa, gian xảo hóa, bạo lực hoá và khủng bố hóa v.v.. thành một chính sách như của Đảng cộng và Nhà Nuớc Hà Nội, làm thối nát, suy yếu cả Đất Nước, mà dân chúng Việt gọi cho bọn chúng một cái tên là « tập đoàn mafia đỏ hoặc đảng mafia đỏ ». Cũng như nhờ học hỏi và tham chiếu đó, giúp cho qúy vị hiểu được cái gì thuộc về quyền hành phục vụ công ích cho Quốc Gia, cho Đồng Bào, và cái gì thuộc về con người ích kỷ, cá nhân hoá, gia đình hóa, đảng hóa v.v.. Nói tóm lại, nhờ Hiến Pháp minh định mà có các tư tưởng Luật Pháp minh bạch, tất tạo nên sức mạnh vô hiệu hóa quyền hành hoặc quyền lực trong tay một người, hay một nhóm người. 

Chúng tôi nghĩ bản Hiến Pháp lúc sinh thành cần được soạn thảo kỹ lưỡng, và được tham khảo cùng viết ra không quá nhắm mục đích vào các giá trị của thiên tài chính trị (le genie politique). Song nhờ vào bản Hiến Pháp như « Kim Chỉ Nam » hướng dẫn chúng ta, hướng dẫn mọi người quy hướng về các điều ích lợi, vào các kinh nghiệm tốt đẹp của con người, của các thể chế dân chủ, của các giá trị văn hoá đạo đức và các giá trị luân lý phong tục tốt đẹp v.v. của cha ông ta. Những giá trị nói này làm nên giá trị văn hiến cho Quốc Gia, làm nên các gía trị nhân bản cho con người, cùng tạo nên văn minh tiến bộ cho Đất Nước. Cũng từ ý nghĩa này, mà hành động của các người cầm quyền sẽ phải thích ứng và tuân thủ vào các quy tắc nền tảng đã được tuyên bố qua bản Hiến Pháp. Điển hình Luật Nhân Quyền, mà chúng tôi đã bàn đến trong bài « Xây Dựng Những Giá Trị Căn Bản Cho Xã Hội Chính Trị ». Thế nhưng chúng tôi cũng xin được phép bàn luân tiếp một tiết mục ở chương sau với quý vị. 

Do thế, chúng tôi nghĩ rằng Hiến Pháp (mới) là một khúc quanh của lịch sử Đất Nước, là một sự quyết định rất quan trọng của chúng ta, là những người Quốc Gia còn nghĩ đến sự tồn vong của Dân Tộc mai sau (thời hậu cộng sản). Vả nữa, chúng tôi cũng nghĩ bên cạnh Nhà Nước thường phải có một cơ quan đặc biệt : có các nhà chuyên môn về Hiến Pháp và Luật Pháp Quốc Gia và Quốc Tế, cùng những vị cố vấn uyên bác trong nhiều lãnh vực chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế, quốc phòng v.v., để theo dõi sự hiệu lực và hiệu nghiệm của Hiến Pháp cùng làm tròn nhiệm vụ và bổn phận của mình, là Hiến Pháp Hóa cho Quốc Gia (La Constitutionnalisation de l’Etat). Nhờ đó mà chánh quyền đạt được các thành quả của nhiều lãnh vực như chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế vv., và đời sống an sinh của người dân. Vì thế, Hiến Pháp đã trở nên cái khung cảnh của đời sống chính trị, của đời sống người dân, Hiến Pháp hằng nhắc nhở chúng ta trong mọi trường hợp, trong tất cả mọi cảnh ngộ, để rồi qua lời phán đoán của vị Thẩm Phán Hiến Pháp giúp cho các nhà cầm quyền ý thức lại hành động vi hiến của mình hơn.

(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét