Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 6)


CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 6)




V. BẠO LỰC 


Chúng tôi đã nói qua các hành vi bạo lực ở chương trên, và qua chương V này chúng ta cùng khảo luận nghĩa rộng hơn về các hiện tượng bạo lực này. 

Trước hết chúng tôi phủ nhận ở đây rằng ý nghĩa của bạo lực nó không liên thuộc hẳn về chính trị, song bạo lực hoàn toàn liên thuộc vào quyền hành. Chính quyền hành tạo nên bạo lực. Chúng tôi xin phép được giải thích từ đâu mà bạo lực này có? Ý nghĩa của bạo lực cùng sự xác thực của bạo lực ra sao? Nói một cách khác, bạo lực chỉ là sức mạnh, ngay cả việc bạo động, bởi sức mạnh là sự cảm nghiệm của con người khi hành động. Tuy nhiên sức mạnh mà chúng ta có ngoài ý nghĩa nói này. Hoặc là dùng quyền hành để tạo nên sức mạnh cho mình hay tạo nên bạo lực, thì các hành động đó không có chính đáng gì cả. Chính sức mạnh không chính đáng, không có tinh thần cao thượng và hấp lực của mình, mà chúng tôi muốn trình bày ở đây, thì họ đã lợi dụng sức mạnh và bạo lực đó để cướp quyền bất chính. Do từ đó, chúng ta sẽ thấy có các nguồn tư tưởng muốn giảm thiểu việc chính trị dựa vào sức mạnh để khống chế và thống trị con người. 


5.1. Nền Tảng Và Nguốn Gốc Của Bạo Lực 


Chúng tôi vừa nói qua nghĩa rộng của sức mạnh, hay hành vi bạo lực đã có ngay trong thể chế chính trị chuyên chế và độc tài. Để từ đó chúng ta hiểu rằng hành vi bạo lực không xứng cho người làm chính trị chân chính, hầu ta thừa nhận các tự do căn bản để tôn trọng con người, và loại đi các bạo lực đê hèn. Tuy chúng ta đã nhận rõ sự bạo lực, nhưng bạo lực vẫn luôn xảy ra, và thường hăm dọa đến đời sống của chúng ta. Do thế, điều chúng tôi nói đây không thực tiễn chút nào cho ai hiểu chính trị như một tổ chức đơn giản, có kỹ thuật hoặc kinh tế như một lý do của một xã hội thuần túy, thì những người ấy chưa hiểu thấu suốt về chính trị. Bởi chúng tôi nghĩ các câu hỏi về chính trị thật là quan trọng cùng tinh tế hơn hẳn một vài câu hỏi về kỹ thuật học hay kinh tế học v.v. Bởi chính trị có nhiều sự khác khó khăn hơn để giải quyết các vấn đề của con người. Có nghĩa làm sao để giải quyết hết các vấn nạn của xã hội, rồi đến các tự do của con người, các vấn đề đạo đức của con người và luân lý của xã hội, tiếp đến các khả năng của con người phục vụ và sáng tạo v.v.. Nhất là, vấn nạn con người muốn tạo nên cho chính minh sự tuyệt đối. Chính khả năng tuyệt đối này mà Carl Schmite, tác giả cuốn sách « L’Essence du Politique, Bản Chất của Chính Trị », ông viết vào năm 1932. Chính ông đưa ra tư tưởng này, do thế tư tưởng của ông rất gần với chủ nghĩa « Quốc Xã, National-Socialisme ». Cũng chính chủ nghĩa Quốc Xã này đã tạo nên những hành động bạo lực khủng khiếp cho nhân loại. Hay nói như triết gia Hobbes đây là chiến tranh của một nhóm người điên cuồng chống lại tất cả mọi người, chống lại nhân loại. 

Thêm một nguyên do nữa để tạo nên bạo lực, hiện thực hơn chính là do các định chế của quyền sở hữu, chính vì các ông vua, các lãnh chúa, các ông hoàng và những thế lực của thời xưa tạo cho họ qúa nhiều quyền sở hữu, bắt các người hầu phục dịch họ nhiều sự qúa đáng. Và đây là nguyên do sự bất công, và mất đi sự an bình trong xã hội theo như Locke nhận định. Khi nói đến quyền sở hữu này thì chúng tôi nghĩ đến Rousseau và Engels, các ông đã nhìn thấy rõ vấn đề này. Chúng tôi xin trích ra đây đôi lời của Rousseau : « những người giàu có chỉ nghĩ đến bắt các người hầu cận phải phục vụ họ ». Rồi ông ví họ : « như những con chó sói đói khát, say máu muốn nếm thử thịt người, họ chán ngán mọi thức ăn khác, không muốn gì hơn nữa, là được cắn xé con người cho thỏa thích » (20). Để từ đó, ông đưa ra các luận cứ về quyền sở hữu không thể không có sự tác dụng của nó. Bởi theo Rousseau sức mạnh hơn cả chính là tạo nên các công việc, và đây là sự khéo léo hơn hết hầu lôi cuốn tiền lương của các thợ thuyền và công nhân, có người làm việc thật nặng nhọc nhưng kiếm đồng lương thật vất vã, còn người thì công việc nhẹ nhàng, nhưng đồng lương lại cao. Và ông cho đây là sự bất công bằng (21). Chúng ta thấy do các nguyên nhân này, mà các xã hội Tây phương hay các Nước kém phát triển và các Nước nghèo thế giới Thứ Ba, thường xảy ra các cuộc đình công, xuống đường, biểu tình của các thợ thuyền, công nhân và nghiệp đoàn, đòi tăng lương, hay giảm bớt các giờ làm việc, lắm lúc xảy ra các sự bạo động, vì chánh quyền hay các chủ nhân ông không đáp ứng các đòi hỏi cho quyền lợi của họ. Còn các Nước nghèo Thứ Ba, nhất là ở Châu Mỹ La Tinh, thì tài sản như đất đai, ruộng vườn, các đồn điền, dinh thợ lớn thì nằm trong tay của một số tài phiệt có thế lực, còn người dân đinh, trải qua bao nhiêu đời, hết cha lại con đến cháu vẫn là người làm thuê, kẻ làm mướn. Sự bất công bình này đã tạo nên các cuộc bạo động của người dân, và gây nên nhiều phong trào, cùng các quân du kích tranh đấu cho quyền lợi nông dân. Vì các lý do nói này mà bạo lực vẫn thường xảy ra trên trái đất ta ở. 

Giờ đây chúng tôi xìn đưa ra một kinh nghiệm về bạo động mà Bertrant de Jouvenet đã tường thuật lại nguồn gốc của bạo động, mà ông loại suy từ đứa bé để đưa dẫn vào đời sống xã hội và chính trị. Ông kể lại rằng, một đứa trẻ lần đầu tiếp xúc với một thế giới ngoại kiều, thế giới đó xa lạ hoàn toàn đối với em. Vì trước khi đứa bé đến ở nơi xa lạ, thì đứa bé đã có được một thời gian ổn định ở quê nhà, thời gian đó đứa bé cảm thấy bình an. Nay bé lại bị ném vào một thế giới xa lạ từ ngôn ngữ, miếng ăn, con người cùng xã hội v.v., không khác gì tạo nên cho bé cái « sốc ». Do thế ông nghĩ rằng tưởng đứa bé được đưa vào một xã hội chắc chắn là được bảo đảm, nhưng thực ra là trong một thế giới không chắc, từ đó đứa bé cảm nhận không được an toàn để sống trong xã hội loài người này (22). 

Cũng thế, ông tả thêm hình ảnh đứa bé được gia đình gửi vào ký túc xá để học, ông nói : « ngày mà đứa trẻ bị « bắt » đi một cách đột ngột rời khỏi gia đình, để rồi « bỏ » em vào trong trường học, hay vào trong ký túc xá (nội trú). Có nghĩa đây là thế giới mới của em, em cảm nhận xa lạ, nhất là khi người cha hay người mẹ bỏ em ra về. Lúc đó, em cảm nhận cô đơn, cảm nhận lạc vào trong một nơi ồn ào quay cuồng và náo nhiệt xâm nhập em, em đang rơi vào trong một vũ trụ của kẻ không quen và không thông cảm. Đùng một cái, biết bao khuôn mặt, biết bao tiếng nói, làm cho em phân biệt, có tính cách cá nhân hóa : trước tiên em phải quan sát các người khác, chính họ, con người đó một đôi khi là cá nhân, một đôi khi là con người cộng đồng, qua đó em phải dấn thân, chúng bao quanh và xiết chặt em. Con người đó do các hình thái khác biệt, một đôi khi em cảm nhận như một bức tường chống lại em. Cũng thế, khi thì em phải chịu một sự tấn công thình lình do các môi miệng của kẻ lạ này đặt cho em các câu hỏi, hay ra lệnh cho em phải kết hợp với họ, làm cho em choáng váng. Vâng, cái cảm tưởng nồng độ của lần đầu này, là cho cái không là tôi (non-moi), là một phần của các bí ẩn và đòi hỏi em, để rồi qua đó, kể từ này em phải tùng phục và vâng lời. Khi sự việc này đến, em cảm nhận như tiêu tán, hệ trọng hơn là em phải ở lại nơi đây, do thế, cái cảm giác em lúc này rằng « mọi người khác » ở đây, tại nội trú này là nguyên nhân của người lạ… Qủa đây là cái cảm giác sống thực cho chúng ta là người di dân, thì chính điều này báo cho chúng ta không thuộc cùng thân thể này (xã hội hoặc cộng đồng), mà qua đó (nơi ta đang sống) là các « kẻ khác », họ hiện diện liên quan đến ta » (23). Chúng tôi thấy Bertrant de Jouvenel đã tìm được một từ hay để chỉ rõ và xưng tên về « quê hương này mà ở đó có các cộng đống kẻ lạ, và kẻ lạ-cộng đồng liên hợp này, ông thử dùng danh từ mới « aultruie, người khác, thiên hạ, còn tiếng Anh thì gọi là otherdom ». Danh từ mới của chúng ta đây là tha nhân-aultruie. Và theo ý ông thì từ đó em có thể có những phản kháng tự nhiên, rồi dễ tạo các bất mãn khi chung đụng với bạn bè mà chúng có thái độ hách dịch, bắt nạt –Và theo ông thì bạo động phát xuất từ đây. 



Cũng thế, từ ý nghĩa của câu chuyện này dẫn đến chính trị, thì chúng ta thấy ở đâu có chiến tranh, thì ở đó cũng « bứng đi » bao lớp thanh niên trẻ phải lao đầu vào trong bạo lực của chiến tranh. Đôi khi cuộc chiến chỉ bởi một lớp người lãnh đạo có quyền hành và quyền lực tạo nên cuộc chiến với ý đồ tham vọng của họ. Như hai thế chiến đệ nhất và đệ nhị, cuộc chiến dài đăng đẳng của Việt Nam. Vì sự bạo lực cuồng điên của Hồ Chí Minh và Lê Duẫn, làm giết chết hàng triệu người dân lành của hai miền Nam Bắc. Rồi các cuộc chiến của người Cam Bốt, Savador, Nicaragua, Rwanda, Angola v.v.. Hay giữa dân Do Thái và Palestine. Dẫu bạo lực vẫn thường xảy ra trên trái đất lắm khốn khổ này, tuy nhiên con người luôn cố gắng để tìm một phương thế hòa giải và dung hòa hầu sống còn. Chúng ta rõ hai dân tộc Do Thái và Palestine thề không đội trời chung với nhau. Nhưng sau bao nhiêu năm họ dùng đủ các thứ bạo lực : nào khủng bố, đặt bom, ám sát, đánh nhau bằng nhiều cách, song cuối cùng hai nhà lãnh đạo hai nuớc là Arafat và Rabin đã bắt tay nhau giảng hòa. Để rồi hai vị ký kết một văn kiện hòa bình lịch sử giữa hai nước trên thảm cỏ tại Tòa Nhà Trắng ở Wasshington vào năm 1993. Tuy chỉ được một thời gian sống bình an, sau đó lại bất ổn vi cái chết của Thủ Tướng Rabin do một tên qúa khích cuồng tín cực hữu Do Thái ám sát ông. Từ đó bạo lực lại tái diễn làm nhiều dân lành chết oan, để rồi các nhà lãnh đạo hai Nước là Ariel Sharon và Mahoumoud Abbas và này là Hamas và vi thủ tưóng mới của Do Thái là Benjamin Netanyahu phải đii vào bàn hoà đàm lại, hầu tìm được sự ổn định bình an cho hai Nước. 

Thường các cuộc hòa giải này thật là gian nan vất vả và khó khăn mới tạo được. Vì các cuộc hòa giải đó luôn đòi hỏi có sự tương quan và kính trọng lẫn nhau, cùng nhân nhượng lẫn nhau các quyền lợi về chính trị và kinh tế v.v.. Nhất là các cuộc hòa giải này luôn có các trọng uớc để giữ gìn hòa bình cho nhau. Vả nữa, các vị lãnh đạo và nhà cầm quyền phải ý thức cao độ cái giá trị của hòa bình cho nhau và tôn trọng các khế uớc mà mình đã ký kết, còn nếu không hiểu rõ luật lệ, chính trị, thì sẽ rơi vào lại bạo lực như đã xảy ra nhiều năm giữa hai nước Do Thái và Palestin hiện nay. 

Nói tóm lại, các cuộc hòa giải này chính là bản chất cứu lấy các sự tự do của con nguời, và nhận ra « tha nhân » cũng có quyền tự do sống bình an như tôi muốn. Do vậy, tại sao tôi phải dùng bạo lực để bắt ép người khác đang sống bình an, và bứng người ta đi ra khỏi nơi người ta đang sống an lành ấy? Như cộng sản Hà Nội trước đây đã dùng bạo lưc cưỡng ép, bắt biết bao triệu thanh niên, thanh nữ đi bộ đội để đánh chiếm Miền Nam. Hay sau này thì họ qua Cam Bốt là nước anh em, rồi dùng bạo lực chiếm Đất Nước người ta. Vi lý do này mà cả thế giới ai cũng lên án, và bao vây kinh tế cũng như chính trị với Hà Nội một thời gian dài. 

Thế nào là quan điểm chống lại quan niệm về việc bạo lực như thế? Điều này, như chúng tôi đã nói ở trên, đây chính là « khế uớc hóa ». Thế nhưng, đi xa hơn thì bất cứ giá nào chúng ta (con người) cũng phải loại bỏ các bạo lực ra khỏi các viện lý của nó. Do thế, chúng tôi nghĩ đến các lý thuyết gia, các sứ giả hòa bình, chính họ là những ngưòi làm công việc dấn thân cho công cuộc chính trị này, hầu có thể tạo nên một khế ước hòa bình chân thực. Hiệp định hòa bình này phải là sự hoàn toàn tinh tuyền của ý muốn chân thành của phía bên này cũng như phía bên kia. Chúng tôi nhớ lại điều này không những chỉ là trường hợp của Rousseau như chúng tôi đã nói ở trên. Song những lý thuyết hòa bình hòa giải này thật là thực tế và tế nhị. Vì lý thuyết này không tin tuởng vào bản chất của bạo lực cưỡng ép người ta vào bàn hội nghị, nhưng bằng con đường đối thoại và đàm phán, hơn nữa bạo lực là đàng sau hậu cảnh của sự hiện hữu chính trị. Bởi theo chúng tôi nghĩ bạo lực không phải là lý do thiết yếu như là một « động lực » để chúng ta sử dụng nó, hầu giải quyết các vấn đề của chúng ta. Trái lại, lý thuyết hòa bình hòa giải được xem là đưa lại cho chúng ta các ý muốn tự nguyện, tất cả được xem cho việc hiện hữu bởi các tự do (luật tự nhiên, nhân quyền). Cũng thế, tất cả sự tự do này phải có cho mọi người, cho người dân được sống bình an cùng hạnh phúc !


(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét