Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Tìm lại giá trị của nền giáo dục truyền thống (Kỳ 3)

LTCGVN (01.01.2013)


TÌM LẠI GIÁ TRỊ CỦA NỀN GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG (Kỳ 3)
Thân Tặng Tuổi Trẻ Việt Nam 



IV. Đặt Lại Giá Trị Nhân Bản, Đạo Đức Và Luân Lý Trong Các Nước Xã Hội Tân Tiến 

Chúng ta hay làm thế nào để có được một nền giáo dục tốt đẹp hơn trong những nước xã hội tân tiến, mà họ lại qúa thiên nặng về kỷ nghệ sản xuất ? Qua câu hỏi này thì người ta đồng nhất một cách chung, và nói rằng các xã hội tân tiến qúa bao hàm qúa nhiều giá trị do những cấu trúc khác biệt và hữu dụng trên nhiều địa hạt khác nhau. Chúng ta rõ từ địa hạt văn hóa, chính trị, kinh tế, giáo dục, nghệ thuật, gia đình vv…, thì công việc của con người như là chạy đua với thời gian, chạy đua với những sản phẩm chế tạo. Con người hầu như chỉ lo tìm kiếm hạnh phúc qua các tiện nghi « vật chất » do mình sáng tạo ra (như nhà ở, xe hơi, các máy móc gia dụng, truyền hình, điện thoại, máy vi tính, áo quần, thực phẩm ăn uống vv.), để rồi cảm thấy thỏa mãn ở những tiện nghi đồ dùng đó cho mình !

Qua tác phẩm « The Cutural Contradictions of Capitalism, Các Mâu Thuẫn Văn Hóa của Chủ Nghĩa Tư Bản » của Daniell Bell (14). Ông cho chúng ta một cái nhìn về những nghịch lý qua lối giáo dục của các nước tư bản chủ nghĩa hiện đại. Không những ở các nước tư bản ở Mỹ hoặc Đức, Pháp, Anh vv., mà ngay cả Bắc Kinh và Hà Nội củng bị ảnh hưỏng cái nghịch lý này khi họ chạy theo « kinh tế thị trường » để tồn tại. 

A. Sự Khai Thác Thế Giới Bởi Lý Do Kỹ Thuật 

Chúng tôi xin phép được giới thiệu đến qúy vị Giáo Sư Jugen Habermas qua tác phẩm thời danh của ông là « Theorie des kommunikativen Handels, Théorie de l’Action Communicationenell, Lý Thuyết Tác Dụng Của Sự Truyền Đạt » (15) cho chúng ta một phương tiện để hiểu rõ các xã hội kỹ nghệ tân tiến thời nay. Theo giáo sư, thì các xã hội này xem giá trị của địa hạt khoa học nặng ký hơn các giá trị của các địa hạt khác. Do lý do này nên nó thường quản trị và chi phối các địa hạt văn hóa khác, với cái lý do là sự hiệu lực của nền kỹ thuật học. Hay nữa các địa hạt thực tiễn như luân lý và đạo đúc, thì thưòng bị dẫn đạo vì lý do hóa khoa học cũng kỹ thuật học cho xã hội tân tíến. Ngay như lãnh vực nghệ thuật, đáng lẽ phải được hoàn toàn độc lập, thế nhưng vẫn bị xâm phạm vì cái lý do hiệu lực, hiệu nghiệm của kỹ thuật cho thời đại ngày nay. Do đó, khoa học và kỹ thuật thường phá đổ (subertir) những độc lập của các địa hạt khác, và nó tự tạo nên sức mạnh để đi vào cái lý do hợp lý hóa của kỹ thuật (un logique technico-rationnelle). Cũng theo ông, thì khoa học và kỹ thuật học đã trở nên một ý tưởng học (học thuyết, idéologie) của thời đại ngày nay. 

Chúng ta thấy những xã hội tân tiến bao gồm một lần các hệ thống kinh tế, được quản trị do sự chỉ huy, chúng cấu tạo bởi tiền bạc và thị trường tiêu thụ cùng các chứng khoán và hối đoái vv… Hay nữa, xã hội tân tiến đó là một thể chế chính trị : được lãnh đạo do một guồng máy hành chánh có tính cách là trung tâm lý do cùng quyền lực, để ban hành những đạo luật, những kế hoạch phục vụ người dân, và đây là thế giới chúng ta đang sống. Thế giới ta sống, chính thức là tổng hợp của nhiều lãnh vực sống. Thế giới ấy gốm có những sự việc, đó là những công việc thực tiễn hằng ngày : như là vìệc làm, học vấn, tình bạn, tình yêu, cưới hỏi, sự liên lạc, giao cảm, trao đổi, thăm viếng, thư tín, truyền thông, và những việc làm công cộng (công vụ chung) vv… Do đó qua môi trường xã hội và những phần tử xã hội (corps sociaux) này, đây chính là trung gian của đời sống kết hợp cùng liên kết và liên đới này mà ta đang sống. 

Thực thế bởi nghịch lý oái ăm (cruel paradoxe) của duy lý, lại trở thành điều hợp lý của xã hội tân tiến bằng các việc làm tốt đẹp của những cấu trúc kỹ thuật, đã tạo nên đời sống tiện nghi vật chất cho con người được no ấm cùng sung túc. Song nhiên, xã hội tân tiến đó đã làm cho đời sống con người hư hỏng và đồi bại không ít. Vì những quyết lệnh của hệ thống kính tế chính trị, và sự hiệu năng của khoa học kỹ thuật của xã hội tân tiến ; xã hội đó viện lẽ những lý do hoàn toàn dựa trên nền tảng văn minh cũng như sự thành công của khoa học kỹ thuật, làm phá đổ đi các nền tảng luân lý cùng đạo đức của cha ông đã có từ ngàn xưa. Chúng ta cảm thấy người thông minh, sự hiểu biết và lẽ phải, đôi khi phải tùng phục sự thành công và hiệu năng của khoa học kỹ thuật là đó. 

Chúng tôi nhận thấy các xã hội tân tiến như Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Gia Nã Đại, Thụy Sĩ, Hoà Làn, Thụy Điển, Úc vv.., làm tiêu biểu, thi câu hỏi được đặt ra : là làm sao chúng ta có thể dung hòa đời sống gia đình cổ truyền Việt Nam, như con cái kính trọng cha mẹ ông bà, vợ chồng hoà thuận thương yêu nhau, để tránh đi cái cảnh con cái hỗn láo, xấc xược với cha mẹ, vợ chồng bỏ nhau như thay áo quần của xã hội Âu Mỹ ? Sau nữa, là làm sao chúng ta có thể dung hòa được hai nền văn hóa khác biệt, hầu vượt qua được nạn « xâm thực » do cái duy lý quá thiên nặng về giáo dục khoa học kỹ thuật (scientifico-technique) của các nước tân tiến, mà để mất đi những tinh hoa của nền giáo dục văn hóa cổ truyền của ta ? 

B. Từ Ý Nghĩa Của Câu Hỏi Đến Giải Quyết Vấn Nạn Của Xã Hội 

Qua những chương trên chúng ta đã cùng nhau khảo luận, cùng nhau tìm kiếm nguyên nhân về những thái độ, cử chỉ của tuổi trẻ đã thay đổi giá trị sống của họ. Theo thiển nghĩ của chúng tôi, quả người ta đã đưa ra nhiều lý do để buộc tội, lắm lúc lên án tuổi trẻ một cách khắt khe. Nhưng chung thể, những lý do viện lẽ nêu ra đều là đúng 100o/o. Chúng ta nhìn lại xã hội mình sống và xét lại lòng ta, thì sự « đầu độc » và làm băng hoại tuổi trẻ không phải tự tuổi trẻ. Trái lại, sự băng hoại và đầu độc đó đến với tuổi trẻ do lòng ích kỷ, tham lợi của người lớn. Chúng ta phải thú nhận như thế! Ví lý do thương mãi, làm giàu có cho lòng tham của con người mà nhiều quốc gia đã có những đạo luật về tự do thái qúa của báo chí, phim ảnh, viết văn vv.., đã tạo nên những cuốn phim, các sách báo không lành mạnh. Phim ảnh thì khiêu dâm, kích dục, bạo động, cảnh hận thù, chém giết nhau, nhiều phim thật hải hùng, kinh sợ thường thấy bán ở các tạp sách, hay chiếu trên các màn ảnh truyền hình. Các em đôi khi vì tò mò, vi hiếu kỳ, vì bản năng tự nhiên mà xem các loại phim ảnh cùng sách báo này, qủa tâm hồn các em non nớt chưa nhận ra cái hay cái dỡ cho rõ. Vì vậy với ngày tháng các loại sách báo, phim ảnh loại này soi mòn và giết dần tâm hồn trong trắng của các em. 

Do đó, chúng ta thử hỏi tại sao xã hội không loạn, các em trẻ càng ngày càng phạm pháp, chẳng hạn ở Mỹ, chánh phủ phải báo động đỏ về vấn đề này. Như mới dây thôi vào ngày 17.12.2012 : ten sát nhân Adam Lanza 20 tuổi, dã xả súng giết mẹ ruột đẻ ra mình, lại nữa chưa dã cơn điên cuồng sát của nó… Lanza lại sách khẩu súng liên thanh chạy dến trường tiếu học Sandy Hook Elemantary School ở Newtown tiẻu bang Contenicut, xả súng bắn ngà thêm 26 em bé tuổi chùng 5 hay 6 tuổi cùng giết thêm một cô giáo bảo vệ cho càc cháu học sinh của mình. Thật ra, nói đúng hơn, các em chỉ là nạn nhân của nhiều cái thích bắt chước người lớn, của sự vô ý thức. Đây là hậu qủa của mặt trái đồng tiền, của cái mối lợi thương mãi và kinh tế, mà nhiều chánh quyền đã không có những biện pháp ngăn ngừa, đề phòng, cấm đoán, hay đưa ra các đạo luật nghiệm ngặt với các nhà sản xuất buôn bán vũ khí giết người, buôn bán phim ảnh, sách báo đồi trụy, gây nguy hiểm cho đời sống tuổi trẻ. 

Thêm nữa, qua các tác phẩm của Freud, của E. From, của Reich và H. Marcuse trong lãnh vực tính dục, tuy có nhiều điểm hay, khám phá mới trên mặt lý thuyết. Song ngược lại, cái mặt trái của lý thuyết này được xem như là sự giải thích của tân chủ thuyết mát-xít (néomarxiste). Cũng như trên lãnh vực tính dục, thì lý thuyết này đã làm cho tuổi trẻ buông thả theo bản tính dục tính của mình. Chúng ta nhìn thực tế vào xã hội hiện thực ta sống, thi ta thấy con người ngày nay chống lại cái đẹp của nguyên tắc sống mà chìm đắm trong các đam mê dục vọng của họ. Vì qua nguyên tắc sống này, chính là thái độ, cử chỉ, hành vi sống an bình, đạo đức của cha ông ta, được xem như là nền tảng sống đẹp, lành mạnh của bao thế hệ đã đi qua. Do đó, chúng tôi tưởng nghĩ không thể viện cớ vì những tìm tòi, khảo cứu của các tác giả nói trên, là ngành nhân chủng học về văn hóa (anthropologie-culturelle), để rồi loại bỏ dần những văn hóa tốt đẹp của cha ông đã sống đầm ấm, hiền hòa, nhân ái, trung nghĩa, bao dung qua bao thế hệ tốt đẹp trong giòng lịch sử cùng thời gian. 

Chúng tôi cũng thiết tưởng có rất nhiều khó khăn của xã hội như chia loại giai cấp, sự giàu nghèo, các đẳng cấp vv… do từ khuynh hướng chính trị làm cho tuổi trẻ băng hoại, mất niềm tin cậy. Thêm nữa, chúng tôi nghĩ có thể vì nhân cách và tài đức của các vị lãnh đạo không có, rồi những vụng về tổ chức của các đoàn thể, về lập trường chỉ đạo, về lề lối làm việc bê trễ, về việc biết mình làm sai gây nguy hại đến Đất Nước mà không có một lời xin lỗi, tạ tội với Đồng Bào, với chiến sĩ. Thế nhưng lại giỏi lừa bịp, đổ lỗi cho người khác, đã đem lại sự khinh bỉ và làm mất niềm tin, tạo nên cơn khủng hoảng, chao đảo phương hướng chọn lý tưởng của tuổi trẻ để tranh đấu và xây dựng cho mình cùng cho xã hội thăng tiến. 

Chúng tôi chờ đợi đã gần nữa thế kỷ này sau cái chết của Chí Sĩ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và hai bào đệ của ông. Chờ đợi một lời nói thú tội mình của ông Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính, Trần Văn Đôn, Nguyễn Văn Thiệu vv… dám nói và tạ lỗi do mình giết lầm anh em tổng thống Ngô Đình Diệm, cho nên Miền Nam mới ra nông nỗi như thế này. Tiếp đến là biến cố mất Miền Nam cho đến nay, đã gần bốn thập kỷ rồi, chúng tôi mong chờ một lời thú tội, ăn năn cái sai lầm trị quốc, cái tham sống sợ chêt của ông Nguyễn Văn Thiệu, ông Nguyễn Cao Kỳ, Ông cao Văn Viên - Thế nhưng các ông thiếu sĩ khí thua cả một số anh lính nhảy dù biết tự xử minh bằng quả lựu đạn khi Nước Mất Nhà Tan. Còn các ông tai to, mặt lớn này thì chỉ giỏi hoàn toàn đổ lỗi cho Mỹ, và ăn cướp tiền công qủy của Dân Miền Nam rồi âm thầm chạy trốn, khi Đất Nước ngã nghiêng vào trong tay giặc cộng Miền Bắc hung bạo. Chính vì Đất Nước có những thành phần lãnh đạo « tồi » này, nên đã làm cho tuổi trẻ Việt và bao nhiêu người lính chiến phải hy sinh đổ xương máu một cách oan khiên, rồi lại bi tù tội trong các trại tù bỏ đói kinh niên của Hà Nội một cách thảm khốc kinh hoàng. Hơn 165.000 ngàn sĩ quan, quân nhân cán chính Miền Nam chết tức tuởi tủi nhục trong các trại tù của Hà Nội từ Nam ra Bắc, rồi có đến từ 600.000 ngàn hay 1.000.000 người Việt chết trên đường đi vượt biên và vượt biển chạy trốn cái hoả ngục Việt Cộng Hà Nội bày ra. Người chết trong rừng sâu hay người chết trong lòng đại dương mênh mông, không có đưọc một nấm mộ, một cái bảng tên ghi khắc ngày tử cho người đời nhớ và cầu hồn, câu siêu cho các vong linh này. 
Tù cộng sản

Thế đó, chúng tôi xin các vong linh của qúy vị có linh thiêng thì phù hộ cho chúng tôi, cho con cháu, cho em út của quý vị , là những người trẻ Việt Nam như Đoàn Văn vươn, Đoàn Văn Qúy,Nguyễn Văn Đài, Việt Khang Võ Văn Trí, Trần Hữu Duy Thức, Lê Công Định, Lê Quốc Quân, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thanh Nghiêm, Huỳnh Thục Vi, Trịnh Kim Tiến vv.., đủ nghị lực, đủ khôn ngoan và can đảm mà tranh đấu giải thế cái chế độ xã hội chủ nghĩa Hà Nội làm ngu dân hóa và đói dân hóa này, hầu cho Việt Nam được tuơi sáng và phú cường, dân chủ tự do và hạnh phúc. 

Do thế, chúng tôi và cả chúng ta phải đấm ngực tạ tội, phải dám công khai thú nhận lỗi lầm của tuổi trẻ một phần lớn do từ người lớn chúng ta, để từ đó chúng ta mới tạo lại niềm tin cho đồng bào Việt, cho tuổi trẻ Việt Nam đứng lên. Thật không xấu hổ, không chết gì một lời tạ lỗi với quốc dân, với những người nằm xuống do sự sai lầm của chúng ta. Một lời tạ lỗi chân thành là một cử chỉ anh hùng, là một người Việt biệt tự xử mình khi biết mình mang trọng tội với đồng bào, với Đất Nước. Chắc chắn đồng bào Việt không trách ta, khi ta tạ lỗi ăn năn, thú tội, nhưng họ sẽ khinh bỉ và oán hờn ta khi ta cứ lì cái mặt chai dày ra, làm như mình không là nguời có tội với Đất Nước và quốc dân vậy. 

Bởi thế, chúng ta không thể « hàm hồ » hoàn toàn kết án cho tuổi trẻ Việt băng hoại, mất gốc, mất phẩm cách, mất đi truyền thống dân tộc… Chúng ta thử nhìn lại quá khứ trong những thập niên vừa qua trong hai xã hội, là tư bản tự do và cộng sản độc tài, chúng ta và họ đã xây dựng được gì cho tuổi trẻ có thể sống tươi nở trong ý thức làm người của họ ? Chúng ta đã giúp được gì cho tuổi trẻ Việt Nam ý thức được cái nhục của một Đất Nước nghèo đói bị thiên hạ Năm Châu khinh bỉ, xem thường, để từ cái nhục này mà biết vươn lên như người trẻ Nam Hàn, ngưới trẻ Nhật Bản sau thời Đệ Nhị Thế Chiến, làm cho Đất Nước họ giàu mạnh về mọi lãnh vực Văn Hoá, Chính Trị và Kinh Tế … làm cho thế giới phải khâm phục và kính trọng Đất Nước họ ? Thế đó, chúng ta có bổn phận gây ý thức và đánh động lương tâm cho lớp trẻ Việt tinh thần yêu Dân Tộc, tinh thần vùng lên, rồi biết xót xa cho thân phận của một nước nghèo khổ, mà người trẻ phải chịu cảnh đi làm thuê, làm mướn cho người ngoại kiều, còn con gái trẻ phải đi làm dâu cho những kẻ bệnh hoạn người Nam Hàn, Đài Loàn và Tân Gia Ba vv… 

Giờ đây chúng tôi xin phép giới thiệu tác phẩm của Erickson : « Jugend und Krise, Jeunesse et Crise, Tuổi Trẻ Và Sự Khủng Hoảng » (16). Tác phẩm này là công trình nghiên cứu của ông về những khủng hoảng của tuổi trẻ thời này. Từ đó, ông đưa ra các nan giải về đời sống như sau : ta thấy những cái máy có thể trở nên thực tiễn tiện nghi hơn cho ta trong đời sống. Cũng thế, cái máy trở thành hấp dẫn và tiện lợi cho ta trong cuộc sống. Nhưng câu hỏi ở đây cho ta, là chúng ta hiểu biết ở đâu phải đạt đến ý thức sâu thẳm về văn hóa mà con người cần thiết trong mối liên hệ đến nguồn suối của họ - cũng như đến một nền kỹ thuật sản xuất, để rồi từ đó con người hiểu, nhận thức và sống đúng nhân tính tươi nở của mình trong vũ trụ gia đình hay là xã hội. 

Thật vậy, chúng ta rõ một nền giáo dục quá thiên nặng về kỹ thuật và khoa học, xem thường đến sự giáo dục cùng đạo đức của con người, thì thật là không quân bình cho đời sống nhân tính làm người trong xã hội. Hoặc nữa, trong các nước theo xã hội cộng sản, với một chủ thuyết xây dựng trên căn bản « đấu tranh giai cấp », tạo nên một lối giáo dục hận thù, tất đánh mất đi nhân tính của tuổi trẻ » (17). Do đó, chúng ta thấy không lạ gì con người, nhất là người trẻ đã bị đảo lộn đi bản tính hiền hòa của mình thành « ác tính và cuồng tính ». Cả hai lối giáo dục này không tạo nên cho người trẻ toàn diện được nhân bản cho cuộc sống an sinh của xã hội con người. 

Vì bài này, chúng tôi muốn viết cho người trẻ, và cống hiến cho qúy anh chị em trẻ, là các bạn trẻ mà chúng tôi yêu mến cùng kỳ vọng ở họ. Chúng tôi tin tưởng ở tiềm năng và tài năng của qúy anh chị em, nên xin có đôi lời thổ lộ ở phần cuối chương này, sau khi chúng tôi nói qua chương cuối. 

Chúng tôi nghĩ tuổi trẻ không thể được xem như một nhóm người, một đoàn thể trong việc mưu đồ chính trị cá nhân hay tập đoàn, chỉ dùng tuổi trẻ phục vụ cho lòng ích kỳ và tham vọng của riêng mình, hoặc chỉ riêng cho đảng phái ta thôi. Thực đây là một mưu tính và phương sách sai lầm của Đàng cộng sản Hà Nội, đã lợi dụng tuổi trẻ cho chiêu bài xây dựng một thế giới đại đồng cộng sản, nên các anh chị em trẻ đã xã thân đánh giặc cho Liên Xô và Trung Cộng. Nay thì phải xã thân làm thuê, làm mướn kiếm bát cơm sinh nhai cho bọn trọc phú Đài Loan, Nam Hàn, Tân Gia Ba và bọn Tư Bản rừng rú Âu Mỹ với chính sách « đổi mới » theo đinh hướng của xã hội chủ nghĩa, kiểu triền miền đói rách và mãi mãi ngu đần của Hà Nội áp dụng. 


Đủ rồi quá đủ rồi cho sự xót đau của tuổi trẻ Việt Nam trong bao thập niên u tối! Sau cơn mưa trời lại sáng ! Vâng chúng tôi tin và đặt niềm kỳ vọng ở qúy anh chị em trẻ Việt Nam có khả năng tạo nên những cuộc canh tân, những cuộc cách mạng xã hội hầu giải thể cái Đảng cộng sản Hà Nội hại dân và giết dân Viẹt này. Vì Đảng chính là cái bóng đêm hãi hùng đem lại đời u tối và tệ nạn nghèo đói triên miên của Dân Việt hơn nữa thế kỷ qua. Chúng tôi tin rằng qúy anh chị em dám tu chỉnh và biến đổi những tệ nạn của xã hội, những ung thối của quốc gia. Chúng tôi tin qúy anh chị em trẻ là người luôn đi tiên phong và hăng hái giúp sức trong mọi lãnh vực, trong nhiều công việc khó khăn khi quốc gia cần đến tài năng của qúy anh chị em giúp đỡ và phục vụ. Vâng chúng tôi tin nghị lực và lòng can đảm cùng yêu nước và yêu dân tôc của quý anh chị em. Và để kết thúc những lòi tâm tình với quý anh chị em trẻ, tôi xin gửi đến quý anh chị em câu phương ngôn hay khi tôi còn học trung học được chính thầy giáo và thân phụ dạy cho, dù thời gian lắm đổi thay nhưng tôi vẫn lưu giữ mãi trong tâm hồn mình bao thập niên qua như một kim chỉ nam sống của tôi : « Mors non est vitae nostree finis sed mutatio, The death is not ended, but changed of our life, Chết không là sự chấm dứt, nhưng là sự thay đổi đời sống của chúng ta ». Có nghĩa làm người ai cũng phải chết là định luật tự nhiên ! Thế nhưng để làm sao cái chết ta đó không có nghĩa là tận cùng, là chấm hết, song là sự thay đổi đời sống của chúng ta. Nghĩa là cái chểt của ta đó ghi lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng mọi người và để lại trong tâm hồn họ sự kính phục và hâm mộ. Cái chết của ta đó cũng có thể thay đổi đuợc đời sống của con người, của xã hội, hầu tạo nên sự hạnh phúc và an thái cho muôn người. 

Vì vậy, để tránh cho tuổi trẻ những cơn khủng hoảng, mất đi lòng tin và bầu nhiệt huyết của họ, cũng như là dự phòng cho người trẻ những cuộc « mạo hiểm » không biết được tương lai : chúng tôi thành khẩn xin qúy vị lãnh đạo đoàn thể, lãnh đạo tinh thần, lãnh đạo các đảng phái, nên nổ lực giúp cho tuổi trẻ biết sống, biết dấn thân phụng sự cho quê hương và dân tộc, cho đồng bào với một tâm hồn xả kỷ, không vụ lợi cùng cầu vinh. Sau hết, chúng ta nên yêu mến người trẻ một tình yêu chân thành của lòng ta. 

V. NỀN GIÁO DỤC VÀ PHUƠNG PHÁP TRỊ LIỆU : MỤC ĐÍCH CÙA GIÁO DỤC 

Điều quan trọng của con người là « biết, savoir, know », song biết chưa hẳn đã là « hiểu, comprendre, understand ». Bởi thế để hiểu-biết, thì con người cần phải học hỏi, đào luyện mình, biết lằng nghe và thú nhận những sai lỗi để thăng hóa mình. Do thế phần này, chúng tôi muốn đưa ra một đề nghị giáo dục mới, là từ một sự giáo dục đào luyện đến một việc giáo dục trị liệu. 

Qủa thực từ ngữ học của chữ giáo dục đặt cho chúng ta câu hỏi của biết. Có nghĩa biết người ta đi về đâu và mục đích giáo dục là gì ? Đây là câu hỏi về giá trị, cử chỉ, thái độ, cung cách, phẩm chất, phương pháp giáo dục ra sao ? Nếu chúng ta đã có phương pháp giáo dục đào luyện, thì cũng phải có phương pháp giáo dục trị liệu cho trẻ. Như chúng ta rõ trong một nền giáo dục đào luyện được chuẩn bị, và mở đường trước cho con người học các môn như là triết học, thần học, luật học, kinh tế học, chính trị học, thương mãi học, tâm lý học, luân lý học, đạo đức học, giáo dục học, sinh vật học, y dược học, xã hội học, mỹ thuật học, nghệ thuật học, kỹ thuật học vv… Những môn học này có thể giúp người học hướng đến cái nhìn của mình về mục đích, và có thể biến đổi được đời sống của mình. Nền giáo dục đào luyện cho ta hướng về một mục đích, một ý nghĩa. Trái lại, nền giáo dục trị liệu là dự phòng, tiên kiến, cùng dự đoán những cơn khủng hoảng thuộc về tâm sinh lý của tuổi trẻ. Bởi thế nền giáo dục trị liệu có tính cách là tâm lý, và sư phạm nhiều hơn cho con trẻ ở cái tuổi phát triển tâm sinh lý. 

Triết gia và nhà sư phạm thời danh Pháp, Giáo Sư M. Foucault trong tác phẩm : « Histoire De La Sexualité. La Volonté De Savoir, Lịch Sử Tính Dục. Ý Muốn Biết » (18). Ông đã đưa ra cho chúng ta một cái nhìn thực tiễn về tính dục. Cái nhìn này có nghĩa là luận đề khoa học về tính dục, để có phương pháp trị liệu, hướng dẫn cho tuổi trẻ sống đời lành mạnh. Vì nhờ qua phương pháp có tính cách tâm lý này hầu chúng ta hiểu được những ưóc muốn, những khao khát thầm kín về tính dục của tuổi trẻ được ẩn dấu trong tâm trí. 

Chúng ta hay nhờ nền giáo dục trị liệu này, tất chúng ta có được những chuẩn bị, những sửa soạn giúp cho con trẻ hiểu rõ được đối tượng tính dục của mình, để rồi các em trình bày và bộc lộ tư tưởng của chúng. Nhờ đó chúng ta hiểu được những xung đột, những kích thích, những thèm muốn tính dục (ở lứa tuổi muốn biết, muốn thử xem sao), ẩn trong tâm hồn của chúng ; để từ đó qua cái nhìn thông cảm hiểu biết, chúng ta có thể can thiệp hầu giải tỏa cho các em. Nhờ sự bộc lộ của các em, chúng ta dùng « thủ thuật » trị liệu để giúp đỡ các em. Vì thật cả hai nền giáo dục đào luyện và trị liệu điều hữu ích cho tuổi trẻ. Đúng hơn, chúng ta biết sự giáo dục trị liệu có tính cách tâm lý sư phạm này giúp cho con trẻ bớt các nạn bạo dân, cuồng dâm, khổ dâm vv… mà ta thường thấy xảy ra trong các xã hội Âu Mỹ, để rồi nhờ đó các em sống một đời sống lành mạnh và quân bình. 

VI. KẾT LUẬN 

Để kết thúc bài khảo luận này, chúng tôi xin phép qúy vị được đưa ra những đề nghị hay của nhà sư phạm xã hội Đức, là Herman Giesecke qua tác phẩm ông viết : « Das Ende der Erziechung, La Fin de l’Education, Tinh Hoa Của Sự Giáo Dục » (19). Ông giúp chúng ta lưu ý đến phương pháp giáo dục và triết lý giáo dục cho tuổi trẻ. Theo luận cứ của ông, thì tương lai con trẻ hư hỏng, thất bại về học vấn và hoang đàng, quả một phần lớn liên quan đến hành động giáo dục của chúng ta. Ông chú trọng đến nền giáo dục cổ truyền tốt đẹp của cha ông chúng ta, như đó là trách nhiệm, bổn phận của chúng ta dạy dỗ và giúp đào tạo tương lai cho con trẻ. 

Quả để dung hòa hai nền văn hóa Đông Tây, thì chúng ta phải lưu giữ lại những giá trị truyền thống đẹp của cha ông mà dạy dỗ cho tuổi trẻ, hầu giúp người trẻ có được quân bình tâm lý cũng như thể lý trong một xã hội qúa phức tạp như ngày nay. Nhất là, để chuẩn bị cho tuổi trẻ có được hành trang cho một ngày mai tươi sáng hơn. 

Chớ gì mọi người lớn chúng ta, là đấng bậc cha mẹ, là đàn anh, qủa ai cũng ý thức tầm hệ trọng của các giá trị đạo đức, luân lý, có truyền thống của cha ông, để cùng một lòng, môt chí hướng khôi phục lại nền Giáo Dục Văn Hóa Truyền Thống. Để từ đó chúng ta nổ lực người góp công, kẻ góp súc lực và tài trí, hợp cùng bổn phận và trách nhiệm, xây dựng lại một nền giáo dục đạo đức, trọng nhân nghĩa, biết cư xử, có trí tín, có tam cương, ngũ thường, có tứ đức và tam tòng, mà cha ông chúng ta đã sống cùng tự hào rằng Nước chúng tôi có gần năm ngàn năm văn hiến ! 

(hết)

Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam


CHÚ THÍCH 

1. Xin xem Marcel Gillet : « L’Homme Et Sa Structure », Essai sur les valeurs morales, ed. Téqui, Paris 1998. 

2. Xin xem bài diễn văn của Tổng Thống Havel chào mừng Đức Giáo Hoàng Phao Lô Đệ Nhị, nhân dịp Ngài viếng thăm nước Tiệp Khắc vào ngày 20.04.1990. 

3. Xin xem R. Ingelehart : « La Société de Bien Être, Zusammenhang zwischen soziookonomischen Bedingungen und Individuellen Wertprioritaeten » (Rapport entre les conditions socio-économiques et les priorités de valeur), in Kolner Zeitschrift fur Soziologie und Sozialpsychologie, 1991, p. 144-153. 

4. Xin xem bài báo Thời Sự Việt Nam : Sản Phẩm Xã Hội Chủ Nghĩa : « Mãi dâm Đa Hệ », Lạc Hồng số 79 tháng 9 năm 1997, trang 12-13. Xin xem thêm Diễn Đàn Diễn Biến Hòa Binh : « Tiến Lãng, Niềm Tin Cho Người Mất Đất » của Gia Minh Biên Tập Viên đài RFA. Ngày 2.3.2012. Hoặc Diễn Đàn VN-Politics : « Tại Sao Thụy Điển Đóng Cửa Tòa Đại Sứ Tại Hà Nội » của Đỗ Vũ, ngày 29.02.2012., và bài : « Tài Sản Quốc Gia Lọt Hết Vào Tay Đảng Nên Dân Nghèo Khồ »ngày 28.02.2012. Hoặc nữa Diễn Đàn Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước : « Đảng Viên Hư Trước, Làng Nước Hư Theo » của Nhà Văn Vũ Tú Nam, ngày 25.02.2012., và bài « Tại Sao Đạo Đức Nhem Nhuốc » của Ngô Nhân Dụng trên báo Người Việt, ngày 03.02.2012. 

5. Xin xem Helmut Klages, Peter Kmieciak : « Changement de Valeur et Changement Social, Wertwandel und gesellschaftlicher Wandel », Franfort et New York 1989 : Helmut Klages : « Wertorienterumgen im Wandel, Rueckblich ; Gegenwartsanalyseen und Prognosen, Orientations de valeurs en changement rétrospective, analyse du présent et pronostics », Franfort 1995. 

6. Xin xem Jean Paul II : « L’Évangile de la Vie », Cerf-Flammarion, Paris 1995, Xem thêm Nguyễn Bá Tùng : « Văn Hóa Cain, Văn Hóa Sự Chết », Định Hướng Mùa Đông 1996, trang 120-127. 

7. Xin xem Paillet Marc : « Marx contre Marx », Paris 1971, hay xem thêm Rubel Maximilien : « Marx critique du marxisme », éd. Payot, Paris 1979. 

8. Xin xem Phan Bội Châu : « Khổng Học Đăng », Nhà Xuất Bản Anh Minh, Huế 1957, hay xem thêm Phan Kế Binh : « Việt Nam Phong Tục », Nhà xuất bản Xuân Thu, California. 

9. Xin xem D. Charles : « Aristote’s Philosophy of Action », ed. Ithaca, New York 1984. Or Aristôte traite amplement de la sagesse pratique dans le livre IV, NE 1040a 20-114Sa 14. 

10. Xin xem Nguyễn Lâm « Nhà Sư Phạm Nghĩ Về Nghề Sư Phạm » trong Thời Báo Kinh Tế Việt Nam số 147 tháng 11 năm 1995. 

11. Xin xem F. H. Tenbruck : « Jeunesse et Société ; Jungend und Gesellschaft », Francfort 1992. 

12. Xin xem E. Spranger : « Psychologie des Jugendalters, Psychologie de la Jeunesses » ; Heidelberg 1996. 

13. Xin xem K. Mannhein : « Le problèmes des Générations, Das Problem der Generationen », dans M. Kolli (dir), Soziologie des Lebenslaufs, Darmastad-Newied 1998, 42sqq. 

14. Xin xem Daniel Bell : « The Cultural Contraditions of Capitalism », New York 1986. 

15. Xin xem Jugen Habermas : « Theorie des kommunukativen Handels, Théorie de l’Action Communicationelle », Francfort-sur-le-Main 1991 ; and Richard Bernstein : « Habermas and Modernity », Cambridge-Massachussets 1995. 

16. Xin xem E. H. Erickson : « Jeunesse et Crise, Jugend und Krise », Die Psychodymik im sozialen Wandel, Stuttgart 1990, p. 84. 

17. Xin xem Lê Hữu Cường : « Bạo Quyền Cộng Sản Đang Hủy Hoại Nền Văn Hóa Dân Tộc », trong Báo Đa Hiệu số 45 năm 1997. Hay xem thêm Vũ Ký : « Sinh Mệnh Của Văn Hóa Việt » trong báo Dân Văn số 52-53 năm 1996. 

18. Xin xem M. Foucault : « Histoire de la Sexualité. La Volonté de Savoir », Paris 1986. 

19. Xin xem H. Giesecke : « La Fin de l’Éducation, Das Ende de Erziehung » et « Neue Chancen fuer Familie und Schule », Stuttgart 1985. Ou Dent (N.J.A) : « The Moral Psychology of Virtues », Cambridge University Press 1984 ; Bardon Marcia : « Varieties of Ethics of Virtue » in American Philosophical Quarterly 22-1985, p. 47-53. 


NHỮNG SÁCH BÁO THAM KHẢO 


1. Marcel Gillet : « L’homme et sa Structure », Essai sur la valeurs morales, éd. Téqui, Paris 1998. 

2. Bài diễn văn của Tổng Thống Havel chào mừng Đức Giáo Hoàng Phao Lô Đệ Nhị, nhân dịp Ngài viếng thăm Nuớc Tiệp Khắc vào ngày 20.04.1990. 

3. R. Ingelhart : « La Société de Bien Ẻtre, Zusammenhang zwischen soziookonomischen Bedingungen und Individuellen Wertprioritaten » (Rapport entre les conditions socio-économiques et les priorités de valeur », in Kolner Zeitschrift fur Soziologie und Sozioalpsychologie, 1991. 

4. Bào Lạc Hồng, số 79 tháng 6 năm 1997. 

5. Peter Kmieciak : « Wertwandel und gesellschaftlicher Wandel, Changement de Valeur et changement Social », Francfort et New York 1989. 

6. Helmut Klages : « Wertorienterungen im Wandel, Ruckblich, Gegenwartsanalyseen un Prognosen, Orientations de Valeur en Changement Rétrospective, Analyse du Présent et Pronostics », Francfort 1995. 

7. Jean Paul II : « L’Evangile de la Vie », Cerf-Flammarion, Paris 1995. 

8. Tập San Địnb Hướng Mùa Đông 1966. 

9. Paillet Marc : « Marx contre Marx », Paris 1971. 

10. Rubel Maximilien : « Marx critique du Marxisme », éd. Payot, Paris 1979. 

11. Phan Bội Châu : « Khổng Học Đăng », Nhà Xuất Bản Ánh Minh, Huế 1957. 

12. Phan Kế Bính : « Việt Nam Phong Tục », Nhà Xuất Bản Xuân Thu, California. 

13. D. Charles : « Arisote’s Philosophy of Action », ed. Ithaca, New York 1984. 

14. Aristôte traite amplement de la sagesse patique dans le livre IV, NE 1040a 20-11Sa 14. 

15. Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, số 47 tháng 11 năm 1995. 

16. F. H. Tenbruck : « Jugend und Gesellschart, Jenesse et Société », Francfort 1992. 

17. E. Spranger : « Psychologie des Jugendalters, Psychologie de la Jeunesse », Heidelberg 1996. 

18. K. Manheim : « Das Problem der Generationem, Le Problème des Générations », dans M. Kolli (dir), Soziologie des Lebenslaufs, Darmastad-Newied 1998. 

19. Daniel Bell : « The Contraditions of Capitalism », New York 1986. 

20. Jugen Habermas : « Theorie des kommunikativen Handels, Théorie de l’Action Communicationnelle », Francfort-sur-le-Main 1991. 

21. Richard Bernstein : « Habermas and Modernity », Cambridge-Massachussets 1995. 

22. E. H. Erickson : « Jugend und Krise, Jeunesse et Crise », Die Psychodymik im sozialen Wamdel, Stuttgart 1994. 

23. Báo Đa Hiệu, số 45 năm 1997. 

24. Báo Dân Văn, số 52 và 53 năm 1996. 

25. M. Foucault : « Histoire de la Sexualité. La Volonté de Savoir », Paris 1986. 

26. H. Giesecke : « Das Ende de Erziehung, La Fin de l’Education » et « Neue Chancen Fuer Familie und Schule », Stuttgart 1985. 

27. Dent N.J.A. : « The Moral Psychology of Virtues », Cambridge University Press 1984. 

28. Bardon Marcia : « Varieties of Ethics of Virtue » in American Philosophical Quartely 22-1985. 

29. Gia Minh Biên Tập Viên Đài RFA. : « Tiến Lãng, Niềm Tin Cho Người Mất Đất » Trang Báo Điện Tử của Diễn Đàn Diễn Biến Hòa Bình ngày 02.03.2012. 

30. Đỗ Vũ : « Tại Sao Thụy Điển Đóng Cửa Tòa Đại Sứ Tại Hà Nội », Báo Điện Tử của Diễn Đàn VN-Politics, ngày 29.02.2012. 

30. Báo Điện Tử của Diễn Đàn VN-Politics : « Tài Sản Quốc Gia Lọt Hết Vào Tay Đảng Nên Dân Ngheo Khồ » ngày 28.02.2012. 

31. Vũ Tú Nam : « Đàng Viên Hư Trước, Làng Nước Hư Theo » Báo Đìện Tử của Diễn Đàn Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước, ngày 25.02.2012.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét