7.9. Một Nhà Nước Pháp Quyền
Chúng tôi đã nói qua ở các phần trên về một Nhà Nước Pháp Quyền. Nhà Nước thì phải là Nhà Nước Pháp Quyền, lẽ tự nhiên chính đây là của một thể chế dân chủ pháp trị công minh.Qủa thực, theo nguyên tắc, thì Nhà Nước phải là một Nhà Nước của các cơ quan công quyền thực thi nhiệm vụ phục vụ người dân và phụng sự Đất Nước. Nhà Nước đó có Pháp Quyền hẳn hoi, nó đương nghĩa chính thực của Nhà Nước, vượt lên trên kiểu : « Nhà Nước chính là ta, L’Etat c’est moi » của vua Louis XIV. Hay như kiểu nói « xấc xược » của Lê Đức Thọ « Đảng là tao, tao là Đảng » (57). Đúng hơn, Nhà Nước là nơi thực thực thi tốt đẹp các công việc thể chế hóa luật pháp và tuân thủ luật pháp. Vì trước khi đòi hỏi việc thực thi dân chủ, thì phải có một Nhà Nước Pháp Quyền, đây là bước đầu tiên và nền tảng căn bản cho dân chủ cùng dân quyền. Qúy vị hay chính bởi muốn có một Nhà Nước Pháp Quyền này, mà vào thế kỷ XIX người dân Đức đã có tư tưởng loại bỏ nhũng gì còn lưu dấu tích của chế độ phong kiến quân phiệt của người Phồ (đê quốc phổ có Hung Gia Lợi, Áo, Đức vv). Cũng chính người dân Đức thời đó đã có một thời kỳ sống theo chế độ độc tài trong trong thế kỷ XX với thể chế Quốc Xã Hitler và sắc máu với Cộng sản Đông Đức. Cũng chính Đức Cố Giáo Hoàng Phao Lô Đệ Nhị, Ngài đã nói rất mạnh vào các chủ thuyết này vào năm 1991 trong các chuyển biến lớn của các năm trước đó của Đông Âu, của Liên Sô và thế giới.
Nói đến đây chúng tôi không thể nào quên được vị tiền nhiệm của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị là Đức Giáo Hoàng Léon Thứ XIII, cũng chính Ngài đã nhắc đến vào năm 1991 nhân kỷ niệm Bách Chu Niên (100) năm Thông Điệp « Rerum Novarum-Tân Sự » thời danh. Trong Thông Điệp Tân Sự Đức Léon XIII đã « trinh bày các cơ cấu của xã hội qua ba quyền hành là : Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp ; và việc trình bày này của Đức Léon, được xem là một điều mới trong giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo » (58). Để qua đó, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gio-an Phao Lô Đệ Nhị nói tiếp sự tin tưởng của mình vào ba cơ quan công quyền này là : « với các cơ cấu kiểu này thì phản ảnh rõ một quan niệm thực tế của bản chất xã hội con người, là đòi hỏi một pháp chế (lập pháp) thích ứng để bảo vệ sự tự do cho mọi nguời dân. Trong tiến trình này, Ngài ước muốn cho mọi quyền hành được quân bình nhờ vào một quyền hành khác, và cái quyền hành khác đó có thẩm quyền hầu duy trì được giới hạn sự công bình của nó » (59). Qủa thực khi chúng tôi đọc đoạn văn này thì thấy Ngài nhắc lại trực tiếp lý thuyết của Montesquieu. Để rồi Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phao Lô lại nói tiếp « chính đây là nguyên tắc của Nhà Nước Pháp Quyền », qua Nhà Nước Pháp Quyền thì quyền hành tối thượng là lệ thuộc vào Luật, chớ không phải vào các ý muốn độc đoán, độc tài của con người » (60).
Do từ ý nói trên, chúng tôi nhận thấy qua Thông Điệp này làm cho chúng tôi ngạc nhiên cùng cảm phục, là được Đức Chân Phước Giáo Hoàng dẫn hướng lại hoàn toàn một Nhà Nước Pháp Quyền. Và Nhà Nước ấy tách biệt ra ba quyền hành, là Tư Pháp, Lập Pháp và Hành Pháp, dựa theo ý tuởng và lý thuyết của Montesquieu, hầu để điều hòa cùng dung hợp quyền hành. Thực chính nhờ sự tách biệt rõ ràng này tạo nên một hình thái là đặt luật pháp cùng quyền lợi của người dân và Tổ Quốc lên trên hết, cũng nhờ vậy người ta mới có thể ngăn chận được những ai muốn trở thành có quyền hành tuyệt đối. Vì thế, nhờ tách biệt hẳn ba quyền này, mà nó tác động thành một Nhà Nước Pháp Quyền với nghĩa Nhà Nước tùng phục Luật Pháp, tất đây chính là nền tảng căn bản trong sự tiến bộ của chính trị, cũng như trực tiếp đối kháng lại sự độc tài chuyền chế. Qúy vị đã rõ sự chuyên chế độc tài là cấu trúc tư tưởng của những người marxiste-leniniste, đã đem lại cho những nhà lãnh đạo cộng sản như Lénine, Stalin, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Causescu, Fidel Castro, cha con Kim Nhật Thành, Hô Chí Minh, Lê Duẫn., Võ Van Kiệt, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Polpot vv. có được một quyền hành tuyệt đối, và gom lại mọi quyền bính và quyền lực trong tay họ.
Qúy vị cũng nên biết trải qua các giai đoạn của các chế độ vua chúa ở vào những thế kỷ XVII và XVIII, nhất là trong chế độ độc tài sắt máu của cộng sãn của thế kỷ XX vừa qua, đã tạo nên những xã hội nghèo đói, lạc hậu, ngu dốt, gian dối, và cảnh thảm sát dân lành một cách rùng rợn dã man, mà lịch sử đã ghi chép lại có hơn trăm triệu người dân chết oan uổng với chế độ cộng sản này trải dài từ khối Liên Sô, Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, An Ba Ni, Bun Ga Ri, Nam Tư, Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba, Lào, Cam Bốt vv.(61). Do cái thể chế cộng sản phi nhân, vô đạo lý đó, mà ngưởi ta nghĩ ngay đến sự hiệu lực hệ trọng của một Nhà Nước Pháp Quyền, hầu có thể ngăn chận được những sự độc tài chuyên chế loại này, đã giết hại và thảm sát dân vô tội vạ hơn cả những loài thú dữ.
Từ ý nghĩa này, để trước khi chúng ta muốn nói đến dân chủ, thì tất nhiên đòi hỏi trước hết phải có một Nhà Nước Pháp Quyền cho người dân. Có thể nói một cách khác, một chế độ dân chủ đích thực, thì chế độ ấy chỉ có thể được sinh ra trong lòng một Nhà Nước Pháp Quyền, cùng dưạ trên căn bản của một quan niệm đứng đắn về con người của mình. Nói như ý của Đức Cố Giáo Hoàng Phao Lồ Đệ Nhị thì đó có nghĩa là dân chủ. Sự dân chủ nói này phải trên hết, phải có thực và trước tất cả mọi sự khác, vì đây là sự tôn trọng vào một Nhà Nước Pháp Quyền. Có nghĩa là tôn trọng sư thật, công lý, công bằng, coi trọng con người và nhân quyền của người dân. Buồn thay và đau khổ thay phỉ quyền Hà Nội không có được một Nhà Nước Pháp Quyền như thế này, lý chính xác phải gọi họ có một Nhà Nước Rừng Quyền hay Tà Quyền, Thổ Quyền mới đúng đích thực những hành sử và cung cách xử thể vô pháp luật, vô văn hóa của phỉ quyền Hà Nội và các cán bộ nô bộc cùng công an nô bộc của chúng đối với người dân. Điển Hình là những hình ảnh thời sự mới đây như vụ đất Nhà Dòng Thiên An, Toà Khâm Sứ Hà Nội, Giáo Xứ Thái Hà, Giáo Xứ Tam Tòa, Giáo Xứ Loan Lý và Côn Dầu, Tu Viện Bát Nhã vv., mà cả thế giới đều lên án và cười chê cho một chế độ phi nhân, phi đạo đức, phi dân tộc, vẫn còn tồn tại cùng sót lại vào thế kỷ 21 văn minh của tin học và tiến bộ của mọi mặt kỹ thuật này.
Chớ gì qúy vị cùng chúng tôi là những người chủ trương nhân bản và đạo nghĩa dân tộc, hằng luôn xem trọng dân là gốc, dân tộc, quê hương là cội nguồn, là chiếc nôi nơi minh sinh trưởng và nuôi sống chúng ta. Cũng như xem ruộng vườn, sông nước, biển cả, đất đai, núi non cây trái của Đất Nưóc Việt chúng ta là thân thể, da thit cùng máu huyết của tổ tiên và cha ông chúng ta đã xây đắp bồi bổ cho Tổ Quốc thân yêu ta thêm đẹp, thêm hùng vĩ và mỹ miều. Thân Xác, Máu Huyết và Hôn Thiêng của Tổ Tiên Cha Ông chúng ta vẫn luôn quyện lẫn trong ruộng vường, trong sông nước, biển cả, núi non và đất đai của Quê Hương ta. Do đó, không thể để mãi cho chế độ phỉ quyền Hà Nội cứ tồn tại và tác oai, tác quái mãi đối với ngưòi dân và Đất Nước : nay chúng bắt người này bỏ tù, mai kết tội người khác « phản động », hôm nay chúng cướp ruộng vườn, đất đai tu viện này, ngày mai chúng cướp trắng trợn đất giáo xứ khác một cách hiển nhiên dưới ánh sáng mặt trời. Hôm nay Hà Nội nhượng đất bán biển, dâng đảo này cho Rợ Hán Trung Cộng, ngày mai hay ngày mốt Hà Nội nhượng quyền hiến dâng cho bọn Rợ Hán Trung Cộng đặc quyền khai thác các quặng mỏ và tài nguyên của Quốc Gia Dân Tộc chúng ta.
Không thể để cho sự thật, công lý và công bằng bị xem thường, và để Hà Nội hết ngày này và ngày khác chà đạp mãi người dân, rối xác thân của Tổ Tiên Cha Mẹ bị chúng cứ cắt dần da thịt, rồi xương máu của Tổ Tiên Cha Mẹ chúng hút mà bán, mà dâng cho ngoại bang mãi. Xin đứng dậy và đứng dậy hởi các vị lãnh đạo tinh thần, lãnh đạo tôn giáo, các nhà tri thức văn hoá, các anh chị sinh viên yêu nuớc, các anh lính bộ đội quốc gia, thành khẩn cần làm tròn bổn phận đạo hiếu của chúng ta với Tổ Tiên và Cha Mẹ, đó là bằng mọi cách phải giải thể cái chế độ nô dịch bán nước, hại dân, giết dân của Hà Nội này.
VIII. SỰ KHÁNG CỰ, CÁCH MẠNG VÀ NHÂN QUYỀN
Như các nhà chính trị xã hội học nói, thì theo thể chế Hiến Pháp có thể được xem là ít khiếm khuyết hay tương đối hoàn mỹ hơn với phương cách phân chia quyền chính đáng của việc thể chế hóa quyền hành. Và các quyền hành được định đó là Lập Pháp, Tư Pháp và Hành Pháp phải hoàn toàn tuân thủ Luật Pháp. Đó cũng là ý nghĩa cùng mục đích của Nhà Nước theo đuổi việc thực thi và phục vụ Quốc Gia và người dân.
Một lý tương đối tự nhiên, thì sự kháng cự và làm cách mạng là tự nó bị cấm đoán theo nghĩa sự ổn định của quốc gia. Đây cũng muốn nói lên cách hàm ẩn của sự việc này. Tuy nhiên các sự cấm đoán này, thường có các sự kiện để giải thích lý do của sự việc : vì bảo đảm an ninh, ổn định cho Nhà Nước vv., mà trong các bộ Luật Hình Sự đề cập, chớ không có một cách « méo mó » phản nhân quyền và dân chủ trong các bộ Luật của Nhà Nuớc độc tài chuyên chế như cộng sản, nhất là cộng sản Hà Nội. Người ta có thể làm gì khác để chống lại sự bất công này? Vì do các tương quan vào các sự cấm đoán, vào các luật tạo ra mâu thuẫn này, tất nhiên có sự kháng cự, có việc làm cách mạng tự nhiên của người dân, bởi họ không thể chịu mãi nhiều điều thiệt thòi, cũng như không có được sự công bình trong đời sống của họ. Điển hình như những Luật về Nhà Đất, về Báo Chí, nhất là Nghị Quyết 36 của phỉ quyền Hà Nội.
8.1. Sự Kháng Cự Và Làm Cách Mạng
Thực sự kháng cự và làm cách mạng có một vai trò cùng một chỗ đứng quan trọng trong giòng lịch sử của nhân loại, và nó luôn có lý do của các việc làm này. Trước hết, chính là do việc lập hiến không được chân thật, và các cơ quan Nhà Nước không thực thi đúng như những điều họ nói, họ ghi chép trong bản Hiến Pháp, thế là họ đã làm nghịch các ý nghĩa đẹp của những tư tưỏng, luật định trong Hiến Pháp. Nói tóm lại các người cầm quyền là những người đã làm phản lại tất cả ý nghĩa đẹp trong bản Hiến Pháp, gọi là vi pháp hay vi hiến, mà chính họ là những người phải tôn trọng Hiến Pháp và Luật Pháp hơn tất cả mọi người dân.
Hơn nữa, các người cầm quyền thiếu đi sự tế nhị, sự nhẹ nhàng lịch lãm cần thiết để thích ứng với các quyền lợi sống thực của người dân trong xã hội. Chúng tôi lấy vị dụ, Nước Pháp vào năm 1968, lý do chánh quyền Pháp cần nhu cầu thích ứng với một thế giới mới. Chính ước muốn này của chánh quyền Pháp đã bị sự phản kháng dữ dội của sinh viên cùng dân chúng Pháp. Do thế, vào thời điểm lúc đó, nói như Pierre Antoine là sự tiến hóa của xã hội qủa thật là nhanh, mà cứ dùng luật áp dụng thì qủa là liều lĩnh, để bảo giữ sự nghiêm nhặt, cứng nhắt của luật là nguy hiểm. Thế nên, chớ có ra một cái lệnh không thích ứng và hiệu lực đối với dân chúng vào lúc ấy (62). Bởi vậy, chúng tôi nghĩ rằng những chính thể chính trị chỉ lấy sức mạnh và bạo lực để đàn áp và cưỡng chế dân như phỉ quyền Hà Nội, tức người dân sẽ quay lại tìm sức mạnh tinh thần ở quốc gia và dân tộc cùng tôn giáo, để nuôi một tư tưởng quyền luật mới. Quyền luật mới này được bộc lộ sự phản kháng tự nhiên đối lại với những gì là luật pháp của quyền hành độc tài. Đó là lẽ tất nhiên, và hậu qủa của các nước cựu cộng sản Đông Âu vào năm 1989 và Liên Sô, rồi Nga vv, trả giá cho sự áp bức, cưỡng chế, đàn áp một cách tàn bạo người dân bao chục năm : là tức nước vỡ bờ, người dân đứng lên dành lại quyền cai trị và làm chủ chính vận mạng và sự sinh tồn của mình, mà chúng ta đã thấy rõ cùng mục kích tường tận sự sụp đổ và vỡ vụn, tan rả của các chế độ sắt máu cộng sản phi nhân này.
Nguyên nhân của các cuộc phản kháng hay cách mạng của người dân đánh đổ chánh quyền độc tài, là do bộ máy chánh quyền chỉ lạm dụng quyền hành bởi những người cầm quyền chỉ biết phục vụ cho ích lợi của mình, và họ đã làm trái lại những mục đích của mình khi họ hứa với dân hoặc khi họ ra tranh cử. Vả nữa, Nhà Nước khi hành sử các công việc phải phù hợp với luật pháp định ra, chớ không phải loại bỏ cùng khinh thường, ngồi xổm trên luật pháp quốc gia, cũng không thể hành sự như kiểu Nhà Nước mang bản chất facisme và chuyên chế cộng sản. Lý ra Nhà Nước được hiểu và nhìn nhận như bộ mặt thật nhân tính. Để rồi ngươi dân mới sống cho Nhà Nước và nhờ Nhà Nước. Nói như Mussolini thì « Nhà Nước chính đạo là cái đạo đức phổ quát tạo nên luật pháp » (63). Thế nhưng, ít ai sống được đúng nghĩa của câu nói này. Vi biết bao người cầm quyền lãnh đạo Đất Nước, đã lạm dụng Nhà Nước, nhân danh Nhà Nước để bắt buộc người dân phải làm theo ý muốn hoặc chỉ phục vụ cho quyền lợi cá nhân, cho một giai cấp, cho Đảng : như Hitler, Lénine, Stalin, Mao Trạch Đông, Đặng Tiều Bình Hồ Cẩm Đào, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Đỗ Mười, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết., Polpot, Sadam Husen vv..
Do đó, mà tạo trong lòng dân sự bất mãn, sự khinh bỉ, gây nên sự phản kháng, đối đầu : Như Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Chị Phạm Thanh Nghiên, Luật Sư Nguyên Văn Đài và Lê Chí Luật, Anh Trần Văn Thạch, Ông Vũ Văn Hùng, Anh Phạm Văn Trội và Anh Nguyễn Xuân Nghĩa, Anh Ngô Quỳnh và Nguyễn Văn Túc, Anh Nguyễn Mạnh Sơn và Anh Nguyễn Văn Tình, Anh Nguyễn Kim Nhân và Anh Đỗ Văn Hải, Anh Lê Thanh Tùng. Anh Nguyễn Văn Chiến, Lê Công Định, Việt Khang, Chị Phạm Đoan Trang và Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng Anh Bùi Thanh Hiếu (Nguời Buôn Gió) Chi Tạ Phong Tần, Bùi Thi Minh Hằng, Huỳnh Thục Vi, Nguyễn Phượng Uyên vv., để đi đến điểm cuối cùng thì loại hẳn một chế độ độc tài, áp bức, không có tự do, nhân quyền và dân chủ. Chúng ta thấy ở đâu có áp bức, sinh cảnh bất công thì có sự phản kháng hay cách mạng. Sự phản kháng hay cách mạng thường xảy ra trong các chế độ độc tài quân phiệt, chế độ độc tài chuyên chính cộng sản. Như Việt Nam trong bao năm qua : những cảnh hiện thực cán bộ, ông lớn của chế độ phỉ quyền Hà Nội, đã cướp trắng trợn ruộng vườn, đất đai nhà cửa của người dân hay của các Tôn Giáo. Do đó, khi đi đến sự cùng cực của sự chịu đựng bất công, đán áp, khống chế, tức người dân phản kháng chống lại chánh quyền một cách tự phát như vụ dân làng Kim Nổ, Thọ Đà Giáo Xứ Thái Hà ở Hà Nội, người dân Thái Bình và Trà Cổ ở Biên Hòa, Nguyệt Biều, Loan Lý ở Thừa Thiên Huế, và Tam Toà ở Quảng Bình, Cồn Dầu ở Quảng Nam, cũng như người dân đi biểu tình từ Hà Nội. Sài Gòn, Cần Thơ. Đẹp thay, can đảm và anh hùng anh thư thay! Dân chúng bất chấp súng ống, bất chấp tất cả quyền lực của Đảng thổ phỉ cộng sản khát máu, đòi hỏi công lý, công bằng, đòi lại quyền lợi, quyền làm chủ của mình trên mảnh đất mình sống đã bị phỉ quyền Hà Nội và Đảng thổ phỉ của chúng cướp đi.
8.2. Các Cấp Độ Của Sự Phản Kháng Và Cách Mạng
Trải giòng thời gian của lịch sử nhân loại, trong quá khứ thời nào cũng có các cuộc phản kháng và cách mạng của người dân. Dân chúng vùng dậy chống lại các chế độ quân chủ bạo chúa, chống lại các đế quốc thực dân cùng chống lại các chế độ phát-xít quân phiệt và các chế độ cộng sản độc tài khát máu vv., như chúng tôi đã nói qua trong bài khảo luận Tìm Hiểu Thực Chất Những Cuộc Cách Mạng Trong Thế Giới. Điển hình và đáng lưu ý nhất, là trong thế kỷ XIX và nữa bán thế kỷ XX, nhất là vào các năm 1989-1991 của sinh viên Trung Cộng và các Nuớc Đông Âu cùng Liên Sô cũ.
Chúng ta hay có ba cấp độ của cuộc phản kháng. Trước hết là không tuân phục vào Luật, vì xã hội không công bình. Việc thứ hai của cuộc phản kháng, là chống lại sự đàn áp cưỡng bức có tính cách lan rộng hơn : có nghĩa là dân chúng nỗi dậy chống lại các bạo lực áp chế quá đáng của các cơ quan Nhà Nước, mà các người nắm giữ quyền hành là người lạm dụng chức quyền và quyền thế hay làm sai luật (có tính cách luật rừng, luật theo ý họ mới có sự phản kháng của người dân Thái Bình, Trà Cổ, Thọ Dà, Kim Nổ, Nguyệt Biều, Thái Hà, Tam Toà, Loan Lý, Cồn Dầu vv.). Cuối cùng cấp độ thứ ba là cuộc cách mạng. Đây là lúc mà toàn dân đứng dậy, có thể có bạo lực để đánh đổ chánh quyền thối nát, với một ý muốn tái lập lại một trật tự xã hội mới tốt đẹp hơn, công lý và công bình, tự do, nhân quyền, dân quyền được thể hiện. Xã hội mới đó sẽ được chứng minh cụ thể bằng các tư tưởng nhân bản của một việc áp dụng nghiêm chỉnh luật pháp công minh cùng tạo nên sự công bình cho xã hội thăng tiến.
Chúng tôi biết hơn hai thế kỷ trước đây, thì người ta đã dự tính xa rồi, nên đã lâp pháp hóa và hiến pháp hóa những quyền luật của sự phản kháng-Vì quyền phản kháng lại sự áp bức, bất công bình, thì đây là một trong các luật tự nhiên không thể thiếu của con người, và đó cũng là một trong những điều khoản của các bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền vào năm 1789. Chúng tôi xin kể ra một vài quyền sau là « quyền tự do, quyền sở hữu, quyền bình an, quyền phản kháng lại sự áp bức » (64). Còn bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền vào năm 1791 thì nói cẩn trọng hơn là : « nhiều người họp lại trong xã hội, tất phải có một phương thế hợp pháp hóa sự phản kháng chống lại các sự áp bức, áp chế » (65). Vả nữa, bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ nhân kỳ họp đại hội tại Philadelphie vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, họ đã xác định những lời sau, chúng tôi xin tạm dịch một đọan là « các cơ quan chánh phủ được thiết lập do các nguời dân, để bảo đảm quyền luật, quyền lợi mà các quyền luật và quyền lợi đó đã được thiên bẩm bởi Đấng Tạo Hóa, và các quyền hành đúng này được phát xuất từ việc ưng thuận của người dân. Do đó cứ mỗi lân mà hình thái của chánh phủ trở nên sự phá hoại những mục đích này, thì người dân có quyền thay đối hay loại bỏ và lập nên một chánh phủ mới bằng việc xây dựng trên các nguyên tắc, và bằng việc xây dựng các cơ cấu với hinh thể mà người dân cảm nhận các nguyên tắc đó thích ứng cho mình, và chúng bảo đảm cho mình sự bình an cùng hạnh phúc » (66).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét